Sáng kiến kinh nghiệm dạy Tiếng Anh qua bài hát

SKKN dạy Tiếng Anh thông qua các bài hát Tiếng Anh tiểu học

Show

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.08 KB, 27 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Trong xu thế hội nhập, Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của toàn
cầu để tất cả mọi người trên thế giới có thể thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau.
Hiện thế giới có trên 50 quốc gia sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ chính, gần
80 quốc gia sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Trong tất cả các lĩnh vực
từ kinh doanh, thương mại, truyền thông cho đến du lịch, ngoại giao,...Tiếng
Anh đều đóng vai trò là ngôn ngữ số một. Đối với Việt Nam trong việc hội
nhập kinh tế thế giới, nhất là khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc
độ nhanh thì biết Tiếng Anh, giỏi Tiếng Anh sẽ giúp chúng ta có một ưu thế
vượt trội hơn những nước khác trong khu vực như Lào, Campuchia, và đặc
biệt là Trung Quốc. Cùng với sự phát triển của công nghệ, y học, kỹ thuật và
giáo dục… đó là những nơi mà Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng nhất. Đặc
biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, Tiếng Anh đã được
giảng dạy từ rất sớm. Dạy Tiếng Anh cho trẻ em hiện nay đang nhận được sự
nhiều sự quan tâm của giáo viên dạy Tiếng Anh và các bậc phụ huynh. Cùng
với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế, nhu cầu học Tiếng
Anh không còn là một sở thích của một số người có năng khiếu nữa. Việc học
và thông thạo Tiếng Anh như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng đã
được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi. Vì lẽ đó, Tiếng Anh đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính khóa từ lớp
3. Quyết định này đã thể hiện rõ chiến lược trong giáo dục Việt Nam khi chọn
Tiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để tiến vào tương lai. Việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học
sinh cũng đã được đưa vào áp dụng trong các nhà trường. Người học đóng vai
trò trung tâm còn giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và là người
giúp đỡ các em lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả hơn. Song song với đó,
Bộ Giáo Dục cũng đang tập trung đổi mới chương trình môn Tiếng Anh ngay
từ cấp Tiểu học. Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số
1



1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân” (gọi tắt là đề án ngoại ngữ 2020). Mục tiêu chung của đề án
là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo đến năm 2015 đạt
được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn
nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên…..”. Thể hiện quyết tâm thực
thi Đề án Ngoại ngữ 2020, ngày 8/4/2011 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ký Quyết định số 1400/QĐ-BGDĐT thành lập Ban Quản lý Đề án “Dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Qua
đó ta thấy rằng Nhà Nước đã có mối quan tâm đáng kể đến chiến lược đào tạo
ngoại ngữ cho thế hệ tương lai của quốc gia.
Dạy học là một công việc có rất nhiều thử thách, cứ mỗi năm trôi qua lại
xuất hiện những thay đổi mới vì thế giới luôn thay đổi từng ngày và giáo viên
phải luôn sẵn sàng tiếp nhận và truyền lại những kiến thức mới cho học sinh
của mình. Làm thế nào để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh, biết vận
dụng và nâng cao khả năng giao tiếp vẫn còn rất nhiều khó khăn. Để thu hút
học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy
cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhà trường quan tâm hàng đầu, luôn
nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức, cải tiến phương pháp để dạy
và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Ở bậc Tiểu học, lượng kiến thức Tiếng Anh của các em chủ yếu xoay
quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là
những chủ điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểm
gia đình và chủ điểm khác (thế giới xung quanh các em). Thông qua những
chủ điểm này, các em sẽ tích cóp được một lượng từ vựng và mẫu câu cơ bản
tạo tiền đề cho các cấp học sau. Tuy nhiên Tiếng Anh là một môn học mới ở
cấp Tiểu học nên phần lớn các em học sinh chưa chú tâm vào việc đầu tư cho
môn học này, chuẩn bị bài ở nhà còn rất sơ sài. Đồng thời vẫn có một số
lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt Tiếng Việt vì vậy việc ghi nhớ từ


2


vựng, vận dụng các mẫu câu Tiếng Anh được cung cấp ở trường vào việc giao
tiếp còn rất nhiều hạn chế và khó khăn. Từ đó, một số em có tâm lý chán học
bộ môn Tiếng Anh. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu
sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm
hiểu bài học. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy một thực trạng là đa số học
sinh còn yếu về phương pháp học môn Tiếng Anh như:
- Không nắm được số lượng từ vựng nhất định được đề cập trong sách
giáo khoa vì vậy dẫn đến không có đủ lượng từ để giao tiếp.
- Không nắm được từ vựng nên không hiểu được nội dung bài khóa
dẫn đến không thể làm được bài tập đọc hiểu.
- Không nắm được từ vựng nên ngại nói bằng Tiếng Anh trong các giờ
học Tiếng Anh…
Để khắc phục những tình trạng bất cập trên của học sinh, tôi xin nêu ra
một vài phương pháp mà bản thân tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy,
giúp học sinh đạt kết quả tiến bộ hơn trong học tập. Chính điều này đã thúc
đẩy tôi chọn đề tài “Dạy từ vựng Tiếng Anh tiểu học” với mong muốn góp
một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở
bậc Tiểu học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các loại từ vựng trong sách giáo khoa Tiếng
Anh 3 và Tiếng Anh 4.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Học sinh khối 3 – 4 – 5 Trường TH và THCS Mò Ó.
+ Thời gian: bắt đầu nghiên cứu từ 10/10/2015 và kết thúc vào ngày
25/03/2016.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục đích nghiên cứu:


Trong dạy Tiếng Anh, việc giúp học sinh ghi nhớ từ vựng là một hoạt
động không thể thiếu. Việc ghi nhớ từ vựng không chỉ đơn thuần là nhớ nghĩa
3


Tiếng Việt của từ mà còn là việc giúp các em nghe, phát âm và giao tiếp một
cách tự nhiên, chính xác. Việc tìm ra những cách thức giúp các em học từ
vựng, hiểu từ vựng và nhớ kỹ là nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Vì vậy mục đích
của nghiên cứu này chính là đưa ra các phương pháp giúp học sinh ghi nhớ
nhanh các từ vựng một cách dài lâu và hiệu quả.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng đến
các phương pháp giới thiệu và dạy về từ vựng với những nội dung cơ bản sau
đây:
-Tìm hiểu thực trạng việc học từ vựng Tiếng Anh trước khi thực hiện đề tài.
-Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ vựng
-Thủ thuật vận dụng các phương pháp dạy từ vựng giúp các em ghi nhớ một
các tự nhiên và lâu dài.
-Thủ thuật giúp học sinh ôn tập, kiểm tra từ vựng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu liên
quan đến việc dạy từ vựng Tiếng Anh ở cấp Tiểu học để hiểu hơn về tâm lý,
nhu cầu học cũng như các kỹ năng giảng dạy từ vựng Tiếng Anh cho các em.
Thông qua phương pháp này tôi đã thu thập được khá nhiều kiến thức bổ ích
cho bài nghiên cứu của mình.
-Phương pháp quan sát: đối tượng mà tôi quan sát là các học sinh khối
3-4-5. Phương pháp này giúp tôi phát hiện ra sự thay đổi từng ngày của các
em khi học môn Tiếng Anh. Ví dụ: Ở lớp 4A, Hắc là một em học sinh khá là
nhút nhát trong mọi hoạt động. Mặc dù được xếp ngồi ở bàn đầu nhưng em


luôn lơ đãng không chú ý trong giờ học. Khi tôi dạy từ vựng sử dụng dụng cụ
trực quan, phương pháp này giúp em chú ý hơn một chút. Tôi thay đổi
phương pháp dạy từ vựng bằng sử dụng vật thật hay là lồng ghép dạy từ vựng
4


vào các trò chơi thì em Hắc chú ý hơn hẳn. Em tham gia sôi nổi, phát biểu
nhiều hơn và theo một cách tự nhiên em tự ghi nhớ được một số lượng từ
vựng nhanh và nhớ lâu hơn.
-Phương pháp phỏng vấn: nhờ vào phương pháp này mà tôi đã hiểu rõ
được các em thích hay không thích những hoạt động gì khi học từ vựng Tiếng
Anh, từ đó có kế hoạch thay đổi phương pháp dạy sao cho phù hợp với các
em.
-Phương pháp thống kê toán học: sau 5 tuần vào năm học, tôi đã làm
một phiếu thống kê về việc “Học từ vựng thông qua các phương pháp” nhằm
hiểu rõ xem các phương pháp dạy từ vựng mà tôi đã sử dụng thì học sinh của
mình cảm thấy thích được dạy từ vựng thông qua phương pháp nào. Từ kết
quả mà phiếu thống kê mang lại tôi có thể hiểu rõ hơn các phương pháp mà
mình đã sử dụng ảnh hưởng như thế nào đến việc học từ vựng của các em. Từ
đó tôi có thể thay đổi cách vận dụng phương pháp giảng dạy của mình sao
cho tiết học càng thêm sinh động và thu hút được nhiều học sinh hơn
- Phương pháp trưng cầu ý kiến: Tôi thường cho học sinh tự đưa ra những ý
kiến cá nhân của các em nhằm xem các em có nhu cầu và nguyện vọng gì
trong việc học từ vựng nhằm phát huy tính tích cực của các em.
- Phương pháp đàm thoại: tôi thường xuyên sử dụng phương pháp này khi học
sinh của mình gặp khó khăn trong việc phát âm hay không hiểu về một vấn đề
gì đó, phương pháp này giúp nắm bắt tình hình học sinh để kịp thời sửa sai
hoặc uốn nắn cho các em.
-Phương pháp đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh: phương pháp này giúp
tôi có thể đối chiếu và so sánh chất lượng học tập của học sinh ở các lớp khác


nhau từ đó tôi có thể nhận ra tính hiệu quả của các phương pháp mà tôi đã vận
dụng cụ thể ở từng lớp.
Mỗi phương pháp trên đều mang lại các thông tin hữu ích cho đề tài
của tôi. Trong đó phương pháp chủ đạo là phương pháp quan sát, phương
5


pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học và phương pháp đối chiếu,
so sánh kết quả. Còn những phương pháp khác được dùng như phương pháp
bổ trợ.
5. Đóng góp của SKKN:
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
- Ghi lại những phương pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc
kết thành kinh nghiệm giảng dạy của bản thân.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong
quá trình giảng dạy từ vựng của mình
- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ ban
Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy
những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho nhằm hoàn thiện
hơn.
- Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học
tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
Tiếng Anh là một ngôn ngữ thông dụng trên quốc tế và nó đã được đưa
vào chương trình giảng dạy, trở thành một trong những bộ môn chính
khoá ở các bậc học phổ thông. Để dạy tốt môn Tiếng Anh, mỗi một
giáo viên đứng lớp luôn phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi


dưỡng thường xuyên, nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học
tích cực, khoa học và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào
việc phát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong
6


hoạt động học tập nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề
cho học sinh. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) là
giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học
tập thụ động. Chương trình giáo dục phổ thông đã ban hành kèm theo
quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn
học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng
cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.”
Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp
dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện năng lực giao tiếp
cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi
trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống
giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp
với tình huống giao tiếp cụ thể.
Mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ là giao tiếp. Để giao tiếp
tốt trước hết đòi hỏi ở học sinh có vốn từ vựng nhất định, vốn từ vựng
càng nhiều giúp học sinh càng hiểu ngôn ngữ giao tiếp nhanh chóng và
có hiệu quả. Từ vựng Tiếng Anh là một công cụ, phương tiện quan
trọng nhất trong việc dùng và học Tiếng Anh . Ở bất kỳ một kỹ năng
nào của việc học ngoại ngữ đều phải dùng đến từ vựng.Vì vậy từ vựng


Tiếng Anh là nguồn vốn, là sản phẩm vô giá, là công cụ chính cho
người dùng.
Trong một bài học môn học Tiếng Anh, hầu hết tiết học nào cũng có
phần “giới thiệu từ vựng” . Để bài học đạt kết quả cao, học sinh phải
nắm rõ cách phát âm cũng như cách dùng của các từ. Muốn thế giáo
viên cần lựa chọn các phương pháp dạy từ vựng phù hợp với từng loại
7


từ để sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử dụng. Tôi đã cố gắng
tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp cùng với những trải
nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tôi đã rút ra được một vài kinh
nghiệm trong việc gây hứng thú cho học sinh học Tiếng Anh qua các
giờ dạy từ vựng ở cấp Tiểu học. Đây là kinh nghiệm mà tôi tâm đắc
nhất và tôi đã mạnh dạn chọn nó để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
cho mình.
2. Cơ sở thực tiễn:
Vào đầu năm học 2015 - 2016 tôi được phân công dạy môn Tiếng Anh cho
khối 3 là 3 – 4 – 5 ở Trường TH-THCS Mò Ó. Ngành và nhà trường đã tạo
điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi được tham gia các lớp chuyên đề đổi mới
phương pháp giảng dạy ở cấp Tiểu học, đi tập huấn, dự các tiết thao giảng
chuyên đề, nghiên cứu, thảo luận việc đổi mới PPDH ở cụm và huyện. Từ đó
tôi đã học tập được những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Những
phương tiện giúp các em học và rèn luyện cho bộ môn Tiếng Anh không còn
là vấn đề nan giải. Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học bộ môn
Tiếng Anh khá đầy đủ như: máy chiếu, đài catset, sách giáo khoa, sách bài
tập… Bản thân luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà
trường, của các anh chị em đồng nghiêp.
Tình hình chung học sinh cấp Tiểu học Trường Mò Ó mà tôi trực tiếp giảng
dạy đa số các em chăm học và ngoan. Bên cạnh đó một số cá biệt học sinh


vẫn còn thiếu kiên nhẫn trong học tập, còn chây lười, ỷ lại và mang tính thụ
động. Đại đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên điều kiện
tiếp xúc với phương tiện thông tin còn hạn chế, gia đình phụ huynh cũng chưa
có sự quan tâm nhiều đến việc học ngoại ngữ của con. Để thực hiện phương
pháp thực nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát vốn từ vựng bộ môn Tiếng Anh
đầu năm đối với học sinh 3 khối 3-4-5 như sau:
- Số học sinh nói đúng: 60%
- Số học sinh viết đúng: 45%
8


- Học sinh đạt yêu cầu về nghe, nói, đọc, viết: 50%
- Học sinh hứng thú học từ vựng: 65%
- Một số học sinh còn rụt rè trong giao tiếp, vốn từ vựng và cách nhớ từ
còn hạn chế. Một số học sinh chỉ nói theo chứ không viết đúng, học còn
trầm, chậm.
Trước tình hình đó tôi đã mạnh dạn thử nghiệm nhiều phương pháp dạy từ
vựng khác nhau với mục đích giúp các em chủ động nhớ từ, vận dụng từ
và hứng thú học từ hơn trong các giờ dạy có từ vựng.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 04
tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập.
Muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, Giáo viên phải làm tranh
ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng
sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học.
Về sự phân bố tiết trong tuần, một buổi các em phải học hai tiết tiếng Anh
liên tiếp, phải tải một số lượng từ rất nhiều. Điều này chắc chắn sẽ gây tâm lý
quá tải cho một số học sinh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học sau.
Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học
sinh chỉ học hoa loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không


tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo
viên yêu cầu các em sẽ không thành công.
Về phía gia đình học sinh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng
dẫn các em tự học ở nhà. Bởi vì vậy là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh
nào cũng biết. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở
nhà của học sinh.
Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm,
học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ
nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên,
chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có.
Vì thế cho nên, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ
khác. Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên. Cho nên giáo viên
cần chú ý đến tâm lý này của học sinh.
9


Vì là giáo viên mới ở trường, môn học này cũng là một môn học mới lạ với
các em nên bước đầu tôi chưa thực sự hiểu tình hình học của học sinh của
mình. Sau khi vào chương trình dạy hết 5 tuần, tôi nhận thấy học sinh có phần
gặp nhiều khó khăn vì vậy tôi cần phải đi sâu vào tìm hiểu các em hơn nữa.
Cần phải nắm rõ được các em muốn gì, các em cần gì và quan trọng hơn là
phải nắm rõ được những phương pháp dạy từ vựng tôi đã áp dụng từ đầu năm
đến thời điểm này đối với các em như thế nào. Phương pháp đó có phù hợp,
có khiến các em học từ vựng một cách nhanh và ghi nhớ lâu hay không. Tôi
đã tiến hành một đợt điều tra nhỏ để thống kê sở thích của học sinh đối với
các phương pháp dạy từ vựng ở cả ba khối 3 – 4 – 5 thì có kết quả như sau:
BẢNG THỐNG KÊ
PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH GIÚP HỌC SINH
HỨNG THÚ
1. Sử dụng tranh ảnh



70%

2. Sử dụng vật thật

85%

3. Sử dụng điệu bộ

60%

4. Thông qua tình huống hoặc giải thích

20%

5. Dùng từ đồng nghĩa/ trái nghĩa

35%

6. Dịch nghĩa

25%

7. Trò chơi

85%

Bảng thống kê phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh giúp học sinh hứng thú
Từ kết quả của đợt thống kê, tôi đã cố gắng áp dụng những phương pháp dạy
từ vựng mà các em thích thú nhiều hơn trong các tiết dạy từ. Sự thay đổi này


khiến các em rất hứng khởi vừa khiến các em dễ hiểu, nắm được cách đọc và
nghĩa của từ nhanh hơn, biết cách áp dụng từ vừa mới học một cách khoa học,
ghi nhớ lâu dài từ đó. Cố gắng giúp các em đến gần hơn với môn học, yêu
thích và chú tâm hơn khi học môn học này.
1. Nguyên nhân:
Thực tế việc tiếp nhận một ngôn ngữ giao tiếp mới ngay từ Tiểu học đối
với các em là rất khó. Mức độ nhận thức của các em còn thấp, chất lượng học
10


tập bộ môn không đồng bộ. Học sinh ở miền núi như học sinh của tôi gia đình
điều kiện còn khó khăn, các em không có cơ hội cũng như không có thói quen
đọc thêm sách báo khi ở nhà để bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức.
Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với một ngôn ngữ mới, trong khi
vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt Tiếng Việt ở
trường nên việc học môn này càng khó hơn bội phần. Hơn nữa Tiếng Anh ở
bậc Tiểu học chỉ là môn học phụ, thế nên bản thân học sinh và ngay cả phụ
huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họ chỉ đầu tư cho con mình học
nâng cao môn Toán, Tiếng Việt. Kiến thức về từ vựng và khả năng lưu nhớ
các cấu trúc câu của các em chưa cao, cứ qua một bài học khác, khi hỏi lại bài
cũ thì các em đã quên hết hoặc là chỉ nhớ một phần rất ít từ vựng và cấu trúc
câu. Bởi do lỗ hỏng kiến thức đó mà các em thường hay ngại ngùng khi nói
trước đám đông. Các em sợ sai, không chắc chắn vào kiến thức của mình.
Việc bắt các em gò mình vào học thuộc, ôn đi ôn lại một mẫu câu khô khan
cứng nhắc không giúp các em học tốt lên mà chỉ khiến các em mệt mỏi và nản
chí.
Đối với các em khối 5, môn học Tiếng Anh chỉ là một môn tự chọn trong
chương trình. Các em chỉ được học 2 tiết Tiếng Anh trong một tuần. Lượng
thời gian quá ngắn trong khi lượng kiến thức lại khá dài. Các em không có
nhiều thời gian để luyện tập giao tiếp, đàm thoại, bồi dưỡng cho kỹ năng nghe


– nói. Còn đối với các em nhỏ khối 3-4, vẫn còn rất nhiều em đọc viết Tiếng
Việt còn chưa trôi chảy, lưu loát, suy nghĩ nghĩa của từ còn chậm. Nên khi cô
giáo giải thích nghĩa của từ vựng từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt, các em hiểu
chậm thậm chí hiểu sai. Ghi chép còn nhẫm lần giữa các chữ cái như “b – d/
p – q”. Trong Tiếng Anh có một vài chữ cái lạ như “w, f, z” khiến các em
khó viết khi ghi chép. Một vài em đến giờ vẫn chưa phát âm rõ được chữ cái
trong Tiếng Việt nên khi phát âm sang Tiếng Anh các em bị vấp rất nhiều lỗi.
Càng thúc ép các em ôn đi ôn lại chỉ khiến các em càng chán nản và nói sai
nhiều hơn.
11


2. Giải pháp
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế những phương pháp giảng dạy từ
vựng Tiếng Anh, tôi nhận thấy học sinh của mình đã có nhiều thay đổi tích
cực, tiến bộ. Tôi đã tiến hành các biện pháp sau:
3.1 Các bước để giới thiệu từ mới:
Bước 1: Thâm nhập nắm chắc chương trình môn Tiếng Anh lớp 3-4, nghiên
cưú kỹ nội dung từng bài để có kế hoạch làm đồ dùng cho giờ dạy sôi động,
hấp dẫn và lôi cuốn.
Bước 2: Phối hợp với học sinh và duy trì ngôn ngữ giao tiếp với học sinh
bằng cách đặt câu hỏi học sinh trả lời.
Bước 3: Lựa chọn và phân loại từ
Bước 4: Sử dụng các thủ thuật linh hoạt để giới thiệu nghĩa của từ.
Bước 5: Kiểm tra việc hiểu và nắm nghĩa của từ.
Bước 6: Luyện tập từ của học sinh.
Bước 7: Kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm được từ của một số học sinh yếu
nếu cần thiết.
3.2. Các phương pháp để giới thiệu nghĩa của từ vựng:
a. Lựa chọn từ để dạy:


Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng, nó là công cụ để giao
tiếp với các nước trên thế giới. Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải có vốn từ
phong phú.
Ở môi trường tiểu học hiện nay, khi nói đến ngữ liệu là chủ yếu nói đến
ngữ pháp và từ vựng, từ vựng là ngữ pháp luôn có mối quan hệ khắng khích
với nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên dạy và
giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể. Thông thường trong một bài học luôn xuất
hiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để
chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề:
- Từ chủ động (active vocabulary)
- Từ bị động (passive vocabulary)

12


Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có
liên quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo
viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn.
Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời
gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định
xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.
- Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là:
+ Form.
+ Meaning.
+ Use.
Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như
từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo
viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết
phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ.
-Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ


của học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời
gian thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy
tối đa là 6 từ.
- Trong khi lựa chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau:
+ Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không ?
+ Từ đó có khó so với trình độ học sinh không ?
- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của
học sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh.
- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ
của học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thích
rồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay.
- Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó
lắm thì bạn nên yêu cầu học sinh đoán.
Với sự đa dạng của từ, tôi đã đầu tư trong việc lựa chọn từ thích hợp, có vai
trò chủ động để hiểu được nội dung chính của bài học. Vì thế trong mỗi tiết
13


dạy tôi chỉ cho các em 5-8 từ chủ động, vì thực tế có bài có đến 10-15-20 từ
mới, nếu đưa ra quá nhiều học sinh sẽ không nhớ nỗi.
b. Các bước tiến hành giới thiệu từ mới:
Có nhiều phương pháp giới thiệu từ vựng nhưng giới thiệu bằng cách nào cho
phù hợp với từ, với đối tượng để học sinh dễ nhận biết và phát huy được tính
tích cực ,tìm tòi, đoán nghĩa của học sinh.
Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong
việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ
gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới
được giới thiệu.
Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo
trình tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác


“nghe”. Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt
đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy
giúp cho học sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất:
- Bước 1: “nghe”, giáo viên cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc
mẫu.
- Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần giáo viên mới
yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại ,giáo viên cần chú ý cho
cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân.
- Bước 3: “đọc”, giáo viên viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào
đó để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh
tới một chừng mực mà giáo viên cho là đạt yêu cầu.
- Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi
giáo viên mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở.
- Bước 5: giáo viên hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không
và yêu cầu một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt.
- Bước 6: đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận
diện âm tiết có trọng âm và đánh dấu.
- Bước 7: cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới
học.
14


c. Các thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới: Giáo viên có thể dùng một số
thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới như:
1. Visual (nhìn): Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh cho học sinh nhìn và học từ
vựng từ những bức tranh đó, phương pháp này giúp giáo viên ngữ nghĩa hoá
từ một cách nhanh chóng.
- Khi dạy những từ cần hình ảnh , tôi đã dùng tranh để giới thiệu. Ví dụ:
Ở bài Unit 2 – Tiếng Anh 4, khi dạy về quốc tịch các nước tôi đã dùng tranh
để minh họa lá cờ và con người của từng nước để các em có thể dễ dàng hình


dung và ghi nhớ đất nước đó hơn

2. Realia (vật thật): Giáo viên sử dụng những dụng cụ trực quan thực tế có
được để giới thiệu từ vựng cho học sinh.
Ví dụ:
Ở bài Unit 8 – Tiếng Anh 3: khi dạy về các dụng cụ học tập của học sinh như
bút (pen), thước (ruler), hộp bút (pencil case), cặp sách (school bag)… tôi đã
sử dụng chính những dụng cụ học tập của các em để dạy về từ vựng. Vì phần
lớn tất cả các em đều có những dụng cụ này nên khi tôi giới thiệu và gọi tên
bằng Tiếng Anh từng đồ vật thì các em rất thích thú. Nhiều em cầm từng đồ
vật cụ thể của mình và gọi tên chúng rất tự nhiên.
3. Mine (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ, cử chỉ
Ví dụ: Ở bài Unit 10 – Tiếng Anh 3: khi dạy về các trò chơi như bóng đá
(football), nhảy dây (skip), trốn tìm (hide- and-seek), bịt mắt bắt dê (blind
15


man’s bluff), bóng bàn (table tennis)…tôi đã thực hiện các hành động về
những trò chơi đó rồi cho học sinh đoán xem đó là trò gì và gọi tên những trò
chơi đó bằng Tiếng Anh. Tôi yêu cầu học sinh lặp lại hành đồng đó và gọi tên
trò chơi bằng Tiếng Anh. Với phương pháp này, học sinh nhớ khá nhanh và
rất thích thú khi được bắt chước theo hành động của các trò chơi. Sử dụng
hình thức này tôi đã thể hiện rõ ràng, tự nhiên giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhận
biết và rất hứng thú học.

Play badminton (cầu lông)

Play hide-and-seek (chơi trốn tìm)

4.Drawing (Vẽ phác họa)


Ví dụ: ở bài Unit 12 – Tiếng Anh 3: khi dạy về các từ vựng về nhà cửa tôi đã
vẽ minh họa lên bảng một ngôi nhà có các phòng, vườn cây, ao nước cụ thể
để các em dễ hình dung và dễ nhớ hơn.

5. Synonyon \ antonyon (đồng nghĩa \ trái nghĩa): Giáo viên dùng những từ
đã học rồi để giảng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Một phần giúp học sinh
liên tưởng đến những từ đã học, vừa nắm được nghĩa của từ mới.
Ví dụ:
16


thấp – cao (short – tall)
mâp - ốm (fat- slim)
nóng – lạnh (hot-cold)
to – nhỏ ( big – small)
6. Situation / explanation:
Giáo viên sử dụng tình huống(situation) hay giải thích(explanation) để giới
thiệu từ vựng cho học sinh.
Ví dụ: Ở bài Unit 12 – Tiếng Anh 4, tôi đã dùng những từ vựng các em đã
học hoặc dùng một giáo viên cụ thể trong trường để giới thiệu từ vựng mới
cho các em
- a teacher (giáo viên) : Ms. Hien is a…..(teacher).
- a student (học sinh) : You are a ….(student).
- hospital (bệnh viện) : Doctor works in a….(hospital).
7. Example (nêu ví dụ)
Ngoài ra tôi còn sử dụng tình huống giảng giải, dạy từ trong ngữ cảnh, giải
thích từ bằng những Tiếng Anh đơn giản, nhiều em rất tích cực trong việc
đoán từ.
8. Translation (dịch): Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt
để giảng nghĩa từ trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi


không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu
tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho
phép, Giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó.
Đối với những từ trừu tượng tôi dùng phương pháp dịch thuật như:
Ví dụ: friendly (thân thiện), scary (làm sợ hãi), usually ( thông thường),
wonderful ( kỳ diệu)…
9.Compound word ( từ ghép): Tôi đã giúp học sinh học thêm về những từ
mới khác bắt nguồn từ những từ vựng đơn giản mà các em đã học ở những bài
trước. Để minh họa, tôi đã vẽ những bức hình đơn giản để các em dễ dàng
hình dung và cảm thấy thích thú hơn.
17


Ví dụ: rain (mưa) + bow (nơ)

 rainbow (cầu vòng)

sun ( mặt trời) + flower (hoa)  sunflower (hoa hướng dương)…

d/. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới:
Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn
phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng
cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Trong hoạt
động này, chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra từ mới. Sau đây là một vài thủ
thuật kiểm tra từ mới:
+ Rub out and remember: Hình thức này đã thực sự giúp học sinh nhớ từ ngay
tại lớp.
+ Slap the board: Hình thức này đã giúp học sinh nhận ra từ vựng qua nghe
hiểu và kiểm tra việc hiểu nghĩa từ của học sinh. Học sinh làm việc theo
nhóm. Nhóm nào cũng muốn chiến thắng vì vậy các em hoạt động rất nhanh


nhẹn và sôi nỗi.
+ What and Where: Tôi đã gợi ý để học sinh đưa ra được từ vựng rồi viết
chúng vào các vòng tròn lên bảng, lần lượt (đọc-xoá-đọc) và tôi yêu cầu học
sinh phải nhớ được từ và vị trí của nó để lên viết lại. Thoạt đầu một số em yếu
còn nhút nhát nhưng dần về sau nhiều em đã rất mạnh dạn và muốn lên bảng
để viết. Hình thức này đã giúp học sinh ghi nhớ và ôn luyện từ bằng cách viết
từ

18


+ Matching words: Tôi yêu cầu học sinh nối nghĩa tiếng Việt với tiếng Anh
hoặc với tranh. Phương pháp này tiết kiệm được thời gian và học sinh rất hào
hứng làm việc, 90% học sinh xung phong lên bảng để nối, kể cả những em rất
yếu.
+ Guessing pictures (đoán tranh): Phương pháp này đã giúp nhiều học sinh
cùng nói và luyện từ mới một cách có ý nghĩa.
+ Bingo: Bằng cách này tôi đã giúp học sinh luyện tập được kỹ năng nghe và
nối âm thanh nghe được với từ đúng. Học sinh thực hành rất sôi nỗi. Thậm
chí học sinh còn đề nghị giáo viên cho làm lại để quyết giành chiến thắng.
+ Noughts and croses: Tôi đã dùng hình thức này để kiểm tra việc vận dụng
từ mới trong câu và thực sự gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt hiệu quả
cao về học tập từ.
+ Jumbled words: Bằng cách kiểm tra này tôi đã giúp học sinh luyện tập viết
đúng chính tả của từ. Học sinh phải sắp xếp được các chữ cái lộn xộn thành
một từ có nghĩa.
+ Taboo (trò chơi có thể hiểu như trò "Đuổi hình bắt chữ"): Trò chơi "Taboo"
được tổ chức rất đơn giản. Học sinh được ngồi theo nhóm với một chồng thẻ
từ mới úp xuống. Một học sinh lật thẻ lên và cố giải thích, ví dụ… để khiến
những bạn khác nhớ ra từ mới. Học sinh đoán được từ mới ấy sẽ nhận được


thẻ đó và bắt đầu một lượt chơi khác. Cuối buổi học, người chiến thắng là
người nhận được nhiều thẻ từ mới nhất.
+ Hot seat (Ghế nóng): Trò chơi được tôi sử dụng nhiều để giúp học sinh ôn
từ và khuấy động không khí (warm - up). Lớp học được chia làm hai đội. Mỗi
đội cử một bạn lên bảng, ngồi lên một chiếc ghế quay lưng với cả lớp. Các
bạn còn lại trong đội cố gắng diễn tả từ vựng bằng cách diễn giải, ví dụ… để
thi xem ai đoán ra nhanh hơn. Việc mỗi đội cố gắng diễn tả từ vựng khiến
Vỡi những hình thức kiểm tra trên kết hợp với một số trò chơi tôi đã tổ chức
cho các em, tôi nhận thấy các em hứng thú hơn với việc học từ vựng, ghi nhớ
19


từ nhanh và lâu hơn, đồng thời cũng rèn luyện kỹ năng viết và sử dụng từ cho
các em.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh học từ, nhớ từ và vận dụng từ tôi luôn
theo dõi thái độ và kết quả của học sinh để có sự điều chỉnh bổ sung cho việc
nâng cao giờ dạy từ vựng. Tôi thường đưa bài tập luyện từ từ dễ đến khó để
nâng cao dần trình độ và kỹ năng sử dụng từ cho các em(đặc biệt là đối tượng
khá, giỏi). Các dạng bài tập tôi thường cho các em làm như sau:
- Gap fill: học sinh điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện một câu hoặc một
đoạn văn.
- Choose the best answer: Học sinh chọn đáp án đúng nhất trong các đáp
án gợi ý.
- Put words in the right order: Học sinh sắp xếp các từ xáo trộn thành câu
hoàn chỉnh.
- Listen and choose the best answer: Học sinh lắng nghe một đoạn bang
và chọn đáp án đúng nhât.
Với những bài tập này, một số học sinh khá, giỏi đã thể hiện năng lực, trí tuệ
của mình và các em làm việc rất tích cực, chủ động. Còn những em khác có
thể học hỏi ở bạn khi làm nhóm hoặc thực hiện bài tập nhiều lần để quen với


những dạng bài tập này. Đây phần lớn là những dạng bài được dùng trong đề
thi học kỳ nên khi được làm một cách thường xuyên, các em đều quen dần và
không có sự bỡ ngỡ khi làm bài thi học kỳ.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Mục đích của việc áp dụng những phương pháp dạy từ vựng này là để
giúp học sinh học từ vựng một cách nhanh chóng và ghi nhớ dài lâu, nâng cao
chất lượng việc học từ vựng cho học sinh. Việc giới thiệu từ vựng tuy chiếm
lượng thời gian không nhiều song chúng có vai trò hết sức quan trọng, tạo tiền
để cho học sinh nắm vững và sử dụng ngôn ngữ sau này. Người giáo viên với
vai trò của người hướng dẫn phải sử dụng những kỹ năng sao cho phù hợp
trong quá trình giới thiệu từ vựng để đạt được mục đích mà bài học đề ra.
20


Trong quá trình soạn bài, nhiệm vụ của người giáo viên phải lựa chọn kỹ
năng, kỹ thuật thích hợp, chuẩn bị kỹ càng cho các lời dẫn gợi mở, các vật
dụng cần thiết liên quan đến việc giới thiệu từ và chọn cách kiểm tra từ sao
cho phù hợp gây hứng thú cho học sinh.
Qua việc áp dụng các phương pháp dạy từ mới trong quá trình giảng dạy
Tiếng Anh của trường TH Mò Ó năm học này, tôi nhận thấy có sự chuyển
biến rõ rệt về thái độ học tập cũng như chất lượng của học sinh trong các tiết
học Tiếng Anh. Sự thay đổi đó được thể hiện cụ thể như sau:
Học Tiếng Anh và ghi nhớ một số lượng từ vựng Tiếng Anh đối với các
em ở bậc Tiểu học là một điều khó. Vậy làm sao để các em dễ hiểu, dễ nhớ,
hứng thú trong quá trình học? Qua bài SKKN này, tôi muốn giới thiệu và đưa
ra những phương pháp giúp học sinh ghi nhớ nhanh các từ vựng một cách dài
lâu và hiệu quả. Sau khi sử dụng các phương pháp tôi nhận thấy:
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.


- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn
giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp
hơn.

-Học sinh có tự tin hơn khi trình bày quan điểm trước lớp.
-Thích nói Tiếng Anh khi chào hỏi, yêu cầu, nhờ bạn một việc gì đó và
xin phép
-Phản ứng nhanh hơn trước, nhớ từ nhiều.
-Hát thành thạo các bài Tiếng Anh trong chương trình.
-Số lượng tham gia xây dựng bài ngày càng tăng từ 60% - lên 85%.
-70% học sinh hiểu bài ngay tại lớp và khả năng thực hành tốt các yêu
cầu của giáo viên
21


-Học sinh hăng hái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà
chu đáo hơn.
Thông qua quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài “Dạy Từ vựng Tiếng Anh
tiểu học” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
-Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với
nghề, có trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học
sinh và chất lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo
hướng đổi mới phù hợp với học sinh của mình.
-Ngoài ra giáo viên còn có thể khai thác các trang Web hỗ trợ việc học
và dạy môn Tiếng Anh trên trang mạng xã hội. Nguồn tài nguyên công nghệ
thông tin đang ngày một phong phú và rộng khắp, dễ khai thác và khai thác
rất nhanh. Giáo viên muốn dạy tốt môn Tiếng Anh thì cần tận dụng tối đa
nguồn tài nguyên này. Từ thông tin từ vựng, từ hình ảnh sống động đến các
phương pháp giảng dạy có rất nhiều trên Internet, giáo viên có thể vào trang
Web “www.tieuhoc.info” là trang Web có nhiều phương pháp dạy từ vựng


Tiếng Anh mới và các phương pháp, tài liệu dạy Tiếng Anh Tiểu học rất
phong phú đa dạng. Giáo viên trong giờ dạy có thể sự dụng nguồn tư liệu này
một cách dễ dàng làm cho bài dạy sinh động lôi cuốn học sinh hơn.
“www.thuvienviolet.com” là diễn đàn dành riêng cho giáo viên ở tất cả các
lĩnh vực không riêng gì môn Tiếng Anh.
-Và rất nhiều trang Web khác mà giáo viên có thể chia sẽ cùng nhau.
Bên cạnh đó có rất nhiều đĩa dạy học Tiếng Anh bằng hình ảnh do người bản
địa kết hợp với người Việt dạy rất phong phú và phù hợp với lứa tuổi Tiểu
học. Bộ đĩa học Tiếng Anh bằng hình ảnh: Fun with English, Go’s go, ABC
English for children. Các bộ phim hoạt hình, các trò chơi hoạt hình bằng
Tiếng Anh…Các loại băng đĩa này khi áp dụng vào việc giảng dạy trẻ học
Tiếng Anh rất bổ ích. Sử dụng nguồn tài nguyên công nghệ thông tin này
không những giúp trẻ học tốt môn Tiếng Anh mà còn giúp trẻ tiếp cận sớm
với công nghệ thông tin. Trẻ sẽ sớm biết cách khai thác nguồn thông tin vô
22


hạn này, khi tiếp cận thông tin không những giáo viên thích thú trong giảng
dạy mà học trò cũng say sưa với việc học. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của
nó, hình thức học này rất lôi cuốn trẻ nên giáo viên và các bậc phụ huynh phải
biết cách hướng dẫn và kèm cặp trẻ trong quá trình tiếp cận.
-Cần chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo, chi tiết, tỉ mĩ. Tăng cường sử
dụng đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả.
-Sử dụng các phương pháp dạy từ vựng lôi cuốn, tổ chức nhiều trò chơi
hay dạy cho các em những bài hát vui nhộn để tăng cường vốn từ
vựng và rèn luyện cấu trúc câu tạo cho học sinh ham thích môn học. Hệ
thống cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tâm đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng.
-Khuyến khích học sinh đổi sang Tiếng Anh những điều các em nói bằng
Tiếng Việt đồng thời sử dụng Tiếng Anh thường xuyên hơn ở lớp, hay nhóm
bạn học tập ở nhà.


-Khen thưởng tuyên dương những em có năng khiếu, có tiến bộ và có
tham gia phát biểu. Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em
còn yếu kém và kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ của các em một cách nhẹ nhàng,
để các em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười
học.
-Tạo giờ học thoải mái, sinh động, hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa thầy và
trò phát huy tốt tính tích cực tư duy của học sinh. Giáo viên nên dùng những
thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu trong khi giảng bài.
-Cập nhập thông tin liên quan đến phương pháp giảng dạy Tiếng Anh
trong trường Tiểu học.
-Bản thân giáo viên luôn luôn tự học tự rèn, liên hệ trao đổi với đồng
nghiệp những kinh nghiệm trong giảng dạy.
-Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, các trang thiết bị trong phòng
Tiếng Anh.
-Thực tế cho thấy, phương pháp giáo dục Tiếng Anh theo khuynh hướng
giao tiếp rất khó áp dụng cho một lớp học có sĩ số đông hoặc cho các em học
23


sinh người dân tộc. Ngoài việc phải vận dụng có nghệ thuật phương pháp
giáo dục như đã nêu trên, một tiết học muốn thành công còn phải phụ thuộc
rất nhiều yếu tố bên ngoài, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị và trình độ học
sinh là những yếu tố cơ bản. Muốn vậy, trước hết giáo viên phải nắm được
mục tiêu của tiết học, nội dung tiết học, phương pháp kiểm tra đánh giá của
tiết học. Ngoài ra, giáo viên phải hiểu được đặc điểm của học sinh xem họ
còn thiếu những gì để đạt được mục tiêu của tiết học. Và để việc giảng dạy
Tiếng Anh có hiệu quả hơn, ngoài việc đổi mới chương trình, phương pháp
thì việc cần phải làm ngay là phân loại trình độ Tiếng Anh đầu vào của học
sinh, chia nhỏ lớp theo trình độ, giới hạn sĩ số lớp và phân bổ thời gian dạy
hợp lý.


Sau khi tôi áp dụng những phương pháp dạy từ vựng một cách linh hoạt
trong các tiết học, thật bất ngờ, các em tỏ ra rất háo hức khi được học từ
vựng, các em cởi mở hơn, không còn rụt rè nữa và cũng tham gia bài học tích
cực hơn, trong thời gian gần đây học sinh có nhiều tiến bộ ở môn Tiếng Anh.
Tuy kết quả chưa thật cao nhưng những tiến bộ bước đầu giúp tôi hưng phấn
hơn trong công tác. Một điều thật thú vị là sau giờ học, đôi lúc tôi bắt gặp các
em chỉ tay vào một vài vật dụng hoặc sự vật gì trên đường và gọi tên chúng
bằng những từ vựng Tiếng Anh mà các em đã được học một cách rất vui vẻ
và tự nhiên. Qua đó, tôi nhận thấy vốn từ vựng đã đi sâu vào các em một cách
khác nhẹ nhàng và tạo niềm vui hứng khởi cho các em.
Theo tôi, những phương pháp mà tôi đã áp dụng đã đem lại một hiệu quả
nhất định, giúp học sinh tăng vốn từ cũng những khả năng nhớ lâu lượng từ
đó một cách dễ dàng.
Việc áp dụng các kĩ năng trên trong giờ giảng nhằm nâng cao kết quả
học tập của học sinh, chất lượng bộ môn đã được nâng cao.
Năm học 2015-2016: Lớp 5A đạt
Lớp 4A đạt
24


Lớp 4B đạt
Lớp 3A đạt
Lớp 3B đạt
Lớp 3C đạt

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Là một giáo viên Tiếng Anh Tiểu học tôi luôn trăn trở làm thể nào để
dạy cho học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức mà các em không cảm thấy áp
lực. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ việc trau dồi phương pháp không phải là của


riêng ai mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên. Cùng một vấn đề song người
thầy phải làm thế nào để nó đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, gây hứng thú nhất
khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu kiến thức. Trong các
phương pháp dạy học hay của các bạn đồng nghiệp mà tôi đã học hỏi và qua
thực tiễn dạy học tôi muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình trong phương
pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở học sinh Tiểu học .
Tuy nhiên một phương pháp giáo dục cố định không thể là chìa khoá
chung cho mọi giáo viên mà phải tuỳ thuộc từng hoàn cảnh lớp học, đối tượng
học, nội dung học để mỗi giáo viên cần điều chỉnh các hoạt động giảng dạy
hợp lý như nhà bác học Newton đã từng nói “Những điều ta biết chỉ là giọt
nước, những điều chưa biết đó là đại dương. Trên con đường chiếm lĩnh tri
thức thì không có đâu là bến bờ. Và trên con đường chiếm lĩnh đỉnh cao của
tri thức thì mỗi người lại có những phương pháp khác nhau”. Chúng ta không
thể có một phương pháp cụ thể cứng nhắc áp dụng cho tất cả các đối tượng
mà phải phụ thuộc vào trình độ nhận thức, năng khiếu, sở thích, niềm say mê
với môn học mà người dạy và người học chọn cho mình phương pháp riêng
để học tập và giảng dạy. Vì vậy bên cạnh những điều đã làm được thì tôi nhận
thấy đề tài của mình vẫn còn nhiều điểm thiếu sót và cứng nhắc cần phải được
25


Skkn gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

  • doc
  • 29 trang

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

CHƯƠNG I

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:

Đ

ường lối quan điểm của Đảng và nhà nước ta đã xác định mục tiêu của
giáo dục là đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu chung của

đất nước - công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó, ngoại ngữ - tiếng Anh là một
trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả
nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Vì vậy nâng cao
chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn tiếng Anh nói riêng là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nhgiệp giáo dục hiện nay. Và điều
đó được đặt biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ.
- Để thực hiện mục tiêu này cần có hỗ trợ của Đảng, nhà nước, ngành giáo
dục, nhất là đội ngũ các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh góp sức.
- Hiện nay tình trạng xao lãng việc học, học sinh học đối phó học vẹt mà
không biết tự học, học sinh yếu kém khá nhiều. Làm thế nào để khắc phục tình
trạng này ? Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi
hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhà
trường quan tâm hàng đầu, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức,
cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục.

2. Cơ sở thực tế bộ môn:
- Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ,
chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếu môn này. Từ
đó, một số em có tâm lý chán học bộ môn tiếng anh. Trong các giờ học, đa số
các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và ít
tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.
-

Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn

thấp, chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Thêm nữa, học sinh ở vùng
nông thôn chỉ quen cách học cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để mở
Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 1

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

rộng bổ sung, nâng cao kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen
với một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa
học tốt tiếng mẹ đẻ của mình.
- Hơn nữa Tiếng Anh ở bậc tiểu học chỉ là môn học phụ tự chọn, thế nên bản
thân học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họ
chỉ đầu tư cho con mình học nâng cao môn Toán, Tiếng việt + ….
Tuy tiếng Anh ở bậc tiểu học là môn học tự chọn. Song, nó có tính chất
khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp II. Vì thế nó giữ một vai
trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị cho các em vốn từ
vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất xoay quanh
những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là những chủ
điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểm gia đình, và chủ
điểm khác (thế giới xung quanh các em). Chính vì thế việc gây hứng thú và củng
cố kiến thức cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng thường xuyên. Bởi
điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác
động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ: Không có động cơ trẻ sẽ không
học - và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơn những ngữ liệu đã học
trong các tiết học một cách có hệ thống, làm nền tảng vững chắc giúp các em
học tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập sau này.
Để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là
một chuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ
năng học tập toàn diện nhất ? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn
kiến thức văn hóa nước ngoài ? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm bài vững
mà không nhàm chán, phải thật sự lôi cuốn, tạo không khí vui tươi thoải mái
trong giờ học, gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu văn hoá nước ngoài mà
bản thân các em chưa biết được tí gì.

3. Lí do khách quan:
Ngày nay trên những phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện rất nhiều
trò chơi truyền hình thu hút đông đảo khán giả, nhất là khán giả trẻ tuổi như học
sinh, sinh viên.
Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 2

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Tất cả những trò chơi, chương trình ca nhạc truyền hình, nếu được hỏi:
“Hãy kể tên các trò chơi, chương trình ca nhạc truyền hình mà em biết?” Các em
sẽ trả lời vanh vách như rồng vàng, tam sao thất bản, vườn âm nhạc, nào ta cùng
hát ... Vì đây là lượng khán giả trung thành nhất.
Với nhiều nguyên nhân thực tế, lẫn khách quan như vậy, bằng nhiều nỗ
lực của thầy và trò. Tôi đã thử tự soạn một số bài hát ngắn có giọng điệu vui dễ
bắt chướt và lồng vào đó một số câu, một số từ mà các em đã học để dạy các em
vừa hát vui vừa học. Thật bất ngờ, các em rất thích hát và hát rất mạnh dạn, cỡi
mở hơn, không còn rụt rè nữa, các em cũng tham gia bài học tích cực hơn, trong
thời gian gần đây học sinh có nhiều tiến bộ ở môn tiếng anh. Tuy kết quả chưa
thật cao nhưng những tiến bộ bước đầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác.
Sau giờ học, một điều thật thú vị là tôi đã bắt gặp các em hát nghêu ngao những
bài hát ngắn mà đã được tôi lồng các từ mới vào. Thật vậy, điều đó đã là một
thành công.
Vì thế năm học này, tôi quyết định chọn đề tài “GÂY HỨNG THÚ VÀ
CỦNG CỐ KIẾN THỨC TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH LỚP 3 BẰNG
CÁC BÀI HÁT NGẮN” và xin ghi ra đây những kinh nghiệm nhỏ nhoi của
mình, có thể nó không mới nhưng tôi đã thực hiện và có một số kết quả tương
đối. Mong rằng những kinh nghiệm này góp phần bổ sung và làm phong phú
hơn phương pháp dạy học của các bạn đồng nghiệp.

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 3

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

CHƯƠNG II

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ NỘI DUNG
CÁC BÀI HÁT TỰ SOẠN
A / QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
I. Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh nhớ lại phần kiến thức luyện tập đọc – nói của các
bài học đã được học.
- Củng cố lại cả hai mặt ý nghĩa cũng như hình thức của từ. Nắm chắc các
đặc điểm từng mẫu câu, trước hết là để các em đạt hiệu quả tốt ở học kỳ, từng
năm học.
- Ngoài ra, các bài hát nhỏ này còn được sử dụng để giải trí nhằm tạo sự
vui tươi, hưng phấn học tập cho các em hay để dạy minh họa cho những tiết học
về từ vựng, trọng âm, tiết tấu, và một số điểm ngữ pháp tiếng Anh, giúp các em
dễ thuộc bài hơn. Qua đó, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, yêu thích cái đẹp của
văn hoá ngôn ngữ nước ngoài nói chung và cái hay của môn học Tiếng Anh nói
riêng, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách lẫn các kĩ năng toàn diện
hơn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên đọc thêm sách báo nghiên cứu kĩ các vấn đề mình sắp thực
hiện.
- Giáo vên tham khảo thêm những cách tổ chức hát những bài hát có tính
chất trò chơi hay là từ người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động toàn thể.
(Riêng tôi, bản thân từng là cán bộ phụ trách rất hiệu quả công tác Đội - Đoàn
thanh niên trong suốt 8 năm khi còn là học sinh sinh viên và công tác Công
Đoàn trong ba năm khi giảng dạy. Nhờ đó tôi có cơ hội tích lũy được khá nhiều
kinh nghiệm.)
- Đồ dùng dạy học mà giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng là nội
dung các bài hát tự soạn, thế cho nên giáo viên cần tóm tắt từ vựng và một số
cấu trúc cơ bản trong bài học theo từng chủ điểm để lồng vào các bài hát đó,
cùng với nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp.
Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 4

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

III.

Biện pháp thực hiện:
Sau khi chuẩn bị, tôi tiến hành như sau:

1. Soạn ra những bài hát ngắn có giọng điệu vui tươi, rộn ràng, theo giai
điệu quen thuộc, dễ bắt chước để dạy cho các em.
2. Để hiệu quả hơn, tôi mạnh dạn tổ chức nhiều cách hát đa dạng phong
phú (khi các em đã thuộc nhuần nhuyễn các bài hát rồi) làm tăng hiệu quả sử
dụng các bài hát của các em. Học sinh hoặc giáo viên có thể giải thích sơ bộ về
nội dung các bài hát cũng như cho học sinh đọc trôi chảy lại lời một lần trước
khi hát. Hát mà hiểu rõ nội dung bài hát sẽ làm người hát thích thú và dễ nhớ
hơn. Qua đó ngôn ngữ được lồng vào sẽ được sử dụng nhiều lần và linh hoạt
hơn, khắc sâu hơn. Đây là một số các hình thức tôi đã sử dụng rất hữu hiệu như
sau:
 Luôn tạo cho các em thói quen hát một bài hát tiếng Anh vào mỗi đầu tiết
học. Thỉnh thoảng vào những lúc giữa tiết học các em bị căng thẳng, mệt mỏi do
học vào tiết cuối cùng, giáo viên cũng nên bắt nhịp cho các em một hoặc hai bài
hát ngắn, nhẹ nhàng với giọng điệu vui – kèm theo những tiếng vỗ tay nhịp đôi,
rồi nhịp một, nhịp càng lúc càng nhanh rồi chấm dứt, nhằm trả lại sự phấn chấn,
rộn ràng, vui tươi, sinh động trong lớp học.
 Kết hợp một vài động tác hay điệu bộ phù hợp trong lúc hát. Hát kết hợp
chơi như “Hát thi” (không hát lại một trong những từ của chủ điểm đã được
hát trước theo quy định của giáo viên).
 Hình thức hát đuổi là cách hát vui nhộn và mang tính giáo dục rất có ý
nghĩa, nó gây được sự ham thích của học sinh. Hát đuổi (với 2 hoặc 4 nhóm) tạo
cho người hát, các nhóm, các bè và cả người nghe một cảm giác lộn xộn lúc ban
đầu khi các nhóm hát khác nhau (khác về lời nhưng nhạc vẫn đi theo một mẫu
giống nhau), rồi sau cùng lại giống nhau – cùng hát một câu. Nếu hát được
đúng, ta đã giúp tạo ra lòng tự tin, tính độc lập cho các em, không nghe theo,
không làm theo người hát bè khác. Khi đó, chắc chắn các em sẽ rất vui và còn
hãnh diện nữa…Ngoài ra vào cuối năm học, việc giới thiệu một hoặc 2 bài hát ở

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 5

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

chương trình tiếng Anh lớp 4 không những có thể giúp cho các em giải trí mà
còn gây được sự hứng thú, tò mò ham thích học hỏi môn học ở các em.
Như vậy, chúng ta biết rằng các phương thức để hỗ trợ cho bài học
tiếng Anh không những là qua chơi trò chơi, kể chuyện, đóng kịch, đi cắm trại…
mà còn qua các bài hát nhỏ nhỏ, vui vui nữa đó nhằm khuyến khích việc sử
dụng tiếng Anh một cách sáng tạo thiết thực. Sử dụng được càng nhiều tiếng
Anh, học hỏi thêm càng nhiều tiếng Anh càng tốt cho việc giao tiếp trong cuộc
sống đời thường và trong xã hội hiện đại ngày nay.
Sau đây là nội dung một số bài hát dành cho các em học sinh tiểu học mà
tôi tự soạn và áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình.
B/ NỘI DUNG CÁC BÀI HÁT
I. Chủ điểm giao tiếp gồm:
Bài 1: HELLO
Qua bài hát này học sinh sẽ thuộc được một số lời chào nhau khi gặp mặt
và khi tạm biệt. Bên cạnh đó các em cũng được nhắc lại câu hỏi thăm sức khỏe
người khác cũng như cách trả lời một cách lịch sự qua mẫu câu: “How are you?”
– I am fine. Thank you.
Bài 2: OUR NAMES
Bài hát giúp học sinh củng cố lại việc giới thiệu tên mình bằng hai cách:
“I am + tên” và “My name is + tên”. Đồng thời các em được nhắc lại câu hỏi
tên các bạn qua cấu trúc: “What is your name?”
II. Chủ điểm trường học gồm:
Bài 3: MY FRIENDS
Bài hát nhắc học sinh nhớ lại những đại từ nhân xưng là ngôi thứ ba số
ít “he, she” và hình thái của động từ “to be” tương ứng.
Bài 4: MY SCHOOL
Học sinh giới thiệu về vị trí, đặc điểm của trường và lớp học của mình

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 6

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

sử dụng cách nói “This is ……… và That is ……… ”. Bài hát giúp học sinh
thuộc bài một cách dễ dàng , nhanh chóng, và nhớ bài học lâu hơn.
Bài 5: SCHOOL OBJECTS
Thông qua bài hát này, học sinh sẽ thuộc được rất nhiều đồ dùng học
tập ở trường một cách dễ dàng và thú vị như: book, ruler, eraser, pen, bag,
pencil…
III. Chủ điểm gia đình:
Bài 6: FAMILY MEMBERS
Bài hát lồng vào các từ chỉ các thành viên trong gia đình đồng thời giới
thiệu nghề nghiệp của họ.
Bài 7: AGES
Đây là bài hát có giai điệu dễ thương mà các em rất quen thuộc và
thích hát. Qua đó, củng cố lại cho các em cách hỏi và trả lời về tuổi bằng mẫu
câu: “How old are you? ” và “I am + tuổi.”
Bài 8: MY HOUSE
Bài hát giáo dục học sinh tình cảm gắn bó với ngôi nhà của mình đồng
thời củng cố kiến thức cho các em khi giới thiệu về nhà, các phòng và đặc điểm
của chúng.
IV. Các bài hát thuộc chủ điểm khác: (Thế giới xung quanh em)
Bài 9: THE WEATHER
Mục đích của bài hát này là giúp học sinh ôn lại từ và cấu trúc câu đã
học về thời tiết.
Bài 10: OUR PETS
Qua bài hát ôn lại các từ chỉ tên các con thú cưng một âm tiết đã học
như: dog, cat, fish, bird. Qua đó kết hợp giáo dục cho các em ý thức yêu thương
và bảo vệ các loài động vật.

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 7

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Bài 11: HOW MANY PETS
Nhằm củng cố lại cấu trúc “How many …… do you have?” và cách
trả lời số luợng con thú cưng. Giúp học sinh biết một số trường hợp nào dùng
danh từ số nhiều.
Bài 12: OUR TOYS
Mục tiêu là ôn lại cấu trúc và các từ một âm tiết về đồ chơi đã học. Đồng
thời giáo dục các em có ý thức gìn giữ đồ chơi của bản thân, của người khác và
biết chia sẻ đồ chơi với các bạn.
Bài 13: ZOO ANIMALS
Đây là một trong những bài hát thuộc chủ điểm thế giới xung quanh
em của chương trình tiếng Anh lớp 4. Giai điệu của bài hát rộn ràng, vui nhộn,
dễ hát giúp học sinh nhớ các từ chỉ các con vật ở sở thú và biết cách nói mình
thích hay không thích con vật gì. Đồng thời củng cố cho các em cách dùng thể
khẳng định, phủ định và thể nghi vấn của “Thì hiện tại đơn giản”.

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 8

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 9

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 10

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 11

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Vào đầu năm học 2007- 2008 tôi được phân công dạy môn tiếng Anh
cho khối 3 gồm 156 học sinh. Sau khi vào chương trình dạy hết 3 tuần, tôi nhận
thấy tình hình học sinh tôi có phần gặp nhiều khó khăn như tôi đã trình bày ở
trên (phần thực tiễn bộ môn). Và tôi đã tiến hành một đợt điều tra nhỏ để thống
kê sở thích của học sinh đối với các môn học thì có kết quả như sau:
Subjects (cácmôn)
Vietnamese (Tiếng Việt)

Like (thích)
98 học sinh

Don/t like (không thích)
58 học sinh

Maths (Toán)

95 học sinh

61 học sinh

English (Tiếng Anh)

66 học sinh

90 học sinh

Music (Hát nhạc)

120 học sinh

36 học sinh

Science (TNXH)

92 học sinh

64 học sinh

Arts (Mĩ thuật)

100 học sinh

56 học sinh

Qua việc áp dụng các bài hát ngắn tự soạn có lồng vào nội dung bài học
trong quá trình giảng dạy tiếng Anh của trường TH Bến Súc năm học này, tôi
nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập của học sinh trong các tiết
học tiếng Anh.
Gần đây, tôi đã thống kê lại sở thích của các em đối với riêng bộ môn
tiếng Anh và đã nhận được kết quả khả quan hơn. Đến nay hầu hết các em đều
phấn khởi ham thích học môn tiếng Anh, từ chỉ có 67 em thích học tiếng Anh
nay tăng lên tới 141 em và điều đó đã làm giảm được số lượng 90 em không
thích học tiếng Anh xuống chỉ còn lại 15 em. Đáng mừng hơn là các em hoàn
toàn khắc phục được những khó khăn trong việc đọc – nói tiếng Anh và từ đó
các em tích cực hơn trong các hoạt động tham gia vào bài học. Học sinh hăng
hái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn. Vì
thế, kết quả theo dõi chất lượng môn học tiếng Anh của học sinh vào cuối năm
cũng được nâng cao rõ rệt.

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 12

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

THỐNG KÊ KẾT QUẢ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG TIẾNG ANH
CỦA HỌC SINH KHỐI 3. NĂM HỌC 2007-2008

Tháng

Giỏi

%

Khá %

TB

%

Yếu

%

Kém

%

9

36

23.1

59

37.8

34

21.8

18

11.5

9

5.8

10

38

24.3

50

32.1

51

32.7

14

9

3

1.9

11

69

44.21

35

22.43 43 27.56

9

5.8

12

80

51.3

34

21.8

37

23.7

5

3.2

KT HKI

87

55.8

48

30.8

20 12.8

1

0.6

1

81

51.9

35

22.4

36

23.1

4

2.6

2

86

55.1

37

23.8

32 20.51

1

0.6

3

90

57.7

36

23.1

29

18.6

1

0.6

4

87

55.8

48

23.1

32

20.5

1

0.6

5

88

56.4

40

25.6 28

18

CHƯƠNG IV

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 13

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Qua việc nghiên cứu và vận dụng đề tài “GÂY HỨNG THÚ VÀ CỦNG
CỐ KIẾN THỨC TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH BẰNG LỚP 3 CÁC BÀI
HÁT NGẮN” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với nghề,
có trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học sinh và
chất lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổi
mới phù hợp với học sinh của mình.
- Chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo, chi tiết, tỉ mĩ. Tăng cường sử dụng đồ
dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả.
- Sử dụng các bài hát ngắn tự soạn hoặc sưu tầm, hay tổ chức nhiều trò chơi
tăng cường vốn từ vựng và rèn luyện cấu trúc câu tạo cho học sinh ham thích
môn học. Hệ thống cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tâm đơn giản, dễ nhớ,
dễ sử dụng.
- Khuyến khích học sinh đổi sang tiếng Anh những điều các em nói bằng
tiếng Việt đồng thời sử dụng tiếng Anh thường xuyên hơn ở lớp, hay nhóm bạn
học tập ở nhà.
-

Khen thưởng tuyên dương những em có năng khiếu, có tiến bộ và có

tham gia phát biểu. Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em còn
yếu kém và kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ của các em một cách nhẹ nhàng, để các
em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học.

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN
Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 14

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Bằng nhiều cố gắng và nỗ lực, với tấm lòng nhiệt huyết dành cho nghề,
tôi luôn phấn đấu và tìm ra cách dạy mới để lôi cuốn học sinh ngày một thêm
yêu bộ môn tiếng Anh, học tốt môn tiếng Anh. Trên đây là một số kinh nghiệm
nhỏ nhoi mà tôi đã thực hiện và đạt được kết quả khả quan trong thời gian giảng
dạy vừa qua. Tuy chưa tốt lắm nhưng cũng phần nào giúp cho học các học sinh
của tôi ngày càng yêu thích và gần gủi với môn học. Tôi xin chân thành trình
bày và rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để
đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn nhằm bổ sung vào phương pháp giảng dạy
các giờ học tiếng Anh đạt chất lượng cao hơn.
Thanh Tuyền, Ngày 20 tháng 4 năm 2008.
Người thực hiện

HUỲNH THỊ LỆ THẮM

CHƯƠNG VI
Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 15

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

PHẦN ĐÍNH KÈM
GIỚI THIỆU DANH SÁCH CÁC BÀI HÁT TIẾNG ANH
TỰ SOẠN TRONG GIẢNG DẠY VÀ VUI HỌC
MÔN TIẾNG ANH

1. HELLO.
2. OUR NAMES.
3. MY FRIENDS.
4. MY SCHOOL.
5. SCHOOL OBJECTS.
6. FAMILY MEMBERS.
7. AGES.
8. MY HOUSE.
9. THE WEATHER.
10. OUR PETS.
11. HOW MANY PETS.
12. ZOO ANIMALS.
13. OUR TOYS

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 16

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 17

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 18

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 19

SKKN:Gây hứng thú và củng cố kiến thức trong học tiếng Anh lớp 3 bằng bài hát ngắn

Người viết: Huỳnh Thị Lệ Thắm

Trang 20

Tải về bản full

SKKN: Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn

Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu về thực trạng dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học và việc học ngoại ngữ của học sinh tiểu học, hứng thú của các em đối với môn học, phương pháp học ngoại ngữ của các em. » Xem thêm

Chủ đề:

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA CÁC BÀI HÁT NGẮN
  2. MỤC LỤC PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................... Trang 2 I. Cơ sở lí luận .......................................................................... Trang 2 II. Cơ sở thực tiễn........................................................................ Trang 2 III. Mục đích nghiên cứu.............................................................. Trang 4 IV. Đối tượng nghiên cứu............................................................ Trang 4 V. Phương pháp nghiên cứu......................................................... Trang 5 VI. Phạm vi nghiên cứu ..... ...................................................... Trang 5 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI ………................................................... Trang 6 I. Một số vấn đề về cơ sở lí luận……………………….……… Trang 6 II. Thực trạng và nguyên nhân…………………………………. Trang 7 III. Giải pháp thực hiện………………………………………… Trang 8 IV. Kết quả thực hiện……………………………………..….. Trang 13 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................. Trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………... Trang 21
  3. PHẦN I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Đảng và Nhà nước ta đã xác định, mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Trong đó, ngoại ngữ - môn tiếng Anh, là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước. Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Và điều đó được đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ. Để thực hiện mục tiêu này cần có hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục, nhất là đội ngũ các thầy cô giáo và sự góp sức của các bậc phụ huynh học sinh . Hiện nay tình trạng xao lãng việc học, học sinh học đối phó học vẹt mà không biết tự học, học sinh yếu kém khá nhiều. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này ? Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhà trường quan tâm hàng đầu, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Tuy tiếng Anh ở bậc tiểu học hiện nay vẫn chỉ là môn học tự chọn. Song, nó có tính chất khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp II. Vì thế nó giữ một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là những chủ điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểm gia đình, và chủ điểm khác (thế giới xung quanh các em). Chính vì thế việc gây hứng thú và củng cố kiến thức cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng thường xuyên. Bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ: Không có động cơ trẻ sẽ không học - và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơn
  4. những ngữ liệu đã học trong các tiết học một cách có hệ thống, làm nền tảng vững chắc giúp các em học tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập sau này. Có một thực tế là, phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếu môn này. Từ đó, một số em có tâm lý chán học bộ môn tiếng Anh. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học. Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn thấp, chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Thêm nữa, học sinh ở vùng nông thôn chỉ quen cách học cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để mở rộng bổ sung, nâng cao kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình. Hơn nữa Tiếng Anh ở bậc tiểu học chỉ là môn học phụ tự chọn, thế nên bản thân học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họ chỉ đầu tư cho con mình học nâng cao môn Toán, Tiếng việt . Để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là một chuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ năng học tập toàn diện nhất ? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn kiến thức văn hóa nước ngoài ? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm bài vững mà không nhàm chán, phải thật sự lôi cuốn, tạo không khí vui tươi thoải mái trong giờ học, gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu văn hoá nước ngoài mà bản thân các em chưa biết được tí gì. Với nhiều nguyên nhân thực tế, lẫn khách quan như vậy, bằng nhiều nỗ lực của thầy và trò. Tôi đã sưu tầm, tìm hiểu trên mạng Internet, trong sách báo một số bài hát ngắn có giai điệu vui vẻ, dễ bắt chước và lồng vào đó một số câu, một số từ mà các em đã học để dạy các em vừa hát vui vừa học. Thật bất ngờ, các em rất thích hát và hát rất mạnh dạn, cởi mở hơn, không còn rụt rè nữa, các em cũng tham gia bài học tích cực hơn, trong thời gian gần đây học sinh có nhiều tiến bộ ở môn tiếng anh. Tuy kết quả chưa thật cao nhưng những tiến bộ bước đầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác. Sau giờ học, một điều thật thú vị là tôi đã bắt gặp các em hát nghêu ngao những bài hát ngắn mà đã được tôi lồng các từ mới vào. Thật vậy, điều đó đã là một thành công.
  5. Vì thế năm học này, tôi quyết định chọn đề tài “ Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn” để nghiên cứu. Đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi đã thực hiện và đã đạt được kết quả rất tốt. Mong rằng những kinh nghiệm này góp phần bổ sung và làm phong phú hơn phương pháp dạy học của các bạn đồng nghiệp. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu về thực trạng dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học và việc học ngoại ngữ của học sinh tiểu học, hứng thú của các em đối với môn học, phương pháp học ngoại ngữ của các em. - Qua đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu trong phương pháp học của các em, cũng như trong phương pháp dạy của giáo viên , từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ ở bậc tiểu học. Xuất phát từ mục đích trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau: 1- Nghiên cưú cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc dạy và học môn Tiếng Anh ở tiểu học 2- Thực trạng dạy Tiếng Anh ở tiểu học và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. 3- Điều chỉnh nội dung bài dạy, đề xuất hướng đổi mới phương pháp dạy và học. Nâng cao chất lượng dạy và học bằng hệ thống các bài hát liên quan đến mỗi nội dung bài học 4- Xác định tính hiệu quả và thực thi của việc gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này là đối tượng học sinh khối 3 – Trường tiểu học Minh Tân, Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
  6. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Đọc một số sách báo, tài liệu tham khảo, tìm trên mạng Internet các tài liệu liên quan đến việc sử dụng các bài hát Tiếng Anh trong các tiết học. 2- Phương pháp quan sát điều tra: Để nghiên cứu đề tài một cách sâu sắc, tôi đã điều tra thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở tiểu học, hứng thú của học sinh đối với môn học. Phỏng vấn và dự giờ giáo viên tổ Tiếng Anh, kết hợp với tổ nhóm chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường. 3- Phương pháp dạy học thực nghiệm: Tôi đã tiến hành dạy các tiết Tiếng Anh có sử dụng các bài hát liên quan đến nội dung bài học. 4- Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm: Sau mỗi tiết dạy sử dụng hình thức dạy học trong đề tài, tôi thường tổng kết, rút kinh nghiệm riêng từng tiết; tiếp tục có sự thay đổi, đổi mới cho phù hợp ở những tiết học sau. Sau mỗi giai đoạn cũng đều so sánh, tổng kết để rút ra kinh nghiệm chung. VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Áp dụng ở trong phạm vi trường tiểu học Minh Tân . - Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 - Tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu các trò chơi, băng đài, tranh, ảnh ( gấu, mèo… ), đĩa CD, đài, máy chiếu, máy vi tính............
  7. PHẦN II NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN - Đối với bất kì một môn học nào, việc gây hứng thú cho học sinh, lôi cuốn các em vào bài học là một điều rất quan trọng. Điều đó không chỉ giúp các em hiểu bài nhanh hơn, mà còn giúp các em khắc sâu kiến thức, ghi nhớ bài học tốt hơn. Từ đó, khả năng tư duy, khả năng tập trung của các em mới được phát triển. Như vậy, để có một tiết dạy gây được hứng thú cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tập trung vào bài giảng. Đó là yêu cầu, mục tiêu quan trọng của quá trình dạy học, đặc biệt là đối với giáo viên môn Tiếng Anh. - Học Tiếng Anh qua các bài hát ngắn có nội dung liên quan đến bài học sẽ giúp học sinh nhớ lại phần kiến thức luyện tập đọc – nói của các bài học đã được học. các em sẽ tiếp thu kiến thức một các chủ động, nhẹ nhàng và sẽ nhớ rất lâu. - Các bài hát được sử dụng trong tiết dạy sẽ củng cố lại cả hai mặt ý nghĩa cũng như hình thức của từ. Nắm chắc các đặc điểm từng mẫu câu. Điều đó sẽ giúp các em đạt kết quả học tập tốt ở từng học kỳ, từng năm học. - Ngoài ra, các bài hát nhỏ này còn được sử dụng để giải trí nhằm tạo sự vui tươi, hưng phấn học tập cho các em hay để dạy minh họa cho những tiết học về từ vựng, trọng âm, tiết tấu, và một số điểm ngữ pháp tiếng Anh, giúp các em dễ thuộc bài hơn. Qua đó, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, yêu thích cái đẹp của văn hoá ngôn ngữ nước ngoài nói chung và cái hay của môn học Tiếng Anh nói riêng, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách lẫn các kĩ năng toàn diện hơn. - Giáo viên phải luôn có sự học tập và trau dồi nhiều về chuyên môn, cùng với lòng quyết tâm cao mới có thể đạt được yêu cầu của công việc. Bởi vì dạy một tiết tiếng Anh có nhiều điểm khác biệt so với dạy một tiết học bình thường. Vì vậy, với chuyên đề này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn
  8. góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm. II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 1. Thực trạng: - Chúng ta có thể thấy rằng, phương pháp học truyền thống mà giáo viên áp dụng trên lớp, trong mỗi tiết học thường chỉ là đọc-chép. Giáo viên là người truyền thụ kiến thức, còn học sinh là người ghi chép, tiếp thu kiến thức nhưng một cách thụ động. Đối với bộ môn tiếng Anh, phương pháp học đã có nhiều cải tiến, học theo phương pháp mới – Lấy người học là trung tâm. Tuy nhien cách thức tiến hành , áp dụng của giáo viên vẫn chỉ mang tính chất dập khuôn và hình thức. Học sinh vẫn chưa thực sự được tiếp thu kiến thức một cách chủ động. - Là giáo viên tiếng Anh đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về chuyên môn cũng như tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là đối với một giờ dạy Tiếng Anh. Bản thân tôi chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu, về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh, Các hình thức dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, từng nội dung bài học…Sau đó, tôi ghi chép và tích lũy thường xuyên. Trong và ngoài giờ dạy, tôi thường xuyên trao đổi với đổng nghiệp để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cần thiết để áp dụng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, chính bản thân tôi cũng đã từng đi theo lối mòn trong phương pháp giảng dạy như đã được đề cập ở trên - Về phía học sinh, phần đa các em đều yêu thích môn học, siêng năng và ham học, tự giác học bài và làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà. Luôn hăng hái tham gia xây dựng bài. Khi được dạy một bài hát mới, các em đều hứng thú và say sưa với bài hát. Điều đó rất hữu ích trong việc giúp các em ghi nhớ bài học. - Những năm gần đây các kì thi tiếng Anh chủ yếu được tổ chức qua mạng Internet, cứ mỗi tuần mở ra một vòng thi giup học sinh dể dàng vào thi và thực sự gây hứng thú cuốn hút được các em.
  9. - Hiện nay, việc dạy và học môn tiếng Anh đã nhận được khá nhiều sự quan tâm từ phía nhà trường, phụ huynh học sinh cũng như của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, đối với một trường học sinh chủ yếu ở vùng nông thôn như trường tôi, phụ huynh cũng như học sinh còn “coi nhẹ” môn Tiếng Anh, hầu hết gia đình các em đều chưa co máy vi tính nối mang Internet, tài liệu sách tham khảo ở thư viện còn hạn chế. Vì thế, chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng. Đa số học sinh là con em nông dân, gia đình còn nghèo nên cha, mẹ chỉ lo kinh tế không có thời gian quan tâm và đôn đốc việc học của các em nên nguồn học sinh giỏi khá hạn chế. Với những thuận lợi và khó khăn như vậy cho nên nhưng năm học trước đây khi chưa áp dụng những kinh nghiệm dạy học: Thu hút, gây hứng thú học tập cho học sinh qua các bài hát, thì số lượng học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh của các lớp còn thấp. 2. Nguyên nhân: a.Nguyên nhân từ phía GV: - Chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu phương pháp dạy một . - Thời gian bồi dưỡng cho học sinh còn hạn chế. b.Nguyên nhân từ phía HS: - Học sinh chưa chú trọng đến môn tiếng Anh vì nó còn là môn học tự chọn. - Học sinh chưa có đầy đủ tài liệu để học tập và tự bồi dưỡng thêm. c.Nguyên nhân từ phía phụ huynh: - Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN A. CHUẨN BỊ: - Gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng trong một giờ dạy, đòi hỏi ở giáo viên lòng nhiệt tình,luôn tìm tòi học hỏi
  10. sáng tạo, dành nhiều thời gian nghiên cứu và giảng dạy. Chính vì vậy, giáo viên cần đọc thêm sách báo, nghiên cứu kĩ các vấn đề mình sắp thực hiện. - Giáo vên tham khảo thêm những cách tổ chức hát những bài hát có tính chất trò chơi hay là từ người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động toàn thể. (Riêng tôi, bản thân đang là cán bộ phụ trách rất hiệu quả công tác Đoàn thanh niên trong nhà trường. Nhờ đó, tôi có cơ hội tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm.) - Đồ dùng dạy học mà giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng là nội dung các bài hát, thế cho nên giáo viên cần tóm tắt từ vựng và một số cấu trúc cơ bản trong bài học theo từng chủ điểm để lồng vào các bài hát đó, cùng với nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: Sau khi chuẩn bị, tôi tiến hành như sau: 1. Soạn ra những bài hát ngắn có giọng điệu vui tươi, rộn ràng, theo giai điệu quen thuộc, dễ bắt chước để dạy cho các em. 2. Để hiệu quả hơn, tôi mạnh dạn tổ chức nhiều cách hát đa dạng phong phú (khi các em đã thuộc nhuần nhuyễn các bài hát rồi) làm tăng hiệu quả sử dụng các bài hát của các em. Học sinh hoặc giáo viên có thể giải thích sơ bộ về nội dung các bài hát cũng như cho học sinh đọc trôi chảy lại lời một lần trước khi hát. Hát mà hiểu rõ nội dung bài hát sẽ làm người hát thích thú và dễ nhớ hơn. Qua đó ngôn ngữ được lồng vào sẽ được sử dụng nhiều lần và linh hoạt hơn, khắc sâu hơn. Đây là một số các hình thức tôi đã sử dụng rất hữu hiệu như sau:  Luôn tạo cho các em thói quen hát một bài hát tiếng Anh vào mỗi đầu tiết học. Thỉnh thoảng vào những lúc giữa tiết học các em bị căng thẳng, mệt mỏi do học vào tiết cuối cùng, giáo viên cũng nên bắt nhịp cho các em một hoặc hai bài hát ngắn, nhẹ nhàng với giọng điệu vui – kèm theo những tiếng vỗ tay nhịp đôi, rồi nhịp một, nhịp càng lúc càng nhanh rồi chấm dứt, nhằm trả lại sự phấn chấn, rộn ràng, vui tươi, sinh động trong lớp học.
  11.  Kết hợp một vài động tác hay điệu bộ phù hợp trong lúc hát. Hát kết hợp chơi như “Hát thi” (không hát lại một trong những từ của chủ điểm đã được hát trước theo quy định của giáo viên).  Hình thức hát đuổi là cách hát vui nhộn và mang tính giáo dục rất có ý nghĩa, nó gây được sự ham thích của học sinh. Hát đuổi (với 2 hoặc 4 nhóm) tạo cho người hát, các nhóm, các bè và cả người nghe một cảm giác lộn xộn lúc ban đầu khi các nhóm hát khác nhau (khác về lời nhưng nhạc vẫn đi theo một mẫu giống nhau), rồi sau cùng lại giống nhau – cùng hát một câu. Nếu hát được đúng, ta đã giúp tạo ra lòng tự tin, tính độc lập cho các em, không nghe theo, không làm theo người hát bè khác. Khi đó, chắc chắn các em sẽ rất vui và còn hãnh diện nữa…Ngoài ra vào cuối năm học, việc giới thiệu một hoặc 2 bài hát ở chương trình tiếng Anh lớp 4 không những có thể giúp cho các em giải trí mà còn gây được sự hứng thú, tò mò ham thích học hỏi môn học ở các em. Như vậy, chúng ta biết rằng các phương thức để hỗ trợ cho bài học tiếng Anh không những là qua chơi trò chơi, kể chuyện, đóng kịch, đi cắm trại… mà còn qua các bài hát nhỏ nhỏ, vui vui nữa đó nhằm khuyến khích việc sử dụng tiếng Anh một cách sáng tạo thiết thực. Sử dụng được càng nhiều tiếng Anh, học hỏi thêm càng nhiều tiếng Anh càng tốt cho việc giao tiếp trong cuộc sống đời thường và trong xã hội hiện đại ngày nay. Sau đây là nội dung một số bài hát dành cho các em học sinh tiểu học mà tôi tự soạn và áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình. * NỘI DUNG CÁC BÀI HÁT 1. Chủ điểm giao tiếp: Bài 1: HELLO Qua bài hát này học sinh sẽ thuộc được một số lời chào nhau khi gặp mặt và khi tạm biệt. Bên cạnh đó các em cũng được nhắc lại câu hỏi thăm sức khỏe người khác cũng như cách trả lời một cách lịch sự qua mẫu câu: “How are you?” – I am fine. Thank you. Bài 2: OUR NAMES Bài hát giúp học sinh củng cố lại việc giới thiệu tên mình bằng hai cách: “I am + tên” và “My name is + tên”. Đồng thời các em được nhắc lại câu hỏi tên các bạn qua cấu trúc: “What is your name?”
  12. 2. Chủ điểm trường học: Bài 3: MY FRIENDS Bài hát nhắc học sinh nhớ lại những đại từ nhân xưng là ngôi thứ ba số ít “he, she” và hình thái của động từ “to be” tương ứng. Bài 4: MY SCHOOL Học sinh giới thiệu về vị trí, đặc điểm của trường và lớp học của mình sử dụng cách nói “This is ……… và That is ……… ”. Bài hát giúp học sinh thuộc bài một cách dễ dàng , nhanh chóng, và nhớ bài học lâu hơn. Bài 5: SCHOOL OBJECTS Thông qua bài hát này, học sinh sẽ thuộc được rất nhiều đồ dùng học tập ở trường một cách dễ dàng và thú vị như: book, ruler, eraser, pen, bag, pencil… 3. Chủ điểm gia đình: Bài 6: FAMILY MEMBERS Bài hát lồng vào các từ chỉ các thành viên trong gia đình đồng thời giới thiệu nghề nghiệp của họ. Bài 7: AGES Đây là bài hát có giai điệu dễ thương mà các em rất quen thuộc và thích hát. Qua đó, củng cố lại cho các em cách hỏi và trả lời về tuổi bằng mẫu câu: “How old are you? ” và “I am + tuổi.” Bài 8: MY HOUSE Bài hát giáo dục học sinh tình cảm gắn bó với ngôi nhà của mình đồng thời củng cố kiến thức cho các em khi giới thiệu về nhà, các phòng và đặc điểm của chúng. 4. Các bài hát thuộc chủ điểm khác: (Thế giới xung quanh em) Bài 9: THE WEATHER
  13. Mục đích của bài hát này là giúp học sinh ôn lại từ và cấu trúc câu đã học về thời tiết. Bài 10: OUR PETS Qua bài hát ôn lại các từ chỉ tên các con thú cưng một âm tiết đã học như: dog, cat, fish, bird. Qua đó kết hợp giáo dục cho các em ý thức yêu thương và bảo vệ các loài động vật. Bài 11: HOW MANY PETS Nhằm củng cố lại cấu trúc “How many …… do you have?” và cách trả lời số luợng con thú cưng. Giúp học sinh biết một số trường hợp nào dùng danh từ số nhiều. Bài 12: OUR TOYS Mục tiêu là ôn lại cấu trúc và các từ một âm tiết về đồ chơi đã học. Đồng thời giáo dục các em có ý thức gìn giữ đồ chơi của bản thân, của người khác và biết chia sẻ đồ chơi với các bạn. Bài 13: ZOO ANIMALS Đây là một trong những bài hát thuộc chủ điểm thế giới xung quanh em của chương trình tiếng Anh lớp 4. Giai điệu của bài hát rộn ràng, vui nhộn, dễ hát giúp học sinh nhớ các từ chỉ các con vật ở sở thú và biết cách nói mình thích hay không thích con vật gì. Đồng thời củng cố cho các em cách dùng thể khẳng định, phủ định và thể nghi vấn của “Thì hiện tại đơn giản”.
  14. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Vào đầu năm học 2012 – 2013, tôi được phân công dạy môn tiếng Anh khối 3 gồm 165 học sinh. Sau khi vào chương trình dạy hết 3 tuần, tôi nhận thấy tình hình học sinh tôi có phần gặp nhiều khó khăn như tôi đã trình bày ở trên (phần thực tiễn bộ môn). Và tôi đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ để thống kê sở thích của học sinh đối với các môn học thì có kết quả như sau: Subjects (Cácmôn) Like (Thích) Don/t like (Không thích) Vietnamese (Tiếng Việt) 99 học sinh 66 học sinh Maths (Toán) 93 học sinh 72 học sinh English (Tiếng Anh) 65 học sinh 100 học sinh Music (Hát nhạc) 120 học sinh 45 học sinh Science (TNXH) 90 học sinh 75 học sinh Arts (Mĩ thuật) 100 học sinh 65 học sinh Qua việc áp dụng các bài hát ngắn tự soạn có lồng vào nội dung bài học trong quá trình giảng dạy tiếng Anh của trường Tiểu học Minh Tân năm học này, tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập của học sinh trong các tiết học tiếng Anh. Gần đây, tôi đã thống kê lại sở thích của các em đối với riêng bộ môn tiếng Anh và đã nhận được kết quả khả quan hơn. Đến nay hầu hết các em đều phấn khởi ham thích học môn tiếng Anh, từ chỉ có 65 em thích học tiếng Anh nay tăng lên tới 138 em và điều đó đã làm giảm được số lượng 100 em không thích học tiếng Anh xuống chỉ còn lại 27 em. Đáng mừng hơn là các em hoàn toàn khắc phục được những khó khăn trong việc đọc – nói tiếng Anh và từ đó các em tích cực hơn trong các hoạt động tham gia vào bài học. Học sinh hăng hái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn. Vì thế, kết quả theo dõi chất lượng môn học tiếng Anh của học sinh vào cuối năm cũng được nâng cao rõ rệt.
  15. THỐNG KÊ KẾT QUẢ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH KHỐI 3 NĂM HỌC 2012-2013 Tháng Giỏi % Khá % TB % Yếu % Kém % 9 35 21,2 59 37,8 44 26,7 18 1,1 9 5,5 10 38 23,0 65 39,4 51 30,9 10 6,1 1 0,6 11 69 41,8 55 33,3 38 23.0 7 4,2 0 0 12 80 48,5 44 26,7 37 22,4 4 2,4 0 0 KT HKI 86 52,1 58 35,1 20 12.1 1 0.6 0 0 1 81 49,1 45 27,2 36 21,8 3 1,8 0 0 2 86 52.1 47 28,5 31 18,8 1 0.6 0 0 3 86 52,1 42 25,5 35 21,2 2 1,2 0 0 4 88 53,3 45 27.2 32 19,4 0 0 0 0
  16. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Nhìn vào kết quả khảo sát cuối tháng 4 của học sinh khối 3 đã phản ánh tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ học sinh trung bình và học sinh yếu giảm dần, góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Anh của trường. Điều này chứng tỏ việc áp dụng sáng kiến “Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn ” đã phát huy tác dụng tích cực. Nếu giáo viên chịu khó đầu tư tranh ảnh, thời gian và tâm huyết, tôi khẳng định chắc chắn rằng trình độ của HS tiểu học của huyện nhà sẽ được nâng cao rõ rệt góp phần giúp các em tự tin khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thực tế. Qua việc nghiên cứu và vận dụng đề tài, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học sinh và chất lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổi mới phù hợp với học sinh của mình. - Chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo, chi tiết, tỉ mĩ. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả. - Sử dụng các bài hát ngắn tự soạn hoặc sưu tầm, hay tổ chức nhiều trò chơi tăng cường vốn từ vựng và rèn luyện cấu trúc câu tạo cho học sinh ham thích môn học. Hệ thống cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tâm đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng. - Khuyến khích học sinh đổi sang tiếng Anh những điều các em nói bằng tiếng Việt đồng thời sử dụng tiếng Anh thường xuyên hơn ở lớp, hay nhóm bạn học tập ở nhà. Khen thưởng tuyên dương những em có năng khiếu, có tiến bộ và có tham gia phát biểu. Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em còn yếu kém và kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ của các em một cách nhẹ nhàng, để các em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học. II. KIẾN NGHỊ :
  17. Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học tiếng Anh cho học sinh tiểu học ở một số trường tiểu học trên toàn huyện rất hạn chế. Ngay trường tôi, vẫn rất thiếu một phòng dạy tiếng Anh có trang bị đầy đủ máy chiếu, màn hình LCD loại lớn, máy tính xách tay kết nối Internet, thiếu rất nhiều tranh ảnh và tài liệu tham khảo. Điều này cản trở không nhỏ tới việc thu hút , gây hứng thú cho các em đối với bài học. Bản thân tôi không đủ sức để làm được, tôi cũng đã mạnh dạn tham mưu với nhà trường nhưng vì điều kiện tài chính nhà trường hạn hẹp nên hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy theo đường hướng giao tiếp tiên tiến, không đủ nhiều điều kiện thuận lợi để tối ưu hóa sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Do đó, việc áp dụng sáng kiến của tôi gặp rất nhiều khó khăn và chưa phát huy hết tác dụng của sáng kiến của tôi. Vì vậy tôi xin kiến nghị Lãnh đạo cấp trên những việc như sau: + Tăng cường cơ sở vật chất : Đài, Ti vi, đầu Video, máy chiếu Projector, phòng học tiếng anh…… nhất là cơ sở vật chất cho các trường đang găp khó khăn để phục vụ công tác giảng dạy thiên về kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học + Tham mưu UBND huyện hỗ trợ nguồn đầu tư đào tạo bồi dưỡng các giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học được tiếp cận trình độ chuẩn và trên chuẩn quốc tế về năng lực ngôn ngữ và năng lực giảng dạy để đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện nhà trong tương lai. + Tham mưu UBND huyện về việc tạo điều kiện thuận lợi cho GV dạy tiếng Anh tiểu học được tiếp cận các khóa đào tạo, buồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, năng lực giảng dạy trên các trang Website của Đại học Cambridge vì hiện tại các giáo viên dạy tiếng Anh ở tiểu học không đủ khả năng tài chính để được tiếp cận các các trang Web này. + Tạo điều kiện thuận lợi để các GV dạy tiếng Anh tiểu học được tham gia bồi dưỡng về công nghệ thông tin, cách thức khai thác các phần mềm và trang website phục vụ dạy và học tiếng anh trên mạng. Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ và kết quả thu được rất đáng mừng. Nó cũng phần nào giúp cho học các học sinh của tôi ngày càng yêu thích và gần gũi với môn học, say mê và học tốt môn Tiếng Anh
  18. Trên đây là những " Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn " mà tôi đã mạnh dạng đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong dạy môn tiếng Anh tiểu học. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để tôi có thể trau dồi chuyên môn hơn trong quá trình giảng dạy. TT Yên Lạc, ngày 20 tháng 4 năm 2013 Người viết sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Thị Nhung
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo viên tiếng Anh 3 của NXB giáo dục. - Sách bồi dưỡng năng lực nghe nói cho học sinh lớp 3 - Đĩa tiếng Anh 3 của NXB giáo dục - Đĩa bồi dưỡng năng lực nghe nói cho học sinh lớp 3 - Website TiếngAnh 123.com - Website Oup.com.vn - Và một số trang Web có các bài hát tiếng Anh dành cho trẻ em khác

SKKN: Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn

Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu về thực trạng dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học và việc học ngoại ngữ của học sinh tiểu học, hứng thú của các em đối với môn học, phương pháp học ngoại ngữ của các em. Qua đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu trong phương pháp học của các em, cũng như trong phương pháp dạy của giáo viên , từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ ở bậc tiểu học. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn”.

Sơn Tuyền 1600 19 pdf

Báo lỗi

  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác

Upload Tải xuống

Sáng kiến kinh nghiệm dạy Tiếng Anh qua bài hát
đang nạp các trang xem trước

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống

Tải xuống

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Sáng kiến kinh nghiệm: Gây hứng thú cho học sinh lớp 2 học phân môn luyện từ và câu thông qua phương pháp trò chơi

30 158 3

SKKN: Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn

19 1544 76

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh

14 206 6

SKKN: Gây hứng thú cho học sinh khi học môn Âm nhạc ở trường

8 580 27

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học

29 164 9

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Gây hứng thú cho học sinh lớp 2 học phân môn luyện từ và câu thông qua phương pháp trò chơi

30 21 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn Sinh học 8

31 228 23

SKKN: Một số biện pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh tiểu học

29 181 10

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp giới thiệu bài gây hứng thú cho học sinh

6 61 3

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học lịch sử dân tộc cho học sinh lớp 12 Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo

41 10 2

TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29440 1392

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18606 193

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16911 3471

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15434 1385

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13704 2179

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13354 2426

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12376 2740

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9647 183

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9489 337

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9464 1735

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Phương pháp gây hứng thú cho học sinh
  • Đổi mới phương pháp dạy học
  • Kinh nghiệm giảng dạy học sinh
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh
  • Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Gây hứng thú cho học sinh
  • Hứng thú cho học sinh lớp 2
  • Môn Luyện từ và câu
  • Phương pháp trò chơi
  • Luyện từ và câu
  • Phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh
  • Dạy học tích cực
  • Gây hứng thú cho học sinh khi học Âm nhạc
  • Giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc
  • Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc
  • Sáng kiến kinh nghiệm THCS
  • Phương pháp học tập
  • Phương pháp dạy học
  • Kỹ năng dạy học
  • Gây hứng thú học Tiếng Anh
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Việt
  • Quản lý giáo dục
  • Quản lý trường Tiểu học
  • Gây hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi
  • Hứng thú học tập
  • Biện pháp gây hứng thú học tiếng Anh
  • Trường TH Lê Lợi
  • Cải tiến phương pháp dạy học
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiếng Anh
  • Phương pháp giới thiệu bài gây hứng thú
  • Kinh nghiệm dạy môn Tiếng Anh
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 12
  • Lịch sử Việt Nam
  • Phương pháp gây hứng thú trong dạy học
  • Lịch sử dân tộc
  • Đổi mới phương pháp gây hứng thú học tập
  • Gây hứng thú trong giờ học Tiếng Anh
  • Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
  • Dạy học bằng tiếng Anh
  • Hóa hữu cơ
  • Dạy học hóa học phần hữu cơ
  • Hứng thú của học sinh trong học hóa bằng tiếng Anh
  • Tổ chức trò chơi học tập
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán học
  • Tổ chức trò chơi gây hứng thú học tập
  • Tổ chức trò chơi toán học
  • Tạo hứng thú học tập cho học sinh
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2
  • Gây hứng thú học tập
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp tiểu học
  • Sáng kiến giảng dạy
  • Kinh nghiệm giảng dạy
  • Phương pháp giảng dạy
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử lớp 5
  • Phương pháp dạy học môn Sử lớp 5
  • Tạo hứng thú học tập môn Sử
  • Dạy học môn Thể dục
  • Biện pháp nâng cao hứng thú học Thể dục
  • Quá trình dạy học
  • Phân môn Luyện từ
  • Môn Tiếng Việt
  • Phương pháp dạy
  • Phương pháp học

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích khả năng sinh lợi theo các kênh bán hàng tại Công Ty TNHH TM & DV Vân Hậu

127 51 1 28-02-2022

Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 9

29 31 1 28-02-2022

Unsymmetrical zinc phthalocyanines containing thiophene and amine groups as donor for bulk heterojunction solar cells

10 15 1 28-02-2022

Giáo án môn Tiếng Anh lớp 5: Tuần 23 (Theo Công văn 2345 của Bộ GD&ĐT)

9 26 2 28-02-2022

Nghiên cứu đặc tính tia phun, tính năng kỹ thuật và phát thải của động cơ diesel khi sử dụng hỗn hợp nhiên liệu diesel - ethanol - biodiesel

7 30 1 28-02-2022

Gelation time characterization method for polyvinyl alcohol-based hydrogel

9 38 1 28-02-2022

To connect or not to connect: Visitor preferences for Wi-Fi and cellular network service at a national park

8 35 1 28-02-2022

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xác định tốc độ truyền sóng trong địa chấn phản xạ

11 93 1 28-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến định hướng khách hàng của nhân viên phục vụ khách sạn – nhà hàng TPHCM

101 70 1 28-02-2022

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm trong việc sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non

15 61 1 28-02-2022

Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại Việt Nam

7 34 1 28-02-2022

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm sử dụng Adobe Presenter trong thiết kế bài giảng e-learning môn Vật lí

39 54 2 28-02-2022

Mô hình vật lý kiểm nghiệm khả năng ứng dụng kết cấu tiêu sóng cho tường biển ở Nha Trang

8 31 3 28-02-2022

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV ở Việt Nam

152 20 1 28-02-2022

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11 THPT

71 32 2 28-02-2022

Developing E-learning application with Java web technologies

12 32 1 28-02-2022

Suppression of interfering ions by using ionic liquid and micelle moieties in spectrofluorimetric analysis of manganese

12 24 1 28-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh

114 27 1 28-02-2022

Luận án Tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam

241 20 1 28-02-2022

Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề Điện công nghiệp - Trình độ cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I

54 20 1 28-02-2022

TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18606 193

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29440 1392

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1278 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3409 334

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1761 67

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 4058 1

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3636 600

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1564 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2129 132

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2992 162

TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |
Sáng kiến kinh nghiệm dạy Tiếng Anh qua bài hát

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Sáng kiến kinh nghiệm dạy Tiếng Anh qua bài hát

Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock

Top 30 Mẫu Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Tiếng Anh Tiểu Học

Trang chủ » Tài Liệu Sáng Kiến Kinh Nghiệm » Top 30 Mẫu Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Tiếng Anh Tiểu Học

  • 21/09/2021
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy Tiếng Anh qua bài hát
    Trần Khánh Ngân

4.7 / 5 ( 3 bình chọn )

Học sinh được tiếp xúc với tiếng Anh từ rất sớm và các thầy cô giáo cũng không ngừng đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh của học sinh. Và nếu bạn vẫn chưa có ý tưởng nào cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiếng Anh tiểu học, hãy cùng Best4Team tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Sáng kiến kinh nghiệm dạy Tiếng Anh qua bài hát
Các mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học

[NEW]Đề tài: SKKN ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng anh tiểu học

>>DOWNLOADTẠI ĐÂYMÃ SỐ SKKN_1239