Quốc lộ 1a có đi được xe máy không

Quốc lộ 1a có đi được xe máy không
Phóng to
Xe hai bánh buộc phải lấn tuyến để tránh xe tải dừng đỗ tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM -Ảnh: L.C.L.

- (1) Làn dành cho ôtô con và xe khách dưới hoặc bằng 30 chỗ.

- (2) Làn dành cho xe khách trên 30 chỗ và ôtô tải.

- (3) Làn dành cho xe 2-3 bánh.

Quốc lộ 1A nhìn chung còn nhỏ hẹp, lòng đường mỗi chiều rộng 8m, gồm ba làn xe. Trong tình hình đó, ngành giao thông vận tải đã sử dụng vạch đứt quãng làm ranh giới giữa làn (1) và làn (2), nghĩa là các loại xe ở hai làn đường này tạm thời có thể đè lên vạch đứt quãng để vượt nhau.

Thế nhưng, ranh giới giữa làn (2) và làn (3) là vạch liên tục, nghĩa là các loại xe 2-3 bánh khi vượt nhau không được phép đè lên vạch liên tục này. Tuy nhiên làn (3) chỉ rộng 2m nên xe hai bánh vượt nhau đã khó huống gì xe ba bánh. Hơn nữa, hầu hết chiều dài quốc lộ 1A sát lề không có vạch cấm dừng đỗ nên các loại ôtô, thậm chí cả xe container, có quyền dừng đỗ, hậu quả là chẳng những choán hết làn đường của xe 2-3 bánh mà có khi các xe này còn lấn sang làn (2) một phần. Tương tự đối với các trạm dừng đỗ xe buýt được đánh dấu bằng các vạch chéo màu vàng nằm rải rác trên quốc lộ 1A!

Gặp lúc các loại ôtô tải, xe khách và xe buýt đang dừng sát lề và choán hết làn số (3) như thế, xe 2-3 bánh không còn cách nào khác phải lấn sang làn đường bên trái, chấp nhận vi phạm Luật giao thông và có thể bị phạt vì nếu không thì tai nạn giao thông đương nhiên phải xảy ra. Hơn nữa, trên mặt đường quốc lộ 1A vẫn thỉnh thoảng có các ổ gà, ổ voi và các vũng nước đọng mà chủ yếu là ở làn đường số (3), cộng với nạn lấn chiếm lòng lề đường. Gặp các trường hợp đó, xe 2-3 bánh cũng buộc phải lấn sang tuyến trái để tránh tai nạn.

Quốc lộ 1A là tuyến đường bộ xuyên suốt Việt Nam nối từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Năm Căn (Cà Mau), có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kết nối các vùng kinh tế của đất nước. Vậy bạn đã biết về tuyến đường xương sống của quốc gia này chưa? Hãy cùng tìm hiểu về Quốc lộ 1A qua bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Everest nhé!

Quốc lộ 1a có đi được xe máy không
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Contents

  • 1 Vị trí quốc lộ 1A
  • 2 Thông tin quy hoạch quốc lộ 1A
  • 3 Quốc lộ 1A đi qua những tỉnh thành nào?
  • 4 Các tuyến đường liên quan đến quốc lộ 1A
    • 4.1 Quốc lộ 1B
    • 4.2 Quốc lộ 1C
    • 4.3 Quốc lộ 1K
  • 5 Một số câu hỏi liên quan
    • 5.1 Quốc lộ 1A đi qua tỉnh nào dài nhất ?
    • 5.2 Quốc lộ 1A không đi qua vùng kinh tế nào?
    • 5.3 Quốc lộ 1A có cấm xe máy không?

Vị trí quốc lộ 1A

Quốc lộ 1A có điểm đầu tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và kết thúc tại thị trấn Năm Căn nằm trong địa phận Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2360 km.

Tuyến đường này đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Quốc lộ 1A nằm rất gần với Đường cao tốc Bắc – Nam – con đường thông suốt giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, khác với quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc – Nam chỉ nối từ Hà Nội tới Cần Thơ với chiều dài 1,900 km.

Tìm hiểu thêm về kiến thức Đường ven biển.

Thông tin quy hoạch quốc lộ 1A

Tổng chiều dài của Quốc lộ 1A dài 2301,34 km với mặt bê tông nhựa đường rộng 26 m. Trên toàn tuyến có 874 cầu lớn nhỏ, tải trọng 25 đến 30 tấn.

Quốc lộ 1A đã thúc đẩy phát triển những địa phương mà nó trải qua nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu lưu thông những năm 2005. Nay Quốc lộ 1A được làm mới theo hướng nâng cấp các đoạn xa đô thị, làm đường tránh tại những đô thị, làm mới trên một vài tuyến có rất nhiều đô thị liên tiếp. Hiện tại, các đoạn mới làm được tạm gọi là Quốc lộ 1A mới. Tuyến quốc lộ 1A mới không còn song song với đường sắt như Quốc lộ 1A cũ (đoạn qua Hà Nội song song với đường sắt Bắc Nam và đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng).

Quốc lộ 1A đi qua những tỉnh thành nào?

Quốc lộ 1A đi qua 31 tỉnh và thành phố với các điểm nút chính như sau:

  • Cửa khẩu Hữu Nghị (km 0).
  • Lạng Sơn (km 16).
  • Bắc Giang (km 119).
  • Bắc Ninh (km 139).
  • Hà Nội (km 170).
  • Phủ Lý (km 229, tỉnh Hà Nam).
  • Ninh Bình (km 263).
  • Tam Điệp (km 280).
  • Thanh Hóa (km 323).
  • Vinh (km 461, tỉnh Nghệ An).
  • Hà Tĩnh (km 510).
  • Đồng Hới (km 658, tỉnh Quảng Bình).
  • Đông Hà (km 750, tỉnh Quảng Trị).
  • Huế (km 824, tỉnh Thừa Thiên-Huế).
  • Đà Nẵng (km 929).
  • Tam Kỳ (km 991, tỉnh Quảng Nam).
  • Quảng Ngãi (km 1054).
  • Quy Nhơn (km 1232, tỉnh Bình Định).
  • Tuy Hòa (km 1329, tỉnh Phú Yên).
  • Nha Trang (km 1450, tỉnh Khánh Hoà).
  • Phan Rang – Tháp Chàm (km 1528, tỉnh Ninh Thuận).
  • Phan Thiết (km 1701, tỉnh Bình Thuận).
  • Biên Hòa (km 1867, tỉnh Đồng Nai).
  • Bình Dương (km 1879).
  • Thành phố Hồ Chí Minh (km 1889).
  • Tân An (km 1924, tỉnh Long An).
  • Mỹ Tho (km 1954, tỉnh Tiền Giang).
  • Vĩnh Long (km 2029, tỉnh Vĩnh Long).
  • Cần Thơ (km 2068).
  • Ngã Bảy (km 2096, tỉnh Hậu Giang).
  • Sóc Trăng (km 2119, tỉnh Sóc Trăng).
  • Bạc Liêu (km 2176, tỉnh Bạc Liêu).
  • Cà Mau (km 2236, tỉnh Cà Mau).

Quốc lộ 1B

Quốc lộ 1B là tuyến đường nối hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên với chiều dài khoảng 140 km. Đường có điểm đầu giao với Quốc lộ 1A tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc và điểm cuối giao với Quốc lộ 3 tại đảo tròn Tân Long thuộc thành phố Thái Nguyên.

Quốc lộ 1C

Quốc lộ 1C chạy theo hướng Tây – Đông tại tỉnh Khánh Hòa, có điểm đầu tại đèo Rù Rì, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang và điểm cuối tại ngã ba Thành, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh với chiều dài 17,3 km.

Quốc lộ 1K

Với chiều dài 20,8 km, Quốc lộ 1K là một trong các con đường huyết mạch nối 3 tính/ thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Điểm đầu của tuyến đường là Ngã ba Linh Xuân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh giao với quốc lộ 1A qua thị xã Dĩ An – Bình Dương đến điểm cuối tại ngã ba Hố Nai, thành phố Biên Hòa – Đồng Nai giao cắt với quốc lộ 1A. Đoạn cuối cũng trùng với đường Nguyễn Ái Quốc, Biên Hòa.

Một số câu hỏi liên quan

Quốc lộ 1A đi qua tỉnh nào dài nhất ?

Quốc lộ 1A đi qua tỉnh Bình Thuận dài nhất với chiều dài chiếm hơn khoảng 170km của tuyến đường quốc lộ 1A. Bình Thuận được biết đến là xứ sở của cát, vì tại đây có rất các đồi các cao và to và phần lớn địa hình là bán hoang mạc. Đây cũng là một trong những trọng tâm kinh tế của đất nước.

Quốc lộ 1A không đi qua vùng kinh tế nào?

Việt Nam được chia làm 7 vùng kinh tế trong điểm, trong đó Quốc lộ 1A đi qua 31 tỉnh, thành phố thuộc 6 vùng kinh tế:

(i) đi qua Trung du và miền núi phía Bắc tại tỉnh Lạng Sơn

(ii) đi qua Đồng bằng Bắc Bộ (đồng bằng Sông Hồng) tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang Hà Nam, Ninh Bình.

(iii) đi qua Bắc Trung Bộ tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

(iv) đi qua ven biển Nam Trung Bộ tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.

(v) đi qua Đông Nam Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh:, Bình Dương, Đồng Nai.

(vi) đi qua Đồng Bằng Sông Cửu Long tại Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, , Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Như vậy, quốc lộ 1A không đi qua vùng kinh tế Tây Nguyên.

Quốc lộ 1A có cấm xe máy không?

Quốc lộ 1A không cấm xe máy nhưng phải tuân thủ quy định về tốc độ tại Điều 6, 7 Thông tư 31/2019/TT – BGTVT như sau:

(i) Đối với đường 2 chiều có dải phân cách giữa và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên thì tốc độ tối đa khi đi qua những khu vực đông dân cư là: 60km/h.

(ii) Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới là 50 km/h.

(iii) Đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Bạn có thể tìm hiểu các kiến thức về luật đường bộ.

Quốc lộ 1a có đi được xe máy không