Khủng hoảng sản xuất thừa là gì

-     Bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản:

Trong chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã được xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi. Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị gián đoạn bởi những cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ. Hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất "thừa".

Khi khủng hoảng nổ ra, hàng hoá không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng hoá không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là “thừa” so với sức mua có hạn của quần chúng lao động. Trong lúc khủng hoảng thừa đang nổ ra, hàng hoá đng bị phá huỷ thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán.

-      Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản:

Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cở bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu cua xã hội.

Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:

+ Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.

+ Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng co hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá.

+ Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê.

Loigiaihay.com

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

khủng hoảng thừa tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ khủng hoảng thừa trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ khủng hoảng thừa trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ khủng hoảng thừa nghĩa là gì.

- Khủng hoảng kinh tế do sức sản xuất tư bản quá nhiều so với sức mua của nhân dân, làm cho hàng hóa ứ lại; giá hàng sụt xuống, nhà máy phải đóng cửa, công nhân trở thành thất nghiệp.
  • hoàng cung Tiếng Việt là gì?
  • tân tinh Tiếng Việt là gì?
  • thúc bá Tiếng Việt là gì?
  • Trần Thuyên Tiếng Việt là gì?
  • Vĩnh Lợi Tiếng Việt là gì?
  • Xuân Huy Tiếng Việt là gì?
  • hiệu quả Tiếng Việt là gì?
  • tĩnh tại Tiếng Việt là gì?
  • Cầu Thia Tiếng Việt là gì?
  • Khuất Nguyên Tiếng Việt là gì?
  • xương xẩu Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của khủng hoảng thừa trong Tiếng Việt

khủng hoảng thừa có nghĩa là: - Khủng hoảng kinh tế do sức sản xuất tư bản quá nhiều so với sức mua của nhân dân, làm cho hàng hóa ứ lại; giá hàng sụt xuống, nhà máy phải đóng cửa, công nhân trở thành thất nghiệp.

Đây là cách dùng khủng hoảng thừa Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ khủng hoảng thừa là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Tuy nhiên, cuộc trưng cầu về sáng kiến “trợ cấp toàn dân” tại Thụy Sỹ hôm 5/6 cho thấy, câu chuyện kia không hoàn toàn là chuyện hoang đường. Thời của tiền “giá rẻ” Một năm trước, khi mô tả cuộc khủng hoảng hiện nay, các nhà kinh tế học luôn gắng tránh nhắc tới thuật ngữ “sản xuất dư thừa”. Nhưng nay, khi họ đã bắt đầu dùng thuật ngữ đó để mô tả những gì đang xảy ra với nền kinh tế thế giới thì một thực tế mới đã xuất hiện. Lãi suất cho vay âm đã được các ngân hàng ở Thụy Điển, Nhật Bản, Thụy Sỹ áp dụng, trong khi Ngân hàng T.Ư châu Âu cũng áp dụng một phần. Điều đáng nói là, ngân hàng T.Ư cổ nhất thế giới - Ngân hàng “Riksbank” của Thụy Điển là nhà băng đầu tiên áp dụng chính sách lãi suất âm. Và cũng chính tại quốc gia này, lần đầu tiên một ngân hàng thương mại đã phải trả thêm tiền cho một ngân hàng thương mại khác vì đã sử dụng tiền của mình.

Thời đại lãi suất cho vay thấp bắt đầu từ năm 2006, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất xuống chỉ còn 0,25% và triển khai chương trình giảm nhẹ kiểm soát số lượng tiền in ra. Điều này được áp dụng trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đà tăng trưởng bị giảm đột ngột. Bằng cách này, FED muốn khuyến khích tiêu dùng dựa vào lãi suất thấp, tăng khối lượng tiền đưa vào lưu thông và đẩy lạm phát lên cao. Sau Mỹ đến lượt châu Âu và Nhật Bản cũng cho áp dụng chính sách tương tự. Khi đó, nhiều người đã cảnh báo rằng, với số lượng lớn tiền “rẻ” như vậy, nguy cơ lạm phát, thậm chí siêu lạm phát là rất cao. Tuy nhiên, mặc cho các máy in tiền làm việc suốt 9 năm nay, lạm phát vẫn không hề nhúc nhích. Khi lạm phát hướng về số không, tệ hơn nữa là về âm thì số vốn đã đầu tư sẽ mất giá và dẫn đến sự phá vỡ nguyên tắc “tiền đẻ ra tiền” mà Napoleon Hill đã chỉ ra. Có điều, với lượng tiền rẻ và dễ tiếp cận như vậy, tại sao người tiêu dùng không tăng vay để mua thêm hàng hóa? Có một giả thuyết cho rằng, người tiêu dùng không vay thêm, thậm chí còn cắt giảm chi tiêu do lo ngại tình hình kinh tế của họ xấu đi (nguy cơ bị sa thải, không có nguồn thu thêm…). Tuy nhiên, kinh nghiệm từ Nhật Bản - nơi có mức lương cao bậc nhất, tỷ lệ thất nghiệp thấp, chế độ an sinh xã hội cao, cho thấy sự giảm phát vẫn duy trì trong suốt thời gian gần 25 năm nay. Không có chương trình giảm nhẹ kiểm soát lượng tiền nào có thể đẩy lạm phát lên. Chuyện gì đang xảy ra? Công nghệ ngày càng phát triển và càng trở nên rẻ, việc dùng robot thay cho lao động chân tay đã làm cho chi phí sản xuất ngày càng giảm bớt, và thời gian và chi phí tạo ra sản phẩm mới cũng giảm. Thêm vào đó, bản thân các sản phẩm cũng bị sao chép gần như là đồng thời và nhân rộng với giá thành còn rẻ hơn nữa. Kết quả là hàng hóa ngày càng rẻ, tràn ngập thị trường, tức là xảy ra hiện tượng sản xuất dư thừa. Trong hoàn cảnh đó, số tư bản đầu tư để sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, hoặc nhằm tạo ra sự độc quyền sẽ không còn đạt được mục tiêu là tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, cũng không mang lại giá trị thặng dư cao nhất nữa. Thêm vào đó, bản thân những người tiêu dùng cũng không thể duy trì được mức “cầu” vì những hàng hóa cần thiết để đảm bảo cuộc sống của họ đã đủ, thậm chí còn quá đủ. Kết quả là số tiền được in ra để thực hiện chức năng của chúng, cụ thể là cho vay để nhận lãi hoặc để trả công lao động hóa ra không còn cần thiết nữa. Và cũng vì tiền đã quá rẻ, việc kiếm tiền trở thành hoạt động không có lợi, do đó cần phải giảm bớt công việc, giảm bớt thời gian làm việc hoặc là đem tiền đi phát không. Điều này chúng ta đã thấy ở Thụy Điển, nhiều hãng đã bắt đầu giảm 20% tuần làm việc, trong khi ở Thụy Sỹ người ta đang có kế hoạch trả cho mỗi công dân một món tiền cho đến hết đời, dù cho người đó có làm việc hay không. Điều đó có nghĩa là để đủ sống, người ta không cần làm việc nữa, lao động sẽ trở thành việc tự nguyện của con người. Việc tiền mất giá, giảm phát, mất khả năng tái phân phối giá trị thặng dư sẽ dẫn đến cổ phiếu công ty mất giá trên thị trường chứng khoán, các công ty lại phải bỏ tiền ra mua cổ phiếu của chính mình. Và đó là thực tế đang xảy ra trên thị trường chứng khoán hiện nay. Cũng như vậy, trong điều kiện giá trị thặng dư trở về số không, thậm chí sẽ thành số âm như lãi suất âm thì sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Trong khi đó, do công nhân có thể không cần làm việc, sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề, điều này dẫn đến việc các công ty bắt đầu trả cổ phiếu dưới dạng phần thưởng - cuối cùng công ty sẽ thuộc về sở hữu của người lao động.

(Last Updated On: 24/06/2022 by Lytuong.net)

Do tác động của quy luật cạnh tranh và sản xuất vô chính phủ, những quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất, các khu vực, các mặt của quá trình tái sản  xuất… thường xuyên bị gián đoạn bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế, và rồi thông qua các cuộc khủng hoảng kinh tế chủ nghĩa tư bản lại dần dần lập lại được thế cân bằng mới. Cho nên sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển mang tính chu kỳ, từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác.

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất “thừa”. Sản xuất “thừa” ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối, nghĩa là “thừa” so với mức eo hẹp tiêu dùng có khả năng thanh toán của quần chúng, không phải “thừa” so với nhu cầu thực tế của xã hội.

Khủng hoảng kinh tế biểu hiện ở chỗ: hàng hóa bị ứ đọng, sản xuất bị thu hẹp, xí nghiệp, thậm chí phải đóng cửa, nạn thất nghiệp tăng lên, thị trường rối loạn… Trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên trên thế giới nổ ra ở nước Anh vào năm 1825, sau khi nền đại công nghiệp cơ khí xuất hiện và tiếp theo đó các cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra và mang tính chu kỳ.

Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế

Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản – mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Khi nền đại công nghiệp cơ khí xuất hiện, thì mâu thuẫn trở nên gay gắt và biểu hiện cụ thể như sau:

a)  Mâu thuẫn giữa tính có tổ chức, có kế hoạch trong từng xí nghiệp với tình trạng sản xuất vô chính phủ trong toàn xã hội

Trong từng xí nghiệp, lao động của công nhân được tổ chức và phục tùng ý chí duy nhất của nhà tư bản. Còn trong xã hội, do dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trạng thái vô chính phủ bao trùm tất cả. Các nhà tư bản tiến hành sản xuất mà không nắm được nhu cầu của xã hội, quan hệ giữa cung và cầu bị rối loạn, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng đến một mức độ nào đó thì nổ ra khủng hoảng kinh tế.

b)   Mâu thuẫn giữa xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn của chủ nghĩa tư bản với sức mua có hạn của quần chúng lao động

Để theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch, các nhà tư bản phải ra sức mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cạnh tranh gay gắt. Quá trình đó cũng là quá trình bần cùng hoá nhân dân lao động, làm giảm bớt một cách tương đối sức mua của quần chúng, làm cho sức mua lạc hậu so với sự phát triển của sản xuất. Cung và cầu trong xã hội mất cân đối nghiêm trọng, dẫn đến khủng hoảng thừa hàng hóa trên thị trường.

c)  Mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và lao động

Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là hai yếu tố của sản xuất tách rời nhau: tư liệu sản xuất tách rời người trực tiếp sản xuất. Sự tách rời đó biểu hiện rõ nhất trong khủng hoảng kinh tế. Trong khi tư liệu sản xuất bị xếp lại, han rỉ, mục nát thì người lao động lại không có việc làm. Một khi tư liệu sản xuất và sức lao động không kết hợp được với nhau thì guồng máy sản xuất tư bản chủ nghĩa tất nhiên bị tê liệt.

Trong các hình thái xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, việc sản xuất bị giảm mạnh thường gắn với các tai họa thiên nhiên, hoặc chiến tranh và các tàn phá sau đó bởi nó. Chỉ có chủ nghĩa tư bản mới sinh ra các cuộc khủng hoảng thường xuyên, biến chúng thành người bạn đường không thể tránh khỏi của sự tăng trưởng kinh tế của chủ nghĩa tư bản nhằm giải quyết trong một thời gian có hạn các mâu thuẫn gay gắt của tái sản xuất tư bản xã hội. Các cuộc khủng hoảng kinh tế từng thời kỳ làm rung chuyển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa từ lúc chuyển sang sản xuất máy móc quy mô lớn, đã mang lại cho tái sản xuất tư bản xã hội tính chất chu kỳ.

Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản thường được biểu hiện lặp đi lặp lại từ một cuộc khủng hoảng kinh tế này đến cuộc khủng hoảng kinh tế khác. Tính chu kỳ bao của kinh tế tư bản chủ nghĩa thể hiện sự phát triển tuần hoàn qua các giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, phồn vinh và lại khủng hoảng, v.v..

Tính chất chu kỳ của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa:

 Trong mỗi cuộc khủng hoảng các mâu thuẫn của tái sản xuất được biểu hiện ra với sức mạnh tàn phá khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế cụ thể trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau của nó. Lịch sử của các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ đã cho thấy tính quy luật của các cuộc khủng hoảng đối với chủ nghĩa tư bản, cũng như sự khác biệt đáng kể về chiều sâu và hình thức của chúng. 

Khủng hoảng nổ ra khi hàng hóa sản xuất ra không thể bán được, tồn kho, ứ đọng lớn, giá cả giảm mạnh. Tư bản đóng cửa nhà máy, đình chỉ sản xuất, công nhân thất nghiệp. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Tâm lý hoảng loạn, sự săn đuổi tiền mặt, việc rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng, bán tống bán tháo các cổ phiếu, trái phiếu làm trị giá của chúng giảm mạnh, thị trường chứng khoán hỗn loạn. Tín dụng thương mại và ngân hàng thu hẹp, trong khi nhu cầu tín dụng tăng lên làm cho tỷ suất lợi tức tăng lên rất cao. Khủng hoảng đã phá huỷ nghiêm trọng lực lượng sản xuất xã hội, người lao động thất nghiệp đông đảo, đời sống hết sức khó khăn…

Tiêu điều là giai đoạn tiếp sau khủng hoảng. Sản xuất ở trạng thái đình trệ, cân bằng được lập lại ở trạng thái thấp, giá cả hàng hóa ở mức thấp. Tiền nhàn rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư, tỷ suất lợi tức giảm xuống. Để thoát khỏi trì trệ, các nhà tư bản tìm cách tăng cường bóc lột lao động bằng cách hạ thấp tiền lương, tăng cường độ và thời gian lao động để giảm chi phí sản xuất và đổi mới tư bản cố định. Những đầu tư mới làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Điều đó tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.

Phục hồi là giai đoạn tiếp nối với giai đoạn tiêu điều. Từ tiêu điều chuyển sang phục hồi nhờ đổi mới tư bản cố định, nền sản xuất dần dần trở lại trạng thái trước khủng hoảng. Công nhân lại được thu hút vào làm việc, giá cả hàng hóa tăng lên, lợi nhuận của tư bản cũng tăng lên.

Phồn vinh là giai đoạn phát triển cao nhất của một chu kỳ kinh tế. Sản xuất mở rộng và phát triển vượt mức cao nhất của chu kỳ trước. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, giá cả hàng hóa tăng lên, số người lao động và tiền lương đều tăng lên. Nhu cầu tín dụng tăng lên làm tỷ suất lợi tức tăng lên. Guồng máy kinh tế dường như hoạt động hết công suất. Điều kiện của một cuộc khủng hoảng mới cũng dần chín muồi.

Trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản, do sự can thiệp của nhà nước tư sản, mặc dù không xóa bỏ được khủng hoảng kinh tế, nhưng làm cho nó có đặc điểm mới như:

  • Mức độ suy sụp của sản xuất và tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế, thời gian tồn tại và độ dài của thời kỳ suy sụp rút ngắn.
  • Xuất hiện những hình thức khủng hoảng mới như khủng hoảng cơ cấu (như các cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973), khủng hoảng tài chính, tiền tệ (điển hình là khủng hoảng tài chính – tiền tệ giữa năm 1997 ở ASEAN rồi lan sang Hàn Quốc, Nhật Bản), khủng hoảng môi trường, v.v.