Kết quả trái chiều đánh giá tín nhiệm năm 2024

Chiều 30-5, nêu ý kiến thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho hay nhiệm kỳ khóa XIII, Quốc hội tổ chức hai lần lấy phiếu tín nhiệm.

Sau tổng kết, rà soát, tới khóa XIV thực hiện theo nghị quyết 85, chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần giữa nhiệm kỳ.

Theo bà Thanh, qua nghiên cứu quy định 96, ban soạn thảo đưa ra quy định tại dự thảo nghị quyết chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần vào năm giữa nhiệm kỳ.

Về đối tượng không lấy phiếu tín nhiệm, bà Thanh nêu rõ chỉ duy nhất người bị bệnh hiểm nghèo, không điều hành từ 6 tháng trở lên thì không lấy phiếu.

"Đây cũng là đối tượng bổ sung mới so với quy định 96. Ban đầu ban soạn thảo thiết kế thời hạn là 3 tháng nhưng quá trình lấy ý kiến cho rằng như vậy là quá ngắn và 6 tháng trở lên là phù hợp.

Vì thế, ban soạn thảo tiếp thu và đưa quy định này vào dự thảo nghị quyết", bà Thanh lý giải.

Bà Thanh nói thêm lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là hai “nấc” khác nhau. Cụ thể, bỏ phiếu tín nhiệm là hệ quả của lấy phiếu tín nhiệm với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên đến dưới 2/3 tín nhiệm thấp.

Nếu họ không từ chức sẽ bỏ phiếu tín nhiệm. Do đó việc bỏ phiếu tín nhiệm, theo bà, thực chất là miễn nhiệm.

Trước ý kiến e ngại kết quả lấy phiếu tín nhiệm thấp, nhưng tới khi bỏ phiếu lại tín nhiệm cao, bà Thanh nói thực tiễn tổng kết ba nhiệm kỳ qua, kể cả từ HĐND cấp xã đến Quốc hội chưa xảy ra trường hợp nào như vậy.

Về thời gian từ chức bao lâu, bà Thanh nêu rõ dự thảo nghị quyết quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì xin từ chức.

Nếu không xin từ chức sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

"Quy định này đã đủ mạnh để thể hiện nếu không từ chức sẽ thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm ở ngay kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất. Việc bỏ phiếu không phải chỉ chủ thể là Quốc hội hay HĐND mà còn cấp ủy chỉ đạo nên không thể có chuyện để lâu.

Ghi như vậy còn đảm bảo phù hợp với vùng miền. Với việc từ chức cũng cần để cho họ có thời gian suy nghĩ, nếu nghĩ ngay thì từ chức luôn, còn nếu lấn cấn thì suy nghĩ thêm", bà Thanh nêu rõ.

Bà cũng thông tin tại dự thảo cũ quy định 10 ngày cho việc từ chức nhưng sau đó theo góp ý ghi như vậy sẽ cứng quá, khó thực hiện nên đã bỏ.

Kết quả trái chiều đánh giá tín nhiệm năm 2024

Đại biểu Vương Thị Hương - Ảnh: TIẾN LONG

Đề xuất phiếu tín nhiệm chỉ có 2 mức

Trước đó, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) đề nghị nên lấy phiếu tín nhiệm 2 lần trong nhiệm kỳ.

Lần 1 thực hiện sau 2 năm được bầu, bổ nhiệm. Lần thứ 2 sau 4 năm, tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm để xem xét lần cuối chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Ông cũng cho rằng "quy định 3 mức, nói thế nào thì cũng hơi e dè" nên đề nghị phiếu tín nhiệm chỉ có 2 mức là tín nhiệm cao và tín nhiệm thấp.

Đồng thời, tín nhiệm thấp trên 50% thì xem xét bỏ phiếu tín nhiệm. Khi số phiếu không tín nhiệm trên 50% hoặc trên 75% thì cho từ chức, đồng thời loại khỏi quy hoạch nhiệm kỳ khóa tới.

Đại biểu Vương Thị Hương (Hà Giang) cho rằng dự thảo nghị quyết cần chỉnh lý theo hướng trong trường hợp cho người được lấy phiếu tín nhiệm có thể xin từ chức thì cần xác định thời hạn để họ thực hiện quyền này.

Nếu qua thời hạn đó họ không từ chức, Quốc hội, HĐND mới tiến hành các trình tự của việc bỏ phiếu tín nhiệm.

Mặt khác, người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” sẽ tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Vấn đề đặt ra, ở vòng bỏ phiếu tín nhiệm, người đó có dưới quá nửa (tức dưới 50%) tổng số đại biểu đánh giá “không tín nhiệm” sẽ xử lý như thế nào.

“Thực tế ranh giới giữa "nửa" và "quá nửa" 50 - 51% mong manh, có khi chỉ cần một phiếu thôi cũng đã thay đổi tình hình, trong khi quy định chỉ cần ít nhất 2/3 số lượng đại biểu tham gia thì phiên lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm có hiệu lực”, đại biểu nói.

cử tri Đặng Văn Hường (phường Hàng Mã) cho rằng, người Việt Nam sống duy tình, cả nể, luôn “thương đồng chí như thương ta”, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lấy phiếu tín nhiệm, làm việc lấy phiếu tín nhiệm ít nhiều rơi vào “dân chủ hình thức”.

Cử tri cho rằng, nếu chúng ta bỏ phiếu tín nhiệm chức danh với 3 mức như hiện nay thì không có một chức danh nào đạt quá 50% phiếu tín nhiệm thấp để tiến hành bãi nhiệm hoặc từ chức. Do đó, nên chăng chúng ta phải có quy định về văn hóa từ chức và văn hóa bãi nhiệm?

Cử tri Trần Ngọc Toán (phường Tràng Tiền) cũng đồng tình với quan điểm này, cho rằng kết quả bỏ phiếu vừa qua cho thấy tỷ lệ tín nhiệm cao - thấp của từng người quá chênh lệch, chưa thực sự thuyết phục, vẫn còn nể nang ở một số tư lệnh ngành. Đáng lẽ, họ phải đạt tỷ lệ thấp hơn nữa. Vậy Quốc hội nghiên cứu có nên mở rộng phạm vi cử tri bỏ phiếu tín nhiệm tại các đơn vị họ ứng cử hay không?

Kết quả trái chiều đánh giá tín nhiệm năm 2024

Cử tri Trần Ngọc Toán phát biểu tại cuộc tiếp xúc Ảnh Ngọc Thắng

Trước đó, tại cuộc tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại 2 quận Ba Đình và Tây Hồ sáng nay, cử tri Lưu Huy Vinh (phường Thành Công, quận Ba Đình) cũng cho rằng, lấy phiếu tín nhiệm là chủ trương đúng, có tác dụng rất tốt, nhưng qua theo dõi kết quả 3 lần lấy phiếu tín nhiệm, theo ông Vinh, cần quy định rõ hơn về tiêu chí đánh giá cán bộ.

“Đây là công việc hết sức khó khăn vì nếu theo cảm tính, thích người này, không thích người kia, hoặc do cảm tình nể nang thì sẽ không đánh giá đúng cán bộ”, ông Vinh nói.

Cử tri Vinh nêu cụ thể, tại kỳ họp thứ 6, kết quả lấy phiếu tín nhiệm có cán bộ trái ngược nhau hoàn toàn như Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo có 140 phiếu tín nhiệm cao, nhưng có 137 phiếu tín nhiệm thấp hay Bộ trưởng Giao thông vận tải có 142 tín nhiệm cao, nhưng có 107 tín nhiệm thấp…

“Điều này thể hiện phần nào việc đánh giá tín nhiệm của đại biểu Quốc hội có phần chưa chính xác, ý kiến trái chiều nhau còn quá cao”, ông Vinh nhận định.

"Ta chẳng mong gì phải thay cán bộ"

Phản hồi các ý kiến của cử tri, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý cử tri đừng dùng “bỏ phiếu tín nhiệm”, vì “lấy phiếu tín nhiệm có nghĩa của nó, đây là thăm dò tín nhiệm”.

"Khóa trước chúng ta làm 2 lần trong 1 nhiệm kỳ, sau thấy dày quá cũng khó, phải có thời gian. Trên cơ sở lấy phiếu của Quốc hội, sắp tới, T.Ư sẽ lấy phiếu tín nhiệm với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. "Lấy phiếu không phải cốt là truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay. Chỉ có căn cứ một chỗ đó thôi mà thay đổi cán bộ thì đã chín chưa, đã chuẩn xác chưa? Việc lấy phiếu có tính răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính. Đương nhiên, ai có phiếu tín nhiệm thấp trên 50% là phải xử lý rồi. Vừa rồi may là không xảy ra. Ta chẳng mong gì phải thay cán bộ. Sai rồi phải sửa, thấy rồi thì rút kinh nghiệm. Thế mới là nhân văn, là tốt", Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói.

"Tôi nói nhiều lần rồi, phòng chống tham nhũng cũng thế, xử lý một vài người để cứu muôn người, để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe. Bác Hồ nói chặt 1 cái cành để cứu cả cái cây, tốt nhất là không phải chặt, dùng thuốc chữa được thì phải, cố chứ", Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói.

Kết quả trái chiều đánh giá tín nhiệm năm 2024

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Ảnh Ngọc Thắng

Nói về 2 mức tín nhiệm thấp và tín nhiệm cao các cử tri đề xuất, Tổng bí thư, Chủ tịch nước “nói thật là độ rủi ro hơi cao quá”. “Giả sử độ một nửa cán bộ phải thay thì lấy ai làm, có thay kịp không? Có khi mình nghe thông tin chưa chắc đã chính xác mà cho ngay ông này phiếu thấp thì nguy hiểm lắm”, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đặt câu hỏi.

“Báo cáo thật với các bác là bàn mãi rồi, cũng có ý kiến 2 mức thôi, nhưng tín nhiệm thấp là buồn lắm rồi chứ không phải không buồn đâu. Có những ngành khách quan là khó. Giáo dục khó vô cùng. Y tế khó vô cùng. Liên quan đến mọi người, mọi nhà, từ sách giáo khoa, đến chương trình, đến người thầy làm gương cho học sinh. Hơi một tí, cô giáo đánh học trò là lên phương tiện thông tin đại chúng hết. Bệnh viện rủi ro có bệnh nhân chết, có thể do trình độ bác sĩ, cũng có thể do bệnh hiểm nghèo, cũng phải nhìn khách quan, phải thông cảm, chia sẻ. Có làm mới biết cũng gian nan lắm, phải rất thận trọng”, Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói.