Người bị sỏi thận uống bao nhiêu nước là được năm 2024

SKĐS - Khi bị sỏi thận, sự quan trọng của việc uống đủ nước là rất quan trọng. Đối với những người bị sỏi thận, việc uống nước thích hợp có thể giúp loại bỏ sỏi một cách tự nhiên và hiệu quả.

Tôi đi khám sức khỏe định kỳ và phát hiện bị sỏi thận nhỏ. Người thân trong gia đình biết chuyện nên bắt tôi uống nhiều nước lọc mỗi ngày vì nghĩ rằng nước sẽ làm tan sỏi. Tuy nhiên, uống nhiều nước khiến tôi chán và muốn chuyển sang một số loại nước khác như nước chanh, nước nho... Xin hỏi quý báo, người bị sỏi thận, ngoài nước lọc có thể uống thêm các loại nước khác không?

Bùi Văn Báu (Hà Tĩnh)

Nước tinh khiết hay nước lọc là lựa chọn tốt nhất cho việc giảm sỏi thận. Nước tinh khiết không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn làm sạch niệu quản và hỗ trợ quá trình loại bỏ sỏi thận.

Đối với những người bị sỏi thận, cần uống ít nhất 8 - 10 ly nước tương đương 2 - 3 lít nước lọc mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể và giúp loại bỏ sỏi thận một cách tự nhiên. Tuy nhiên, uống nước nhiều bệnh nhân chán nên có thể chuyển sang các loại nước khác sao cho một ngày được 2-3 lít.

Người bị sỏi thận uống bao nhiêu nước là được năm 2024

Một số loại nước khác thay thế nước tinh khiết như:

- Nước chanh: Chanh chứa axit citric, giúp hòa tan các tinh thể muối và khoáng chất trong thận. Nhờ đó mà uống nước chanh đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm kích thước sỏi trong thận, việc tống sỏi ra ngoài cũng dễ dàng hơn. Uống nước chanh thường xuyên có thể giảm nguy cơ tái phát sỏi thận.

- Nước dứa: Dứa có chứa enzyme bromelain và lượng acid citric dồi dào có tác dụng hạn chế quá trình tích tụ của các chất độc hại trong thận. Đồng thời, nước dứa cũng làm tăng lượng nước tiểu và kháng vi khuẩn, kích thích hệ tiêu hoá và tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó có thể ngăn chặn sự hình thành sỏi mới.

- Nước ép lựu đỏ: Nước lựu đỏ có tác dụng làm sạch niệu quản và giảm nguy cơ tái phát sỏi thận. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ không nên uống quá nhiều nước ép lựu sẽ gây ra những tác dụng ngược đến sức khoẻ như hạ huyết áp, rối loạn chuyển hoá...

- Nước râu ngô: Râu ngô là một loại thuốc Đông y có tính lợi tiểu, giúp tống thải chất cặn bã ra ngoài, ngăn chặn khả năng hình thành sỏi.

Nước dừa: Là thức uống giải khát có tác dụng lợi tiểu, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm… ngăn chặn tình trạng tích tụ các chất độc hại dẫn đến hình thành sỏi thận.

Thành phần chất khoáng và vitamin trong nước dừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 - 2 quả. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, người có huyết áp thấp hoặc thừa cân, béo phì thì cần thận trọng khi uống nước dừa.

Sỏi đường tiết niệu là những tinh thể rắn, hình thành trong thận từ các chất có trong nước tiểu. Những viên sỏi có kích thước khác nhau, có thể lớn đến vài cm gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu, từ thận đến bàng quang.

Nếu không điều trị, sỏi sẽ rơi xuống niệu quản hoặc phát triển tại chỗ (tạị thận và càng ngày càng lớn gây ra bệnh thận ứ nước, nhiễm trùng và tổn thương làm hư thận).

Theo Bác sĩ Vũ Đình Kha, Trưởng khoa Tiết niệu, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, các triệu chứng thường gặp khi bị sỏi thận là đau vùng hông lưng lan ra phía trước bụng, có thể đau đột ngột từng cơn hoặc đau liên tục, dữ dội.

Người bị sỏi thận uống bao nhiêu nước là được năm 2024

Một bệnh nhân bị sỏi thận đang được tán sỏi ngoài cơ thể tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn. Ảnh: HL

Phần lớn không tìm thấy nguyên nhân gây ra sỏi thận. Tuy nhiên, khoảng 10% có nguyên nhân tạo sỏi như mắc dị tật bẩm sinh có tắc nghẽn hệ tiết niệu (niệu quản đôi, đài bể thận đôi, van niệu đạo,…). Hoặc có thể do nhiễm trùng tiết niệu (viêm đường tiểu), các bệnh làm tăng canxi trong máu như gãy xương, bệnh tuyến giáp, bệnh gout (tăng acid uric làm hình thành sỏi).

Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt như uống ít nước, nhịn tiểu, ăn quá nhiều muối và dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận. Nữ giới thường mắc sỏi thận nhiều hơn nam giới và bệnh thường xảy ra ở những vùng có khí hậu nắng nóng. Sỏi dưới 5mm, khi chưa có triệu chứng rõ rệt thì chưa cần can thiệp, chỉ điều trị nội khoa. Tán sỏi ngoài cơ thể thường cho kết quả tốt trong trường hợp kích thước sỏi dưới hai cm.

Để phòng ngừa bệnh sỏi thận, các bác sĩ khuyên nên có chế độ ăn không quá nhiều canxi và uống đủ nước theo cân nặng của cơ thể. Cách tính lượng nước cần uống mỗi ngày như sau: Trọng lượng cơ thể (kg) x 0.033 (lít); nếu có vận động, tập thể thao (các hoạt động ra mồ hôi nhiều) thì cứ mỗi 30 phút vận động cộng thêm 355ml nước.

Ngoài ra, để phát hiện sớm sỏi đường tiết niệu cần khám sức khỏe định kỳ. Trường hợp có triệu chứng đau như trên, kết hợp với siêu âm bụng để phát hiện sỏi. Khi đã phát hiện có sỏi đường tiết niệu nên theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Hiện nay, giới y khoa có rất nhiều phương pháp trị sỏi thận nhưng tán sỏi ngoài cơ thể được xem là giải pháp hiện đại, hiệu quả nhất bởi máy hoạt động theo nguyên lý dùng sóng chấn động ở bên ngoài cơ thể, tập trung vào viên sỏi với một áp lực lớn khiến viên sỏi vỡ và sau đó theo nước tiểu ra ngoài.

Do không xâm lấn nên phương pháp không gây nguy hiểm, tránh phải phẫu thuật, tránh được các biến chứng của vết mổ và hồi phục nhanh. Đây là thủ thuật được thực hiện trong vòng 30 - 45 phút, tùy kích cỡ của sỏi, khắc phục tình trạng sót sỏi trong phẫu thuật lấy sỏi, nhờ khả năng cho phép kiểm tra toàn bộ các đài bể thận và niệu quản. BV Hoàn Mỹ Sài Gòn đã đưa phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể để điều trị bệnh nhân từ năm 2005 và đã điều trị thành công cho hơn 5000 ca bệnh.