Mốc tham chiếu là gì

Giá tham chiếu (tiếng Anh: Reference price) trong chứng khoán là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.

Mốc tham chiếu là gì

Hình minh hoạ (Nguồn: hsc)

Giá tham chiếu trong chứng khoán

Khái niệm

Giá tham chiếu hay còn được gọi là giá đóng cửa (hay giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó trong tiếng Anh được gọi là Reference price hay Closing Price.

- Giá tham chiếu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.

- Giá tham chiếu là 1 từ được dịch từ nước ngoài về trong đó "Tham" là tham khảo và "Chiếu" là chiếu vào. Tức là "Giá tham chiếu" là 1 loại Giá được dùng làm tham khảo để mọi người nhìn vào lấy 1 làm cơ sở để đánh giá hay tham gia mua bán.

Giá đóng cửa hôm nay chính là Giá tham chiếu ngày mai (Giá đóng cửa chính là Giá giao dịch thành công cuối cùng của ngày). 

Giá đóng cửa ngày mai lại là Giá tham chiếu ngay kia. Giá đóng cửa ngày kia lại là Giá tham chiếu ngày kìa. Cứ như thế suốt tạo ra 1 sự liền mạch về Giá thị trường

Cách tính giá 

Cách tính giá tham chiếu trên các sàn giao dịch lớn ở Việt Nam

HOSE

HNX

UPCOM

Giá tham chiếu

Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quĩ đang giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt)

Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt)

Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt)

Hiện nay, trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, người đầu tư đã nhận thấy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu. 

Điều này đúng ở trường hợp ở những phiên giao dịch mà người đầu tư giao dịch không được nhận cổ tức bằng tiền; Hoặc không được nhận thưởng bằng tiền; hay ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu. 

Để từ đó giúp tăng vốn hay trong ngày giao dịch không được hưởng những phần phát thưởng bằng cổ phiếu; hay ngày giao dịch không được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố trên.

Trong đó, ngày giao dịch không hưởng cổ tức (ex-dividend date) là ngày mà nếu cổ phiếu được giao dịch (mua/bán) vào ngày đó thì người mua (người sở hữu) sẽ không được hưởng cổ tức. 

Từ đó, cổ tức sẽ được trả cho người có tên trong danh sách hưởng cổ tức sở hữu cổ phiếu đó được lập vào ngày đăng kí (record date) cuối cùng.

Hiện nay, giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức.

(Tài liệu tham khảo: Chứng khoán online. Techcom Securities. CTCP Chứng khoán Hồ Chí Minh. An Khang Real)

Tiêu chí tiên quyết khi nhà đầu tư muốn tham gia vào giao dịch chứng khoán là phải đọc và hiểu được các thông tin trên bảng giá điện tử, bao gồm: giá trần giá sàn, giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh… và vài quy tắc cho các thông tin đó. Sau khi mở tài khoản chứng khoán đây được xem bài học vỡ lòng khi bước vào giao dịch để tránh bị bỡ ngỡ. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin đó nhé!

Mốc tham chiếu là gì

Giá tham chiếu

Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần trước đó nhất (đối với sàn HOSE và HNX) và là cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn trong phiên giao dịch hôm đó. Riêng đối với sàn UPCOM, giá tham chiếu được tính bằng cách lấy bình quân gia quyền của giá giao dịch trong phiên giao dịch gần nhất.

Giá tham chiếu trên bảng điện được biểu thị bằng màu vàng.

Giá trần

Giá trần là mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trong phiên giao dịch hôm đó. Mỗi sàn có quy định về biên độ giá trần khác nhau.

Giá trần trên bảng điện được biểu thị bằng màu tím.

Giá sàn

Giá sàn là mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn và nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trong phiên giao dịch hôm đó. Mỗi sàn có quy định về biên độ giá trần khác nhau.

Giá sàn trên bảng điện được biểu thị bằng màu xanh lơ.

Cách tính giá trần, giá sàn, giá tham chiếu

Ngoài các khái niệm giá trần, giá sàn, giá tham chiếu, nhà đầu tư cần nắm rõ công thức tính các loại giá khi giao dịch. Cụ thể như sau:

Công thức tính giá trần:

Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ giao động)

Công thức tính giá sàn: 

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ giao động)

Mốc tham chiếu là gì

Nắm được khái niệm và cách thức tính giá trần, giá sàn, giá tham chiếu vẫn là những kiến thức rất cơ bản cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Để không là số đông nhà đầu tư bị dẫn dắt bởi “bầy sói trên thị trường”, các chứng sĩ nên trang bị cho mình thêm những kiến thức khác. Ví dụ như:

  • Phân tích chu kỳ cổ phiếu và ứng dụng thực tế
  • Phương pháp quan sát cổ phiếu trụ
  • Rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  • So sánh CKCS với CKPS
  • Kiến thức cơ bản về chứng khoán nhà đầu tư nhất định phải biết
  • Tại sao cần có chiến lược đầu tư khi giao dịch chứng khoán
  • Tại sao nên tôn trọng xu hướng thị trường?

Khám phá Chứng khoán cơ bản từ VCI Edu dành cho nhà đầu tư mới. Theo dõi trong các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn.

Powered by Froala Editor