Hướng dẫn thực hiện nghị định 34 của chính phủ Informational

1. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Tại điểm c mục 2 Công văn số 6009/BNV-CTTN ngày 07/12/2018 về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam quy định: “c) Trường hợp TNXP cơ sở không còn giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điêu 8, không còn 2 người làm chúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 và không được UBND cấp xã nơi TNXP cơ sở hoạt động xác nhận theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 112/2017/NĐ-CP thì có thể căn cứ vào danh sách TNXP cơ sở ban hành kèm theo Quyết định xác nhận phiên hiệu đơn vị TNXP cơ sở của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Thông tư số 18/2014/TT-BNV ngày 25/11/2014 của Bộ Nội vụ quy định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động trong các thời kỳ đối với đơn vị chưa được xác định phiên hiệu để xác định đối tượng giải quyết chế độ, chính sách.” Tuy nhiên, cử tri có ý kiến: “Danh sách TNXP cơ sở ban hành kèm theo Quyết định xác nhận phiên hiệu là khó khả thi. Bởi, hồ sơ lưu trữ không còn.” Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, để giải quyết khó khăn này trong xác nhận đối tượng nêu trên.

Trả lời: Tại Văn bản số 772/BNV-CTTN ngày 19/02/2020

Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975, năm 2018 Bộ Nội vụ đã tổ chức quán triệt, triển khai Nghị định tại một số tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở tổng hợp các vướng mắc, đề xuất, kiến nghị bước đầu của các địa phương, Bộ Nội vụ đã dự thảo văn bản giải đáp một số vướng mắc về giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam và có Văn bản số 4423/BNV-CTTN ngày 05/9/2018 gửi xin ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị, Bộ Nội vụ đã ban hành Văn bản số 6009/BNV-CTTN ngày 07/12/2018 về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam, trong đó tại điểm c mục 2 Văn bản này quy định: Trường hợp thanh niên xung phong cơ sở không còn giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8, không còn 2 người làm chứng quy định điểm c khoản 1 Điều 8 và không được UBND cấp xã nơi thanh niên xung phong cơ sở hoạt động xác nhận theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 112/2017/NĐ-CP thì có thể căn cứ vào danh sách thanh niên xung phong cơ sở ban hành kèm theo Quyết định xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong cơ sở của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Thông tư số 18/2014/TT-BNV ngày 25/11/2014 của Bộ Nội vụ quy định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động trong các thời kỳ đối với đơn vị chưa được xác định phiên hiệu để xác định đối tượng giải quyết chế độ, chính sách.

Nội dung hướng dẫn trên không nêu trong quy định về thủ tục hồ sơ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP, do vậy không phải là quy định bắt buộc thực hiện. Nội dung này, Bộ Nội vụ tổng hợp theo đề xuất của một số địa phương tại Hội nghị triển khai Nghị định; ý kiến thống nhất của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, bảo đảm sự phù hợp với điều kiện áp dụng quy định tại khoản 2 Điểu 3 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP vì thực tế hiện nay, một số địa phương trong quá trình lập hồ sơ đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã yêu cầu các cơ quan có liên quan rà soát, tổng hợp danh sách những người tham gia để xác nhận cùng phiên hiệu. Quá trình lập danh sách, Hội Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh với vai trò nhân chứng lịch sử tham gia khảo sát, thẩm định, do vậy khi danh sách đã được cấp có thẩm quyền xác nhận cùng Quyết định xác nhận phiên hiệu thì được xem là cơ sở để tháo gỡ vướng mắc ở một số địa phương, đảm bảo cho công tác giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở được nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định.

2. Cử tri TP. Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ánh, theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 thì chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã có tăng từ 1,0 lên 1,4 so với mức lương cơ bản. Cử tri cho rằng, mức tăng này chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là đối với các thành phố lớn. Trong khi đó, khối lượng công việc của đối tượng này hiện nay là rất nhiều, thời gian họ làm việc cũng 8 giờ/ngày nhưng với mức phụ cấp như vậy thì không đủ chi phí cho cuộc sống tối thiểu. Đề nghị Chính phủ quan tâm, nâng mức phụ cấp này cho phù hợp với từng vùng miền, nhằm động viên, giúp họ yên tâm công tác.

Trả lời: Tại Văn bản số 781/BNV-CQĐP ngày 19/02/2020

Ngày 24/4/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Nghị định này đã quy định: Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; đồng thời, tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định: “Việc quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngoài mức quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước”.

3. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Cử tri phản ánh việc dồn ghép các chức danh tổ dân phố, thôn, xóm còn nhiều bất cập, công việc nhiều, chế độ chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách thấp; chế độ bảo hiểm xã hội không có. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành quan tâm, xem xét giải quyết.

Trả lời: Tại Văn bản số 782/BNV-CQĐP ngày 19/02/2020

1. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì ngoài 03 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp còn có những người tham gia vào công việc ở thôn, tổ dân phố được hưởng bồi dưỡng, mức bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

2. Về chế độ, chính sách, theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP thì ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố, đồng thòi, Chính phủ đã giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ phụ cấp được khoán và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định: “Việc quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách; người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán quy định tại Điều 14a Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước”.

4. Cử tri TP. Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa trong việc ban hành các chính sách hợp lý đối với cán bộ bán chuyên trách ở cơ sở xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố, đặc biệt là các chính sách về chế độ, chính sách phụ cấp (hiện đang hưởng mức trợ cấp thấp) để họ yên tâm công tác, vì lượng công việc và thời gian thực hiện nhiệm vụ ở các thôn, tổ dân phố ngày càng nhiều.

Trả lời: Tại Văn bản số 791/BNV-CQĐP ngày 19/02/2020

Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người tham gia trực tiếp công việc ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại Nghị định này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể chức danh và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại Điều 13 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP nêu trên; mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã phù hợp với tình hình thực tể của địa phương; quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

Ngoài ra, Thông tư số 13/2019/TT-BNV nêu trên cũng đã quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán quy định tại Điều 14, Điều 14a Nghị định số 92/2009/NĐ- CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, việc quy định chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã cơ bản bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã.

5. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ quan tâm, xem xét phê duyệt việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo đề nghị của tỉnh Yên Bái để tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ và thuận lợi cho công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Trả lời: Tại Văn bản số 789/BNV-CQĐP ngày 19/02/2020

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021. Trên cơ sở Đề án trình của tỉnh Yên Bái về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, Bộ Nội vụ đã tham mưu giúp Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung nêu trên. Ngày 10/01/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 871/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Yên Bái.

6. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi quy định tại Khoản 1, Điều 14a Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ quy định người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác”. Quy định này khi triển khai ở cơ sở gặp khó khăn, không khuyến khích được những người thực hiện các nhóm nhiệm vụ khác.

Trả lời: Tại Văn bản số 784/BNV-CQĐP ngày 19/02/2020

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định sổ 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, Nghị định này quy định số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước. Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách đã được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 2 Nghị định và Điều 13 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Hiện nay, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ mới được triển khai thực hiện ở các địa phương (có hiệu lực từ ngày 25/6/2019), chưa tiến hành sơ kết, tổng kết quá trình thi hành Nghị định, vì vậy Bộ Nội vụ chưa có căn cứ thực tiễn để đề xuất Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định nêu trên.

7. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Đối với cán bộ thôn, bản, tổ dân phố hiện còn 03 chức danh được hưởng phụ cấp, còn lại các chức danh khác không có kinh phí hỗ trợ, không có phụ cấp mà thực hiện chi trả với hình thức bồi dưỡng khi tham gia công việc của thôn, bản từ nguồn đoàn phí, hội phí và từ các nguồn quỹ khác (nếu có), dẫn đến tình trạng họ không tiếp tục làm việc, trong đó có hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ở thôn, bản không được tiếp tục duy trì. Kiến nghị Chính phủ quy định mức phụ cấp cho các chức danh y tế thôn, bản và cô đỡ thôn, bản đối với những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng y tế còn yếu kém.

Trả lời: Tại Văn bản số 797/BNV-CQĐP ngày 19/02/2020

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì ngoài 03 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp còn có những người tham gia vào công việc ở thôn, tổ dân phố được hưởng bồi dưỡng, mức bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định. Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một sổ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phổ đã quy định: “Việc quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách; người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán quy định tại Điều 14a Nghị định sổ 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định sổ 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước”.

8. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Vì đối với các tiêu chuẩn cán bộ xã hiện nay không còn phù hợp. Cụ thể theo quy định của Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, đối với cán bộ xã khu vực miền núi, yêu cầu về trình độ văn hóa (tốt nghiệp tiểu học); về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị (trình độ sơ cấp trở lên).

Trả lời: Tại Văn bản số 797/BNV-CQĐP ngày 19/02/2020

Hiện nay, tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ cụ thể của cán bộ xã được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn. Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên, để báo cáo cấp có thẩm quyền khi ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn cán bộ xã, phường, thị trấn để thay thế quy định không còn phù hợp.

9. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Tại khoản 4, 5 Điều 2 của Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định mức khoán phụ cấp chi cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã loại I hệ số là 16.0, loại II hệ số là 13.7, loại III hệ số là 11.4 mức lương cơ sở, bình quân đầu người là 1.14/người/tháng. Cử tri cho rằng, với mức phụ cấp này không đảm bảo đời sống, quá thấp so với giá cả thị trường hiện nay, chính sách đưa ra không phù hợp, còn cào bằng giữa người có trình độ chuyên môn được đào tạo và người không được đào tạo, như vậy sẽ khó thu hút nhân tài, không đảm bảo điều kiện để tinh gọn, nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực, hiệu quả công tác (Theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của BCH TW Đảng (khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả). Do đó, đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh Nghị định để nâng cao mức hưởng phụ cấp, đồng thời cho hưởng phụ cấp theo bằng cấp để khuyến khích và tạo động lực cho người có trình độ, bằng cấp tham gia, gắn bó công tác.

Trả lời: Tại Văn bản số 721/BNV-CQĐP ngày 17/02/2020

Ngày 24/4/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, ngày 06/11/2019, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư sổ 13/2019/TT-BNV Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Nghị định và Thông tư này đã quy định:

  1. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở; xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở; xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở). Đồng thời, căn cứ vào quỹ phụ cấp, căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh, mức phụ cấp của từng chức danh (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
  1. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở. Đồng thời, căn cứ vào quỹ phụ cấp, căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn thu ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

Ngoài quy định nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

Như vậy, việc quy định số lượng và khoán quỹ phụ cấp là thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là phù hợp với tình hình kinh tế, ngân sách nhà nước hiện nay. Đồng thời, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

10. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ quy định chỉ còn 03 chức danh ở thôn, ấp, tổ dân phố là bí thư, trưởng thôn, ấp và trưởng ban công tác mặt trận. Trong khi công việc của thôn, ấp, tổ dân phố ngày càng nhiều, địa bàn rộng thì chỉ có 01 trưởng thôn, ấp sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ. Đề nghị Chính phủ xem xét, quy định người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng phụ cấp theo bằng cấp và các chế độ liên quan như cán bộ, công chức.

Trả lời: Tại Văn bản số 721/BNV-CQĐP ngày 17/02/2020

Ngày 24/4/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, ngày 06/11/2019, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư sổ 13/2019/TT-BNV Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Nghị định và Thông tư này đã quy định:

  1. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở; xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở; xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở). Đồng thời, căn cứ vào quỹ phụ cấp, căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh, mức phụ cấp của từng chức danh (kể cả phụ cấp kiêm nhiệm) đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
  1. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở. Đồng thời, căn cứ vào quỹ phụ cấp, căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn thu ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

Ngoài quy định nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

Như vậy, việc quy định số lượng và khoán quỹ phụ cấp là thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là phù hợp với tình hình kinh tế, ngân sách nhà nước hiện nay. Đồng thời, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

11. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Tại khoản 5, Điều 2, Nghị định 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ quy định “Ngân sách Nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn”. Như vậy, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải đóng BHXH, BHYT bao nhiêu phần trăm trong một tháng (9,5% hay 26,5%)? Việc đóng BHXH, BHYT đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2; khoản 1, Điều 85 và khoản 3 Điều 86 của Luật BHXH năm 2014 và Luật BHYT không? Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện.

Tại Văn bản số 721/BNV-CQĐP ngày 17/02/2020

  1. Về Bảo hiểm xã hội:

Ngày 20/11/2014 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, theo đó người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (điểm i khoản 1 Điều 2), mức đóng hàng tháng bằng 8% mức tiền lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất (khoản 1 Điều 85) và người sử dụng lao động hàng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động (khoản 3 Điều 86).

  1. Về Bảo hiểm y tế:

Tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 có quy định mức đóng hàng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.

Như vậy, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Luật bảo hiểm y tế năm 2008 đã quy định cụ thể những nội dung kiến nghị cử tri nêu.

12. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước quan tâm đến chế độ, chính sách cho cán bộ bán chuyên trách cấp cơ sở đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu.

Trả lời: Tại Văn bản số 720/BNV-CQĐP ngày 17/02/2020

Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người tham gia trực tiếp công việc ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại Nghị định này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể chức danh và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP nêu trên; mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

Ngoài ra, Thông tư số 13/2019/TT-BNV nêu trên cũng đã quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn tổ dân phố và người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán quy định tại Điều 14, Điều 14a Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP do UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, việc quy định chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã cơ bản bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã.

13. Cử tri tỉnh Mường Lát kiến nghị: Đề nghị xem xét đưa thị trấn Mường Lát (là thị trấn mới được sáp nhập từ ngày 01/12/2019, gồm 7 bản biên giới giáp với nước bạn Lào và 2 khu đặc biệt khó khăn) vào diện thị trấn loại 3 để cán bộ và nhân dân thị trấn huyện Mường Lát được hưởng các chính sách thu hút, đặc thù.

Trả lời: Tại Văn bản số 680/BNV-CQĐP ngày 14/02/2020

1. Về phân loại đơn vị hành chính

Việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có thị trấn) thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phải căn cứ kết quả tính điểm phân loại quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Theo đó, Bộ Nội vụ đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa có ý kiến để Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa căn cứ quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UVTVQH13 nêu trên tiến hành rà soát, đánh giá và quyết định phân loại đơn vị hành chính đối với thị trấn Mường Lát.

2. Về áp dụng chính sách đặc thù tại đơn vị hành chính mói hình thành sau khi nhập đơn vị hành chính

Việc áp dụng các chính sách đặc thù tại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau khi nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đang hưởng các chính sách đặc thù khác nhau được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Mục III Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14/5/2019 của Chính phủ.

14. Cử tri tỉnh kiến nghị: Cử tri tiếp tục phản ánh: Trong những năm qua, Nhà nước có nhiều chính sách nâng mức phụ cấp cho cán bộ thôn, xóm. Tuy nhiên, mức phụ cấp hiện nay còn thấp. Trong khi đó, khối lượng công việc cần cán bộ thôn triển khai tới nhân dân là rất lớn. Đề nghị Nhà nước cần xem xét thống nhất mức chi trả phụ cấp cho cán bộ thôn, xóm trong cả nước hoặc theo từng vùng.

Trả lời: Tại Văn bản số 682/BNV-CQĐP ngày 14/02/2020

Ngày 15/8/2019, Bộ Nội vụ đã có văn bản số 3854/BNV-CQĐP trả lời kiến nghị nêu trên của cử tri tỉnh Hà Nam gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam (Văn bản trả lời của Bộ Nội vụ gửi kèm theo).

15. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Đề nghị Chính phủ và các Bộ liên quan có văn bản hướng dẫn cụ thể về mức chi bồi dưỡng cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, thực hiện theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, có hiệu lực từ ngày 25/6/2019.

Trả lời: Tại Văn bản số 679/BNV-CQĐP ngày 14/02/2020

Tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố và quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán quy định tại Điều 14a Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

16. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp, xác định rõ ranh giới địa chính giữa các xã giáp ranh của tỉnh Hòa Bình với các địa phương khác (xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình với xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; xã Tân Minh, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình với huyện Tân Sơn và huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), nhằm giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất đai, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân, gây mất an ninh trật tự.

Trả lời: Tại Văn bản số 722/BNV-CQĐP ngày 17/02/2020

1. Về việc xác định địa giới hành chính giữa xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình với xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hòa Bình tồn tại 01 khu vực (khu vực suối Xia) chưa xác định địa giới hành chính từ năm 1995 đến nay (khi kết thúc thực hiện Chỉ thị số 364-CT về giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã). Để giải quyết vấn đề này, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình số 5010/TTr-BNV ngày 30/10/2015 báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định phương án giải quyết các khu vực chưa xác định địa giới hành chính do lịch sử để lại, trong đó có khu vực giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ và dự thảo báo cáo của Ban Cán sự đảng Chính phủ trình xin ý kiến Bộ Chính trị về vấn đề này trước khi trình Quốc hội (tại Công văn số 9840/VPCP-NC ngày 24/11/2015 của Văn phòng Chính phủ). Ngày 06/11/2017, Ban Cán sự đảng Chính phủ có Tờ trình số 287-TTr/BCSĐCP trình Bộ Chính trị xin ý kiến chỉ đạo giải quyết địa giới hành chính giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xác định địa giới hành chính tại khu vực nêu trên.

2. Về việc xác định địa giới hành chính giữa xã Tân Minh, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình với huyện Tân Sơn và huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Hiện nay, Bộ Nội vụ chưa nhận được báo cáo của tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ về việc xác định địa giới hành chính giữa xã Tân Minh, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình với huyện Tân Sơn và huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Do vậy, đề nghị tỉnh Hòa Bình chủ trì phổi hợp với tỉnh Phú Thọ trao đổi để có giải pháp xác định địa giới hành chính giữa các khu vực nêu trên, trường hợp 02 tỉnh không thống nhất được phương án xác định địa giới hành chính thì lập hồ sơ đề án trình Chính phủ (thông qua Bộ Nội vụ) để hướng dẫn giải quyết.

17. Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Bộ Nội vụ sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Trả lời: Tại Văn bản số 651/BNV-CQĐP ngày 12/02/2020

Ngày 06/11/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

18. Cử tri TP. Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri kiến nghị cần tăng cường số lượng cán bộ, công chức làm công tác cơ sở hơn nữa vì đây là đội ngũ gần với dân nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở.

Trả lời: Tại Văn bản số 655/BNV-CQĐP ngày 12/02/2020

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có ghi “Đẩy mạnh thực hiện kiêm nhiệm đối với một số chức danh của cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã, nhất là kiêm nhiệm đối với các chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố. Khoán kinh phí chi trả phụ cấp để khuyến khích giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách và tăng thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã” và trên cơ sở tổng hợp báo cáo về số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, theo đó số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn như sau: loại 1 tối đa 23 người; loại 2 tối đa 21 người và loại 3 tối đa 19 người là thực hiện đúng Nghị quyết của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tế bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã của địa phương hiện nay.

19. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Mục tiêu của chủ trương tinh giản biên chế là giảm về con người và giảm gánh nặng về ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này ở địa phương (khối phố) còn nhiều bất cập, do cán bộ chuyên trách tại các khối phố phải kiêm nhiệm nhiều công việc trong khi phụ cấp thấp. Cử tri kiến nghị Nhà nước có chính sách, cơ chế phù hợp nâng mức phụ cấp cao hơn.

Trả lời: Tại Văn bản số 656/BNV-CQĐP ngày 12/02/2020

Theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp. Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định ƯBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách; người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán quy định tại Điều 14a Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, việc quy định chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố đã cơ bản bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã.

20. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ sớm ban hành các hướng dẫn thực hiện đối với Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2019 và thay thế Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho các địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện và nhất đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng thụ hưởng.

Trả lời: Tại Văn bản số 612/BNV-TL ngày 10/02/2020

Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã quy định cụ thể phạm vi, đối tượng, nguyên tắc áp dụng và nội dung từng loại chính sách để thực hiện được ngay mà không giao các Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện. Vì vậy, đề nghị tỉnh Tiền Giang căn cứ vào Nghị định số 76/2019/NĐ-CP để thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo đúng quy định.

21. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, ban hành các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo cấp sở và lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; ban hành quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức để đảm bảo tính thống nhất với Quy định số 132-QĐ/TW ngày 08/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về việc kiểm điểm và đánh giá, phân loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.

Trả lời: Tại Văn bản số 890/BNV-CCVC ngày 21/02/2020

Thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4, Trung ương 6, Trung ương 7 khóa xn (Nghị quyết số 04-NQ/TW, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 26-NQ/TW), Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Ngày 06/01/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 24/QĐ-TTg ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, bộ luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp số 8, theo đó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ xây dựng các Nghị định quy định về tuyển dụng sử dụng và quản lý công chức, viên chức và Nghị định quy định về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các Nghị định trong đó có quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và quy định đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với quy định của Đảng. Bộ Nội vụ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ thông qua các Nghị định và có hiệu lực đồng thời với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vào ngày 01/7/2020.

21. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Cử tri cho rằng Nghị định 34 ngày 24/4/2019 của Chính phủ quy định 3 chức danh ở Thôn hiện nay (Bí thư thôn, Trưởng thôn, Mặt trận thôn) là không quá 3 người là không phù hợp đối với các địa bàn hoạt động ở thôn quá rộng, nhà các hộ gia đình ở cách xa nhau. Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét cho giữ như quy định trước đây.

Trả lời: Tại Văn bản số 767/BNV-CQĐP ngày 19/02/2020

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì ngoài 03 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp, còn có những người trực tiếp tham gia vào hoạt động của thôn, tổ dân phố được hưởng bồi dưỡng, mức bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

22. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét nên bỏ cấp Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn; cử tri cho rằng, Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn là cấp trung gian chỉ áp dụng và thực hiện đúng theo các chủ trương chính sách của cấp trên.

Trả lời: Tại Văn bản số 767/BNV-CQĐP ngày 19/02/2020

Việc không tổ chức HĐND xã, phường, thị trấn như kiến nghị của cử tri nêu đã được cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Theo đó, Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định: Chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định chính quyền địa phương ở phường không phải là cấp chính quyền địa phương.

23. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Bộ Nội vụ sớm có ý kiến để thực hiện xác định địa giới hành chính của Cồn Nổi có diện tích nằm trên địa bàn của cả hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre nhằm tạo thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước và để người dân an tâm sinh sống, sản xuất. Bởi, hiện nay Cồn Nổi (hay còn gọi là gọi là cồn Thới Trung) hiện chưa xác định thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang hay Bến Tre. Cả hai địa phương đã thống nhất trình ra Bộ Nội vụ để xem xét giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, theo hồ sơ của tỉnh Tiền Giang cồn nổi này thuộc về xã Phú Đông và xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang và theo dòng chảy thì khả năng bồi lắng thời gian tới sẽ gần với Tiền Giang hơn (phía bờ Bến Tre là bên lở, phía Tiền Giang là bên bồi).

Trả lời: Tại Văn bản số 915/BNV-CQĐP ngày 24/02/2020

Trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Tiền Giang tại Văn bản số 4187/UBND-NCPC ngày 01/10/2019 và Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre tại Văn bản số 1224/SNV-XDCQ&CTTN ngày 03/7/2019 về khu vực cồn nổi Thới Trung, căn cứ Báo cáo số 806/ĐBĐVN-BGĐG ngày 16/7/2019 của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam về kết quả khảo sát, đo đạc vị trí cồn nổi Thới Trung, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 4841/BNV-CQĐP ngày 05/10/2019 gửi Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang và Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre trả lời về nội dung nêu trên (kèm theo).

24. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri phản ánh theo quy định tại Nghị định 34/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ thì chỉ có 3 chức danh Bí thư Chi bộ, Khối trưởng, Trưởng ban công tác mặt trận cấp thôn bản được hưởng phụ cấp còn lại các chức danh trưởng các đoàn thể khác không được hưởng phụ cấp. Cũng theo Nghị định này đã cắt giảm biên chế làm công tác thú y và bảo vệ thực vật là không phù hợp với tình hình phức tạp do thiên tai, dịch bệnh xảy ra như hiện nay, gây khó khăn lớn trong công tác quản lý trên lĩnh vực này. Đề nghị Chính phủ xem xét, đảm bảo chế độ cho cán bộ cơ sở.

Trả lời: Tại Văn bản số 912/BNV-CQĐP ngày 24/02/2020

1. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì ngoài 03 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp còn có những người tham gia vào công việc ở thôn, tổ dân phố được hưởng bồi dưỡng, mức bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

2. Về chế độ, chính sách, theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP thì ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đổi với người hoạt động không chuyên ừách ở mỗi thôn, tổ dân phố, đồng thời, Chính phủ đã giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ phụ cấp được khoán và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định: “Việc quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách; người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán quy định tại Điều 14a Nghị định số 92/2009/NĐ- CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước”.

25. Cử tri TP. Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị không nên quy định cứng về số tuổi của người đứng đầu các tổ chức Đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội văn học nghệ thuật,… là 65 đến 70 tuổi. Đề nghị chỉ nên quy định người còn đủ sức khỏe, minh mẫn, có năng lực, khả năng lãnh đạo và được sự tín nhiệm thì đảm nhiệm vị trí này vì hiện nay việc tìm kiếm nhân sự cho các tổ chức trên còn gặp nhiều khó khăn.

Trả lời: Tại Văn bản số 911/BNV-TCPCP ngày 24/02/2020

1. Về độ tuổi của người đứng đầu Hội Cựu chiến binh thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Mục II Nghị quyết số 04/NQ-CCB ngày 11/02/2014 của Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các văn bản có liên quan. Do đó, Bộ Nội vụ xin chuyển nội dung này đến Hội Cựu chiến binh Việt Nam để xem xét theo thẩm quyền.

2. Đối với độ tuổi của người đứng đầu hội thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

  1. Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ- CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định: “Số nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức danh người đứng đầu hội; độ tuổi, tiêu chuẩn, quy tŕnh giới thiệu, lựa chọn để bầu người đứng đầu hội do điều lệ hội quy định hoặc ban lãnh đạo hội quy định phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền”.
  1. Ngày 12/9/2019, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 58-KL/TW về độ tuổi tham gia công tác hội, giao cho Ban Tổ chức Trung ương, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ căn cứ kết luận này hướng dẫn thực hiện. Do đó, Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri nêu trên để tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hướng dẫn thực hiện Kết luận số 58-KL/TW.

26. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét nâng mức khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với 03 chức danh Bí thư, Trưởng bản, Trưởng Ban công tác mặt trận, là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố (có dưới 350 hộ, mức khoán hiện nay là 3,0 lần mức lương cơ sở) tại Khoản 6, Điều 2 (Khoản 2, Điều 14a) Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Vì cử tri cho rằng định mức khoán như vậy là thấp, chưa phù hợp với yêu cầu công việc của những đối tượng hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa phải sáp nhập thôn, bản (nơi có số hộ/bản ít nhưng dân cư không tập trung, phân bố trên địa bàn rộng, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm xã).

Trả lời: Tại Văn bản số 919/BNV-CQĐP ngày 24/02/2020

Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và người tham gia trực tiếp công việc ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại Nghị định này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

Ngoài ra, Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố cũng đã quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn tổ dân phố và người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP do UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, việc quy định chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã cơ bản bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

27. Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Cử tri phản ánh việc thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố gặp khó khăn do kết hợp chủ trương bố trí công an xã chính quy làm trưởng công an xã thì số lượng công chức sẽ giảm nhiều, đồng thời chưa có hướng dẫn giảm vị trí nào. Đề nghị Nhà nước có văn bản hướng dẫn Nghị định nêu và có lộ trình để thực hiện tránh gây xáo trộn ảnh hưởng đến hiệu lực hiệu quả của bộ máy Nhà nước.

Trả lời: Tại Văn bản số 920/BNV-CQĐP ngày 24/02/2020

1. Về bố trí số lượng công chức cấp xã

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định này và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này giảm 01 người. Đồng thời, tại Điều 9 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định: Mỗi chức danh công chức cấp xã được bố trí từ 01 người trở lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc bố trí tăng thêm người ở một số chức danh công chức cấp xã phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng xã, phường, thị trấn (trừ chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã) nhưng không vượt quá tổng số cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP. Căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tuyển dụng, phân công, điều động, luân chuyển và bố trí người đảm nhiệm các chức danh công chức cấp xã phù hợp với chuyên ngành đào tạo và đáp ứng các yêu cầu của vị trí chức danh công chức. Như vậy, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Thông tư số 13/2019/TT-BNV nêu trên đã quy định cụ thể và giao thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong việc bố trí số lượng công chức cấp xã ở mỗi địa phương.

2. Về giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã dôi dư

Điều 14 Thông tư số 13/2019/TT-BNV nêu trên đã quy định các giải pháp giải quyết một số tồn tại về chế độ, chính sách đổi với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, trong đó có việc giải quyết đối với công chức cấp xã dôi dư như ý kiến cử tri nêu. Theo đó, Thông tư này đã quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện tổng hợp và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các giải pháp quy định tại Điều 14 Thông tư này đối với việc giải quyết chính sách đối với công chức cấp xã dôi dư do đã bố trí vượt quá số lượng quy định hoặc dôi dư do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định hiện hành.

28. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Điểm 2, Khoản 5, Điều 3 của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 19/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Vì theo quy định tại điểm này đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là trường học, nhất là vùng kinh tế xã hội dặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì nguồn kinh phí hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước, nên việc sử dụng nguồn tài chính ngoài quỹ lương hàng năm để chi trả hợp đồng lao động là không thực hiện được, trong khi nhu cầu thực tế lại rất cần thiết.

29. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét sửa đổi một số nội dung tại Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15/8/2017 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức, cụ thể như sau: Tại Điểm h, Khoản 2, Điều 1 Quy định thời gian đủ điều kiện dự thi nâng ngạch chuyên viên chính là chưa hợp lý, nếu tính cả thời gian tập sự, thử việc thì phải đủ 10 năm (tức sang năm thứ 11) công tác mới được dự thi nâng ngạch chuyên viên chính là quá dài. Thực tế thì cán bộ, công chức có trình độ, năng lực làm việc rất tốt nhưng không được dự thi nâng ngạch do phải chờ đủ năm giữ ngạch mới được dự thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp do đó không thể bổ nhiệm vào vị trí, chức vụ cao hơn dẫn đến khó có thể trẻ hóa đội ngũ cán bộ, lãnh đạo có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt. Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét sửa đổi thời gian giữ ngạch chuyên viên từ đủ 7 năm trở lên được dự thi nâng ngạch chuyên viên chính, thời gian giữ ngạch chuyên viên chính từ đủ 5 năm trở lên được dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp.

30. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định thời hiệu xử lý, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức để thống nhất với thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng (đối với cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên). Cụ thể: Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là 24 tháng. Trong khi đó theo Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 xử lý kỷ luật đối với Đảng viên quy định thời hiệu xử lý kỷ luật đảng là 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

Trả lời: Tại Văn bản số 993/BNV-CCVCngày 27/02/2020

Thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4, Trung ương 6, Trung ương 7 khóa XII (Nghị quyết số 04-NQ/TW, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 26-NQ/TW), Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Hiện nay, Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ xây dựng các Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và dự kiến trình Chính phủ thông qua và có hiệu lực đồng thời với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vào ngày 01/7/2020. Bộ Nội vụ tiếp thu các ý kiến của cử tri tỉnh Điện Biên để nghiên cứu trong quá trình xây dựng các dự thảo Nghị định nêu trên.

31. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Cử tri phản ánh tâm tư về việc có hay không tình trạng để xảy ra tiêu cực trong thi tuyển công chức, viên chức trên cả nước hiện nay. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng sớm có giải pháp hiệu quả để thu hút, tuyển chọn người đủ đức, đủ tài vào làm việc trong bộ máy cơ quan nhà nước.

Trả lời: Tại Văn bản số 941/BNV-CCVC ngày 25/02/2020

1. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP đã quy định một số nội dung đổi mới trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng trong công tác tuyển dụng công chức, gắn việc tuyển dụng công chức với người sử dụng công chức và với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

2. Thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4, Trung ương 6, Trung ương 7 khóa XII (Nghị quyết số 04-NQ/TW, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 26-NQ/TW), Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Hiện nay, Chính Phủ đã giao cho Bộ Nội vụ xây dựng Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, trong đó có quy định về chế độ thu hút trọng dụng, đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ. Bộ Nội vụ đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Nghị định và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ thông qua và có hiệu lực đồng thời với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vào ngày 01/7/2020.

32. Cử tri TP. Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị đánh giá nguyên nhân vì sao thời gian qua có nhiều cán bộ lãnh đạo, trong đó có lãnh đạo cấp cao vi phạm, phải xử lý kỷ luật, có trường hợp bị cơ quan chức năng khởi tố.

Trả lời: Tại Văn bản số 991/BNV-CCVC ngày 27/02/2020

Hiện nay, nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về cán bộ và công tác cán bộ chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, toàn diện. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa được coi trọng đúng mức. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nội dung nêu trong các nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ còn thiếu quyết liệt, chưa thường xuyên, nghiêm túc; chậm thể chế hoá, cụ thể hoá; ít kiểm tra đôn đốc và chưa có chế tài xử lý nghiêm đã dẫn đến việc thời gian qua có nhiều cán bộ lãnh đạo, trong đó có lãnh đạo cấp cao vi phạm, phải xử lý kỷ luật, có trường hợp bị cơ quan chức năng khởi tố. Tại Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín đã xác định nhiệm vụ, giải pháp: “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ; xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xử lý nghiêm những người có sai phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu”.

Với trách nhiệm được giao, trong thời gian qua, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ, đặc biệt là chế tài xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ưong 7 khóa XII.

33. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Bộ Nội vụ sớm rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, trong đó có quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch, thăng hạng viên chức, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm và phù hợp với thực tiễn, nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa. Thực tế ở các vùng này, cán bộ, công chức, viên chức hầu như không có điều kiện và môi trường để sử dụng và phát huy khả năng về ngoại ngữ của mình để phục vụ công tác.

Trả lời: Tại Văn bản số 994/BNV-CCVC ngày 27/02/2020

Triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ xây dựng các Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức. Dự kiến các Nghị định này sẽ được trình Chính phủ thông qua và có hiệu lực đồng thời với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vào ngày 01/7/2020. Trong quá trình xây dựng dự thảo các Nghị định, các nội dung liên quan đến văn bằng, chứng chỉ đang được rà soát, quy định một cách hợp lý theo nguyên tắc nếu đã tổ chức thi thì không quy định văn bằng, chứng chỉ là điều kiện đăng ký dự tuyển, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức; đồng thời có quy định đặc thù đối với công chức, viên chức vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

34. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa trong việc ban hành các chính sách hợp lý đối với cán bộ bán chuyên trách ở cơ sở cấp xã, thôn, đặc biệt là các chính sách về chế độ, chính sách phụ cấp (hiện đang hưởng mức trợ cấp thấp) để họ yên tâm làm việc. Vì theo quy định hiện nay thì số lượng cán bộ bán chuyên trách ở một đơn vị cấp xã cũng như thôn, bon, tổ dân phố giảm, một người phải kiêm nhiệm nhiều chức danh, do đó thời gian họ thực hiện nhiệm vụ nhiều hơn nên với mức phụ cấp hiện nay không đảm bảo cho họ làm việc.

Trả lời: Tại Văn bản số 915/BNV-CQĐP ngày 24/02/2020

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì ngoài 03 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp còn có những người tham gia vào công việc ở thôn, tổ dân phố được hưởng bồi dưỡng, mức bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định: “Việc quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách; người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán quy định tại Điều 14a Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định sổ 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước”.

35. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ có quy định: “…không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên...”. Trong khi đó, ngành Giáo dục và Đào tạo chủ yếu là nữ, hàng năm số giáo viên nữ nghỉ chế độ thai sản rất lớn, nếu không hợp đồng lao động để thay thế đối tượng này thì không bảo đảm số giáo viên đứng lớp. Do vậy, kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép tiếp tục thực hiện ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ trong định mức đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo có quy định về định mức người làm việc để bảo đảm nguyên tắc “ở đâu có học sinh thì ở đó phải có giáo viên”.

Trả lời: Tại Văn bản số 1035/BNV-CCVC ngày 28/02/2020

Tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW); Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW đã chỉ đạo: Kiên trì chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm đến năm 2021, về cơ bản không tăng tổng biên chế của Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương so với biên chế được giao của năm 2015. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc giao nhiệm vụ mới thì Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh: lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh..., có thể bổ sung biên chế, nhưng phải quản lý chặt chẽ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.

Tại Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015 -2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017 - 2021 (sau đây viết tắt là Kết luận số 17-KL/TW) đã chỉ đạo: Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trước hết là giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề; các cơ sở khám, chữa bệnh; sự nghiệp khoa học - kỹ thuật khác. Đối với lĩnh vực giáo dục phổ thông, do số lượng học sinh tăng mà cần thiết phải thành lập trường mới, lớp mới thì ngành, địa phương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế được giao... Các cơ quan, đơn vị đã sử dụng hết số biên chế sự nghiệp được giao, không được thực hiện hợap đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế công chức, biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng đã được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định.

Tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đã quy định: Không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo, yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấm dứt ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã sử dụng hết biên chế sự nghiệp được giao (Công văn số 2335/VPCP-TCCV ngày 08/8/2017, Công văn so 2882/VPCP-TCCV ngày 21/9/2017 của Văn phòng Chính phủ).

Tại văn bản số 9028-CV/VPTW ngày 11/3/2019 của Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã kết luận: Trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền những đề nghị hợp lý của các địa phương, cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền và nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, “có bệnh nhân thì phải có nhân viên y tế”.

Từ những ý kiến chỉ đạo tại các văn bản nêu trên, đề nghị tiến hành việc tuyển dụng hết số viên chức được cấp có thẩm quyền giao để bảo đảm không có hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, vì theo quy định tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thì số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (kể cả đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm 99% chi thường xuyên) và đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên do cấp có thẩm quyền giao. Đồng thời, việc thực hiện hợp đồng lao động đối với viên chức để làm công tác chuyên môn cần được nghiên cứu bảo đảm thực hiện đúng quy định của Đảng và của pháp luật.

36. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số vẫn phải tham gia thi và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số để thay chứng chỉ ngoại ngữ, để tham gia thi nâng ngạch, chuyển ngạch. Cử tri đề nghị đối với những đối tượng này thì miễn không cần có chứng chỉ ngoại ngữ hay tiếng dân tộc để tham gia thi nâng ngạch, chuyển ngạch.

Trả lời: Tại Văn bản số 1035/BNV-CCVC ngày 28/02/2020

Thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4, Trung ương 6, Trung ương 7 khóa XII (Nghị quyết số 04-NQ/TW, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 26-NQ/TW), Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và đã được Quôc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Hiện nay, Chính phủ giao Bộ Nội vụ xây dựng các Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và dự kiên trình Chính phủ thông qua và có hiệu lực đồng thời với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vào ngày 01/7/2020. Trong dự thảo các Nghị định có quy định liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức nói chung và công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số.

37. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri cho rằng việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hiện nay có nhiều nơi còn mang tính hình thức, nể nang, chạy theo thành tích, chưa đi vào thực chất. Cử tri kiến nghị Bộ Nội vụ cần có giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Trả lời: Tại Văn bản số 1036/BNV-CCVC ngày 28/02/2020

Hiện nay, việc đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức hàng năm được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP.

Ngày 04/7/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/7/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có một số nội dung mới so với quy định của Luật Cán bộ, công chức và các nghị định của Chính phủ về mức độ phân loại đánh giá, tiêu chí đánh giá và quy trình, phương pháp đánh giá. Để phù hợp với quy định của Bộ Chính trị về phân loại, đánh giá, trong nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua đã có sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Cán bộ, công chức về mức độ phân loại đánh giá đối với cán bộ, công chức theo hướng sửa mức “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” thành mức “Hoàn thành nhiệm vụ” để thống nhất với cách phân loại đánh giá theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/7/2017 và Luật Viên chức. Đồng thời, trong quá trình xây dựng nội dung dự thảo Nghị định mới để thay thế Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, Nghị định số 88/2017/NĐ-CP và hướng dẫn những quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục nghiên cứu để quy định phù hợp với các quy định của Bộ Chính trị về phân loại, đánh giá.

38. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Trong báo cáo về công tác cán bộ của các ngành, các cấp thực hiện đúng quy trình, đảm bảo lựa chọn, bố trí cán bộ đủ tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất, trình độ… Tuy nhiên, hiện nay có trường hợp sắp xếp, bố trí cán bộ chưa phù hợp, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của một bộ phận công chức làm công tác cán bộ, từ đó có nhiều cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật,… làm mất lòng tin trong nhân dân. Đề nghị các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thực hiện quy trình tổ chức cán bộ.

Trả lời: Tại Văn bản số 1207/BNV-CCVC ngày 10/3/2020

1. Tại Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã đánh giá: Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập, việc thực hiện một số nội dung còn hình thức. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến. Quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương; còn dàn trải, khép kín, chưa bảo đảm phương châm "động" và "mở". Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh. Luân chuyển cán bộ và thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh không là người địa phương, trong đó có bí thư cấp uỷ các cấp còn bất cập, chưa đạt yêu cầu. Việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng, "cánh hẩu" xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Công tác tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, viên chức còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, có nơi còn xảy ra sai phạm, tiêu cực.

Từ đó, Nghị quyết cũng đã xác định nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ, cụ thể là:

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực, tham nhũngtrong công tác cán bộ.

- Thể chế hoá, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ theo hướng: Đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ.

- Đổi mới công tác ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ.

- Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xử lý nghiêm những người có sai phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.

2. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật với nhiều nội dung đổi mới trong công tác tuyển dụng, đánh giá, kỷ luật... Hiện nay, Bộ Nội vụ cũng đang tích cực triển khai xây dựng các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành những nội dung được giao trong Luật; đồng thời cũng giải quyết khó khăn, vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thực hiện. Nội dung trong dự thảo các Nghị định tập trung vào các quy định liên quan đến công tác cán bộ, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức; kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức; tiêu chuẩn các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước... Dự thảo các Nghị định đang được lấy ý kiến rộng rãi bộ, ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ nghiêm túc tổng hợp, tiếp thu các ý kiến đóng góp ý để hoàn thiện các Nghị định trình Chính phủ ban hành, bảo đảm thời gian có hiệu lực cùng với thời gian có hiệu lực của Luật (01/7/2020).

39. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, theo đó sẽ nhất thể hóa một sốchức danh đảm nhiệm trong các cơ quan nhà nước.Cử tri kiến nghị Trung ương nên có lộ trình, giải pháp thực hiện để đảm bảo phát huy vai trò, nhiệm vụ của từng vị trí các chức danh sau sắp xếp.

Trả lời: Tại Văn bản số 1146/BNV-TCBC ngày 06/3/2020

Thực hiện chủ trương thí điểm kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TW), Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 34-KL/TW ngày 07/8/2018 về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW. Theo đó, căn cứ các quy định nêu trên và điều kiện thực tế tại các địa phương, các địa phương chủ động lựa chọn thực hiện mô hình thí điểm cho phù hợp.

40. Cử tri TP. Hồ CHí Minh kiến nghị: Cử tri kiến nghị cần tiếp tục thực hiện việc tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm cải cách bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu quả. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ, lựa chọn cán bộ có phẩm chất và năng lực chuyên môn cao vào các vị trí quan trọng của đất nước.

Trả lời: Tại Văn bản số 1236/BNV-TCBC ngày 11/3/2020

1. Về tinh giản biên chế

Tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Theo chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thì tinh giản biên chế công chức và biên chế viên chức được tiếp tục thực hiện đến năm 2030 như kiến nghị của cử tri.

2. Về công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của pháp luật cho phù hợp với các quy định mới của Bộ Chính trị về công tác cán bộ (Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Quy định số 214-QĐ/TW ngày 02/01/2020 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Quy định số 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 về luân chuyển cán bộ; Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử), Bộ Nội vụ đang khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, liên thông giữa các quy định của Đảng và quy định của pháp luật về công tác cán bộ.

41. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét mở rộng đối tượng được hưởng cho gia đình và thân nhân của người có Bằng khen từ trần được quy định tại Điều 1 và điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ vì thực tế hiện nay có một số Bằng khen ghi chữ “Gia đình” và một số trường hợp không còn thân nhân theo quy định nên không được hưởng chế độ này.

Trả lời: Tại Văn bản số 1252/BNV-BTĐKT ngày 12/3/2020

Việc thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chế độ đối với người trực tiếp có thành tích được khen thưởng; hiện chưa có quy định về chế độ trợ cấp một lần cho những trường hợp khác như nội dung kiến nghị của cử tri.

42. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Việc nhất thể hóa các chức danh tại khu phố, thôn, ấp gây áp lực công việc tương đối lớn, do hiện nay các chức danh này đa phần do cán bộ về hưu, người lớn tuổi đảm nhận. Cử tri đề nghị trong chính sách tinh giản biên chế, không nên quá tập trung vào việc giảm số lượng, bên cạnh đó phải quan tâm đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sau khi thực hiện tinh giản.

Trả lời: Tại Văn bản số 1140/BNV-TCBC ngày 06/3/2020

Tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, yêu cầu tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.

Để thực hiện chủ trương tinh giản biên chế nêu trên, ừong các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có nhiệm vụ, giải pháp: “Khẩn trương, cương quyết sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước” (Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả); “Đẩy mạnh thực hiện kiêm nhiệm đối với một số chức danh của cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã, nhất là kiêm nhiệm đối với các chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố”; “Có biện pháp đồng bộ để tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định (phẩm chất, năng lực, sức khoẻ), những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức” (Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức). Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị như kiến nghị của cử tri.

43. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Hiện trên địa bàn tỉnh đang thiếu 167 biên chế giáo viên nên việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, tổ chức dạy 02 buổi/ngày đang gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ, Bộ Nội Vụ quan tâm bổ sung biên chế giáo viên cho địa phương.

Trả lời: Tại Văn bản số 1120/BNV-TCBC ngày 05/3/2020

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị tại Văn bản số 9028-CV/VPTW ngày 11/3/2019 của Văn phòng Trung ương Đảng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1480/VPCP-TCCV ngày 05/6/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các địa phương rà soát biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế. Trên cơ sở kết quả tổng hợp của các Bộ, ngành và địa phương (trong đó có báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tại Văn bản số 2863/UBND-VXNV ngày 08/7/2019 về việc điều chỉnh, bổ sung biên chế giáo dục), Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số 434/BNV-TCBC ngày 16/10/2019) và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 3382/VPCP-TCCV ngày 15/11/2019 của Văn phòng Chính phủ như sau: về đề xuất đối với biên chế sự nghiệp giáo dục theo định mức, Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát, đánh giá tác động (bao gồm cả nguồn lực tài chính), đề xuất giải pháp phù hợp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của xã hội, đồng thời gắn với việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19-NQ/TW ngàỵ 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ ý kiến của các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Y tế và Tài chính, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 427/BNV-TCBC ngày 22/01/2020 trình Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế. Theo đó, sau khi có ý kiến của Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

44. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa trong việc ban hành các chính sách hợp lý đối với cán bộ bán chuyên trách ở cơ sở cấp xã, thôn, đặc biệt là các chính sách về chế độ, chính sách phụ cấp (hiện đang hưởng mức trợ cấp thấp) để họ yên tâm làm việc. Vì theo quy định hiện nay thì số lượng cán bộ bán chuyên trách ở một đơn vị cấp xã cũng như thôn, bon, tổ dân phố giảm, một người phải kiêm nhiệm nhiều chức danh, do đó thời gian họ thực hiện nhiệm vụ nhiều hơn nên với mức phụ cấp hiện nay không đảm bảo cho họ làm việc.

Trả lời: Tại Văn bản số 936/BNV-CQĐP ngày 25/02/2020

Theo quy định tại khoản 6 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì ngoài 03 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp còn có những người tham gia vào công việc ở thôn, tổ dân phố được hưởng bồi dưỡng, mức bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã quy định: “Việc quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngoài mức quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước”.

45. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Theo công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 05/11/2019 của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng BHXH từ 2015 trở về trước, đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách là giáo viên đang làm hợp đồng lao động theo vị trí việc làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập, đã có thời gian ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước ngày 31/12/2015, trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Tuy nhiên, từ năm học 2019-2020, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đa phần các giáo viên họp đồng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập đã được cho nghỉ theo chủ trương của tỉnh. Vì vậy, cử tri kiến nghị Bộ Nội vụ xem xét bổ sung thêm đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách là giáo viên đã từng giảng dạy theo hợp đồng lao động tại cơ sở giáo dục công lập, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội trước ngày 31/12/2015.

Trả lời: Tại Văn bản số 1401/BNV-CCVC ngày 19/3/2020

Hiện nay, việc tuyển dụng viên chức (bao gồm cả giáo viên) đang thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, để khắc phục những bất cập trong quản lý, sử dụng biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế và thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị (tại Công văn số 9028-CV/VPTW ngày 11/3/2019 của Văn phòng Trung ương Đảng) và Thủ tướng Chính phủ (tại Công văn số 1480/VPCP-TCCV ngày 05/6/2019 của Văn phòng Chính phủ) về việc cho phép xét tuyển đặc cách giáo viên, ngày 05/11/2019, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 5378/BNV-CCVC hướng dẫn các địa phương. Theo đó xác định rõ, Đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách là “giáo viên đang làm hợp đồng lao động theo vị trí việc làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập, đã có thời gian ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước ngày 31/12/2015, trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng”.

Hiện nay, các địa phương trên cả nước đang triển khai rà soát, thực hiện thống nhất theo chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ xin ghi nhận và tổng hợp các ý kiến báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

46. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ xem xét đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể: Tại Khoản 3, Điều 3 quy định: Không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với “Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên”. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ nữ chiếm đa số; đồng thời trong thực tế, tình trạng thừa thiếu cục bộ do giáo viên thôi việc, nghỉ hưu, nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày, đi học, tạm hoãn hợp đồng làm việc… diễn ra thường xuyên nên trong năm học nên cần phải kí hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc hợp đồng mùa vụ để thay thế các trường hợp đang nghỉ có tính chất tạm thời. Vì vậy, đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung quy định: cho phép thực hiện kí hợp đồng lao động ngắn hạn, hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng thỉnh giảng thay thế các trường hợp đang nghỉ có tính chất tạm thời trong các đơn vị sự nghiệp công lập có tính chất đặc thù, đặc biệt đối với ngành giáo dục và đào tạo phải đảm bảo quan điểm, nguyên tắc của Chính phủ là “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp” .

Trả lời: Tại Văn bản số 1463/BNV-CCVC ngày 23/3/2020

1. Tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định 161/2018/NĐ-CP) đã sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập: “1. Không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các đối tượng sau: a) Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên”. Thực hiện Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015-2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017-2021, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo (tại Công văn số 2335/VPCP-TCCV ngày 08/8/2017 của Văn phòng Chính phủ) yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chấm dứt việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã sử dụng hết biên chế được giao.

Như vậy, theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong giai đoạn hiện nay thì việc ký hợp đồng lao động để làm công tác chuyên môn chỉ thực hiện ở các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên, chi đầu tư và hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên.

2. Đối với nội dung kiến nghị của cử tri liên quan đến việc cho phép ký hợp đồng lao động đối với vị trí việc làm là giáo viên trong đơn vị sự nghiệp công lập thì hiện nay Bộ Nội vụ đang tổng hợp, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét về việc cho phép ký hợp đồng lao động đối với vị trí việc làm là giáo viên, y tế trong đơn vị sự nghiệp công lập.