Kinh nghiệm thuê người mang thai hộ

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là chế định mới trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta. Chế định này lần đầu tiên được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Để thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, pháp luật quy định các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

1. Điều kiện của bên nhờ mang thai hộ

Điều kiện đối với người nhờ mang thai hộ được quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

– Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản:

Theo quy định của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP thì các cơ sở khám, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm sau đây có thẩm quyền xác nhận về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản:

  • Cơ sở phụ sản, sản – nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên;
  • Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản – nhi;
  • Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản – nhi tư nhân;
  • Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn.

Điều kiện này đặt ra nhằm tránh việc nhờ người mang thai hộ một cách bừa bãi, tránh tình trạng thương mại hóa mang thai hộ. 

– Vợ chồng đang không có con chung:

Điều kiện thứ hai được hiểu là vợ chồng nhờ mang thai họ chưa từng có con chung cho đến thời điểm nhờ bên mang thai hộ. Căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị thực kiện kỹ thuật mang thai hộ, vợ chồng bên nhờ mang thai hộ phải có bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú xác nhận.

– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý:

Quy định này nhằm đảm bảo vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể hiểu biết về mọi mặt của việc mang thai hộ.

Theo quy định tại điểm i, k, l khoản 1 Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP thì:

  • Tư vấn về y tế phải do bác sỹ sản khoa thực hiện và cấp giấy xác nhận.
  • Tư vấn tâm lý phải do người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên tư vấn và xác nhận.
  • Tư vấn về pháp luật thì phải do luật sư, luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý tư vấn và xác nhận.

2. Điều kiện của bên mang thai hộ

– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ:

Quy định này nhằm hạn chế tối đa hiện tượng mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Theo khoản 7 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm: “Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”.

Việc xác định mối quan hệ này do UBND xã xác nhận hoặc người mang thai hộ. Người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở giấy tờ về hộ tịch.

– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần

Điều kiện đã từng sinh con là cần thiết, bởi điều này sẽ giúp người phụ nữ chuẩn bị về mặt tâm lý, kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện tốt việc mang thai. 

Điều kiện “chỉ được mang thai một lần” được đặt ra với bên mang thai hộ. Điều này có nghĩa, bên mang thai hộ chỉ được mang thai một lần, bất kể việc mang thai hộ có thành công hay không. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại, cũng như để đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ nhận mang thai.

– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định thế nào là độ tuổi phù hợp. Tuy nhiên, có thể suy đoán theo các nghiên cứu khoa học, thông thường độ tuổi sinh sản tốt nhất của người phụ nữ là khoảng từ 20 – 35 tuổi (theo nghiên cứu của Hiệp hội sản phụ khoa trên thế giới).

Điều kiện có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ vừa nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả bên mang thai hộ và đứa trẻ.

– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý 

Cũng tương tự như bên nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ cũng phải được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý để có những hiểu biết tổng quan đề vấn đề mang thai hộ.

3. Điều kiện về hình thức của thỏa thuận về việc mang thai hộ

– Việc mang thai hộ phải được tiến hành trên cơ sở tự nguyện và lập thành văn bản có công chứng. Trường hợp bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. Trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa hai bên được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế đó. 

– Nội dung cơ bản của văn bản mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Khoản 1 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, bao gồm:

  • Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan;
  • Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình;
  • Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;
  • Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận

– Nếu bên mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chồng. Bởi lẽ việc mang thai hộ có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cả hai vợ chồng. 

SỰ KIỆN ĐÃ DIỄN RATư vấn: U xơ tử cung, U nang buồng trứng

Xin chào chuyên gia tư vấn, Hiện tôi đang rơi vào tình thế vô cùng khó xử, sau nhiều lần xảy, tôi có con nhưng mất chồng. Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi lựa chọn con đường sáng suốt. Gian nan đường tìm conHai vợ chồng tôi lấy nhau năm 2012. Ngay sau đó thì tôi có tin vui. Nhưng mang thai 2 tháng thì tôi bị sảy trong lúc đi làm. Lúc đó, tôi cứ tưởng vì đi lại nhiều nên bị nhưng không phải. Kết quả siêu âm tôi bị đa nhân xơ mặt trước tử cung và một nhân xơ mặt sau khiến nhau thai không bám được dẫn đến sảy. Bác sĩ nói trường hợp của tôi chưa có chỉ định mổ, nghỉ ngơi, 3 tháng đi khám lại. Tôi nghe lời bác sĩ, cứ 3 tháng đến khám một lần, bác sĩ kết luận nhân xơ của tôi không phát triển thêm, tiếp tục theo dõi. Tôi hỏi về việc có thể mang thai không thì bác sĩ không nói chắc vì đa nhân xơ có thể khiến tôi khó có con hoặc sảy như lần trước. Vợ chồng tôi buồn vô cùng. Tưởng như may mắn đã mỉm cười khi ngay tháng sau tôi có tin vui. Lần này, tôi hết sức giữ gìn, nghỉ hẳn việc, ở nhà để dưỡng thai. Nhưng cuối cùng chúng tôi cũng vẫn không giữ được con. Hạnh phúc gõ cửaBiết mình khó có thể mang thai, tôi đã tìm hiểu phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ. Bạn tôi giới thiệu một người mang thai hộ 30 tuổi, quê Tiền Giang, chồng mất, có một đứa con 6 tuổi đang bệnh rất cần tiền. Sau đó, tôi thuyết phục chồng và nhà chồng thực hiện phương án này. Khi đã hoàn tất mọi thủ tục pháp lý, hai vợ chồng đến bệnh viện lấy trứng và tinh trùng để thụ tinh, cấy phôi vào người mang thai hộ. Mọi chuyện diễn ra rất suôn sẻ. Tháng tư năm 2015, con trai của chúng tôi chào đời trong niềm hân hoan phấn khởi của cả gia đình. Có con, gia đình tôi như được hồi sinh sau bao tháng ngày đợi chờ mòn mỏi. Có lẽ, tôi sẽ tiếp tục lâng lâng trong niềm hạnh phúc ấy nếu không biết được một sự thật mà có nằm mơ tôi cũng không thể nào tưởng tượng nổi. Phải chăng lỗi là do tôi, là tôi đã quá chủ quan, đã quá tin tưởng để rồi bị phản bội một cách đau đớn?…Rồi vụt bay Trong sinh nhật 1 tuổi của con trai, bất ngờ, người mang thai hộ xuất hiện. Giây phút chồng tôi đưa chị ta đến lễ đầy năm con, tôi gần như suýt ngất. Tối hôm đó, tôi và chồng đã cãi nhau to. Tôi tra vấn anh vì sao đưa chị ta tới, tại sao không cắt đứt liên lạc với chị ta như thỏa thuận thì anh nói dù gì chị ta cũng là người mang nặng đẻ đau con trai mình nên không thể nói dứt là dứt được. Chị ta nhớ con quá nên cầu xin anh cho được gặp một lần. Anh nghĩ đó cũng không phải chuyện gì to tát nên mới dẫn đến không ngờ tôi lại phản ứng như vậy. Còn chuyện vẫn giữ liên lạc là vì sau khi chị ta về quê nửa năm thì con trai bệnh nặng hơn, lại phải lên thành phố chạy chữa, tiền đã tiêu hết, không biết bấu víu vào đâu nên mới tìm gặp anh xin vay tiền. Anh cũng có giúp đỡ cho chị ta vay một ít. Anh xin lỗi vì không nói trước với tôi nhưng vẫn khăng khăng việc anh làm là đúng. Chúng tôi chiến tranh lạnh từ hôm đó.Phụ nữ càng tin chồng càng dễ bị phản bộiMấy hôm sau, anh nói phải đi công tác 2 tuần, tôi mới sắp xếp đồ đạc cho anh như thường lệ thì phát hiện một chiếc điện thoại lạ trong vali của anh. Điện thoại cài mật khẩu, tôi thử những ngày kỉ niệm của chúng tôi đều không phải nhưng khi thử ngày sinh của con thì mở được. Điện thoại chỉ thường xuyên liên lạc và nhắn tin với một số. Tôi tò mò mở tin nhắn và thực sự sốc. Đó là tin nhắn qua lại của chồng tôi và người đàn bà kia, chính là người đã mang thai hộ đứa con của chúng tôi. Tôi như sôi máu, muốn đập tan cái điện thoại, hỏi chồng cho ra nhẽ. Thế mà không hiểu sao lúc đó, tôi lại có thể kiên nhẫn ngồi đọc hết tất cả những tin nhắn qua lại giữa họ. Tôi thật không thể ngờ anh có thể làm chuyện tày đình đến như vậy. Không phải vì số tiền anh cho chị ta mà chẳng thèm hỏi ý kiến tôi, cũng không phải vì anh chủ động tìm việc cho chị ta ở lại thành phố. Mà vì anh đã phản bội lòng tin của tôi, phản bội tình cảm vợ chồng bao nhiêu năm để đến với người phụ nữ khác. Tuần nào anh cũng qua lại thăm nom hai mẹ con họ. Thỉnh thoảng đi công tác, anh còn lấy cớ bớt xén 1 2 ngày đến ở nhà chị ta. Chồng tôi còn hứa khi con lớn một chút sẽ đưa đến cho người đàn bà đó gặp mặt. Đọc những dòng tin nhắn họ hỏi han nhau, nhớ nhung nhau, tình cảm với nhau mà tôi như trào sôi, đất trời chao đảo. Vậy mà tôi cứ nghĩ chồng mình là người đàn ông chuẩn mực, những lúc anh bận, anh mệt, anh phải làm thêm…tôi không mảy may nghi ngờ mà còn thương anh hơn. Tôi đúng là ngu mới tin tưởng chồng đến như vậy. Sao anh ta có thể ngày thì vui vẻ với chị ta mà tối về vẫn tỏ ra yêu thương tôi? Có khi, lần đi công tác này cũng chỉ là cái cớ để đến bên chị ta mà thôi.Tôi bần thần cả người, cứ ngồi như vậy cho đến khi chồng tôi xuất hiện, thấy tôi cầm chiếc điện thoại trên tay thì run run quỳ xuống chân tôi. Anh ta giải thích, xin lỗi, đó chỉ là những lúc lầm lỡ… nhưng tôi không muốn nghe gì nữa. Tôi vào phòng con, ngồi nhìn con mà nước mắt không ngừng tuôn rơi.Lựa chọn nào mà không đau đớn?Tôi đau quá! Bị chính người mình thương yêu đâm một mũi dao chí mạng, tôi làm sao có thể tiếp tục sống đây? Nếu không tha thứ thì sao? Hiện tôi chưa có việc làm ổn định, liệu tòa có giải quyết cho tôi nuôi con? Rồi con tôi sẽ lớn lên mà không có đầy đủ cha mẹ còn anh ta sẽ đến với người đàn bà kia, vui vẻ hạnh phúc bên nhau như một gia đình? Tôi thật không cam tâm. Nếu tha thứ thì sao? Con tôi sẽ có cha, có mẹ nhưng trái tim đã chết của tôi thì không thể tiếp tục gọi kẻ phản bội mình là chồng, không thể lấy lại tháng ngày hạnh phúc như trước kia? Và ai dám chắc anh ta không ngựa quen đường cũ?Xin hãy giúp tôi!(N.T.T.S, Q1. HCM)

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

Video liên quan

Chủ đề