Nguyên nhân bệnh chán ăn

Chán ăn mệt mỏi là tình trạng tương đối phổ biến hiện nay. Tuy nhiên phần lớn người mắc bệnh chưa ý thức được hậu quả và các biến chứng nguy hiểm khi trạng thái chán ăn mệt mỏi kéo dài. Để hiểu rõ mức độ nguy hiểm của chứng chán ăn mệt mỏi, hãy cùng theo dõi chia sẻ về chán ăn là bệnh gì, nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh từ bác sĩ của Nutrihome.

Nguyên nhân bệnh chán ăn

Chán ăn là bệnh gì?

Mệt mỏi chán ăn là tình trạng bị suy giảm khẩu vị, mất hứng thú hoặc không có cảm giác thèm muốn ăn uống, kể cả món bạn yêu thích. Ngoài triệu chứng chán ăn, cơ thể có thể xuất hiện thêm các triệu chứng dễ nhận biết khác như sụt cân liên tục, suy dinh dưỡng nếu tình trạng kéo dài.

Đề cập đến tình trạng ăn không ngon miệng, bác sĩ nhấn mạnh đây có thể là biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều bệnh lý. Bên cạnh yếu tố bệnh lý, chán ăn mệt mỏi còn được cho là có liên quan đến một số yếu tố tâm lý khác như mặc cảm ngoại hình, áp lực cân nặng,…

Bác sĩ cho biết, tình trạng này thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân không thể nhận thức được các dấu hiệu bất thường này. Do đó, bạn không nên tránh chủ quan trước những cảnh báo của cơ thể.

Ai dễ mệt mỏi chán ăn?

Trạng thái chán ăn mệt mỏi có thể ảnh hưởng tất cả các đối tượng ở mọi lứa tuổi. Nhiều báo cáo chỉ ra, tình trạng này phổ biến hơn ở nữ giới trong độ tuổi từ 12 – 25 tuổi. Tuy nhiên, ngày càng nhiều đối tượng nam giới, phụ nữ trên 40 tuổi và trẻ nhỏ dưới 7 tuổi cũng được đánh giá và ghi nhận là mắc chứng chán ăn mệt mỏi.

8 nguyên nhân gây ra bệnh biếng ăn ở người lớn

Bác sĩ cho biết, xác định nguyên nhân gây bệnh chán ăn ở người trưởng thành không đơn giản. Chứng biếng ăn có thể xuất hiện do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Trong phần lớn các trường hợp, chứng biếng ăn sẽ tự biến mất sau khi tác nhân gây bệnh được giải quyết triệt để. Một số tác nhân chủ yếu gây chán ăn mệt mỏi có thể kể đến gồm có:

1. Chán ăn mệt mỏi do thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh là một trong những tác nhân chính dẫn đến tình trạng chán ăn mệt mỏi. Duy trì lối sống lành mạnh giúp cơ thể trao đổi chất hiệu quả, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mạn tính. Ngược lại, khi bạn ăn ngủ không điều độ, tiêu thụ thực phẩm thiếu chất có thể gây suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, việc kết hợp thêm những thói quen xấu khác như sử dụng chất kích thích có hại, lười vận động, làm việc quá sức,… sẽ khiến triệu chứng thêm phần nghiêm trọng.

2. Ăn kiêng quá mức, không hợp lý

Sở hữu ngoại hình hoàn hảo là mục tiêu của phần lớn người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ. Do đó, ăn kiêng đã trở thành một giải pháp giảm cân nhanh được nhiều người lựa chọn. Mặc dù phương pháp này tương đối hiệu quả, tuy nhiên việc ăn kiêng quá mức hoặc bất hợp lý có thể gây mệt mỏi chán ăn do nhịn ăn kéo dài.

3. Mệt mỏi chán ăn do vi khuẩn và virus

Một số trường hợp có thể mắc bệnh chán ăn do tác động của vi khuẩn và virus. Những tác nhân này gây nhiễm trùng ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể như phổi, đường hô hấp, dạ dày, đại tràng, ruột, màng não,… và dẫn đến chứng chán ăn. Nếu tình trạng này được điều trị dứt điểm, khẩu vị có thể khôi phục như ban đầu nhanh chóng.

4. Chứng biếng ăn do tâm lý

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, các tác nhân tâm lý cũng là nguyên nhân gây nên chứng biếng ăn. Các tác nhân tâm lý như áp lực, căng thẳng đến từ cuộc sống, công việc hoặc tâm trạng tiêu cực như lo lắng, muộn phiền,… Tâm lý xấu kéo dài có thể làm suy giảm khẩu vị, làm người bệnh mất cảm giác ngon miệng và hứng thú ăn uống.

Nguyên nhân bệnh chán ăn

Mặc cảm về ngoại hình là một trong những tác nhân tâm lý gây ra chứng biếng ăn ở người trưởng thành

Bên cạnh đó, nhiều đối tượng có nguy cơ mắc chứng biếng ăn tâm thần do tự ti về ngoại hình, ám ảnh cân nặng hoặc nghiện giảm cân. Người mắc chứng bệnh này thường cảm thấy sợ hãi mỗi khi cân nặng tăng vì vậy họ kiềm chế cơn đói trong vô thức hoặc cố nhịn ăn để giảm cân. Chính tâm lý tiêu cực này làm tăng nguy cơ thiếu chất, biếng ăn và suy dinh dưỡng ở người lớn.

5. Người mệt mỏi chán ăn do bệnh lý cơ thể

Bên cạnh các nguyên do đến từ lối sống, chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, mệt mỏi chán ăn có thể là biểu hiện hoặc biến chứng của một số bệnh lý. Những bệnh lý nguy hiểm gây chán ăn mệt mỏi gồm có:

Các bệnh lý tiêu hóa

Người mắc những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột,… thường cảm thấy ăn không ngon miệng, mất khẩu vị. Bệnh lý tiêu hóa không chỉ gây ảnh hưởng đến khẩu vị mà còn gây cảm giác khó chịu như chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu. Ngoài ra, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể khi mắc bệnh cũng bị suy giảm, từ đó làm bạn suy nhược, thiếu chất.

Tiểu đường

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, bệnh đái tháo đường khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến khẩu vị, từ đó gây nên trạng thái chán ăn bỏ bữa. Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng nhằm kiểm soát đường cũng khiến người bệnh thêm phần căng thẳng mệt mỏi và chán ăn.

Thiếu máu

Khi cơ thể bị thiếu máu, quá trình vận chuyển dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng cơ thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này tác động đến chức năng của các cơ quan và làm chậm quá trình trao đổi chất, gây nên biểu hiện chán ăn mệt mỏi.

Các bệnh về gan mật

Các bệnh lý liên quan đến gan mật làm suy giảm chức năng của cơ quan, từ đó gây khó khăn cho quá trình nạp, hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chức năng đào thải độc tố có hại trong cơ thể cũng bị cản trở, khiến cơ thể hấp thụ ngược các chất có hại và gây mệt mỏi chán ăn.

Rối loạn, viêm nhiễm hô hấp

Tình trạng rối loạn, viêm nhiễm hô hấp thường đi kèm với một số biểu hiện như ho, viêm họng, viêm phổi, sốt cao,… Các triệu chứng bệnh này khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược và dẫn đến chán ăn.

Bên cạnh những chứng bệnh trên, một số loại ung thư cũng có khả năng gây chán ăn mệt mỏi. Ví dụ như, các khối u ác tính hình thành ở các bộ phận dạ dày, ruột, tuyến tụy, buồng trứng. Các biện pháp điều trị ung thư cũng có thể làm thay đổi mùi vị thức ăn hoặc giảm cảm giác thèm ăn. (1)

6. Tác dụng phụ của một số thuốc là tác nhân gây chán ăn

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khẩu vị của bạn, khiến bạn bị chán ăn mệt mỏi. Những loại thuốc gây chán ăn mệt mỏi bao gồm thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh, thuốc thuộc nhóm opioid (amphetamine, cocaine, codein, heroin, morphine).

7. Rối loạn giấc ngủ

Những người bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ cao mắc bệnh biếng ăn. Khi cơ thể bị mất ngủ, hoặc ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó, cơ thể bị suy nhược, lâu dài gây nên bệnh biếng ăn.

8. Thiếu vitamin và khoáng chất

Ngoài những nguyên nhân kể trên, biếng ăn, mất khẩu vị có thể là biểu hiện của việc thiếu vitamin và khoáng chất. Khi thiếu vitamin B12 hoặc thiếu sắt, bạn sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, táo bón,… Khác với chứng biếng ăn do thói quen ăn uống, sinh hoạt, bệnh chán ăn do bệnh lý không thể tự hết và phục hồi, vì vậy bạn nên cảnh giác khi chán ăn mệt mỏi kéo dài và không thuyên giảm.

Chán ăn mệt mỏi kéo dài có nguy hiểm không?

Chán ăn mệt mỏi có thể hồi phục như ban đầu và không gây bất kỳ ảnh hưởng nguy hiểm nào đối với sức khỏe nếu do các tình trạng tạm thời như lối sống thiếu khoa học, stress kéo dài. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan trước dấu hiệu của các bệnh lý, chứng biếng ăn sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất và tinh thần.

Chán ăn mệt mỏi kéo dài không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Khẩu vị kém, mất hứng thú ăn uống khiến cơ thể bạn không thể nhận đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để cơ thể hoạt động. Ngoài ra, mệt mỏi chán ăn sụt cân khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và đẩy nhanh sự lão hóa của cơ thể.

Nguyên nhân bệnh chán ăn

Bệnh chán ăn kéo dài làm thể chất và tinh thần bạn suy kiệt

Thiếu đi nguồn dinh dưỡng cũng tác động không nhỏ đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, nội tiết, hô hấp,… Tình trạng suy nhược kéo dài làm suy giảm chức năng của các bộ phận, từ đó gây ra các bệnh mạn tính. Cơ thể mệt mỏi chán ăn kéo dài có thể biến chứng thành bệnh biếng ăn mạn tính, thậm chí gây tử vong. Thống kê chỉ ra, khoảng 30% người bệnh chán ăn chuyển thành bệnh mạn tính và 10% người mắc bệnh này bị tử vong.

Có thể thấy, chứng chán ăn mệt mỏi gây nên những hệ lụy tiêu cực đối với sức khỏe. Căn bệnh này không chỉ gây suy giảm thể lực, ảnh hưởng đến vóc dáng và vẻ bề ngoài mà còn tác động đến sức khỏe tinh thần. Khi cơ thể bị suy kiệt do biếng ăn, tốc độ thoái hóa hệ thần kinh cũng tăng tốc, khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh thần kinh, tâm lý u uất, trầm cảm.

Phương pháp điều trị chán ăn mệt mỏi ở người lớn

Tùy theo tình trạng, nguyên nhân gây bệnh chán ăn mà phương pháp điều trị của mỗi người sẽ không giống nhau. Nếu nguyên nhân đến từ lối sống, sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh, bạn chỉ cần điều chỉnh lại để cơ thể tự phục hồi mà không cần đến biện pháp điều trị nào. Bạn nên tạo cho bản thân những thói quen sinh hoạt tích cực giúp khắc phục tình trạng cơ thể mệt mỏi chán ăn như:

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đúng bữa, đủ chất và lượng, tuyệt đối không bỏ bữa.
  • Tập nhai kỹ khi ăn và chia nhỏ khẩu phần ăn để tránh bị khó tiêu, đầy bụng.
  • Xây dựng thực đơn đa dạng với nhiều món ăn, trang trí món ăn đẹp mắt để kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong thực đơn để tăng khả năng hấp thu.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất giúp bổ máu, cải thiện vị giác như nhóm các vitamin A, vitamin E, vitamin B, sắt, kẽm,…
  • Kết hợp chế độ ăn uống với thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và ngủ đúng đủ giấc.

Tuy nhiên, nếu bệnh chán ăn do tình trạng bệnh lý, bạn khó có thể lấy lại khẩu vị theo những cách trên. Lúc này, bạn cần tìm đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Mệt mỏi chán ăn: Khi nào cần thăm khám?

Thông thường, cơ thể bạn có thể tự điều tiết, khôi phục sau chán ăn mệt mỏi khi điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống. Tuy nhiên, nếu bạn đã tự điều trị tại nhà nhưng tình trạng kéo dài nhiều tuần, không thuyên giảm và kèm theo các dấu hiệu khác, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dịch vụ khám dinh dưỡng người lớn tại Nutrihome là một trong dịch vụ khám chữa bệnh uy tín bạn nên tham khảo. Bạn chú ý nên chia sẻ cùng bác sĩ tình trạng sức khỏe cùng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt khi thăm khám nhằm hỗ trợ bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác.

Nguyên nhân bệnh chán ăn

Bạn nên đi khám khi chứng chán ăn không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà

Với quy trình thăm khám chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn, kết hợp với các thiết bị xét nghiệm hiện đại, Nutrihome có thể đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng, xác định nguyên nhân gây bệnh và tư vấn điều trị. Tùy theo tình trạng của mỗi cá nhân, bác sĩ tại Nutrihome sẽ đưa ra phác đồ điều trị, đồng thời hỗ trợ tư vấn xây dựng thực đơn giúp bạn phục hồi nhanh và hiệu quả.

Bác sĩ nhấn mạnh, người bệnh không nên chủ quan trước biểu hiện chán ăn mệt mỏi và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó kiểm soát, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn và khó điều trị.

Nhìn chung, chứng bệnh chán ăn mệt mỏi tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Không chỉ làm cơ thể bạn sụt cân, suy nhược, suy dinh dưỡng mà còn dễ khiến bạn u uất, suy nghĩ tiêu cực. Bởi vậy, bạn không nên chủ quan trước chứng biếng ăn, hãy tìm hiểu và nhận thức tình trạng bệnh kịp thời để điều trị và phục hồi hiệu quả.