Phiếu hỏi ý kiến về cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN...........................................................................................................21. Tóm tắt nội dung dự án..........................................................................................32. Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu...........................................................42.1. Một số kiến thức về Facebook........................................................................42.2. Thực trạng sử dụng Facebook của học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa.. .42.3. Những tác hại của Facebook đến học sinh......................................................53. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu........................................63.1. Giả thuyết khoa học.........................................................................................63.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................74. Phương pháp nghiên cứu (tài liệu và thực nghiệm)..............................................74.1. Phương pháp thu thập tài liệu..........................................................................74.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu............................................................84.3. Biện pháp áp dụng...........................................................................................85. Số liệu/Kết quả nghiên cứu.................................................................................105.1. Số liệu............................................................................................................105.2. Kết quả nghiên cứu........................................................................................106. Phân tích số liệu/Kết quả và thảo luận................................................................116.1. Phân tích số liệu............................................................................................116.2. Thảo luận.......................................................................................................117. Kết luận...............................................................................................................13TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................141LỜI CẢM ƠNChúng em là Nguyễn Minh Thư và Phan Vân Khánh, học sinh lớp 9/3trường THCS Trần Đại Nghĩa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Trong quátrình thực hiện dự án khoa học kĩ thuật, chúng em đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tìnhcủa thầy cô, bạn bè, sự phối hợp của cha mẹ học sinh. Lời đầu tiên chúng em xingửi đến thầy Đặng Minh Tiến, giáo viên bảo trợ dự án. Thầy là người đã tiếp nghịlực để chúng em bắt tay vào tiến hành dự án. Bên cạnh đó thầy cũng đã hướng dẫnrất tận tình về phương pháp nghiên cứu cũng như một số kĩ thuật để việc nghiêncứu được diễn ra thuận lợi hơn.Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy côtrường THCS Trần Đại Nghĩa đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình học tậpvà nghiên cứu đề tài.Để hoàn thành được đề tài, chúng em không thể quên sự giúp đỡ của cha mẹhọc sinh, những người đã thể hiện quan điểm của mình trong phiếu khảo sát, giúpchúng em có được những thông tin quý báu để nghiên cứu. Bên cạnh đó cha mẹcòn là những cộng tác viên nhiệt tình trông việc giúp con em mình tránh xa nhữngtác hại của Facebook.Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này khôngtránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, nhữngngười quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp,giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!21. Tóm tắt nội dung dự ánNhư chúng ta đã biết, hiện nay mạng xã hội là thứ không thể thiếu trongcuộc sống của mọi người nói chung và học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa nóiriêng. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng Facebook nhiều học sinhkhông tránh khỏi những tác hại đến sức khỏe, tinh thần và lối sống. Chính vì thếchúng em Nguyễn Minh Thư và Phan Vân Khánh, học sinh lớp 9/3 trường THCSTrần Đại Nghĩa quyết định bắt tay vào nghiên cứu và tìm ra những biện pháp giúpcác bạn học sinh tránh xa những tác hại do Facebook gây ra.Dự án “Biện pháp hạn chế những tác hại của Facebook đến học sinh trườngTHCS Trần Đại Nghĩa” có thể được tóm tắt như sau:Một số kiến thức chung về mạng xã hội, ở đây cụ thể là chúng em tìm hiểuvề Facebook. Vì chúng em chỉ tìm hiểu khía cạnh ảnh hưởng của Facebook đếncác bạn học sinh THCS nên có một số vấn đề của Facebook chúng em không đềcập đến trong đề tài.Để xác định được thực trạng của việc học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩasử dụng Facebook như thế nào, chúng em đã tìm hiểu tài liệu về điều tra xã hội họcvà mạnh dạn áp dụng hình thức khảo sát trực tuyến. Hình thức điều tra trực tuyếnsẽ mang đến cho các bạn cảm giác mới khi trả lời các câu hỏi đồng thời tiết kiệmđược chi phí cho nhà trường. Sau khi có kết quả khảo sát, chúng em tiến hành phântích và xác định đối tượng cần áp dụng biện pháp.Những biện pháp mà chúng em áp dụng có thể chia ra làm 2 nhóm: nhómbiện pháp tác động trực tiếp đến đối tượng học sinh, nhóm biện pháp tác động giántiếp đến học sinh thông qua cha mẹ học sinh, về phía nhà trường chúng em cũng đềxuất một số biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ tác động đến học sinh.Sau khi thực hiện các biện pháp chúng em tiến hành khảo sát lại và phân tíchkết quả và đi đến kết luận vấn đề, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằmkhắc phục những thiếu sót của đề tài.32. Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu2.1. Một số kiến thức về FacebookMark Zuckerberg lập trang Facebook ngày 4 tháng 2 năm 2004 cùng với bạnbè là sinh viên khoa khoa học máy tính và bạn cùng phòng EduardoSaverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi Mark còn làsinh viên tại Đại học Harvard. Tên Facebook bắt nguồn từ cuốn sổ có hình mặt củatất cả các sinh viên trong các trường đại học Mỹ.Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho sinh viên ởHarvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khuvực Boston, Ivy League, và Đại học Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữacho sinh viên thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuốicùng là bất cứ ai trên 13 tuổi. Sau khi Facebook mở rộng ra toàn thế giới thì độtuổi tối thiểu có được thay đổi phù hợp theo từng đặc thù của từng quốc gia.Tính đến tháng 1 năm 2018 với 2,2 tỷ người dùng, hiện tại Facebook có sốlượt truy cập đứng thứ hai trên toàn thế giới chỉ sau Google. Với con số ấy,Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace và Twitter.2.2. Thực trạng sử dụng Facebook của học sinh trường THCS Trần ĐạiNghĩaTrường THCS Trần Đại Nghĩa nằm trên địa bàn xã Diên Hòa, huyện DiênKhánh, tỉnh Khánh Hòa với 626 học sinh đến từ 3 xã: Diên Hòa, Diên Lộc, SuốiTiên. Đa số các bạn học sinh được bố mẹ quan tâm và tạo điều kiện hết sức thuậnlợi để học tập. Có rất nhiều bạn có điện thoại riêng với đầy đủ các tính năng, đâychính là điều kiện để các bạn dễ dàng tham gia Facebook.Việc học sinh sử dụng Facebook hiện nay là một chuyện hết sức bìnhthường, ngay cả trong suy nghĩ của cha mẹ học sinh. Tuy nhiên điều đáng bận tâmở đây là thói quen sử dụng Facebook của học sinh đang gặp phải một số vấn đề.Theo kết quả khảo sát thì chúng em thu thập được một vài số liệu như sau:4- Số lượng học sinh tham gia sử dụng Facebook: 81,3% số học sinh được hỏicho biết là mình đang sử dụng Facebook.- Thời gian sử dụng Facebook của học sinh cũng là điều đáng chú ý, có đến40,4% học sinh trả lời mình sử dụng Facebook nhiều hơn 1 giờ trong một ngày.- Khi tham gia Facebook đa số các bạn học sinh đều thích các hoạt độngchính như: like, xem tin, bài của bạn bè, chia sẻ thông tin, live stream,…- Thông qua thời gian và những hành động của các bạn trên Facebook chúngta dễ dàng nhận ra một số bạn đã bị nghiện Facebook.- Sự quản lý của cha mẹ về việc con mình sử dụng Facebook cũng phần nàoảnh hưởng đến việc các bạn nghiện Facebook. Theo kết quả điều tra thì có 33,3%bố mẹ không biết con mình đang sử dụng Facebook, và có tới 75,7% cha mẹ khôngbiết cách để quản lý con em mình trên Facebook.2.3. Những tác hại của Facebook đến học sinhTrong phạm vi của đề tài, chúng em chỉ phân tích những tác hại dễ nhậnthấy đến các bạn học sinh nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp cácbạn tránh xa những tác hại đó. Bên cạnh những tác hại chúng em đưa ra phân tíchvẫn còn rất nhiều tác hại khác cũng không kém phần nguy hiểm.a) Ảnh hưởng đến thị lựcĐây là tác hại không thể phủ nhận khi học sinh lướt Web, lên Facebook vớichiếc điện thoại thông minh với kích thước màn hình chỉ khoảng 5 inch. Ngoài rađa số học sinh lên Facebook trong khoảng thời gian chủ yếu vào ban đêm. Nếuchúng ta để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực học sinh dẫnđến các tật khúc xạ của mắt.b) Mất tập trung trong việc họcKhi tham gia Facebook, các bạn học sinh đang sống trong một thế giới ảo,với lứa tuổi học sinh cấp hai các bạn khó có thể phân tách rõ ràng giữa cuộc sốngthật và cuộc sống ảo. Có thể thấy rằng trong đầu các bạn lúc nào cũng nghĩ đếnnhững người bạn trên Facebook, mọi lúc mọi nơi, bất cứ điều gì có thể chụp hình,quay phim, chia sẻ được thì các bạn ngay lập tức chia sẻ cho mọi người cùng xem.5Ví dụ một bạn đi ăn sáng cũng có thể chụp hình tô phở của mình chuẩn bị ăn vàđăng lên với mục đích gì thì chỉ có những người nghiện Facebook mới rõ.Chính vì lẽ đó, Facebook là một thành phần đang tác động rất mạnh đến tâmlý và sức khỏe học sinh và làm cho kết quả học tập của các bạn giảm xuống.c) Có những hành vi xấu do ảnh hưởng của FacebookKhông ít các bạn học sinh do mâu thuẫn khi chat, comment trên Facebookđã dẫn đến mâu thuẫn ngoài đời thực, thậm chí còn dẫn đến đánh nhau. Trên thựctế đã có rất nhiều vụ ẩu đả xảy ra chỉ vì những nguyên nhân hết sức vô lý trênFacebook. Khi các bạn ấy không thể giải quyết mâu thuẫn bằng việc chat trênFacebook nữa thì các bạn ấy lại lôi chuyện trên Facebook ra ngoài đời thực giảiquyết bằng những hành động xấu. Những hành động đó có thể là chửi nhau, đánhnhau,…Không thể nói rằng tất cả các bạn khi tham gia Facebook đều có những hànhvi xấu như vậy, nhưng Facebook cũng là một môi trường để các bạn bắt chướcngười lớn khi người lớn có những hành vi xấu và được lan truyền rộng rãi trênFacebook. Ngoài ra Facebook còn là một môi trường để các bạn thể hiện bản thân,có bạn thì ca hát, có bạn thì thể hiện óc hài hước, có bạn thì lại thể hiện bản tínhanh hùng của mình ngay cả trên bàn phím và ngay cả ngoài đời thực...3. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu3.1. Giả thuyết khoa họcTâm lý lứa tuổi học sinh THCS rất phức tạp và diễn biến liên tục, việc họcsinh tham gia Facebook làm tăng tính tò mò, khả năng khám phá cái mới của họcsinh mạnh hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào cấm học sinh tham giaFacebook được. Học sinh đang ở độ tuổi dậy thì, đang trong quá trình hoàn thiệnvề sinh lý và tâm lý do đó tâm lý diễn biến rất phức tạp, nếu cấm đoán một vấn đềnào đó đôi khi có tác dụng ngược lại với mong muốn của chúng ta.Như chúng ta đã biết môi trường sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc pháttriển nhân cách con người. Trên thực tế các bạn đang sống trong gia đình và trongxã hội đã chịu ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nhân cách. Khi các bạn6tham gia Facebook, vô tình các bạn được tiếp xúc thêm với một xã hội ảo với rấtnhiều loại người, tốt và xấu đều có. Với bản lĩnh của một học sinh cấp hai thìđương nhiên việc các bạn bị lây nhiễm những thói hư tật xấu từ xã hội đó là việckhông tránh khỏi.Chính vì suy nghĩ đó chúng em quyết định áp dụng biện pháp tập cho cácbạn những thói quen mới trong sinh hoạt để thay thế cho việc sử dụng Facebook.Nếu các hoạt động mới này dần trở thành thói quen của các bạn học sinh rồi thìviệc sử dụng Facebook của các bạn sẽ không còn mang tính cấp thiết nữa. Sau khicác bạn xác định được ý nghĩa đúng đắn của Facebook thì các bạn sẽ sử dụngFacebook cho những mục đích tốt, tránh xa những tác hại do Facebook gây ra chocác bạn.3.2. Mục đích nghiên cứuChúng em thực hiện đề tài này với mục đích tìm hiểu sâu hơn về những táchại của Facebook và tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp các bạn học sinhtránh xa những tác hại đó, giúp các bạn an toàn hơn khi tham gia Facebook.Ngoài ra chúng em còn muốn thông qua việc thực hiện đề tài để có một cáinhìn nhiều góc độ về một vấn đề. Để xác định tính đúng đắn của một vấn đề cầnphải có kiến thức về vấn đề đó và điều quan trọng hơn hết đó là do ý thức của mỗingười. Facebook đơn thuần không xấu, nhưng khi con người sử dụng không khoahọc, không đúng mục đích hoặc với mục đích xấu thì nó sẽ trở nên rất nguy hiểmdo tính lan truyền thông tin nhanh với tốc độ ánh sáng. Đặc biệt đối với các bạnhọc sinh, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm sống còn thiếu thì những tác hại củaFacebook là vô cùng nguy hiểm.Chính vì lẽ đó chúng em muốn các bạn học sinh nhận ra được điều này vàbiến Facebook trở thành môi trường lành mạnh, không còn nguy hiểm cho các bạnkhi tham gia.74. Phương pháp nghiên cứu (tài liệu và thực nghiệm)4.1. Phương pháp thu thập tài liệu- Tìm hiểu tài liệu liên quan đến Facebook.- Tìm hiểu tài liệu về phương pháp nghiên cứu khoa học.- Tìm hiểu tài liệu về thu thập số liệu thông qua khảo sát bằng phiếu hỏi,bằng phỏng vấn.- Tìm hiểu tài liệu về phương pháp xử lí số liệu trong nghiên cứu khoa họcxã hội.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệuQua nghiên cứu tài liệu và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường,chúng em quyết định thực hiện điều tra bằng phương pháp sử dụng phiếu khảo sáttrực tuyến. Phương pháp khảo sát trực tuyến có ưu điểm là tiết kiệm thời gian chochúng em, tiết kiệm chi phí cho nhà trường, tạo hứng thú cho các bạn học sinh khitham gia trả lời. Tuy nhiên, việc tiến hành khảo sát trực tuyến vẫn còn gặp nhiềukhó khăn. Về phía học sinh, các bạn học sinh lớp 6, 7 chưa rành về tin học nênchúng em mất nhiều thời gian để hướng dẫn; các bạn học sinh lớp 8, 9 thì ngại trảlời các câu hỏi; việc tập hợp các bạn lên phòng vi tính nhà trường cũng gây mấttrật tự.Khi chúng em ra quyết định chuyển phiếu khảo sát lên Website nhà trườngchúng em cũng đã nghĩ đến việc nhiều bạn sẽ trả lời nhiều hơn một lần, tuy nhiênchúng em cố gắng thu thập thật nhiều phiếu để tăng kích thước mẫu lên nhằm giảmsai số ở những trường hợp phiếu trả lời không thành ý.Về phía cha mẹ học sinh và thầy cô, chúng em lấy ý kiến để đối chiếu vớikết quả khảo sát học sinh, tuy nhiên do cha mẹ các bạn không có điều kiện hoặc dokhông rành về tin học nên số lượng phiếu thu vào cũng chưa nhiều.Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát tình hình sử dụng Facebook của học sinh.4.3. Biện pháp áp dụnga) Đối tượng học sinh8- Tổ chức buổi tuyên truyền, nói chuyện với các bạn học sinh: Nội dungchính chúng em tập trung vào việc phân tích những điểm tốt của Facebook và chỉra được những tác hại mà Facebook có thể ảnh hưởng đến các bạn. Thông qua đóchúng em muốn các bạn cùng nhau thảo luận những biện pháp tốt nhất nhằm sửdụng Facebook một cách có hiệu quả, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng nhưkhông gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong buổi thảo luận chúng em cònđưa ra một số minh họa về việc một số trào lưu không hay để lấy ý kiến của sốđông các bạn học sinh nhằm giúp các bạn tránh sa vào những trào lưu này có thểgây nguy hiểm đến bản thân. Ví dụ: Một số bạn học sinh đưa ra những hành độngđiên rồ và hứa với cư dân mạng là sẽ thực hiện với điều kiện đủ số like. Và thậtthương tâm cho một số bạn là khi đạt số like rồi thì bị ép bởi áp lực từ bạn bè trênFacebook có nhiều bạn đã phải tự hủy hoại bản thân mình. Không những trao đổivề những trào lưu hiện có chúng em còn trao đổi về cách ứng xử như thế nào để cóvăn hóa trên Facebook.- Chúng em xin phép nhà trường xen vào các buổi chào cờ, nhờ bên ĐộiTNTP Hồ Chí Minh tuyên truyền, cảnh giác các bạn khi tham gia Facebook tránhkhỏi những tác hại của Facebook.- Chúng em mạnh dạn đề xuất với nhà trường đưa ra những quy định về việcsử dụng Facebook để các bạn cẩn thận hơn khi tham gia (Đây không phải là nhữngđiều cấm kỵ mà thật ra chỉ là những lời khuyên từ phía nhà trường đến các bạn họcsinh).- Chúng em xin phép nhà trường đăng lên Website của nhà trường những táchại của Facebook mà các bạn học sinh cần tránh khỏi.b) Đối tượng là cha mẹ học sinhChúng em muốn thông qua cha mẹ học sinh, là những người chăm sóc, theodõi các bạn hàng ngày và cũng là người hiểu rõ các bạn nhất gửi đến các bạnnhững lời khuyên, nhằm giúp các bạn tránh xa những tác hại do Facebook gây ra.Về phía cha mẹ học sinh chúng em xin đề xuất biện pháp sử dụng tờ rơi vớinội dung tuyên truyền và một số hướng dẫn cụ thể giúp cha mẹ có thể quản lý tốthơn việc con em mình sử dụng Facebook. Với cương vị là cha, là mẹ, ai cũng9muốn con mình có được điều kiện tốt nhất để phát triển, chính vì thế các bậc làmcha, mẹ sẵn sàng đầu tư cho con mình những đồ dùng cần thiết để giúp con mìnhhọc tốt hơn. Nhưng những thiết bị hiện đại đã vô tình làm cho các bạn đam mêFacebook, nghiện Game online.Chính vì lẽ đó chúng em hết sức cảm thông với các bậc làm cha, làm mẹ nênchúng em muốn tuyên truyền đến quý phụ huynh những tác hại mà Facebook hiệnđang gây ra cho con em họ. Bên cạnh đó cũng chính là những cảnh báo đến cha,mẹ để có được biện pháp quản lý con em mình tốt hơn.5. Số liệu/Kết quả nghiên cứu5.1. Số liệuPhụ lục 2: Bảng số liệu khảo sát tình hình sử dụng Facebook5.2. Kết quả nghiên cứuQua kết quả khảo sát ban đầu và những biện pháp đã tiến hành, chúng emnhận thấy đề tài đã có những kết quả khả quan. Đã có rất nhiều bạn ngưng sử dụngFacebook, khi hỏi lí do ngưng sử dụng thì đa số các bạn đều cho rằng rất nhàmchán, các bạn không biết làm gì trên Facebook nên ngưng sử dụng.Bên cạnh đó một số ít các bạn khi được hỏi nguyên nhân ngưng sử dụng thìcó những trả lời hết sức bất ngờ, ví dụ như bị bố mẹ tịch thu điện thoại. Một sốkhác thì lại trình bày lí do là vì Facebook không cập nhật những ứng dụng mới,điều này khó có thể giúp bạn ngưng sử dụng Facebook.Tuy nhiên theo chúng em nhận thấy số lượng đông nhất bố mẹ quan tâm đếncon em mình thì cho rằng có thể cho các bạn sử dụng Facebook nhưng chỉ với mụcđích giải trí và trong thời gian nghỉ ngơi. Nếu có được sự quan tâm của bố mẹ khionline các bạn cũng sẽ cẩn thận hơn về việc đăng bài, comment, chia sẻ thông tin.Chính vì điều này nên chúng em mong muốn cha mẹ các bạn hãy quan tâm vàcùng quản lý thật nghiêm việc sử dụng Facebook của các bạn nhằm giúp các bạncó một môi trường an toàn khi giải trí, học tập.10Chúng em cũng nhận được một số phản hồi về việc sử dụng Facebook nhằmvào mục đích học tập, các bạn đang lập các nhóm học tập trên Facebook để chia sẻbài học, bài tập,… Theo chúng em thì cách này cũng là một cách hay nếu như cácbạn biết sử dụng đúng mục đích học tập. Chỉ đáng lo sợ là một số bạn cố ý lập ranhững nhóm học tập trên Facebook nhưng khi tham gia hoạt động thì lại khôngnhư mục đích ban đầu của các bạn.Hiệu quả nhất vẫn là cha mẹ quản lý chặt chẽ về thời gian của các bạn lúc ởnhà, tránh tình trạng các bạn lấy lý do học bài vào phòng hoặc góc học tập để tranhthủ lướt Web, chơi Facebook. Một số bạn chia sẻ sau khi được tuyên truyền vềnhững tác hại của Facebook, bố mẹ của các bạn đã thay thế những điện thoại thôngminh bằng những điện thoại đơn chức năng chỉ nhằm mục đích nghe, gọi. Ngoài rabố mẹ còn bắt buộc con phải lên mạng dù với bất cứ mục đích gì cũng phải sửdụng máy tính gia đình. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng được với một số bạncó điều kiện gia đình có máy tính.6. Phân tích số liệu/Kết quả và thảo luận6.1. Phân tích số liệuCó 260/330 (81,3%) học sinh cho biết đang sử dụng Facebook. Đây là mộtcon số cho thấy hiện nay đa số học sinh tham gia Facebook.Có 101/330 (33,3%) học sinh cho biết bố mẹ các bạn không biết các bạn ấyđang tham gia Facebook trong khi địa điểm các bạn tham gia Facebook chủ yếu làở nhà 274/330 (93,8%). Điều này cho chúng ta thấy một điều là sự quan tâm củabố mẹ chưa đúng mực hoặc bố mẹ các bạn bị các bạn lừa dối bằng hình thức đanggiả bộ học bài, nhưng thực chất là đang sử dụng Facebook.Có đến 237/330 (81,4%) các bạn tham gia Facebook bằng điện thoại diđộng. Điều này cho ta thấy sự quan tâm, đầu tư của bố mẹ dành cho con là khôngít, tuy nhiên nó đã bị các bạn sử dụng sai mục đích.Từ những con số về số lượng bạn bè trên Facebook, hoạt động thường xuyêntrên Facebook của các bạn, sở thích của các bạn khi lên Facebook cho chúng tathấy một điều là không ít các bạn đã bị nghiện Facebook.116.2. Thảo luậna) Thảo luận về kết quả khảo sátKhi chuyển từ phương pháp khảo sát trên giấy sang khảo sát trực tuyến,chúng em đã rất mạo hiểm với kết quả thu được. Khi tiến hành khảo sát trực tuyếnviệc thu thập số liệu sẽ thuận lợi hơn và nhanh hơn trong tính toán. Tuy nhiên việckhảo sát trực tuyến cũng gặp không ít khó khăn, một số lớp không có thời gianthực hành trên máy của nhà trường nên chúng em không thu thập đủ số liệu, thờigian khảo sát diễn ra trong thời gian khá lâu nên phần nào ảnh hưởng đến tínhkhách quan của vấn đề.Một số bạn khi trả lời phiếu khảo sát đã không thể hiện đúng thực trạng củamình mà cố ý trả lời sai lệch, tuy nhiên số lượng cũng không nhiều nên không ảnhhưởng đến kết quả chung.b) Thảo luận về biện pháp tiến hànhBiện pháp áp dụng trực tiếp đến học sinh được tiến hành khá thuận lợi, đa sốcác bạn tham gia nhiệt tình, đóng góp ý kiến bổ sung. Bên cạnh đó cũng có rấtnhiều bạn đưa ra những suy nghĩ của mình về việc sử dụng Facebook như thế nàocho hữu ích, tránh xa những tác hại do Facebook gây ra.Chúng em cũng đã mạnh dạn đưa ra những đề xuất đến các bạn về việcngừng sử dụng Facebook thì một số bạn không đồng tình. Điều này dễ hiểu vì hiệnnay sử dụng Facebook trở thành thói quen không thể thiếu đối với các bạn nên hómà thay đổi được. Khi nhắc đến việc giảm thời gian sử dụng và sử dụng vào nhữngmục đích khác có ích hơn cho việc học thì rất nhiều bạn đồng tình.Về biện pháp phát tờ rơi đến cha mẹ học sinh thì chúng em đã cố gắngtruyền tải rất nhiều nội dung về những tác hại của Facebook. Bên cạnh đó chúngem đã cố gắng đưa ra những biện pháp giúp cha mẹ học sinh có thể quản lý conmình khi tham gia Facebook.Đối với nhà trường chúng em đã có những biện pháp đề xuất, tuy nhiênkhông thể thực hiện được hết ý tưởng chỉ trong một khoảng thời gian quá ngắn12trong phạm vi đề tài, chúng em cũng xin phép nhà trường thực hiện những biệnpháp đó sau khi kết thúc dự án nhằm phần nào giúp các bạn có thêm chút kiến thứcvề Facebook và những tác hại của Facebook đến các bạn.c) Thảo luận về kết quả đạt đượcSau khi kết thúc các biện pháp, đi vào tổng kết thì chúng em tạm chấp nhậnkết quả đạt được ban đầu. Biểu hiện ban đầu của một số bạn qua quan sát đượcnhận thấy có khả năng các bạn đã giảm sử dụng Facebook và tập trung hơn vàoviệc học sau khi biết được những nguy hiểm tiềm ẩn khi tham gia Facebook. Mộtsố bạn còn khuyên các bạn khác bỏ Facebook.Có thể một số bạn còn chưa nhận thức được sự nguy hiểm của Facebook nênkhi tham gia phỏng vấn vẫn thể hiện quan điểm của riêng mình. Tuy nhiên chúngem tin rằng trong thời gian dài, khi được hình thành những thói quen mới như vuichơi, học hành thì các bạn sẽ tạm quên Facebook và tập trung vào việc học.7. Kết luậnKhi quyết định bắt tay vào nghiên cứu đề tài này chúng em đã lường trướcđược những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên vớiquyết tâm hoàn thành đề tài với mục đích có thể tìm ra những giải pháp tối ưu nhấtgiúp các bạn của mình có thể tránh xa những tác hại do Facebook gây ra thì chúngem đã hạ quyết tâm phải cố gắng hoàn thành đề tài. Trong quá trình nghiên cứucũng như điều tra có những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, có những kiến thứckhá cao so với nhận thức của chúng em nhưng với sự động viên, giúp đỡ của thầycô, bạn bè chúng em đã cố gắng hoàn thành đề tài.Ban đầu có thể nhận thấy đề tài đã có một số kết quả khả quan, một số bạnđã từ bỏ được chứng nghiện Facebook. Điều chúng em vui nhất là sau khi hoànthành đề tài chúng em nhận được nhiều sự ủng hộ của thầy cô, phụ huynh học sinh.Một số nhóm bạn đã kết trên Facebook và hoạt động lâu ngày thì nay cũng đã giảmbớt đi thời lượng, các bạn tập trung vào việc học.Về vấn đề lang thang like, comment trên Facebook, qua thông tin từ bạn bèthì đa số các bạn cẩn thận hơn khi tham gia bình luận, chia sẻ bài viết sau khi được13chúng em tuyên truyền về những nguy hiểm của Facebook. Tuy nhiên vẫn còn mộtsố bạn không chú tâm đến việc học thì khó có thể làm thay đổi các bạn một sớmmột chiều, nhưng chúng em hi vọng qua một thời gian dài các bạn đó sẽ có nhữngchuyển biến tốt.Chúng em thông qua đề tài muốn gửi đến các bạn học sinh lời cảnh báo vànhững lời khuyên có thể làm các bạn thay đổi suy nghĩ của bản thân mình về mạngxã hội. Bên cạnh đó chúng em cũng mong muốn giúp các bạn đang nghiệnFacebook, chưa hiểu biết nhiều về Facebook có được những kiến thức cần thiết đểcó thể tự bảo vệ bản thân mình khi tham gia Facebook.14TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Lê Văn Hảo (2015), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường ĐH NhaTrang.2. Lưu Bá Lộc, Phạm Thùy An, Lâm Thánh Thuận (2013), Tác động củamạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR – Trường Đại học Văn Lang,Trường ĐH Văn Lang.3. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm (2014), Thực trạng việc sửdụng Facebook của thanh thiếu niên 15 – 18 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạpchí Khoa học ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.15