Ngạch chức danh nghề nghiệp là gì

Chức danh nghề nghiệp là gì? Việc bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp với viên chức được quy định thế nào? - Duy Minh (Đồng Nai)

Ngạch chức danh nghề nghiệp là gì

Chức danh nghề nghiệp là gì? Quy định về bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp với viên chức (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Chức danh nghề nghiệp là gì?

Theo khoản 1 Điều 8 thì chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

2. Quy định về bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp với viên chức

Quy định về bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp với viên chức theo 31 như sau:

- Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;

+ Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.

- Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

- Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.

3. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp

Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp theo Điều 11 như sau:

- Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.

- Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

- Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

- Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

- Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

4. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương theo Điều 12 như sau:

- Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi theo Điều 13 như sau:

- Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

- Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

- Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Chức danh nghề nghiệp viên chức là gì? Quy định về mã số tiêu chuẩn cũng như việc thay đổi, thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định như thế nào? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin chi tiết các bạn nhé.

Chức danh nghề nghiệp viên chức thực chất là tên gọi thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức trong tất cả các lĩnh vực.

Ví dụ: Chức danh nghề nghiệp giáo viên trong lĩnh vực giáo dục, chức danh nghề nghiệp y bác sĩ trong lĩnh vực y tế… Việc tuyển dụng viên chức trong các cơ quan nhà nước phải căn cứ vào nhu cầu thực tế vị trí việc làm; phải căn cứ vào điều kiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đó.

Phân loại chức danh nghề nghiệp viên chức

Tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP phân loại viên chức theo vị trí việc làm (bao gồm viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý) và theo CDNN (Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng 1, 2, 3 và 4).

Đến ngày 25/9/2020, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 29 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Tại Điều 3 tại Nghị định này phân loại viên chức theo 02 tiêu chí:

  • Phân loại theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý;
  • Phân loại theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ CDNN có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp.

Có thể thấy, hiện tại viên chức không còn được phân loại theo vị trí việc làm nữa mà thay vào là phân loại theo chức trách và nhiệm vụ đào tạo.

Xem thêm: Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ

Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp

Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 ban hành về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm:

Căn cứ xác định vị trí việc làm của viên chức:

  • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Mức độ phức tạp, tính chất và đặc điểm công việc; quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Căn cứ xác định số lượng người làm việc:

  • Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin.
  • Thực trạng quản lý cũng như sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.

Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp:

  • Danh mục vị trí việc làm.
  • Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm.
  • Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm…

    Ngạch chức danh nghề nghiệp là gì
    Thông tư quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

    Xem thêm: Điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp ngành y tế

Thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức

Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được quy định tại Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP với 3 trường hợp sau:

  • Chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm của viên chức.
  • Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp của viên chức.
  • Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh nghề nghiệp viên chức được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Tiêu chuẩn, điều kiện thay đổi, xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định tại Điều 30. Nghị định 115.

  • Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp được thực hiện khi viên chức thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp viên chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới.
  • Viên chức được xét chuyển chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức được chuyển.
  • Ngoài ra khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp không kết hợp nâng bậc lương.
    Xem thêm: hạng chức danh nghề nghiệp bảo vệ

Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức

Tại Điều 42 Nghị định 115 quy định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức. Theo đó, trong thời gian chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển như sau:

  • Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức trúng tuyển; sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương
  • Kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III và hạng IV viên chức: Cán bộ đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định theo thẩm quyền hoặc phân cấp việc quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển.

Việc xếp lương ở chức danh nghề nghiệp viên chức mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định chức danh nghề nghiệp viên chức hiện hành.

Ngạch chức danh nghề nghiệp là gì
Quy định mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

2 Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức

Ngạch viên chức được quy định thành các mã ngạch, và người ta căn cứ vào đó để làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước, cũng như để tính lương cho các đối tượng này.

Ở từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành những ngạch khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ chia thành các bảng, đối với viên chức mã ngạch sẽ được chia thành 06 bảng, cụ thể như bên dưới.

Viên chức có 5 bảng mã ngạch gồm:

  • Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp
  • Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính
  • Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên
  • Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự
  • Ngạch nhân viên

Dưới đây là tổng hợp danh mục các ngạch công chức, viên chức các ngành mới nhất giúp cho học viên tra cứu ngạch, mã số, viên chức của các ngành làm căn cứ để xây dựng các bảng lương.

Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp (Xếp lương viên chức loại A3)

TT Ngạch Mã số 1 Giảng viên cao cấp hạng I V.07.01.01 2 Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp hạng I V.07.08.20 3 Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) V.09.02.01 4 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I V.09.02.05 5 Bác sĩ cao cấp (hạng I) V.08.01.01 6 Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) V.08.02.04 7 Dược sĩ cao cấp (hạng I) V.08.08.20 8 Y tế công cộng cao cấp (hạng I) V.08.04.08 9 Đạo diễn nghệ thuật hạng I V.10.03.08 10 Diễn viên hạng I V.10.04.12 11 Di sản viên hạng I V.10.05.29 12 Huấn luyện viên cao cấp (Hạng I) V.10.01.01 13 Nghiên cứu viên cao cấp (Hạng I) V.05.01.01 14 Kỹ sư cao cấp (Hạng I) V.05.02.05 15 Âm thanh viên hạng I V11.09.23 16 Phát thanh viên hạng I V11.10.27 17 Kỹ thuật dựng phim hạng I V11.11.31 18 Quay phim hạng I V11.12.35 19 Biên tập viên hạng I V.11.01.01 20 Phóng viên hạng I V.11.02.04 21 Biên dịch viên hạng I V.11.03.07 22 Đạo diễn truyền hình hạng I V.11.04.10 23 Kiến trúc sư Hạng I V.04.01.01 24 Thẩm kế viên hạng I V.04.02.04 25 Họa sĩ hạng I V.10.08.25 26 Công nghệ thông tin hạng I V. 11.06.12 27 An toàn thông tin hạng I V.11.05.09 28 Thư viện viên hạng I V.10.02.30

Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính (Xếp lương viên chức loại A2)

TT Ngạch Mã số1 Giảng viên chính (hạng II) V.07.01.02 2 Giáo viên dự bị đại học hạng I V.07.07.17 3 Giáo viên dự bị đại học hạng II V.07.07.18 4 Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng II) V.07.08.21 5 Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) V.09.02.02 6 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II V.09.02.06 7 Giáo viên trung học phổ thông (hạng I) V.07.05.13 8 Giáo viên trung học phổ thông (hạng II) V.07.05.14 9 Giáo viên trung học cơ sở hạng I V.07.04.30 10 Giáo viên trung học cơ sở hạng II V.07.04.31 11 Giáo viên tiểu học hạng I V.07.03.27 12 Giáo viên tiểu học hạng II V.07.03.28 13 Giáo viên mầm non hạng I V.07.02.24 14 Bác sĩ chính (hạng II) V.08.01.02 15 Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) V.08.02.05 16 Dược sĩ chính (hạng II) V.08.08.21 17 Điều dưỡng hạng II V.08.05.11 18 Hộ sinh hạng II V.08.06.14 19 Kỹ thuật y hạng II V.08.07.17 20 Y tế công cộng chính (hạng II) V.08.04.09 21 Dinh dưỡng hạng II V.08.09.24 22 Dân số viên hạng II V.08.10.27 23 Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động (hạng II) V.09.03.01 24 Công tác xã hội viên chính (hạng II) V.09.04.01 25 Đạo diễn nghệ thuật hạng II V.10.03.09 26 Diễn viên hạng II V.10.04.13 27 Di sản viên hạng II V.10.05.16 28 Huấn luyện viên chính (hạng II) V.10.01.02 29 Nghiên cứu viên chính (Hạng II) V.05.01.02 30 Kỹ sư chính (Hạng II) V.05.02.06 31 Âm thanh viên hạng II V11.09.24 32 Phát thanh viên hạng II V11.10.28 33 Kỹ thuật dựng phim hạng II V11.11.32 34 Quay phim hạng II V11.12.36 35 Biên tập viên hạng II V.11.01.02 36 Phóng viên hạng II V.11.02.05 37 Biên dịch viên hạng II V.11.03.08 38 Đạo diễn truyền hình hạng II V.11.04.11 39 Kiến trúc sư Hạng II V.04.01.02 40 Thẩm kế viên hạng II V.04.02.05 41 Họa sĩ hạng II V.10.08.26 42 Chẩn đoán viên bệnh động vật hạng II V.03.04.10 43 Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II V.03.05.13 44 Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng II V.03.06.16 45 Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng II V.03.07.19 46 Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II V.03.01.01 47 Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II V.03.02.04 48 Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II V.03.03.07 49 Kiểm nghiệm viên thủy sản hạng II V.03.08.22 50 Khuyến nông viên chính (hạng II) V.03.09.25 51 Quản lý bảo vệ rừng viên chính (hạng II) V.03.10.28 52 Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng II V.06.03.07 53 Phương pháp viên hạng II V.10.06.19 54 Hướng dẫn viên văn hóa hạng II V.10.07.22 55 Lưu trữ viên chính (hạng II) V.01.02.01 56 Thư viện viên hạng II V.10.02.05 57 Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II V.06.05.13 58 Công nghệ thông tin hạng II V. 11.06.13 59 An toàn thông tin hạng II V.11.05.10 60 Trợ giúp viên pháp lý hạng II V02.01.01 61 Địa chính viên hạng II V.06.01.01 62 Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II V.06.02.04 63 Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II V.06.04.10 64 Đo đạc bản đồ viên hạng II V.06.06.16

Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên (xếp lương viên chức loại A1)

TT Ngạch Mã số1 Giảng viên (hạng III) V.07.01.03 2 Trợ giảng (Hạng III) V.07.01.23 3 Giáo viên dự bị đại học hạng II V.07.07.19 4 Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng III) V.07.08.22 5 Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) V.09.02.03 6 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III V.09.02.07 7 Giáo viên trung học phổ thông hạng III V.07.05.15 8 Giáo viên trung học cơ sở hạng III V.07.04.32 9 Giáo viên tiểu học hạng III V.07.03.29 10 Giáo viên mầm non hạng II 07.02.25 11 Bác sĩ (hạng III) V.08.01.03 12 Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) V.08.02.06 13 Dược sĩ (hạng III) V.08.08.22 14 Điều dưỡng hạng III V.08.05.12 15 Hộ sinh hạng III V.08.06.15 16 Kỹ thuật y hạng III V.08.07.18 17 Dinh dưỡng hạng III V.08.09.25 18 Y tế công cộng (hạng III) V.08.04.10 19 Dân số viên hạng III V.08.10.28 20 Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (hạng III) V.09.03.02 21 Công tác xã hội viên (hạng III) V.09.04.02 22 Đạo diễn nghệ thuật hạng III V.10.03.10 23 Diễn viên hạng III V.10.04.14 24 Di sản viên hạng III V.10.05.17 25 Huấn luyện viên (hạng III) V.10.01.03 26 Nghiên cứu viên (Hạng III) V.05.01.03 27 Kỹ sư (Hạng III) V.05.02.07 28 Âm thanh viên hạng III V11.09.25 29 Phát thanh viên hạng III V11.10.29 30 Kỹ thuật dựng phim hạng III V11.11.33 31 Quay phim hạng III V11.12.37 32 Biên tập viên hạng III V.11.01.03 33 Phóng viên hạng III V.11.02.06 34 Biên dịch viên hạng III V.11.03.09 35 Đạo diễn truyền hình hạng III V.11.04.12 36 Kiến trúc sư Hạng III V.04.01.03 37 Thẩm kế viên hạng III V.04.02.06 38 Họa sĩ hạng III V.10.08.27 39 Chẩn đoán viên bệnh động vật hạng III V.03.04.11 40 Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III V.03.05.14 41 Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng III V.03.06.15 42 Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III V.03.07.20 43 Kiểm nghiệm viên thủy sản hạng III V.03.08.23 44 Khuyến nông viên (hạng III) V.03.09.26 45 Quản lý bảo vệ rừng viên (hạng III) V.03.10.29 46 Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III V.03.01.02 47 Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III V.03.02.05 48 Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III V.03.03.08 49 Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng III V.06.03.08 50 Phương pháp viên hạng III V.10.06.20 51 Hướng dẫn viên văn hóa hạng III V.10.07.23 52 Lưu trữ viên (hạng II) V.01.02.02 53 Thư viện viên hạng III V.10.02.06 54 Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III V.06.05.14 55 Công nghệ thông tin hạng III V. 11.06.14 56 An toàn thông tin hạng III V.11.05.11 57 Trợ giúp viên pháp lý hạng III V02.01.02 58 Địa chính viên hạng III V.06.01.02 59 Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III V.06.02.05 60 Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III V.06.04.11 61 Đo đạc bản đồ viên hạng III V.06.06.17

Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự (xếp lương viên chức loại A0)

TT Ngạch Mã số1 Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) V.09.02.04 2 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III V.09.02.08 3 Giáo viên mầm non hạng III 07.02.26 4 Dinh dưỡng hạng IV V.08.09.26

Ngạch nhân viên (xếp lương viên chức loại B)

TT Ngạch Mã số1 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV V.09.02.09 2 Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật (hạng IV) V.07.06.16 3 Y sĩ hạng IV V.08.03.07 4 Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (hạng IV) V.09.03.03 5 Nhân viên công tác xã hội (hạng IV) V.09.04.03 6 Đạo diễn nghệ thuật hạng IV V.10.03.11 7 Diễn viên hạng IV V.10.04.15 8 Di sản viên hạng IV V.10.05.18 9 Hướng dẫn viên (hạng IV) V.10.01.04 10 Trợ lý nghiên cứu (hạng IV) V.05.01.04 11 Kỹ thuật viên (hạng IV) V.05.02.08 12 Âm thanh viên hạng IV V11.09.26 13 Phát thanh viên hạng IV V11.10.30 14 Kỹ thuật dựng phim hạng IV V11.11.34 15 Quay phim hạng IV V11.12.38 16 Thẩm kế viên hạng IV V.04.02.07 17 Họa sĩ hạng IV V.10.08.28 18 Chẩn đoán viên bệnh động vật hạng IV V.03.04.12 19 Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng IV V.03.05.15 20 Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng IV V.03.06.16 21 Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng IV V.03.07.21 22 Kỹ thuật viên kiểm nghiệm thủy sản hạng IV V.03.08.24 23 Kỹ thuật viên khuyến nông (hạng IV) V.03.09.27 24 Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng (hạng IV) V.03.10.30 25 Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV V.03.01.03 26 Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV V.03.02.06 27 Kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV V.03.03.09 28 Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng IV V.06.03.09 29 Phương pháp viên hạng IV V.10.06.21 30 Hướng dẫn viên văn hóa hạng IV V.10.07.24 31 Lưu trữ viên trung cấp (hạng IV) V.01.02.03 32 Thư viện viên hạng IV V.10.02.07 33 Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III V.06.05.14 34 Y công 16.129 35 Hộ lý 16.130 36 Nhân viên nhà xác 16.131 37 Dược tá 16.136 38 Công nghệ thông tin hạng IV V. 11.06.15 39 An toàn thông tin hạng IV V.11.05.12 40 Địa chính viên hạng IV V.06.01.03 41 Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV V.06.02.06 42 Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV V.06.04.12 43 Đo đạc bản đồ viên hạng IV V.06.06.18

Ngạch chức danh nghề nghiệp là gì
Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

3 Các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức

Khoản 1 điều 2 nghị định 115/2020/NĐ-CP nêu rõ: Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Cũng theo quy định thì tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ bao gồm các tiêu chuẩn:

  • Tên chức danh nghề nghiệp viên chức.
  • Nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
  • Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp viên chức.
  • Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
  • Tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của viên chức.

Việc xếp hạng viên chức theo chức danh nghề nghiệp từ thấp tới cao tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công việc mà viên chức đảm nhận trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Như vậy theo quy định tại Nghị định 115 thì phân hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức như sau:

  • Chức danh nghề nghiệp hạng I
  • Chức danh nghề nghiệp hạng II
  • Chức danh nghề nghiệp hạng III
  • Chức danh nghề nghiệp hạng IV
  • Chức danh nghề nghiệp hạng V

So với Luật Viên chức năm 2010 thì tại Nghị định 115 Chính phủ đã bổ sung thêm một chức danh nghề nghiệp là chức danh nghề nghiệp hạng V. Đây là hạng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức mới nhất và thấp nhất.

Đối với việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định; phải có các chứng chỉ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng trong quá trình bồi dưỡng đào tạo.

Hy vọng với những thông tin trên đây, quý học viên đã hiểu rõ hơn về chức danh nghề nghiệp viên chức. Để được tư vấn và lựa chọn các khóa học bồi dưỡng các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.