Nội dung của văn học dân gian và văn học viết

b) Nêu những điểm phân biệt văn học dân gian với văn học viết.


Văn học dân gian:

  • Là sáng tác của tập thể nhân dân (sáng tác vô danh, mang tính tập thể)
  • Khó xác định chính xác thời điểm ra đời
  • Lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, sau này được ghi chép lại
  • Có tính không ổn định và thường có dị bản ở các vùng, miền khác nhau.
  • Mang tính thực hành, nảy sinh trong sinh hoạt phục vụ cộng đồng và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt cộng đồng.
  • Thể loại đặc trưng, văn học viết không lặp lại : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.

Văn học viết: 

  • Sáng tác cá nhân (tính hữu danh, tính cá thể)
  • Dễ xác định chính xác thời điểm ra đời
  • Lưu truyền bằng văn tự ( văn bản)
  • Chỉ có một bản duy nhất, không có dị bản.
  • Mang tính thường thức của cá nhân nghệ sĩ, nảy sinh do cảm hứng sáng tác.
  • Thể loại khá phong phú : thơ, truyện, tiểu thuyết, tùy bút…


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 33 tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi, tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trang 124, tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi sách ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

  • Văn học dân gian và kết quả của quá trình sáng tác tập thể, tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
  • Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, cần được trân trọng và phát huy.

B. Nội dung chính cụ thể

I. Khái niệm

  • Là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.

II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

1.  Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ từ truyền miệng (Tính truyền miệng)

  • Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng tạo lên nội dung, ý nghĩa, thế giới nghệt thuật của tác phẩm văn học dân gian, phản ánh sinh động hiện thực thế giới.
  • Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau). Quá trinh truyền miệng không kết thúc cả khi nghệ thuật dân gian đượ ghi chép lại.
  • Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian, nghĩa là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
  • Điều đó Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.
  • Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.

Ví dụ: Diễn trò trong các lễ hội dân gian, diễn tích truyện trên sân khấu dân gian...

2.  Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)

  • Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Lúc đầu cá nhân khởi xướng tác phẩm hình thành và được tập thể chấp nhận -  tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
  • Trong khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu hò hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe để vơi đi nỗi mệt mỏi trong ngày dài lao động. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử.

=> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Ngoài ra, văn học dân gian còn có tính thực hành, là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Ví dụ: Cổ tích Tấm Cám, Sọ Dừa, Thánh Gióng...

III. Hệ thống thể loại của văn hóa dân gian

  • Văn học dân gian là một hệ thống thể loại phong phú, mỗi thể loại đều phản ánh cuộc sông theo nội dung và cách thức riêng
  • Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại như: truyện ngắn, ca dao, hò, vè, câu đối, chèo, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ.

Ví dụ 1: Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi.

Ví dụ 2: Cổ tích: Tấm cám, Sọ Dừa.

Ví dụ 3: Thần thoại: Lạc Long Quân và Âu Cơ.

IV. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian

  • Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)

Tri thức trong văn học dân gian phần lớn đều là kinh nghiệm nhân đân đúc kết từ thực tiễn. Tri thức dân gian trình bày quan điểm, nghệ thuật, ý thức cá nhân.

  • Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo làm người

Văn học góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê thương đất nước, tinh thần đoàn kết và cống hiến.

  • Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

Văn học dân gian đươc chắt lọc, mài dũa qua không gian và thời gian, khi đến với chúng ta nó trở thành viên ngọc sáng.

Ví dụ: Những truyện dân gian làm cho "từ đứa trẻ đầu xanh đến người già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu" (tựa sách Lĩnh nam Chích quái).

Câu hỏi: So sánh văn học dân gian và văn học viết

Lời giải:

- Văn học dân gian:

+ Là sáng tác của tập thể nhân dân (sáng tác vô danh, mang tính tập thể)

+Khó xác định chính xác thời điểm ra đời

+Lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, sau này được ghi chép lại

+Có tính không ổn định và thường có dị bản ở các vùng, miền khác nhau.

+Mang tính thực hành, nảy sinh trong sinh hoạt phục vụ cộng đồng và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt cộng đồng.

+Thể loại đặc trưng, văn học viết không lặp lại : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.

- Văn học viết:

+Sáng tác cá nhân (tính hữu danh, tính cá thể)

+Dễ xác định chính xác thời điểm ra đời

+Lưu truyền bằng văn tự ( văn bản)

+Chỉ có một bản duy nhất, không có dị bản.

+Mang tính thường thức của cá nhân nghệ sĩ, nảy sinh do cảm hứng sáng tác.

+Thể loại khá phong phú : thơ, truyện, tiểu thuyết, tùy bút…

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơnvề văn học dân gian và văn học viết nhé:

Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn là văn học dân gian và văn học viết.

Hai bộ phận đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam (tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa). Tuy nhiên hai bộ phận cũng có những đặc trưng riêng.

Giống nhau

- Cả hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết đều nhận thức và phản ánh cuộc sống của con người bằng hình tượng. Nghĩa là người sáng tác thông qua việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật để tái hiện hiện thực cuôc sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng của con người. Con người là trung tâm trong bức tranh đời sống văn học.

Khác nhau

- Văn học dân gian:

+ Quá trình sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian không bị cản trở bởi sự kiểm duyệt nào. Và lại, là những sáng tác khuyết danh, phản ánh đời sống tình cảm của người bình dân đúng như nó vốn có, Văn học dân an vì thế phát huy được tối đa tinh thần dân chủ. Văn học dân gian được lưu gitruyền và phổ biến nhanh, có sức cộng hưởng lớn trong quần chúng nhân dân.

+ Ngôn ngữ văn học dân gian có sự kết hợp với các yếu tố ngoài văn bản, gắn liền với môi trường diễn xướng dân gian nên đạt hiệu quả giao tiếp cao. Ngôn ngữ văn học dân gian mộc mạc, chất phác, tự nhiên. Tác phẩm thường được sáng tác theo môtip, công thức có sẵn, Người bình dân không cần dồn hết năng lực vào việc sáng tác văn bản.

+ Văn học dân gian thường có phương diện phê phán, hài hước, khác với văn học viết có quan tâm đến tầng lớp dưới, nhưng chủ yếu hướng đến tầng lớp trên, thẩm định các giá trị nhân văn của con người.

+ Nhân vật trong văn học dân gian có tính phổ biến, tiêu biểu cho một kiểu người, loại người.

+ Do lan truyền bằng con đường truyền miệng, văn học dân gian có tính khả biến, biến đổi theo thời gian và không gian (dị bản) đề tài, chủ đề lập đi lập lại trong nhiều tác phẩm khác nhau.

+ Thể loại văn học dân gian khá đa dạng trong thể loại do cùng cấu trúc thẩm mĩ. Văn học viết lại khác, cùng đề tài nhưng khác xa về cấu trúc thẩm mĩ.

+ Văn học dân gian lại phiếm chỉ, tương đồng.

+ Văn học dân gian ra đời đầu tiên,tiếp tục tồn tại sau khi có chữ viết và phát triển cho tới ngày nay là nhờ 1 phần quan trọng của chính dòng văn học này. Văn học dân gian có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn học viết học viết.

- Văn học chữ viết:

+ Trong khi ngôn ngữ văn học viết gọt giũa, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, được người sáng tác cẩn thận từng “miligam quặng chữ”. Do “cách mặt khuất lời’, lại là sản phẩm của một cá nhân nên ngôn ngữ văn học viết được pha màu theo cách riêng, sự sáng tạo của nhà văn, nhà thơ được thể hiện ở sự mới lạ về kết cấu, cốt truyện…

+ Trong khi đó nhân vật văn học viết là những sáng tạo có tính cá thể, “điển hình hóa’.

+ Văn học viết cố định, bất biến về mặt văn bản nhưng luôn có sự “lạ hóa” về đề tài, chủ đề, cách thức thể hiện…

+ Không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện trong văn học viết là cá biệt, cụ thể.