Nhà máy apple tại việt nam ở đầu

17/06/2022 717 dung tin nhung gi toi viet

Đối tác lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple đang đứng trước quyết định mở rộng hệ thống từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nếu điều này xảy ra, người Việt sẽ được hưởng lợi gì? 

Apple sẽ sản xuất trực tiếp tại Việt Nam?

Nguồn tin từ Reuters cho biết, trong cuộc họp cổ đông thường niên, Chủ tịch điều hành của Pegatron - một trong những đối tác sản xuất lớn nhất của Apple đã thông báo về việc mở rộng thị trường sang các nước Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia trước tình hình Covid-19 căng thẳng tại Trung Quốc. Mở rộng và chuyển đổi sản xuất iPhone sang các nước khác là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng thiếu hụt về nhân lực và nguồn cung hàng hóa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn gặp phải các vấn đề thiếu hụt nhân lực, phong tỏa do dịch bệnh… Giám đốc chiến lược của Pegatron cũng chia sẻ về việc Apple đã tác động về quyết định chuyển dời này với nhiều lý do khác nhau để đặt nhà máy tại Việt Nam.  

Bên cạnh đó, sau sự thành công của các nhà máy sản xuất thiết bị của hãng công nghệ lớn tại Việt Nam như Samsung, LG, Xiaomi. Rất có thể Apple sẽ là hãng công nghệ tiếp theo chuyển đến Việt Nam lắp ráp. Hiện nay, tại Việt chưa có nhà máy sản xuất trực tiếp nhưng có đến 31 nhà máy của các đối tác Apple sản xuất các cấu phần điện tử và hoàn thiện lắp ráp sản phẩm.

Nhà máy của Foxconn tại KCN Vân Trung, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Foxconn.

Hiệp định RCEP với 15 thành viên gồm 10 nước ASEAN cùng 5 nước là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. RCEP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, quy mô lên gần 27.000 tỷ USD, chiếm đến 30% tổng GDP toàn cầu, khu vực thị trường có hơn 2,2 tỷ người tiêu dùng.

Trước cơ hội này, Foxconn muốn tận dụng các ưu đãi về thương mại để mở rộng toàn diện các dây chuyền sản xuất tại Việt Nam. Tuy chưa có thông tin chi tiết về những sản phẩm mới, Nikkei cho rằng Foxconn sẽ sản xuất các thành phần máy tính như màn hình.

Tập đoàn này cũng sẽ sớm lập công ty thành viên trong nước.

Mặc dù Trung Quốc là một thành viên của RCEP, những căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến nhiều công ty như Foxconn tìm kiếm các khu vực sản xuất tốt hơn.

Việt Nam có lợi thế là ở sát Trung Quốc, giúp việc nhập linh kiện dễ dàng hơn. Phí nhân công rẻ cùng sự tham gia vào RCEP là những lợi thế khác thu hút Foxconn.

"Làn sóng đầu tư vào Việt Nam của những tập đoàn lớn là rất đáng chú ý", Nikkei trích lời ông Young Liu, Chủ tịch Foxconn. Ông Liu cũng cho biết việc tìm đất ở phía Bắc là "khá khó khăn".

Chủ tịch Foxconn chia sẻ tập đoàn này đang sản xuất nhiều mặt hàng tại Việt Nam, bao gồm TV, linh kiện điện tử và máy tính.

Hiện tại Foxconn có 5 nhà máy tại Việt Nam, tập trung ở các khu công nghiệp đặt tại Bắc Ninh, Bắc Giang.

Mặc dù Trung Quốc vẫn có vị thế quan trọng với Foxconn, tập đoàn này vẫn muốn tăng sản lượng bên ngoài đất nước tỷ dân lên 30%.

Wistron, công ty gia công iPhone cho Apple đã bán cả 2 nhà máy tại Trung Quốc. Rời khỏi Trung Quốc là xu hướng chung của nhiều đối tác Apple.

Dịch chuyển khỏi Trung Quốc cũng là xu hướng chung của nhiều đối tác Apple như Pegatron, Wistron. Pegatron đã chuyển dần mảng sản xuất iPhone sang Ấn Độ, trong khi Wistron bán cả 2 nhà máy lắp ráp iPhone ở Trung Quốc cho một đối tác Apple khác là Luxshare.

Hai công ty nói trên cũng đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam, theo Nikkei.

Luxshare, công ty Trung Quốc sản xuất AirPods cho Apple, cũng đang muốn mở rộng nhà máy ở Bắc Giang. Bloomberg trích lời ông ông Nguyễn Đại Lượng, Phó chủ tịch UBND huyện Việt Yên cho biết Bắc Giang đã cấp đất để xây khu ký túc xá rộng 16 ha cho Luxshare.

Ông Lượng cho biết quyết định này đến sau khi có đề nghị từ Apple.

Sau AirPods Pro thế hệ 2, dòng máy tính bảng iPad dự kiến được Apple gia công tại Việt Nam từ giữa tháng 6.

Apple chuẩn bị dời một phần dây chuyền sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam, nguyên nhân đến từ chính sách phong tỏa tại Thượng Hải khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong nhiều tháng.

BYD, một trong những đối tác lắp ráp iPad lớn đã xây dựng dây chuyền tại Việt Nam để gia công thiết bị. Vào tháng 1, nguồn tin của Nikkei cho biết Apple cân nhắc dời một số dây chuyền sản xuất iPad ra khỏi Trung Quốc, tuy nhiên dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát tại Việt Nam khiến kế hoạch chậm trễ.

Nhà máy iPad đặt tại Phú Thọ

Tháng 12/2021, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Phú Thọ đã cấp giấy phép xây dựng số 33/GPXD cho Công ty TNHH BYD Việt Nam, triển khai dự án Nhà máy điện tử BYD Việt Nam giai đoạn I tại Khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Apple chuẩn bị lắp ráp iPad tại nhà máy đặt ở Việt Nam. Ảnh: The Verge.

Theo kế hoạch đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký vào tháng 9/2021, dự án bao gồm 2 giai đoạn. Nhà máy BYD Việt Nam giai đoạn I gồm nhà xưởng diện tích 200.000 m2, công suất mỗi năm gồm 4.325.069 tablet và 50 triệu sản phẩm lăng kính quang học.

Tổng vốn đầu tư dự án là 6.231 tỷ đồng, tương đương 270 triệu USD. Nhà máy giai đoạn I của BYD dự kiến sản xuất hàng loạt từ tháng 6 năm nay.

Vào tháng 3, Ban Quản lý các KCN đã phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương và Công ty TNHH Điện tử BYD Việt Nam tổ chức diễn đàn trao đổi, cung cấp thông tin về chính sách, quy trình tuyển dụng lao động của công ty.

Nỗ lực khôi phục chuỗi cung ứng

iPad trở thành dòng thiết bị quan trọng thứ 2 của Apple được gia công tại Việt Nam, sau AirPods từ năm 2020. Đây là một phần trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Táo khuyết, cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam với công ty. Năm ngoái, hãng bán 58 triệu iPad trên toàn cầu, phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.

Trước đó, nhà phân tích Ming-Chi Kuo từ TF International Securities cho biết mẫu tai nghe không dây AirPods Pro thế hệ 2 sẽ được sản xuất đại trà tại Việt Nam từ nửa cuối năm nay, nguyên nhân cũng do chính sách phong tỏa tại Trung Quốc khiến dây chuyền sản xuất gián đoạn trong nhiều tuần.

Để bảo vệ chuỗi cung ứng khỏi gián đoạn, Apple yêu cầu đối tác tăng sản lượng các linh kiện như bảng mạch, thành phần cơ học và điện tử. Những linh kiện trên phần lớn sản xuất tại Thượng Hải, thành phố chịu ảnh hưởng bởi quy định phong tỏa của chính quyền địa phương.

Công ty xe điện BYD đã sản xuất nhiều thiết bị cho Apple từ năm 2020. Ảnh: EPA.

Apple cũng đề nghị nhà cung ứng đảm bảo nguồn cung một số loại chip, bao gồm mạch điều khiển năng lượng cho các mẫu iPhone 14. Trong khi đó, những nhà máy ngoài vùng phong tỏa được yêu cầu tăng cường sản xuất, dự trữ linh kiện dành cho các thiết bị quan trọng như iPhone, iPad, AirPods và MacBook. Lượng linh kiện đủ để bù đắp sản lượng thiếu hụt tại nhà máy ở các vùng nguy cơ cao.

"Ví dụ, nhà cung ứng linh kiện X chiếm 40% tỷ lệ linh kiện của Apple tại tỉnh Giang Tô, khu vực có nguy cơ đứt chuỗi cung ứng cao. Trong khi đó, 60% còn lại dành cho nhà cung ứng Y tại thành phố khác.

Apple muốn công ty Y sản xuất thêm linh kiện bù cho 40% của công ty X trong những tháng tới, đề phòng trường hợp dây chuyền sản xuất tại Giang Tô phải ngừng hoạt động thêm lần nữa", một nguồn tin thân cận cho biết.

Khó khăn của đối tác

Theo Nikkei, việc nhà cung ứng chấp nhận sản xuất thêm linh kiện cho Apple có thể gây rủi ro lớn trong bối cảnh nhu cầu mua thiết bị điện tử giảm, lạm phát và chi phí vận hành tăng. Nếu Apple không sử dụng lượng linh kiện bổ sung, các nhà cung ứng sẽ chịu cảnh hàng tồn chất đống.

Theo đại diện một chuỗi cung ứng, đối tác có thể chấp nhận yêu cầu sản xuất thêm của Apple nhưng sẽ không tăng sản lượng quá nhiều. Mặt khác, Táo khuyết đang hỗ trợ các nhà cung ứng để giảm rủi ro, thậm chí gánh thêm chi phí hậu cần vận tải đường bộ, hàng không để đảm bảo nguyên liệu sản xuất đến đúng hẹn.

Trước iPad, Apple đã lên kế hoạch sản xuất AirPods Pro thế hệ 2 tại Việt Nam từ nửa cuối năm nay. Ảnh: PhoneArena.

Từ đầu tháng 5, chuỗi cung ứng tại Giang Tô và Thượng Hải đã khôi phục một số dây chuyền sản xuất. Dù vậy, cần ít nhất vài tháng để sản lượng đạt mức bình thường. Từ ngày 1/6, chính quyền Thượng Hải dỡ bỏ tất cả hạn chế "vô lý" giúp các doanh nghiệp trở lại hoạt động ổn định.

Ivan Lam, nhà phân tích của Counterpoint Research cho biết phải đến nửa cuối tháng 6, cuộc sống tại các vùng phong tỏa mới quay lại bình thường do chính quyền địa phương không muốn mở cửa quá nhanh.

"Chúng tôi vẫn dự đoán các công ty đa quốc gia lớn như Apple sẽ chịu tác động. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến thị trường xe hơi, máy tính cá nhân và các hãng smartphone Android nhỏ có thể nghiêm trọng hơn khi chuỗi cung ứng vẫn quá phụ thuộc vào Trung Quốc, khó tìm ra giải pháp thay thế vào lúc này", Lam cho biết.

Lý do Apple phản đối dự luật chuẩn hóa cổng sạc USB-C Apple sẽ mất một nguồn doanh thu và quyền kiểm soát nếu iPhone bắt buộc phải chuyển sang cổng sạc USB-C, theo quy định mới của Ủy ban châu Âu.

Apple đặt dấu chấm hết cho iPhone lock

50 phút trước 15:16 8/9/2022 Công nghệ Mobile

0

Việc Apple loại bỏ khe SIM vật lý được xem là dấu chấm hết cho mặt hàng iPhone lock, vốn phổ biến tại Việt Nam nhiều năm qua.

05:53

Apple đưa người dùng đi rất xa trong sự kiện Far Out

6 giờ trước 10:35 8/9/2022 Công nghệ Công nghệ

0

Ở lần đầu tiên tổ chức sự kiện trực tiếp sau 2 năm, Apple đã mang tới nhiều nâng cấp cho iPhone 14, Apple Watch và AirPods Pro.

Chiến lược mới của Apple

7 giờ trước 09:20 8/9/2022 Công nghệ Mobile

0

Sau khi công bố iPhone 14 series và hàng loạt sản phẩm mới, Apple biến tính năng bảo vệ an toàn cho người dùng trở thành trọng tâm trong hệ sinh thái.

Apple đặt cược vào iPhone 14

8 giờ trước 07:38 8/9/2022 Công nghệ Công nghệ

0

Công ty giá trị nhất thế giới đang đang đặt cược giá trị cổ phiếu của mình vào dòng iPhone mới, sau khi sụt giảm 10% kể từ năm 2021

Lựa chọn cuối cùng dành cho người thích iPhone mini

9 giờ trước 06:48 8/9/2022 Công nghệ Mobile

0

iPhone 14 mini không xuất hiện, nhưng Apple tiếp tục bán iPhone 13 mini với giá rẻ hơn.

Video liên quan

Chủ đề