Nhà giàu tham việc thất nghiệp tham ăn là gì

Ăn cơm bảy phủ Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)

  • Thưng Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
    Nhà giàu tham việc thất nghiệp tham ăn là gì
    Thưng bằng đồng
  • Đấu Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
  • Ba thưng một đấu Những đóng góp bỏ ra cho việc chung rồi cũng lại cho mình hưởng chứ không mất đi đâu.
  • Ngô Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  • Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị Văn không có ai đứng nhất, võ không có ai đứng nhì. Người theo nghề văn, võ thường thích độc tôn, không chịu nhận ai ngang mình.
  • Vít Có thương tích; tì tích, chuyện xấu, đều hổ thẹn. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  • Ngọc lành có vít Người tốt mấy cũng có tì vết, song không vì thế mà suy giảm giá trị.
  • Thủy tề Chỗ nước sâu, nơi ở của vị thần sông biển (còn gọi là thần Thủy Tề).
  • Ăn như Thủy Tề đánh vực Ăn khoẻ và mau chóng như vua Thủy Tề đánh vỡ đê và xoáy thành vực sâu, chỉ trong chớp mắt là xong. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
  • Vác mồm đi ăn giỗ Chê những kẻ tham ăn, vô lễ, tay không đi ăn giỗ, trong khi lệ thường phải mang theo ít đồ cúng như trái cây, bó hoa, nhang... để tỏ lòng với gia chủ và người quá cố.
  • Chí Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  • Ăn đầu Dần chí Dậu Ăn tham, ăn nhiều và liên tục, ăn từ sáng sớm (giờ Dần) đến chiều tối (giờ Dậu). Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
  • Nam mô A Di Đà Phật Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông. Sau khi đọc bài “ Người Việt uống bia nhiều nhất ASEAN”. Nhiều độc giả VnExpress.net đã lên tiếng quan ngại về vấn đề này. Bạn đọc tên Kim bình luận: “Uống rượu bia nhiều khiến nền kinh tế Việt Nam đang đi xuống, chúng ta cũng là nước có tỷ lệ bệnh tật cao nhất khu vực. Số tiền chi cho rượu bia cũng cao nhất khu vực. Vậy mà chúng ta được xem là nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất nhì thế giới. Thực ra cũng đúng vì nhà nhà nhậu, người người nhậu thì không sung sướng sao được.” Đồng quan điểm này, độc giả Đông Dương nhận định: Người ta thường nói "rượu vào quên hết sầu đau", cứ giữ vững mức tiêu thụ này Việt Nam chúng ta sẽ không có đối thủ về chỉ số hạnh phúc và lạc quan. Bạn đọc Đặng Ngọc Thương hài hước: “Đây phải chăng là một nét “văn hóa”? Đi khắp các ngõ ngách ở Sài Gòn đâu đâu cũng thấy dân nhậu túm năm tụm ba, muốn ký hay duyệt cái gì cũng phải thông qua bàn nhậu. Tôi rời ghế nhà trường được 4 năm thì giờ hầu như không tuần nào là không có dăm ba cuộc nhậu.
    Nhà giàu tham việc thất nghiệp tham ăn là gì
    Nhiều người Việt sẵn sàng nhậu mọi lúc mọi nơi, vì bất cứ lý do gì. Ảnh minh họa: Internet Độc giả Hà Trần bức xúc: “Tôi thấy rất nhiều người đàn ông Việt không có trách nhiệm, không chịu làm việc, không chịu học hành mà chỉ cắm đầu đi nhậu. Các nước trên thế giới cho thấy mọi người đều tất bật cho công việc, không có thời gian đàm tiếu, tụ tập, nhậu nhẹt, còn người Việt lại đi ngược lại. Điều này rất đáng báo động... Mất thời gian, hại sức khỏe, tốn tiền vô bổ, chẳng giúp gì cho xã hội cả". "Thế mới nói 'Đọng lại đằng sau những bữa ăn nhậu là...nợ nần và bệnh tật'. Chẳng lẽ kinh tế của nước ta đã quá cao nên chỉ lo hưởng thụ?” Bạn đọc Trí Việt thì cho rằng đây là một thành tích đáng xấu hổ: "Bao nhiêu lĩnh vực khác như khoa học, kinh tế, công nghiệp ô tô...thì đứng cuối, vậy mà bia thì lúc nào cũng đứng top đầu. Vui vẻ gì cái thành tích này". Trước tình trạng này độc giả Nguyễn Văn đưa ra ý tưởng kinh doanh: "Các nhà đầu tư trên thế giới nên đầu tư vào Việt Nam để xây thật nhiều nhà máy bia, đồng thời cũng xây thật nhiều bệnh viện, đảm bảo hiệu quả kinh tế sẽ cao. Bạn đọc tên Phương gợi ý các nhà sản xuất nên làm cốc bia lớn nhất thế để ghi vào sách kỉ lục Guiness nhằm ghi nhận thành tích ăn nhậu của người Việt. Nước ta nghèo nhất nhưng ăn uống sang nhất, không biết tiết kiệm. Ngày xưa miếng trầu là đầu câu chuyện, ngày nay lấy bia rượu làm đầu câu chuyện. Như vậy thì đến bao giờ quốc gia mới hưng thịnh được? “Người Việt Nam mình nhỏ nhưng dạ dày thì rất to. Nếu chỉ cần nhẩm tính 2.6 tỷ lít x10.000 đồng thì ra một số tiền khủng khiếp. Đây là một con số không nhỏ dành cho việc uống để rồi chạy vào WC hoặc "cười ra thực phẩm" ở đâu đó, kể ra cũng phí phạm. Tuy nhiên đó là một niềm vui của cuộc sống, nhưng nếu hạn chế được một phần thì có thể giúp được rất nhiều người đang còn khó khăn và cũng hạn chế được những hệ lụy do bia gây ra.”- độc giả Phi Hùng nhận định. Bạn đọc Nguyễn Văn Bộ thì hài hước: “Tôi đề nghị chiều nay tất cả người dân Việt Nam đều uống bia ăn mừng thành tích đứng đầu ASEAN này, ít nhất mỗi người một ly, còn không khống chế tối đa. Dô! Trăm phần trăm!” "Trăm năm nước chảy đá mòn. Vài năm bia chảy chỉ còn trơ xương, để lộ ra lá gan bị xơ và ... cái sự nghèo" - bạn đọc VT nhắn nhủ. Bạn đọc Nguyen Hung phát biểu: "Tôi còn nhớ một câu châm ngôn "giàu thì tham việc, thất nghiệp thì tham nhậu ". Mong tầng lớp trẻ Việt nam sẽ thay đổi được tính cách này.