Môn cầu mây tiếng anh là gì năm 2024

Những tài liệu cổ cho thấy cầu mây lần đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á từ thế kỷ 15. Vốn là trò chơi quý tộc chỉ xuất hiện trong triều đình Malaysia, cầu mây nhanh chóng du nhập sang Thái Lan. Trong ngôi đền Phra Kaeo ở Thái Lan vẫn còn những bức tranh tường hơn 200 năm tuổi nói về môn cầu mây. Ở đó, họ vẽ thần Hanuman chơi cầu mây với những chú khỉ.

Ở Malaysia, cầu mây chỉ là môn thể thao đối kháng một đấu một. Đến khi sang Thái Lan, nó dần phát triển thêm những nội dung đồng đội. Chính người Thái Lan đã nghĩ ra việc giăng lưới chắn sân cầu mây từ năm 1835. Hồi đó họ dùng lưới bóng chuyền, nhưng đến năm 1945 thì người Malaysia khăng khăng đòi phải dùng lưới cầu lông. Với Malaysia, cầu mây là môn thể thao mang hồn cốt dân tộc.

Trong nhiều năm qua, Thái Lan và Malaysia đã luôn tranh chấp để được thừa nhận là quê hương của môn cầu mây. Tên gọi “sepak takraw” để chỉ môn cầu mây vì thế cũng mang hơi thở lịch sử của một thời tranh cãi giữa hai nước. Các quốc gia khác cũng gọi cầu mây bằng tên dân gian bởi họ coi môn chơi này là một phần không thể thiếu trong văn hóa bản địa.. Người Philippines gọi cầu mây là “sipa”, người Lào gọi là “kator” còn Indonesia là ở “rago”.

Tại SEAP Games 1965 (tiền thân của SEA Games ngày nay), các nước tham dự đồng ý công nhận cầu mây là môn thể thao chính thức của đại hội. Tuy nhiên, họ khúc mắc trong việc đặt tên bởi cả Thái Lan và Malaysia đều tự nhận là của mình. Cuối cùng, một lựa chọn được đưa ra để làm hài lòng cả hai. “Sepak” có nghĩa là “đá” trong tiếng Mã Lai, còn “takraw” chính là “quả cầu mây” trong tiếng Thái.

Đến bây giờ, những quả cầu dùng trong thi đấu đỉnh cao không còn là mây tre đan nữa. Tất cả đều được sản xuất bằng nhựa tổng hợp để đáp ứng nhu cầu chơi ngày một tăng cao. Chỉ là, cách thức thi đấu không thay đổi. Các VĐV thi đấu trên sân cầu lông với lưới cầu lông giăng ngang.

Những thế lực mới Từ khi cầu mây trở nên phổ biến vào thập niên 70, Malaysia và Thái Lan luôn tranh chấp vị thế số 1 ở môn cầu mây. Đến những năm cuối thế kỷ 20, Malaysia chiếm ưu thế. Họ chính là quốc gia đầu tiên giành HCV cầu mây tại một kỳ Asiad năm 1990, sau đó tiếp tục thống trị ở đại hội năm 1994.

Từ thành công với cầu mây ở Asiad, Malaysia nộp đơn lên Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC). Họ muốn cầu mây sớm được công nhận là một môn thể thao để có thể tranh tài ở tầm cỡ quốc tế. Nhưng cho đến nay, đề nghị này vẫn chưa được công nhận. Kể từ đó, người Malaysia dần đánh mất vị thế dù họ luôn tự hào, rằng mình là quê hương sản sinh ra trò chơi.

Nhân cơ hội đó, Thái Lan vươn lên để thành cường quốc số 1 về cầu mây. Ở Thái Lan, cầu mây được phát triển như một môn thể thao chuyên nghiệp. Nhà nước khuyến khích chơi cầu mây cả ở cấp độ nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Từ những ngôi làng nhỏ cho đến chốn thành thị, luôn có những VĐV cầu mây thành thục kỹ năng tung người móc cầu trên không.

Thú vị ở chỗ, chính người Thái cũng không ngờ ngay trong khu vực Đông Nam Á cũng có những quốc gia ngoài Malaysia vượt mặt họ ở môn cầu mây. Myanmar đã giành tới 5 HCV cầu mây ở các kỳ Asiad, Việt Nam cũng vô địch 2 lần, còn Indonesia có 1 lần. Thậm chí, Hàn Quốc cũng từng có 1 HCV cầu mây.

Tức là, thế thống trị của Thái Lan có thể bị cướp mất bất kỳ lúc nào. Nếu điều đó xảy ra, đấy sẽ là tín hiệu rất tốt cho sự phát triển chung của môn thể thao lâu đời, vốn có ít nhiều dấu hiệu chững lại những năm gần đây.

Môn học tự chọn ở Thái Lan Bắt đầu từ năm 2002 tại Thái Lan, cầu mây là môn thể thao được đưa vào chương trình học đường. Theo khảo sát của tờ Bangkok Post, có khoảng 52% học sinh Thái Lan chọn cầu mây vì nó thông dụng, dễ chơi lại có thể chơi cá nhân hoặc theo nhóm tùy theo sở thích.

Kỳ tích của cầu mây Việt Nam ở Asiad

Tại Asiad 2006 tổ chức ở Doha (Qatar), thể thao Việt Nam đứng trước nguy cơ không đạt chỉ tiêu về số HCV. Rất nhiều môn thể thao thế mạnh của Việt Nam khi đó chỉ giành được HCB hoặc HCĐ. Đúng lúc ấy, các cô gái của đội cầu mây nữ Việt Nam lên tiếng. Tuyển cầu mây nữ Việt Nam xuất sắc đánh bại Myanmar ở nội dung đôi nữ và Thái Lan ở nội dung đồng đội nữ để giành 2 HCV.

Từ kỳ tích Doha, các VĐV cầu mây Việt Nam tiếp tục gặt hái thành công ở đấu trường châu Á. Có điều kể từ đó tới nay, thành tích tốt nhất Việt Nam có thể giành được chỉ là HCB. Tại Asiad Palembang 2018, Việt Nam có 1 HCB nội dung đồng đội nữ 4 người, và 1 HCĐ nội dung regu đồng đội nữ.

Du nhập sang châu Âu

Hiện tại cầu mây đã được đưa đến nhiều châu lục trên thế giới, bao gồm cả châu Mỹ và châu Âu. Tại Anh, các HLV thể dục học đường khuyến khích học sinh chơi cầu mây vì nó bổ trợ rất tốt cho sức khỏe. Hiệp hội cầu mây Anh quốc còn quảng cáo: “Nếu Wayne Rooney muốn lập siêu phẩm móc bóng mỗi ngày, anh ấy nên đi học cầu mây. Các bạn cũng vậy”.

Cầu mây cũng có “ngoại binh”

Australia không chỉ là một thành viên của Đông Nam Á trong môn bóng đá. Thời gian qua, họ thậm chí còn đi đầu trong phong trào sử dụng VĐV nhập tịch khi thi đấu cầu mây. Tại giải vô địch cầu mây thế giới 2015, đội tuyển Australia mang đến cặp anh em gốc Thái Lan tên Veng Thao và Pheng Thao. Bộ đôi này thậm chí còn bất ngờ giành HCV ở nội dung đôi nam.

Phim hoạt hình về cầu mây

Không phải Nhật Bản hay Hàn Quốc, Philippines mới là quốc gia đầu tiên ra mắt một bộ phim hoạt hình về môn cầu mây. Nhà sản xuất Studio Sinag chia sẻ, họ làm bộ phim này với hy vọng người Philippines có thể quan tâm hơn đến môn thể thao mang bản sắc Đông Nam Á. Chỉ trong hai tuần, đoạn quảng cáo phim trở thành hiện tượng trên mạng xã hội với hơn 10 triệu lượt xem tại Philippines.

Chủ đề