Sàn giao dịch heo đánh giá ý kiến bình luận năm 2024

Buổi tọa đàm trao đổi, lấy ý kiến vận hình mô hình dự kiến sàn giao dịch heo trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Thông tin trên được Sở Công thương TP.HCM đưa ra tại buổi "Tọa đàm trao đổi, lấy ý kiến vận hành mô hình dự kiến sàn giao dịch heo trên địa bàn TP.HCM", diễn ra ngày 14-11.

Theo đơn vị này, hiện kết thúc giai đoạn nghiên cứu, tiếp theo sẽ trình UBND kết quả nghiên cứu và xin phê duyệt chủ trương xây dựng đề án này. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến trái chiều về tính thành công đề án.

Thông tin tại buổi tọa đàm, ông Phạm Thành Kiên - giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết mô hình này lấy cơ sở từ sàn giao dịch thịt heo của Đài Loan. Sàn Đài Loan quy mô 20.000 con mỗi ngày. Do đó, với mức tiêu thụ khoảng 10.000 con, TP.HCM hoàn toàn đủ cơ sở để làm vấn đề này.

"Đề án hoàn thành kỳ vọng sẽ giúp người nông dân tránh tình trạng ép giá. Theo đó, thương lái chỉ khâu trung gian để vận chuyển heo, còn giá do người nuôi và người mua quyết định", ông Kiên nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM - thành viên nhóm nghiên cứu đề án, mô hình hoạt động sàn giao dịch thịt heo được đơn vị hướng tới kiểu như giao dịch chứng khoán.

Theo đó, sàn dự kiến sẽ có 4 chủ thể tham gia gồm người chăn nuôi, thương nhân chợ đầu mối, thương lái - lò mổ và cơ quan kiểm định thông tin, chất lượng độc lập.

"Chủ thể chính là người bán và người mua. Hai chủ thể này quyết định giá bán và mua, mua heo loại gì (hơi, mảnh), vận chuyển, giết mổ… từ đó, thuê bộ phận thương lái vận chuyển và lò mổ", ông Hòa cho biết.

Cũng theo ông Hòa, với đề án này, thương lái không làm chủ giá, thay vào đó họ có nhiệm vụ vận chuyển. Tuy nhiên, thương lái không phải đi tìm heo nhờ người bán chào bán heo trên sàn có địa chỉ và thông tin về lô heo.

Cũng theo Sở Công thương, khả năng Nhà nước chỉ đứng ra sáng lập, tạo ra sân chơi và nhiều phương thức mua bán nhưng không chi phối. Thay vào đó, công ty quản lý sàn sẽ đầu tư vận hành, thẩm định chất lượng. Tuy nhiên, với dữ liệu sàn có được, khi cần Nhà nước có quyền hỗ trợ, can thiệp và điều chỉnh.

Nếu đưa đề án vào hoạt động, thịt heo sẽ giao dịch chủ yếu trên sàn trước khi bán lẻ. ẢNH: NGUYỄN TRÍ

Tuy nhiên, nhiều ý kiến nghi ngại đề án này. Theo ông Lê Văn Hiền - hộ chăn nuôi heo tại Bến Tre, mục tiêu của sàn làm giảm can thiệp về giá của bộ phận thương lái, và thương lái sẽ nhận nhiệm vụ vận chuyển. Tuy nhiên, điều gì đảm bảo thương lái "an phận". Ngoài ra, để đưa thịt lên sàn theo đúng tiêu chuẩn cần hộ nuôi liên kết lại để nuôi theo tiêu chuẩn và quy mô đàn ổn định.

"Theo dự kiến, sàn bán heo hơi (heo sống). Do đó, việc người bán nhập heo thế nào, các chuồng tồn trữ hay lưu heo làm sao trước khi đưa lên sàn ra sao... cần nghiên cứu kỹ", ông Hiền lăn tăn.

Ông Hòa cho rằng quan trọng giao hàng tại đâu, giao tại chuồng hay tại chợ, giao heo ngay hay tháng sau - sẽ tương ứng với dịch vụ vận chuyển nào - thì sẽ thuê dịch vụ đó. "Tất cả sẽ có dịch vụ kèm theo".

Theo ông Đỗ Hà Nam - phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam, nhiều nước đã thành công với mô hình sàn giao dịch. Tuy nhiên, Việt Nam đã từng thất bại với sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột. Theo ông Nam, sàn có những điều kiện cung cầu nhưng thường khi đưa vào hoạt động thì không đúng với yêu cầu. Ngoài ra, mỗi quốc gia có cơ chế, chính sách khác nhau, nên cần tham khảo kỹ mô hình.

"Để đầu tư sàn cần chi phí rất lớn, để nuôi sàn thì cần phí hoạt động giao dịch lớn. Do đó, cần có lượng người tham gia lớn và được quyền giao dịch mua và bán trên sàn, chứ không phải giao dịch cuối cùng để ra sản phẩm", ông Nam nhấn mạnh.

"Hiện heo các công ty chăn nuôi chiếm hơn 60% trong khoảng 10.000 con heo cung cấp cho TP mỗi ngày. Vì thế, khi các công ty cam kết tham gia sàn giao dịch thì khả năng thành công sẽ cao. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện trước khi đề xuất xây dựng đề án", ông Nguyễn Ngọc Hòa cho biết.

Ngày 14/8, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), Sở Công Thương TPHCM và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM đã ký kết hợp tác xây dựng sàn giao dịch thịt heo TPHCM.

Theo nội dung hợp tác, các bên sẽ nghiên cứu xây dựng và vận hành Sàn Giao dịch thịt heo tại TPHCM theo hình thức Hợp đồng giao dịch giao ngay và Hợp đồng giao dịch kỳ hạn đối với sản phẩm thịt heo.

Sàn sẽ được thành lập và phát triển trên cơ sở hạ tầng của MXV, bao gồm nhưng không giới hạn: Hệ thống giao dịch; hệ thống thanh toán; trung tâm thanh toán bù trừ; trung tâm giao nhận hàng hóa; cung cấp thông tin thị trường và giao dịch các loại hợp đồng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Kế hoạch sẽ được triển khai lần lượt theo 3 giai đoạn: giao dịch chào giá song phương, giao dịch giao ngay tập trung và giao dịch kỳ hạn tập trung. Trong tất cả các giai đoạn, đều cần một đơn vị độc lập có vai trò truy xuất nguồn gốc, kiểm soát số lượng hàng, kiểm định chất lượng, đảm bảo hệ thống bảo quản và logistics hoạt động hiệu quả.

Được biết, mô hình Sàn Giao dịch với công nghệ và cách vận hành hiện đại này được kỳ vọng sẽ giúp cả người chăn nuôi và người tiêu dùng không bị thao túng giá, quyền lợi được bảo vệ; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng cao. Đồng thời quy mô ngành công nghiệp chăn nuôi của Thành phố sẽ từng bước đi vào chiều sâu.

Thịt heo là loại thịt phổ biến nhất trong thực phẩm của người Việt. Ảnh minh họa

Người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ

Hiện TPHCM đang là thị trường tiêu thụ thịt heo lớn nhất cả nước. Người dân Thành phố tiêu thụ khoảng 9.000 con heo/ngày trong tuần và khoảng 10.000 con heo/ngày vào cuối tuần.

Thị trường thịt heo TPHCM có quy mô đạt gần 20.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, thương lái chiếm đến 85% giao dịch và đóng vai trò chi phối giá cả trên thị trường. Người chăn nuôi và người tiêu dùng luôn ở thế bị động.

Mặt khác, thị trường vẫn có nhiều hạn chế như sản phẩm không đồng bộ về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn; giết mổ còn thủ công, không bảo đảm vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Từ năm 2018, UBND TPHCM đã có kế hoạch và chấp thuận về chủ trương cho phép Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng đề án Sàn Giao dịch thịt heo.

Về cơ bản, ngành chăn nuôi tại TPHCM đang phát triển theo xu hướng giết mổ tự động hoàn toàn, bảo quản thịt bằng xe lạnh. Sàn Giao dịch thịt heo được kỳ vọng sẽ góp phần hiệu quả để giúp thành phố thực hiện quy hoạch chăn nuôi hiện đại, giảm dần chăn nuôi tự phát và xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy mô công nghiệp. Quan trọng hơn, đây là cơ sở quan trọng cho việc hình thành ngành chăn nuôi heo cho các tỉnh lân cận theo hướng công nghiệp bền vững.

Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó tổng giám đốc MXV cho hay, lợi ích của sàn giao dịch thịt heo là giúp cho người chăn nuôi tham gia trực tiếp, sâu hơn vào chuỗi cung ứng thịt heo; được định hướng sản xuất phù hợp thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế và nhận được lợi ích nhiều hơn từ chuỗi giá thị các mặt hàng thịt heo.

Thương nhân kinh doanh thịt heo, được cung cấp công cụ giao dịch mua - bán theo phương thức hiện đại, hiệu quả; tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong chuỗi cung ứng mặt hàng thịt heo. Còn người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm, đúng giá trị sản phẩm…

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, việc Sở Công Thương TPHCM hợp tác với Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam triển khai các sàn giao dịch hàng hóa, trước mắt là sàn giao dịch thịt heo sẽ mang lại nhiều lợi ích như hạn chế tầng lớp trung gian; tạo cơ hội cho cơ quan quản lý nhà nước điều tiết cung cầu; bắt nhịp với xu thế đưa công nghệ thông tin ứng dụng giao dịch điện tử khi giao dịch hàng hóa…

Ông Nguyễn Ngọc Hòa nhận định, TPHCM có nhiều điều kiện thuận lợi khi mở sàn giao dịch thịt heo. Đó là thành phố có chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo; có 2 chợ đầu mối lớn là Hóc Môn, Bình Điền; có kênh phân phối hiện đại; tập trung những công ty, trang trại nuôi heo lớn. Khi lên sàn, giá cả được công khai trên sàn, người có đủ điều kiện giao dịch đều tham gia vào đây.

Chủ đề