Lãi ngân hàng tính như thế nào mới nhất năm 2022

Số liệu mới cập nhật từ Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 20/6, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 8,51% (so với mức 5,47% vào 2021), cung tiền M2 tăng 3,3% (so với 3,48% vào 2021) và huy động vốn tăng 3,97% (so với 3,13% vào 2021).

Như vậy, chưa đầy 6 tháng đầu năm, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888 nghìn tỷ đồng, trong khi đó chỉ có 434 nghìn tỷ được huy động thêm từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

Trên thực tế, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã lần lượt điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức trung bình tăng từ 0,3-1,0 điểm điểm phần trăm, chủ yếu vào giai đoạn cuối quý 1 và đầu quý 2.

Thậm chí, mới đây, hai ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chi phối là BIDV và Agribank vừa qua cũng đã tăng 0,1 điểm phần trăm cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Trong nửa cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Trong điều kiện phù hợp sẽ thông qua việc nới trần tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%, và mức tăng trưởng này là tăng trưởng danh nghĩa, thường có xu hướng cao hơn bình thường trong bối cảnh lạm phát. Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10”, nhóm nghiên cứu tại SSI dự báo.

Tương tự, Công ty Chứng khoán VnDirect nhìn nhận, đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong quý 3/2022 vì nhu cầu huy động vốn thấp do nhiều ngân hàng đã tạm hết dư địa để tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, đà tăng này có thể tăng tốc trở lại trong quý 4/2022 sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Lãi suất huy động dự báo có thể tiếp tục tăng thêm 0,3 - 0,5 điểm % trong 6 tháng cuối năm 2022. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức khoảng 5,9-6,1%/năm (bình quân) vào cuối năm 2022, mức này vẫn thấp hơn so với mặt bằng trước đại dịch là khoảng 7%/năm”, VnDirect nêu quan điểm.

Do đó, VnDirect cho rằng, các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp với lượng “tiền mặt” lớn có thể được hưởng lợi từ môi trường lãi suất tăng. Bởi lẽ, các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt ròng và các doanh nghiệp có tỷ lệ tiền mặt ròng cao (bao gồm tiền mặt cộng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn và dài hạn) có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất tăng và thậm chí được hưởng lợi từ lãi tiền gửi tăng.

Nhìn chung, VnDirect đánh giá, lĩnh vực ngân hàng là đại diện tốt nhất cho sự hồi sinh của nền kinh tế Việt Nam.

Trong ngắn hạn, ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ việc Chính phủ triển khai gói bù lãi suất với tổng giá trị 43.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng nợ) trong hai năm 2022-2023. Điều này giúp các ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và giảm bớt việc phải cắt giảm một phần lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như giai đoạn 2020-2021 vừa qua.

Về dài hạn, lãi suất cho vay tăng sẽ bù đắp cho lãi suất huy động tăng và giúp ngành ngân hàng cải thiện hệ số NIM và khả năng sinh lời. Cụ thể, gói cấp bù lãi suất dự báo có thể giảm lãi suất cho vay trung bình từ 0,2 đến 0,4 điểm % vào năm 2022. Tuy nhiên, tác động thực tế của gói bù lãi suất với doanh nghiệp và nền kinh tế có thể giảm bớt nếu các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động.

Uyên Vũ

Theo đó, lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là TCTD), được quy định như sau: - Trường hợp rút toàn bộ tiền gửi: áp dụng mức lãi suất tối đa bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm rút trước hạn. - Trường hợp rút một phần tiền gửi: + Đối với phần tiền gửi rút trước hạn: áp dụng mức lãi suất bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm rút trước hạn. + Đối với phần tiền gửi còn lại: áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi khách hàng rút trước hạn một phần.

(So với hiện hành, Thông tư 04/2022/TT-NHNN đã phân chia quy định lãi suất rút trước hạn tiền gửi trong trường hợp rút trước hạn toàn bộ tiền gửi và rút trước hạn một phần tiền gửi)

Thông tư 04/2022/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2022 và thay thế Thông tư 04/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

>>> Xem thêm: Ngân hàng phải niêm yết công khai thông tin lãi suất như thế nào để bảo đảm đúng quy định pháp luật?

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng đơn giản nhất để xác định nhanh chóng khoản tiền hình thành?

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

1. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Gửi tiền ngân hàng không kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm không có mức kỳ hạn kèm theo. Tức người gửi có thể rút tiền mặt bất cứ thời điểm nào và không cần thông báo trước với ngân hàng. 

Theo đó, cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được thực hiện theo công thức:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

Ví dụ:

A gửi tiết kiệm 50 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 3%/năm. Thời điểm Khách hàng rút số tiền gửi đó là 06 tháng (180 ngày). Cách tính lãi suất ngân hàng cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Tiền lãi = 50 triệu x 3% x 180/360 = 750.000 đồng

Như vậy, sau 06 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, A sẽ nhận được số tiền lãi là 750.000 đồng.

2. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Với dịch vụ gửi tiết kiệm có kỳ hạn, số tiền gửi sẽ được quy định một mức kỳ hạn đi kèm với mức lãi suất cam kết. Ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau cho khách hàng lựa chọn theo nhu cầu, ví dụ gửi tiết kiệm hàng tháng, quý, năm,…

Cách tính lãi suất ngân hàng cho trường hợp này như sau:

Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.

Hoặc:

Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.

Ví dụ:

B gửi tiết kiệm 50 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, B có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Số tiền lãi = 50 triệu x 7% = 3,5 triệu đồng

Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi = 50 triệu x 7% x 180/360 = 1,750,000  VNĐ

Hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn có ưu điểm là thường sẽ được nhận mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không thời hạn. 

Nếu rút tiền theo đúng thời hạn cam kết, khách hàng sẽ được nhận toàn bộ mức lãi suất đã lựa chọn. 

Hướng dẫn cách tính lãi suất gửi tiết kiệm (Ảnh minh họa)
 

3. Các câu hỏi thường gặp về lãi suất gửi tiết kiệm

Câu hỏi 1: Ngân hàng thường có các hình thức trả lãi nào?

Trả lời: Tùy từng ngân hàng sẽ có hình thức trả lãi khác nhau, hiện các ngân hàng thường áp dụng hình thức trả lãi phổ biến là:

- Lĩnh lãi cuối kỳ (khi vừa đáo hạn)

- Lĩnh lãi trước (khi vừa mở sổ tiết kiệm)

- Lĩnh lãi định kỳ mỗi tháng, mỗi quý.

Câu hỏi 2:

Gửi tiết kiệm 12 tháng nhận lãi gửi tiết kiệm định kỳ (tháng/quý) nhưng cần rút tiền gửi trước kỳ hạn. Vậy bạn sẽ được nhận tiền lãi và gốc như thế nào?

Trả lời: 

Thông thường, trường hợp này ngân hàng sẽ chỉ trả lãi không kỳ hạn. Số tiền lãi đã nhận định kỳ trước đó sẽ được khấu trừ vào phần gốc và lãi không kỳ hạn.

Câu hỏi 3: Sau khi đáo hạn, nếu không tất toán sổ tiết kiệm thì khoản tiết kiệm đó có được tiếp tục sinh lãi sau đáo hạn hay không?

Trả lời: 

Ở hầu hết ở các ngân hàng, phần lãi sẽ được cộng vào phần gốc và tài khoản sẽ chuyển sang kỳ hạn tiếp theo, cùng kỳ hạn với kỳ hạn ban đầu.

Nếu kỳ hạn đã hết áp dụng thì chính ngân hàng sẽ tự động tái tục theo kỳ hạn ngắn hơn và gần với kỳ hạn ban đầu nhất.

Câu hỏi 4: Đến ngày đáo hạn nhưng không rút thì tiền lãi được tính thế nào?

Đến ngày đáo hạn sổ tiết kiệm nhưng khách hàng không tất toán thì thường ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc và tiếp tục ghi nhận gửi số tiền này sang kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn mà khách hàng đã gửi trước đó.

Câu hỏi 5: Khi rút một phần hoặc toàn bộ tiền trong sổ tiết kiệm trước thời hạn thì tiền lãi được tính như thế nào?

Trả lời:

Nếu rút một phần hoặc toàn bộ tiền trong sổ tiết kiệm thì ngân hàng sẽ chỉ trả lãi suất không kỳ hạn trên toàn bộ số tiền của sổ tiết kiệm đó.

Trừ một số sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt thì khi rút một phần tiền ngân hàng sẽ tính: lãi không kỳ hạn cho số tiền đã rút trước hạn. Số tiền còn lại vẫn tiếp tục được hưởng lãi suất có kỳ hạn.

Ví dụ: A tham gia sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt số tiền 300 triệu đồng. A rút trước hạn 100 triệu đồng. Ngân hàng sẽ tính lãi suất không kỳ hạn cho 100 triệu và lãi đúng kỳ hạn cho số tiền 200 triệu còn lại.
 

4. Kinh nghiệm khi gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng

Khi gửi tiết kiệm, nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến mức lãi suất sinh lời trên số tiền gửi ban đầu ra sao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và được nhận lãi suất phù hợp, cần lưu ý các điểm sau:

- Chọn kỳ hạn gửi phù hợp

Để đảm bảo khả năng sinh lời tốt nhất cho khoản tiền gửi, nên chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp, tránh việc phải rút trước kỳ hạn dẫn tới không có được số tiền lãi như kỳ vọng ban đầu.

- Nên chia số tiền tích lũy thành nhiều sổ tiết kiện theo nhiều kỳ hạn

Việc gửi số tiền mình có thành nhiều sổ tiết kiệm theo nhiều kỳ hạn khác nhau sẽ giúp khách hàng linh hoạt hơn trong quản lý tài chính. Trong đó, vẫn có thể rút tiền tiết kiệm khi cần gấp mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cho số tiền tiết kiệm còn lại.

- Quan tâm tới uy tín và chất lượng dịch vụ của ngân hàng

Theo kinh nghiệm nhiều năm kiểm toán ngân hàng của bà Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch EY Consulting Việt Nam:

Một số ngân hàng chào mời khách hàng lãi suất gửi tiết kiệm rất cao, cách biệt lớn với mặt bằng trên thị trường thì thường ngân hàng đó có vấn đề về thanh khoản (khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân tín dụng). Nên họ hy sinh lợi nhuận từ tiền gửi tiết kiệm để thu hút khách hàng và tìm cách thu phí ở các dịch vụ khác.

Khách hàng có thể tự đánh giá trực quan mức độ uy tín của ngân hàng đó qua quy trình làm việc. Việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng có quy trình làm việc rành mạch, cẩn thận sẽ giúp khách hàng an tâm hơn về bảo mật thông tin và an toàn đối với khoản tiền gửi.

Trên đây là cách tính lãi suất gửi tiết kiệm và một số vấn đề liên quan. Nếu có thắc mắc về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng nhanh, chính xác

Video liên quan

Chủ đề