Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp hphucj hồi trẻ suy dinh dưỡng béo phi

Skkn-một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

  • pdf
  • 15 trang
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG BÉO PHÌ VÀ SUY DINH DƯỠNG
CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

1

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Sức khoẻ là yếu tố không thể thiếu của con người, để thế hệ trẻ được khoẻ
mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước
trong giai đoạn hiện nay thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.
Có thể nói: “Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày
mai”, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định
đến sự phát triển của trẻ sau này.
Việc phòng chống suy dinh duỡng trẻ em là một chiến lược mang ý nghĩa
quốc gia dân tộc đã được Đảng nhà nước chú trọng đầu tư vì tương lai của chất
lượng dân số Việt Nam.
Xác định được tầm quan trọng của công tác này trong thời gian qua, các cấp
Đảng uỷ, chính quyền, các trường học, đã triển khai chiến lược một cách rộng
khắp. Ngành giáo dục mầm non đã xác định rõ mục tiêu giáo dục là: “Trẻ khoẻ
mạnh hồn nhiên, bước đầu giao tiếp với người xung quanh có thói quen ăn uống”
(Quyết định 55 của Bộ Giáo dục Đào tạo).
Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống béo
phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” nhằm góp một phần quan
trọng vào sự phát triển toàn diện cho trẻ.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Tìm ra “Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ
trong trường mầm non”, giúp cán bộ giáo viên nhân viên làm làm công tác chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ có kiên thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, hiểu sâu
hơn về ý nghĩa của việc phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đối với sự phát
triển của trẻ. Trên cơ sở đó biết cách xây dựng kế hoạch, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ,
tự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong
trường mầm non.
III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

1. Đối với trẻ:
- Giảm tỷ lệ béo phì và suy dinh dưỡng của trẻ xuống còn 2%.
- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tự tin tham gia các hoạt động.
2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải nắm được kênh sức khẻo của 100% số trẻ trong lớp.
- Nắm rõ khẩu phần ăn một ngày của trẻ để phối hợp với phụ huynh chăm
sóc trẻ một cách tốt nhất.
- Biết tận dụng cơ hội giáo dục thể chất và lồng ghép giáo dục dinh dưỡng
cho trẻ thông qua các hoạt động.
3. Đối với cô nuôi:
2

- Biết phối kết hợp với giáo viên trên lớp chăm sóc riêng cho trẻ béo phì và
suy dinh dưỡng.
4. Đối với kế toán:
- Biết phối hợp cùng tiếp phẩm cân đối khẩu phần ăn cho trẻ trong ngày,
tuần, tháng.
5. Đối với nhân viên y tế:
- Biết phối hợp cùng giáo viên tuyên truyền kiến thức phòng bệnh và chăm
sóc sức khoẻ cho trẻ trước và sau ốm.
- Theo dõi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

1. Đối tượng: “Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non”
2. Phạm vi nghiên cứu: Tình trạng béo phì và suy dinh dưỡng của trẻ ở
trường mầm non Cát Bi - Hải An - Hải Phòng
3. Thời gian: Năm học 2013 - 2014.
PHẦN II. NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người,
một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ tạo nên một sức khoẻ tốt cho trẻ sau này. Vì
vậy, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì hậu quả để lại sau này rất lớn. Trẻ sẽ bị thiệt thòi
về khả năng phát triển trí não, thể lực, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ và cả kinh
tế của gia đình làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân lớn ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số.
Trẻ bị béo phì và suy dinh dưỡng là cân nặng và chiều cao không đạt mức
chuẩn quy định.
Thể béo phì (dư cân) là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do sự dư thừa
năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày so với nhu cầu tiêu hao cảu cơ thể. Béo
phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm
xương khớp…Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sáng tạo và sự phát triển của
trẻ.
Trẻ bị suy dinh dưỡng là thiếu dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Biểu
hiện suy dinh dưỡng ở 2 thể: Thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi), thể thấp còi (chiều
cao/tuổi).
Ngoài ra còn có biểu hiện giao tiếp hạn chế, nếu trẻ nặng hơn là trẻ gầy đét,
da bọc xương, bắp teo nhẽo, bụng lép không có khả năng vận động. Điều đáng chú
ý là thể thấp còi, suy dinh dưỡng mãn tính sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu
dài của đứa trẻ.

3

Trong nhiều năm qua ngành học mầm non Hải Phòng đã tổ chức chỉ đạo
từng bước trong các năm học nhằm giảm tỷ lệ béo phì và suy dinh dưỡng bằng
nhiều biện pháp. Song để công tác phòng chống béo phì và suy ding dưỡng cho trẻ
trong trường mầm non mang lại hiệu quả cao, là người quản lý về nuôi dưỡng trẻ,
tôi xin mạnh dạn nêu lên “Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh
dưỡng cho trẻ trong trường mầm non.”
II. THỰC TRẠNG:

1. Thuận lợi:
* Về phía nhà trường:
- Trường mầm non Cát Bi là trường trọng điểm của quận Hải An, nên được
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo
dục quận Hải An.
- Bếp ăn rộng, thoáng mát, sạch sẽ, được thiết kế xây dựng theo nguyên tắc
bếp một chiều, thuận lợi cho việc chế biến thức ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ nấu ăn chuẩn, hiện đại.
- Trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý khẩu phần ăn
của trẻ thuận lợi cho việc tính định lượng khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày.
- Số trẻ ra lớp đông, tỷ lệ ăn bán trú tại trường đạt 100%.
* Về đội ngũ cô nuôi:
- Đội ngũ cô nuôi trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có thức vệ sinh an toàn
thực phẩm.
- Cô nuôi được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, đảm bảo đủ sức khoẻ
công tác, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
2. Khó khăn:
* Về cô nuôi:
- Đội ngũ cô nuôi trẻ mới vào nghề, kinh nghiệm tay nghề còn hạn chế.
- Cô nuôi chưa thường xuyên sáng tạo cải tiến món ăn cho trẻ, các món ăn
thường lặp lại theo chu kỳ của một tuần, nên món ăn không còn hấp dẫn với trẻ.
* Về phụ huynh:
- Mặt bằng đời sống kinh tế của phụ huynh không đồng đều, chưa thật sự
quan tâm đến chất lượng chăm sóc trong trường, nhiều phụ huynh gia đình có điều
kiện kinh tế nhưng phuơng pháp nuôi dạy trẻ thiếu khoa học.
* Về giáo viên: Việc lồng ghép kiến thức vệ sinh dinh duỡng, VSATTP vào
các hoạt động của trẻ còn hạn chế.
* Về phía học sinh:
- Một số trẻ cân nặng khi sinh thấp dưới hoặc bằng 2,5kg do đẻ thiếu tháng
thể lực, sức khoẻ kém, trẻ chán ăn là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng.
4

- Do trẻ bị mắc một số bệnh thường gặp như: ỉa chảy do vi khuẩn, do chế độ
ăn uống không hợp lý, hoặc mắc bệnh đường hô hấp kéo dài, khi ăn hay nôn trớ,
dẫn đến dinh dưỡng bị thiếu hụt
- Qua kết quả cân đo đợt I đầu năm tại các lớp, tôi thấy tỷ lệ trẻ béo phì và
suy dinh dưỡng rất cao:

Tổng số
trẻ
Đợt I
367 cháu
= 100%

Trẻ phát triển
bình thường

Cân nặng

Trẻ phát triển không bình thường
Cân nặng

Chiều cao

Chiều cao

NCT

NCD

NCT

NCD

348 cháu

339 cháu

10 cháu

9 cháu

1 cháu

27 cháu

= 95%

= 92.3%

= 3%

= 2%

= 0.3%

= 7.4%

Bên cạnh đó, giá cả thị trường cao, luôn biến động, việc mua bán thực phẩm
yêu cầu phải tươi ngon, an toàn, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo lượng Calo cần đạt
trong ngày cho trẻ tại trường.
Hơn thế nữa vấn đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” đang là một vấn đề mà
người quản lý luôn phải quan tâm. Bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như
thuốc kích thích trong các sản phẩm thịt rau trên thị trường, nhiều khi còn vượt quá
tiêu chuẩn cho phép.
Đứng trước thực trạng trên để khắc phục tình trạng béo phì và suy dinh
dưỡng cho trẻ trong trường mầm non tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP

Biện pháp 1: Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo
viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm
non đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên trong nhà truờng phải tự học bỗi dưỡng nâng cao
năng lực chuyên môn. Vậy làm thế nào để chị em có trình độ chuyên sâu về lĩnh
vực chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bản thân là một cán bộ quản lý trẻ tôi luôn xác định
mình phải cố gắng tự học để trau dồi kiến thức nâng cao chuyên môn, tham quan
học tập các trường bạn, những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong công tác
quản lý chỉ đạo nuôi dưỡng trong và ngoài quận mình công tác.
Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch bồi dưỡng cho hoạt động
chuyên môn của mình như sau:
1.1 Đối với giáo viên:

5

- Chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung: Bồi dưỡng kiến thức
chăm sóc, dinh dưỡng qua tham dự các lớp tập huấn của Phòng giáo dục tổ chức
nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho trẻ.
- Hướng dẫn cân đo, theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong lớp.
- Tổ chức các buổi thảo luận để chị em trao đổi kinh nghiệm trong công tác
chăm sóc trẻ, về cách tổ chức giờ ăn cho khoa học hợp lý. Vì trên thực tế, việc tổ
chức giờ ăn cho trẻ ở các trường mầm non cô giáo mới chỉ lưu ý giờ ăn làm sao
cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao
để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn. Đặc biệt là cách chăm sóc những trẻ suy dinh
dưỡng và trẻ béo phì.
VD: Đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trong giờ ăn của trẻ yêu cầu giáo
phải luôn động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các
loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái…
- Cùng hiệu phó phụ trách chuyên môn hội thảo giáo dục chuyên đề giáo dục
thể chất với mục đích tăng cường cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, các trò
chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ.
VD: Trong các giờ học và hoạt động vui chơi các cô giáo giải thích cho trẻ
thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, da
dẻ hồng hào, môi đỏ tóc đen, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy
còm ốm yếu.
Hoặc nhóm thực phẩm bột đường chất béo ta nên ăn vừa phải, không nên ăn
quá nhiều sẽ làm cho cơ thể béo phì…
1.2 Đối với cô nuôi:
- Tạo điều kiện cho 100% cô nuôi được tham gia học và bồi dưỡng kiến
thức kỹ năng về nuôi dưỡng qua các lớp tập huấn của Phòng giào dục, của trung
tâm y tế quận tổ chức. Tổ chức cho cô nuôi thảo luận tại trường sau đợt học tập
như:
+ Về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện quy trình bếp một
chiều, thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến, thực hiện
tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm, yêu cầu trong chế biến và bảo quản
thực phẩm, chú trọng công tác vệ sinh khu vực chế biến, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp
và vệ sinh môi trường bếp…
+ Cách xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa thay đổi theo tháng, phù hợp
với tiền ăn của trẻ, nhằm đáp ứng với nhu cầu về năng lượng và các chất dinh
dưỡng cần thiết cho trẻ.
+ Cách tính định lượng xuất ăn/trẻ, cách chia sao cho đủ lượng.
+ Cách chọn và thay thế thực phẩm phù hợp với nguồn thực phẩm có sẵn ở
địa phương, cách tính chi tiết khẩu phần ăn, điều chỉnh các chất dinh dưỡng nói
chung và tỉ lệ các chất dinh duỡng trong ngày, đảm bảo cân đối đủ chất.
6

+ Cách chế biến sống: Rửa rau, nhặt rau, thái rau, trần thịt, lọc cá, bóc
tôm…
+ Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tháng, tổ chức cho chị em
trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp về cách nấu món ăn sáng tạo do
kinh nghiệm lâu năm làm công tác nuôi dưỡng: Cách nấu chè, nấu cháo, nấu súp
khai vị.
1.3 Đối với kế toán:
Một trong những nhiệm vụ của kế toán là tính khẩu phần ăn của trẻ trong
ngày để biết trẻ ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, có cân đối giữa đạm
động vật và đạm thực vật không, có đảm bảo lượng calo trong ngày theo quy định
của từng độ tuổi không. Chính vì vậy, hàng ngày kế toán phải cân đối lượng thực
phẩm, cân đối lượng P - L- G giữa động vật và thực vật, lượng calo bình quân
trong ngày cho trẻ. Cân đối lượng đi chợ trong ngày chỉ được phép cộng hoặc trừ
5.000đ->10.000đ trong ngày.
1.4 Đối với nhân viên phụ trách y tế của trường:
- Hướng dẫn kế hoạch cân đo, theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường, những
trẻ béo phì và trẻ suy dinh dưỡng. Hàng ngày cùng giáo viên theo dõi cân đo của
trẻ béo phì và suy dinh dưỡng.
- Biết phối hợp cùng phụ trách nuôi theo dõi vệ sinh an toàn thực phẩm,
trong khâu bảo quản, chế biến và lưu mẫu thức ăn hàng ngày đúng quy định.
Từ những biện pháp làm trên đã cho thấy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ của trường nâng lên rõ rệt. Các cô giáo đã tổ chức đuợc nhiều hoạt động lồng
ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục. Biết cách tổ
chức sắp xếp giờ ăn cho trẻ khoa học hợp lý hơn. Các cô nuôi có nhiều sáng tạo
trong chế biến món ăn, tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon
miệng, hết xuất.
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng bữa ăn và thực hiện tốt vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Ăn uống là một trong những biện pháp giúp cơ thể khoẻ mạnh, nhưng ăn
uống như thế nào để giúp trẻ có sự cân bằng giữa tuổi, cân nặng và chiều cao, cơ
thể phát triển hài hoà cân đối.
Như chúng ta đã biết ở trường mầm non trẻ được ăn 2 bữa là bữa trưa và bữa
xế. Trong đó nhu cầu về dinh dưỡng bữa trưa là nhiều calo hơn khoảng 35 -> 40%
khẩu phần ăn trong ngày. Vì bữa trưa cần cung cấp năng lượng cho trẻ để bù đắp
cho sự tiêu hao năng lượng (do hoạt động) và đảm bảo năng lượng cho trẻ hoạt
động tiếp theo trong ngày.
Vì vậy, việc xây dựng thực đơn cân đối hợp lý, quản lý khẩu phần ăn của trẻ
được tốt, giúp cho công tác phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đạt kết quả
cao, tôi làm như sau:
* Chỉ đạo chặt chẽ khâu xuất nhập kho - giao nhận thức phẩm:
7

Tất cả các nhà cung cấp thực phẩm cho trường đều phải có cam kết an toàn
thực phẩm, thực phẩm phải tuơi ngon, rõ nguồn gốc, mang thực phẩm đúng giờ
quy định của nhà trường, giá cả hợp lý, nếu thay đổi giá cả phải báo cáo Ban giám
hiệu.
- Xuất kho: Phải có sổ kho của thủ kho, sổ theo dõi của kế toán. Số kho và
sổ theo dõi kho phải đóng dấu giáp lai, sau mỗi lần nhận cân phải ký, cuối tháng
kiểm kê kho có sự chứng kiến của giáo viên, Ban giám hiệu.
- Giao nhận thực phẩm: Tiếp phẩm đi chợ về giao nhận thực phẩm cho nhà
bếp, có sổ giao nhận thực phẩm đóng dấu giáp lai. Khi nhận thức phẩm có từ 4 ->5
nguời (Tiếp phẩm, bếp trưởng, giáo viên, hiệu phó nuôi, phụ trách y tế). Sổ nhận
thực phẩm phải ghi chép sạch sẽ, không tẩy xoá. Thực phẩm mua thêm lần 2 phải
mời ban giám hiệu hoặc kế toán xuống nhận.
* Chỉ đạo chặt chẽ khâu chế biến sống và chế biến chín: Thực phẩm nhận
xong phải được đem vào chế biến theo các khâu:
- Sơ chế sống.
- Chế biến chín.
Để quản lý tốt khâu này, bản thân tôi phải nắm chắc lượng thực phẩm quy
đổi sau khi sơ chế:
Ví dụ:
- Thịt lợn sau khi trần qua nước sôi: 1kg = 0,8kg
- Thịt bò sau khi trần qua nước sôi: 1kg = 0,8kg
- Tôm luộc bóc vỏ bỏ đầu: 1kg = 0,4kg -> 0,5kg
- Cá khúc sau khi luộc gỡ lấy thịt: 1kg = 0,4kg -> 0,5kg
Khi đã nắm vững định lượng qui đổi, tôi có kế hoạch kiểm tra đột xuất
lượng thực phẩm sau khi sơ chế để biết lượng thực phẩm có bị thuất thoát không
và qua kiểm tra sẽ đánh giá tay nghề và trách nhiệm của các cô nuôi.
Để đảm bảo đủ lượng cho các món ăn và từng độ tuổi tôi yêu cầu thực phẩm
sau khi sơ chế được cân lên để chia nấu.
Khi chế biến nấu chín yêu cầu cô nấu chính phải nắm vững định lượng để
đến khi thức ăn thành phẩm chia phải đủ lượng do nhà trường đề ra.
Ví dụ:
- Lượng nước để nấu canh: NT = 100ml; MG = 150ml
- Lượng nước cho vào thức ăn mặn: NT = 20ml; MG = 30ml
- Luợng nước để nấu cơm: 1kg gạo = 180ml ->200ml
* Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Vệ sinh an toàn thực phẩm
giữ vai trò rất quạn trọng trong khâu chế biến, nó quyết định đến chất lượng thực
phẩm.

8

Chính vì thế, khi chế biến thức ăn các cô phải chú ý đặc biệt đến vệ sinh an
toàn thực phẩm, phải luôn luôn tuân thủ theo quy trình bếp một chiều, không để
thức ăn sống chín lẫn lộn, dụng cụ chế biến sống chín phải có ký hiệu rõ ràng.
Trong những năm qua nhà trường không có trường hợp nào bị ngộ độc thức
ăn. Nhà trường có một nhân viên y tế cùng tôi phụ trách khâu vệ sinh an toàn thực
phẩm, thường xuyên kiểm tra giám sát nơi chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa thực
phẩm, lưu mẫu thức ăn hàng ngày, bảo hộ cô nuôi… nên công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm của bếp luôn được đánh giá là thực hiện tốt.
Biện pháp 3: Quản lý theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng theo quy định:
Người quản lý nếu chỉ biết đề ra kế hoạch hoạt động mà không đề ra kế
hoạch kiểm tra thì chưa hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, mà công tác kiểm tra
trong nhà trường, đặc biệt là kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ luôn đuợc
đặt ra hàng đầu. Đây là niềm tin tưởng của các bậc phụ huynh khi gửi con vào
trường mầm non. Có 2 hình thức kiểm tra: Kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột
xuất.
- Kiểm tra có báo trước: Thường mỗi tháng kiểm tra 1 lần, kiểm tra toàn
diện theo thang điểm 20.
- Kiểm tra đột xuất nhiều khâu: Kiểm tra giao nhận thực phẩm, kiểm tra
khâu chế biến sống chín; (sau khi sơ chế xong cho lên cân xem có đúng lượng quy
đổi không, có bị thất thoát thực phẩm); kiểm tra định luợng khi chia ăn, kiểm tra lý
thuyết các cô nuôi về định lượng, cách chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực
phẩm; kiểm tra sổ tính ăn của kế toán; kiểm tra việc thực hiện quy trình rửa tay,
rửa mặt và tổ chức giờ ăn cho trẻ trên lớp.
- Kiểm tra việc theo dõi cân đo sức khoẻ của trẻ: Trẻ đến trường được cân
đo 3 tháng 1 lần. Sau mỗi lần cân đo các lớp tổng hợp kết quả tuyên truyền cho
phụ huynh nắm được sức khoẻ của con em mình để cùng phối hợp chăm sóc trẻ.
Căn cứ vào kết quả cân đo đầu năm để giao chỉ tiêu phấn đấu cụ thể cho các
lớp -khối và toàn trường.
Đối với trẻ sụt cân, giữ cân, sau mỗi đợt cân tôi cùng phụ trách y tế kiểm tra
xem giáo viên cân đã đúng chưa. Với những cháu béo phì và suy dinh dưỡng lập
thêm danh sách theo dõi riêng để cân đo theo dõi hàng tháng, Cùng giáo viên đưa
ra các biện pháp khắc phục.
Kết quả sau mỗi lần kiểm tra được ghi vào sổ để đánh giá xếp loại thi đua
hàng tháng. Có chỉ tiêu thưởng cho các lớp đạt và vượt chỉ tiêu giao.
Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ
huynh:
Thông qua buổi họp ban đại diện hội cha mẹ học sinh, chúng tôi trao đổi kế
hoạch chăm sóc trẻ tại trường, để họ thấy được tầm quan trọng của công tác nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường luôn song hành và không thể tách rời nhau.
Từ đó họ phối kết hợp cùng giáo viên ở lớp tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ
9

huynh thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, cuối năm của lớp về công tác chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường.
- Chỉ đạo phụ trách y tế của trường tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ
huynh cho con đi tiêm chủng mở rộng tại trường do y tế quận và phường về tiêm,
tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh theo các công văn về bệnh như: Bệnh
tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi phát ban, dịch cúm gia cầm, tiêu chảy, thuỷ
đậu…Bằng các hình thức phù hợp như: Tranh ảnh, Pano áp phích, bảng tin, loa
đài.
- Tổ chức thi tạo môi trường cho trẻ hoạt động, thi tuyên truyền ngay trong
lớp học, với những nội dung và hình thức cung cấp những thông tin có tính thời sự,
phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và kết quả chăm sóc của nhà trường đến toàn thể
các bậc phụ huynh. Nội dung tuyên truyền được tiến hành lồng ghép theo chủ đề
hàng tháng.
Ví dụ:
Tháng 9: Tuyên truền cân đo sức khoẻ lần 1, những kiến thức cần thiết để
phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì.
Tháng 10: Cho trẻ ăn đủ chất để phòng chống suy dinh dưỡng.
Tháng 11: Vitamin A và sự phát triển của trẻ nhỏ, hiệu quả của tẩy giun.
Tháng 12: Tuyên truyền cân đo sức khoẻ lần 2, những kiến thức cần thiết
để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì.
Tháng 1: Phương pháp cho trẻ ăn trong ngày tết.
Tháng 2: Các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, chế độ ăn đảm bảo nhu cầu
về dinh dưỡng.
Tháng 3: Tuyên truyền cân đo sức khoẻ lần 3, những kiến thức cần thiết để
phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và cách phòng chống béo phì.
Tháng 4: Chăm sóc dinh dưỡng trẻ bị tiêu chảy.
Tháng 5: Phòng bệnh mùa hè.
Tuyên truyền khám sức khoẻ định kỳ của y tế quận tới các bậc phụ huynh.
Nếu cháu có bệnh đề nghị phụ huynh cho trẻ đi khám ở tuyến trên đề nghị điều trị
kịp thời.
Thông báo kết quả cân đo của các lớp, sức khoẻ của từng trẻ có nguy cơ
dưới và nguy cơ trên để phụ huynh nắm được và có kế hoạch cùng giáo viên chăm
sóc trẻ.
Hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sau khi ốm, cách lên thực đơn và
ăn uống theo thực đơn, cách chế biến trong bữa ăn và thức ăn bổ sung cho trẻ giúp
trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Ngoài ra để công tác phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đạt kết quả
cao, tôi cùng giáo viên phối kết hợp với bố mẹ tăng cường cách chăm sóc trẻ đặc
biệt như sau:
10

* Đối với các cháu thể trạng gầy không tăng cân:
- Tìm nguyên nhân: Trẻ đang mắc bệnh hoặc mới khỏi bệnh chưa phục hồi,
kém ăn, thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ, vui chơi không phù hợp, do các
bà mẹ thiếu kiến thức về nuôi con hay cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn, cho con ăn
không đủ chất, không đúng giờ.
- Cách khắc phục:
+ Phối hợp với gia đình, quan tâm theo dõi, gần gũi trẻ, chăm sóc trẻ chu
đáo, thường xuyên động viên, khích lệ cho trẻ ăn hết xuất, điều chỉnh chế độ ăn,
chú ý thức ăn bổ sung, tăng lượng ăn tinh bột, các món xào, rán có nhiều mỡ, uống
thêm sữa và nước hoa quả…
+ Tổ chức cho trẻ được hoạt động thể lực giúp trẻ ăn ngon miệng, nghỉ
ngơi thoải mái đảm bảo đủ thời gian ngủ.
* Đối với các cháu ở thể béo phì và có biểu hiện béo phì:
- Biện pháp giảm tốc độ tăng cân:
+ Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn: Bánh kẹo, đường mật, kem, sữa
đặc có đường, sữa béo, các món ăn quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt,
ăn điều độ, không ăn quá no không bỏ bữa, không bị quá đói, ăn nhiều vào bữa
sáng, giảm nhẹ vào chiều tối, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
+ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể lực như: chạy, nhảy dây, đá
bóng leo cầu thang, đi bộ bơi lội), lao động tự phục vụ, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo và
các bạn.
+ Hạn chế xem ti vi, video, trò chơi điện tử.
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày và
hoạt động của trẻ.
- Thông qua các ngày hội ngày lễ như: ngày 20/10, ngày 20/11, ngày 8/3
phối kết hợp với công đoàn nhà trường phát động phong trào thi đua: Hội thi “ cô
nuôi giỏi”, “cô chăm sóc giỏi” mời ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự đông viên
các cô. Đồng thời đây cũng là hình thức tuyên truyên để phụ huynh hiểu được công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường.
Bằng nhiều hình thức nội dung thiết thực đã giúp cho các bậc phụ huynh
hiểu được một số kiến thức kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ như: Nhu cầu dinh dưỡng
của trẻ theo độ tuổi, cách cho trẻ ăn bổ xung, phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh,
cách giữ gìn môi trường cho sạch sẽ., thoáng mát, các điều kiện chăm sóc trẻ ở
trường ở nhà. Phụ huynh cho con đi học đúng giờ, không còn tình trạng phụ huynh
cho trẻ mang quà vặt đến lớp.
Họ sẵn sàng ủng hộ nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất trí nâng
mức tiền ăn lên để đảm bảo cho con họ có bữa ăn đủ chất, đủ lượng ở trường.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

1. Bản thân:
11

- Làm tốt công tác tham mưu, phối kết hợp Ban giám hiệu nhà trường đã đầu
tư mua sắm thêm một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nuôi dưỡng
như: Tủ sấy bát, tủ lạnh bảo quản lưu mẫu thức ăn, thay một số bảng biểu cho bếp,
sửa bồn vệ sinh cho trẻ, sửa hệ thống cấp nước bình nóng lạnh cho 100% các lớp.
- Qua việc chỉ đạo trên tôi thấy mình có nhiều kinh nghiệm trong công tác
chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt là công tác phòng chống béo phì và suy dinh
dưỡng cho trẻ.
2. Phụ huynh:
- Hiểu được công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường. Đặc biệt là chăm
sóc những trẻ suy dinh dưỡng và béo phì .
- Tin tưởng vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, số trẻ ra lớp ngày càng tăng.
- Hỗ trợ kinh phí lắp sàn gỗ cho trẻ đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát
về mùa hè thuận tiện cho việc chăm sóc trẻ; ủng hộ kinh phí mua đồ dùng hiện đại
cho bếp ăn như: tủ sấy bát, tủ lạnh, rổ rá nốc …
3. Cô nuôi:
- Nắm chắc định lượng quy đổi thực phẩm khẩu phần ăn của trẻ. Biết kết hợp
cùng giáo viên làm tốt công tác phòng chống cho trẻ béo phì và suy dinh dưỡng.
- Có thêm kỹ năng chế biến món ăn, cách lựa chọn thực phẩm, nắm chắc
đinh lượng khẩu phần ăn của trẻ.
- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tổ chức chăm sóc trẻ trong
giờ ăn. Qua kiểm tra dự giờ đột xuất 100% các lớp tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ, chăm
sóc trẻ chu đáo.
- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát dinh
dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động.
- Làm tốt công tác tuyên truyền về phòng chống béo phì cho trẻ.
- Bếp ăn được đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của quận đánh giá
xếp loại tốt.
4. Trẻ:
- Hầu hết các cháu đều đuợc tăng cân qua các đợt cân. Trẻ khoẻ mạnh nhanh
nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động.
Sau khi tác động biện pháp, qua cân đo trẻ đợt II kết quả cho thấy số trẻ tăng
cân, chuyển kênh được tăng lên rõ rệt, số cháu béo phì đã giảm tỷ lệ xuống, cụ thể:
Tổng số
trẻ
367 cháu

Trẻ phát triển
bình thường
Cân nặng

Chiều cao

= 100%

Đợt I

Trẻ phát triển không bình thường
Cân nặng

Chiều cao

NCT

NCD

NCT

NCD

348 cháu

339 cháu

10 cháu

9 cháu

1 cháu

27 cháu

= 95%

= 92.3%

= 3%

= 2%

= 0.3%

= 7.4%
12

Đợt II
So
sánh
2 đợt

367 cháu

354 cháu

343 cháu

7 cháu

6 cháu

= 100%

= 96.4%

= 93%

= 2%

= 1.6%

Tăng

Tăng

Giảm

Giảm

6 cháu

4 cháu

3 cháu

3 cháu

(1.4%)

(0.7%)

( 1%)

( 0.4%)

0 = 0%

24 cháu
= 7%

Giảm
1 cháu
(0.3%)

Giảm
3 cháu
(0.4%)

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Trong quá trình chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non tôi thấy,
để chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ cần làm tốt các nội dung sau:
1. Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
2. Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền.
3. Nâng cao chất lượng bữa ăn và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Quản lý và theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng theo quy định.
Đặc biệt người quản lý phải tận tâm với công việc đi sâu kiểm tra, động viên
giáo viên nhân viên làm tốt công việc được giao.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:

Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
phát triển thể chất góp phần phát triển toàn diện cho trẻ sau này. muốn cho trẻ có
thể lực tốt, chúng ta phải chăm sóc trẻ một cách khoa học và phù hợp. Vì nếu trẻ
ăn quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng “Béo phì”, nhưng nếu ăn không đủ chất trẻ sẽ bị
"suy dinh dưỡng”. Cho nên việc cân đối, chế biến thực phẩm sao cho đủ chất dinh
dưỡng, tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng, tạo cho trẻ có những bữa ăn
ngon góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ là trách nhiệm của
nguời quản lý chỉ đạo nuôi đặt lên hàng đầu.
Nhờ sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của bản thân, kết hợp với sự sáng tạo và
nhiều kinh nghiệm của đội ngũ cô nuôi cùng giáo viên của trường đã góp phần giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng và béo phì của nhà trường xuống còn từ 1 -> 3%. Đây cũng chính là
niềm tin của các bậc phụ huynh khi gửi con em vào trường chúng tôi.
2. KHUYẾN NGHỊ:

Trong quá trình chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non tôi thấy
để phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ cần:
- Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong công
tác chăm sóc nuôi dưỡng.
- Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền
- Nâng cao chất lượng bữa ăn và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quản lý và theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng theo quy định.
13

Trên đây là một số biện pháp được tôi đã rút ra trong quá trình chỉ đạo
phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non. Rất mong
được sự góp ý các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn công tác
chỉ đạo nuôi dưỡng trong những năm sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Hải An, ngày 20 tháng 2 năm 2014
Người viết:

Lương Thị Hiền

MỤC LỤC
14

Nội dung

Trang

Phần I. Đặt vấn đề

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Kết quả cần đạt

1

4 . Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu

2

Phần II. Nội dung

2

1. Cơ sở lý luận

2

2. Thực trạng

3

3. Một số biện pháp

4

4. Kết quả đạt được

11

5. Bài học kinh nghiệm

11

Phần III. Kết luận chung

12

15

Tải về bản full

SKKN một số BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG mầm NON mẫu GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.91 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH
DƯỠNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON MẪU GIÁO ”

- Người thực hiện: Võ Thị Mộng Thường
- Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Cái Đôi Vàm
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG
KIẾN:
“Dinh dưỡng và sức khỏe” có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng thể lực
và sự phát triển trí tuệ của con người. Trong mọi thời đại thì Sức khoẻ là vốn
quý nhất của con người nói riêng và của toàn nhân loại trên thế giới nói chung,
khi sức khoẻ bị suy giảm thì năng xuất lao động, kết quả học tập, hiệu quả
trong công việc của con người mang lại không cao như mong muốn.
Trong những năm gần đây, vấn đề “phòng chống các bệnh cho trẻ trong
trường Mầm non –Mẫu giáo” đang là vấn đề được toàn xã hội đặc biệt quan
tâm. Trong các các biện pháp đó thì biện pháp về việc ‘phòng chống bệnh suy
dinh dưỡng” ở trẻ cũng là một vấn đề cần thiết và cấp bách cấp bách trong giai
đoạn hiện nay.
Có thể nói chúng ta đang nỗ lực cao nhất phấn đấu “dành những gì tốt đẹp
nhất cho trẻ em”. Bỡi lẽ ưu tiên đầu tư trong việc chăm sóc trẻ em ngay từ
những năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học, xã hội và nhân văn quan trọng mà
mọi đứa trẻ trên thế giới này đều được quyền đón nhận. Như Bác Hồ đã nói
“trẻ em như búp trên cành” câu nói này có ý nghĩa hết sức sâu sắc, giai đoạn
quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người đặc biệt là cuộc đời của một
đứa trẻ là cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất.


Từ nhận thức “sức khỏe cuả trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước
ngày mai”, sức khỏe ảnh hưởng rất lớn đến thể lực và trí tuệ, đặc biệt sức khỏe
là yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện đối với trẻ sau này. Sức khỏe
vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể trẻ


chậm phát triển và sinh ra nhiều loại bệnh tật, nhất là đối với trẻ ở lứa tuổi
Mầm non- Mẫu giáo đây đang là thời kì và trong giai đoạn phát triển nhanh về
thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt, và
có đủ khả năng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục. Để thế hệ trẻ
được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất
nước trong mọi thời đại đặc biệt là thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước thì việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.
Có thể cho rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa là hoàn toàn phụ
thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt
động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ không ngừng
phát triển. Để đảm bảo công tác “phòng chống suy dinh dưỡng” được phát huy
theo hướng tích cực, thì việc nâng cao chất lượng chăm sóc phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện
nay.
Nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe
của trẻ em. Dựa vào tình hình thực tế của trường, năm học 2012-2013 tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ còn khá cao, cụ thể trẻ thể nhẹ cân: 10,50%, trẻ thể thấp còi:
11,53%, vừa nhẹ cân vừa thấp còi: 6,76%. Từ thực tế đó tôi nhận thấy rằng cần
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ xuống đến mức thấp nhất là vấn đề rất cần
thiết.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán trú của trường, tôi luôn
trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức
thấp nhất. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non mẫu giáo”. Qua việc tìm tòi và nghiên


cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp để đưa vào áp dụng trong thực tế ở trường.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không
ít những khó khăn trở ngại.
Thuận lợi:

- Giáo dục “Dinh dưỡng và sức khỏe” luôn là vấn đề được đặc biệt quan
tâm hàng đầu của nhà trường đối với trẻ ở độ tuổi Mầm non Mẫu giáo.
- Được sự quan tâm của các cấp năm học 2012 - 2013 trường được xây
dựng theo quy trình bếp ăn một chiều đảm bảo đúng theo yêu cầu giáo dục. Với
sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường đã vận động được sự ủng hộ
của các ban ngành, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phía giáo viên, nhà trường và các bậc phụ
huynh học sinh.
- Một số giáo viên được tập huấn chuyên môn hè về “Dinh dưỡng và chăm
sóc sức khỏe”.
- Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được trang bị khang trang, đồ
dùng học tập cũng như đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú cho trẻ được
trang bị đầy đủ, công trình vệ sinh và nguồn nước sạch đã được đảm bảo cho
trẻ sử dụng.
- Vấn đề phòng chống Dinh dưỡng” dễ dàng lồng ghép vào các môn học
khác như: môn thể dục, môn môi trường xung quanh, Văn học … và nó cũng
giúp cho giáo viên dễ dàng giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi khi vào tiết học cũng
như khi hoạt động ngoài trời.
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên tuy nhiên khi thực hiện cũng gặp
không ít những khó khăn trở ngại.
Khó khăn:


Trường chỉ mới tổ chức công tác bán trú cho mổi khối một lớp vì vậy mà
công tác bán trú tại trường là: 3/18 lớp đạt 16,67%.
- Bên cạnh đó việc tuyên truyền cách phối hợp các loại thực phẩm trong
cách ăn uống của trẻ mang lại hiệu quả về sức khoẻ khá cao. Tuy nhiên do điều
kiện kinh tế của một số hộ gia đình khó khăn nên một số cha mẹ học sinh chưa
thực hiện tốt đựơc về vấn đề “ Dinh dưỡng và sức khỏe ” cho trẻ.

-Mặt khác do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế về việc “phòng chống
suy dinh dưỡng” họ không coi trọng hay nói đúng hơn là phụ huynh không coi
đó là bệnh mà chỉ xem đó là tình trạng còi xương hay chậm lớn hoặc là do yếu
tố duy truyền qua các thế hệ ( cha mẹ nhỏ con thì sinh con ra là nhỏ).
- Hơn nữa kĩ năng về chăm sóc dinh dưỡng sức khoẻ của phụ huynh cho
con còn hạn chế, thiếu hiểu biết chưa hiểu được bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
là như thế nào. Do vậy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường vào đầu năm học là
khá cao. Cụ thể qua việc cân đo khám sức khoẻ đầu năm:
+ Tổng số trẻ ở trường là: 581 cháu
+ Tổng số trẻ bán trú là:139/581 trẻ Đạt tỷ lệ 23,93 %

T

ĐỘ

T

TUỔI

1 Nhµ trÎ
2 MGB
3 MGN
4 MGL
Tæng

TỔNG SỐ
TRẺ ĐẾN
TRƯỜNG

23

139
192
227
581

TỔNG
SỐ TRẺ
ĐƯỢC

TÌNH TRẠNG SDD CỦA TRẺ
SDDNC
TỔNG TỈ LỆ

SDDTC
TỔNG TỈ LỆ

SDDNC-SDDTC
TỔNG
TỈ LỆ

CÂN ĐO

SỐ

%

SỐ

%


SỐ

%

23
139
192
227
581

0
16
22
23
61

0
11,51
11,45
10,13
10,50

0
26
25
16
61

0
18,71

13,02
7,05
11,53

0
10
8
19
37

0
7,29
4,39
9,31
6,37

Với những thực trạng như trên khiến tôi không khỏi băn khoăn lo lắng và
suy ngẫm để có thể tìm ra những biện pháp thực sự tốt, có hiệu quả nhằm mang
lại lợi ít về sức khoẻ cho trẻ. Và một trong những biện pháp đó có biện pháp


phối hợp chặt chẽ gia đình và giáo viên - nhà trường trong việc thực hiện về
giáo dục “phòng chống suy dinh dưỡng” cho trẻ ở trường Mầm non - Mẫu giáo.
Năm học 2012-2013 trường Mẫu giáo Cái Đôi Vàm đang đề nghị sở công nhận
trường Mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy đây là giai đoạn cần nâng chất
chất lượng chăm sóc nhu cầu dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ ở trường. Từ đó
giúp tôi mạnh dạn đưa ra những biện để áp dụng vào công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ trong thực tế ở nhà trường.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Tóm lại trên đây là “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho

trẻ ở trường Mầm non mẫu giáo” đã và đang áp dụng vào thực tế trong trường
học và mang lại hiệu quả.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN :
Để thực hiện tốt vấn đề về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường
Mẫu Giáo chúng ta cần đi sâu vào việc nghiên cứu và tìm hiểu một số biện
pháp sau:
3.1. Phối hợp với Trung tâm y tế Huyện Phú Tân để khám sức khoẻ
định kì và cân đo hàng tháng để nắm được tình trạng sức khoẻ của trẻ, kiểm
tra thường xuyên Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phối hợp với các cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ là
một trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy mà nhà trường luôn phối hợp tốt với trung tâm y tế
huyện Phú Tân trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khám sức khỏe theo định
kỳ 2 lần trong một năm. Qua đó nhằm theo dõi kiểm tra và phân loại sức khỏe
của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng để có chế độ theo dõi kịp thời, chăm sóc phù
hợp. Những trẻ vượt cân có biểu hiện như béo phì thì cần được kiểm tra cân đo
hàng tháng để điều chỉnh khẩu phần phần ăn, và chế độ dinh dưỡng hợp lí. Đối
với những trẻ suy dinh dưỡng cần kết hợp với phụ huynh về cách chăm sóc,


mặt khác cần điều chỉnh, tăng khẩu phần ăn phù hợp nhằm giúp trẻ tăng cân và
phát triển trí tuệ.
Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi kí hợp đồng làm việc
và khám sức khỏe theo định kì 6 tháng/ 1 lần.
Tổ chức kiểm tra hàng tháng về trình độ tay nghề của đội ngũ cấp dưỡng
về khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng trực tiếp tiếp xúc với thức ăn được
khám sức khỏe 2 lần/ năm, được xét nghiệm máu để đảm bảo tránh được các
loại bệnh tật cho trẻ.
Bênh cạnh đó nhà trường còn theo dõi, quản lí danh sách tiêm chủng, cách

phòng chống các loại dịch bệnh thường xuyên xảy ra như: bệnh tay chân
miệng, bệnh sốt xuất huyết, và các loại dịch bệnh khác…Đặc biệt là thường
xuyên kiểm tra khâu vệ sinh an toàn thực phẩm và khâu sơ chế biến thức ăn tại
bếp được kiểm tra theo dõi hàng ngày.
3.2. Bồi dưỡng kiến thức thực hành về dinh dưỡng, thực hiện tốt về vệ
sinh an toàn thực phẩm, cách giữ vệ sinh khâu chế biến thực phẩm cho đội
ngũ cán bộ giáo viên, và cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở
trường.
Đây là một trong những hoạt động thiết thực mà gia đình, nhà trường và
xã hội cùng thực hiện. Do vậy biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
và biện pháp nâng cao chế độ dinh dưỡng hợp lí đó là khẩu phần ăn hàng ngày
phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng vấn đề này là rất cần thiết.
Nhu cầu về chất dinh dưỡng của trẻ so với người lớn nếu tính theo cân
nặng thì cao hơn. Do đó để phòng chống suy dinh dưỡng đạt hiệu quả cao thì
biện pháp tốt nhất là đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ và chế độ dinh dưỡng hợp lí
để trẻ vận động và phát triển tốt cũng như phát huy năng lực, trí tuệ, óc sáng
tạo cho mai sau.
Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường
Mầm non Mẫu giáo thì ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức vận động


được 3 khối lớp với gần 140 cháu được bán trú tại trường, nhà trường luôn đảm
bảo chế độ ăn cho trẻ theo đúng quy định, hàng tháng luôn thay đổi chế độ ăn
để từ đó nhà trường xây dựng khẩu phần, chế độ ăn cho phù hợp. Đặc biệt là
quan tâm đến việc chăm sóc về mặt tinh thần, tạo bầu không khí thoải mái, đầm
ấm, gần gủi qua đó nhằm giúp cho trẻ có được cảm giác thân thiện như một
bữa ăn tại nhà, trẻ ăn được ngon miệng hơn.
Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn và động viên
khuyến khích trẻ ăn hết suất, khi ăn không làm rơi vãi thức ăn trên bàn.
Xây dựng khẩu phần ăn và thực thực đơn của trẻ thay đổi theo mùa, tháng,

theo tuần nhằm đảm bảo cân đối về chất dinh dưỡng, chế biến món ăn phù hợp
khẩu vị của trẻ, đảm bảo ít nhất cho trẻ ăn một lần trứng trong một tuần.
Thường xuyên xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm lớp như : những
điều phụ huynh cần biết, biết thích ăn gì, bé thích màu gì...nhằm giúp phụ
huynh hiểu và nắm bắt thông tin để thực hiện tốt những nôi quy, quy chế của
nhà trường và lớp học như : cho trẻ ăn đúng giờ và ngủ đúng giấc, không cho
trẻ mang quà bánh vào lớp.
Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên lồng ghép dinh dưỡng và sức khỏe vào các
môn học khác như : Làm quen văn học, môi trường xung quanh, thể dục...Đặc
biệt là lồng ghép chuyên đề về dinh dưỡng sức khỏe vào hoạt động vui chơi,
hoạt động ngoài trời...
Tổ chức vận động giáo viên xây vườn cây cho bé tại lớp để trẻ tiếp xúc với
thiên nhiên, thông qua đó nhằm giúp trẻ được trải nghiệm với thực tế trong sinh
hoạt cũng qua đó nhằm giúp trẻ có sức khỏe và thể lực tốt để vận động và phát
triển tốt về mọi mặt.
Đặc biệt là luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế
biến, bảo quản và chia thức ăn cho trẻ một cách khoa học nhằm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là đảm bảo nguồn giá trị có đầy đủ các chất
dinh dưỡng. Hàng ngày phải công khai tài chính cho các bậc phụ huynh biết để
kiểm tra giám sát công tác thu chi của trường.


Đối với cấp dưỡng phụ trách khâu chăm sóc và nuôi dưỡng, là một phó
hiệu trưởng phụ trách mảng này tôi luôn bồi dưỡng những kiến thức bằng cách:
cung cấp tài liệu, qua thử nghiệm kiểm tra hàng ngày, hoặc thông qua hội thi
cấp dưỡng giỏi để họ có đủ kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng
cao chất lượng bữa ăn đảm bảo nguồn dinh dưỡng giá trị dinh dưỡng tốt nhất
cho trẻ phù hợp với đặc điểm của mọi lứa tuổi. Đối với cấp dưỡng khi sơ chế
biến món ăn phải thực hiện theo quy trình bếp ăn một chiều, thực hiện tốt việc
lưu mẫu thức ăn hàng kể cả thực phẩm sống mới được nhập chưa qua sơ chế

biến.
Khâu chăm sóc nuôi dưỡng ở trường phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc
vàng trong sinh hoạt ăn uống.
3.3. Thực hiện công tác tuyên truyền:
Đây là một trong những biện pháp góp phần quan trọng trong công tác
phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ trong trường mầm non. Đây là biện pháp mà
nhà trường xác định là có tầm quan trọng lớn để đem đến hiệu quả cao trong
việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ. Công tác tuyên
truyền là chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau cụ thể như: “hình thức nấu ăn
nhằm duy trì chế độ dinh dưỡng”, “Dinh dưỡng đảm bảo hợp lí và cân đối”,
“Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ”, “cách lựa chọn thực phẩm an toàn”,
“cách sơ chế biến thực phẩm tạo món ăn đảm bảo vệ sinh”... Trao đổi trực tiếp
với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ qua đó nhằm vận động sự ủng hộ của các bậc phụ huynh
đối với nhà trường trong việc phòng chống suy dinh cho trẻ đạt hiệu quả cao.
Lên kế hoạch tuyên truyền chăm sóc nuôi dưỡng nhằm đảm bảo chất
lượng tốt nhất đối với trẻ tại các nhóm lớp. Nội dung thông tin tuyên truyền
bao gồm những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cụ thể là :
Cách vệ sinh rữa tay trước và sau khi ăn, cách phòng và chống các loại dịch
bệnh, và các phong trào sức khỏe của nhà trường cụ thể là :


+ Kiểm tra sức khỏe của trẻ thông qua đánh giá biểu đồ tăng trưởng hàng
tháng.
+ Tuyên truyền đến phụ huynh về tình hình thời tiết để phụ huynh có thể
nắm bắt và biết cách phòng tránh các loại bệnh tật cho trẻ thông qua các bản
tin, hình ảnh để thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh.
Thông báo cho phụ huynh về tình hình khỏe của trẻ thông qua những buổi
đưa đón trẻ, từ đó giúp giáo viên nắm bắt kịp thời những thông tin từng trẻ để
qua đó có biện pháp xử lý các tình huống kịp thời để công tác phòng chống suy

dinh dưỡng ở trẻ đạt kết quả tốt. Hạ thấp được tình trạng, nguy cơ của bệnh suy
dinh dưỡng cho phụ huynh nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.
Tăng cường phối hợp với Ban Đại Diện cha mẹ học sinh của các nhóm lớp
kiểm tra định kì đầu hay cuối tháng hoặc đột xuất trong tháng từ khâu cung cấp
nguyên vật liệu đến khâu sơ chế và chế biến thực phẩm đến việc chia khẩu
phần ăn của trẻ và cùng chăm sóc trẻ theo đúng quy định và đảm bảo tình khoa
học.
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức thi nấu ăn cho các giáo viên và được phụ
huynh ủng hộ.
3.4. Ngoài những biện pháp trên tôi còn sư tầm tranh ảnh về những
nhóm thực phẩm phục vụ cho bữa ăn của trẻ. Đặc biệt là tranh về 4 nhóm
thực phẩm chính cụ thể là :
+ Nhóm lương thực (cung cấp năng lượng chủ yếu): gạo, mì, ngô, khoai...
+ Nhóm thức ăn động vật (đạm động vật): thịt, cá, trứng, tôm... Đạm thực
vật: đậu hủ, đậu tương...
+ Nhóm dầu ăn (cung cấp chất béo): vừng, lạc..
+ Nhóm rau xanh, hoa quả cung cấp vitamin, muối khoáng.
Tích cực tham gia các lớp tập huấn do PGD- Sở GD&ĐT tổ chức để học
hỏi kinh nghiệm tiếp thu kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng
để đem về phổ biến lại cho giáo viên phụ huynh và giáo dục trẻ ngay trong
phạm vi trường học.


IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI :
- Bên cạnh sự nổ lực và phấn đấu của bản thân cùng với sự quan tâm dìu
dắt của của các cấp lãnh đạo, kết hợp với sự tích cực hổ trợ của các bậc phụ
huynh học sinh trong nhà trường vì thế trong thời gian thực hiện tôi thấy giải
pháp trên đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực :
+ Các cháu có thể lực tốt : da dẽ hồng hào , cơ thể khoẻ mạnh mau lớn.
+ Trẻ hồn nhiên năng động, đa số trẻ tích cực trong các hoạt động học tập

và vui chơi.
+Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỉ lệ trẻ béo phì giảm đi đáng kể. Cụ thể: đầu
năm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng là: 10,50% trẻ ở thể nhẹ cân, 11,53% trẻ thể thấp
còi, trẻ ở thể vừa nhẹ cân vừa thấp còi 6,37%. Đến thời điểm này giảm đi đáng
kể: tỉ lệ trẻ thể nhẹ cân còn 6,7%, trẻ thể thấp còi là 8,6%, trẻ ở thể vừa nhẹ cân
vừa thấp còi 3,52%.
+ Đa số phụ huynh học sinh đều nhận thức tốt hơn về các chăm sóc và
cách nuôi dạy trẻ đảm bảo tính khoa học. Qua đó nhằm tạo tình cảm gần gũi
giữa giáo viên, nhà trường và phụ huynh học sinh.
+ Các hợp đồng thực phẩm, chế biến chia thức ăn, lưu mẫu thức ăn, công
tác bảo vệ học sinh được thực hiện khá nghiêm túc.
+ Ngoài ra không có trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm trong phạm vi
trường học cũng như trong hộ gia đình trẻ.
+ Lớp học khang trang đủ các điều kiện phục vụ vệ sinh, ăn ngủ cho trẻ,
trẻ tích cực hoạt động. Phụ huynh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của
nhà trường.
- Bản thân trẻ cũng ý thức được việc thực hiện về “Dinh dưỡng và sức
khỏe” trong tất cả các lĩnh vực như ăn uống , sinh hoạt, cụ thể : biết rữa tay
trước khi ăn uống và sau khi đi tiêu tiểu vào, biết ăn đầy đủ các chất biết ăn đủ


suất do người lớn đã quy định, không nên đòi ăn những thức ăn bán rong nơi
lồng lề đường và những thức ăn có chứa các dược phẩm màu…
- Do cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng của “Dinh dưỡng và sức khỏe”
cũng như biện pháp “phòng chống bệnh suy dinh dưỡng” cho trẻ nên phối hợp
chặt chẽ với nhà trường để thực hiện chuyên đề về “Dinh dưỡng và sức khỏe”
trong nhà trường và gia đình được thực hiện tốt hơn. Gia đình cũng góp phần
thực hiện thắng lợi kế hoạch giáo dục “phòng chống suy dinh dưỡng” do nhà
trường và do lớp học đề ra.
* Bài học kinh nghiệm

- Là cán bộ quản lí phụ trách mảng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ ở trường
nhiệm vụ trước hết là nhiệt tình trong tác, đặc biệt là việc nhận thức và hiểu
được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe và “cách phòng chống
suy dinh dưỡng”. Mặc khác tích cực trong công việc, bản thân chịu khó học
tập, nghiên cứu tài liệu, sách báo, tìm tòi học tập ở các bạn bè đồng nghiệp các
thế hệ đi trước. Qua đó nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản
thân để vận dụng chuyên đề này một cách phù hợp và đạt được kết quả cao
nhất. Từ đó tôi đã rút ra được những kinh nghiệm và lựa chọn những biện pháp,
phương pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các cấp đoàn thể trong nhà
trường để thực hiện tốt biện pháp đã đề ra.
- Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu
rõ tầm quan trọng của vấn đề về “dinh dưỡng và sức khỏe” nói chung và các
môn học khác ở trường nói riêng để qua đó phụ huynh nắm vững được cách
chăm sóc và nuôi dạy trẻ đảm bảo đúng khoa học.
- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cán bộ
giáo viên nhất là nhân viên cấp dưỡng và cô nuôi được đi học, bồi dưỡng nhằm
nắm vững được vai trò và trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ


khỏe mạnh và an toàn. Đồng thời qua đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu mua thực phẩm tại
thị trường hoặc tại các cơ sở hợp đồng thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến,
bảo quản và tổ chức cho trẻ ăn.
- Ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt công tác chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
V. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:
Tóm lại trên đây là “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ ở trường Mầm non mẫu giáo” đã và đang áp dụng vào thực tế trong trường

học và mang lại hiệu quả, cụ thể là tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ đã hạ thấp. Tuy
nhiên do mới áp dụng đối với những lớp bán trú cho nên trong quá trình thực
hiện còn hạn chế.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường và tình hình chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ năm học 2012-2013 tôi xin đề xuất như sau:
Phòng giáo dục cần tạo mọi điều kiện để giáo viên nhất là giáo viên phụ
trách mảng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và nhân viên cấp dưỡng được đi
học, tham quan các trường bạn để qua đó học hỏi rút được những kinh nghiệm
trong việc thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mình. Qua đó
cũng nhằm nâng cao hiểu biết về kỹ năng chăm sóc giáo dục cũng như những
biện pháp để hạn chế, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường.
Cần cung cấp thêm nhiều tài liệu về phương pháp giáo dục chăm sóc sức
khỏe dinh dưỡng cũng như tài liệu về những biện pháp phòng chống suy dinh
dinh dưỡng cho trẻ, để nhà trường cũng như giáo viên có kiến thức và kinh
nghiệm để ngăn chặn tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở lớp nói riêng cũng như ở
trường nói chung.


Cần mở thêm nhiều chuyên đề về dinh dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ để
giáo viên có cơ hội học tập trao đổi kinh nghiệm. Qua đó rút ra được kinh
nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy cho bản thân..
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm với một số “biện pháp về phòng chống
suy dinh dưỡng” đã và đang áp dụng vào thực tế trong trường nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cũng như
những “biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng” cho trẻ. Song khi trình bày
không tránh khỏi thiếu xót rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng
khoa học để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng rộng rãi sáng
kiến của mình.


Cái Đôi Vàm, ngày 01 tháng 10 năm 2012
Ý kiến xác nhận

Người thực hiện

Của Thủ trưởng đơn vị

Võ Thị Mộng Thường



skkn một số phương pháp phục hồi trẻ suy dinh dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.84 KB, 22 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức
khỏe trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chăm sóc và nuôi dưỡng
3. Tác giả: Nguyễn Thị Nhãn

Giới tính: Nữ

Sinh ngày 20 tháng 06 năm 1965
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ: Đại học sư phạm mầm non
Đơn vị công tác: Trường mầm non Đồng Lạc
Điện thoại: 01698143283
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Đồng Lạc
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Đồng Lạc
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Địa điểm để thực hiện áp dụng sáng kiến tại Trường MN Đồng Lạc.
- Đồ dùng cá nhân trẻ, đồ dùng dụng cụ chế biến phục vụ nuôi dưỡng, các tài liệu
có nội dung liên quan.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Áp dụng cho trẻ vào tháng 09/2014
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

(Ký tên)

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Nhãn
1



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy
dinh dưỡng trong trường Mầm Non”.
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Sức khỏe là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với mỗi con người nói
chung và đặc biệt với trẻ nhỏ nói riêng. Vì đối với trẻ đây là giai đoạn cơ thể trẻ
phát triển mạnh mẽ nhất, nhưng do chưa hoàn thiện nên còn non nớt, dễ bị nhiễm
bệnh, dễ đi đến phát triển lệch lạc, mất cân đối như: còi xương, béo phì, suy dinh
dưỡng... nếu không dược chăm sóc đúng đắn, phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển của trẻ. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển thể lực tốt nếu được chăm sóc một
cách hợp lý khoa học. Việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là một trong
những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay không chỉ của gia đình, nhà
trường mà còn là trách nhiệm của tòan xã hội.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Để thực hiện đề tài ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch trình bày ban
giám hiệu tạo điều kiện cho tôi áp dụng một số biện pháp “phòng chống suy dinh
dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng” trên tất cả nhóm lớp có trẻ
suy dinh dưỡng và phụ huynh học sinh, giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng trong
trường Mầm non tôi công tác từ tháng 9 năm 2014 dến tháng 2 năm 2015.

Điều kiện để tôi áp dụng sáng kiến:
2


- Có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dụng cụ chế biến phục vụ nuôi dưỡng
và đồ dùng, đồ chơi, môi trường cho trẻ hoạt động.
- Giáo viên nuôi dưỡng có trình độ, kỹ năng chế biến thực phẩm và chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ
3. Nội dung sáng kiến.

Tôi tiến hành điều tra thực trạng còn tồn tại trên cơ sở đó đưa ra một số giải
pháp như sau:
- Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng theo từng
nhóm nguyên nhân.
- Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng chế biến và phương pháp chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ.
* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng, từ đó có biện
pháp khắc phục tận gốc, là sự phối kết hợp đồng bộ của gia đình, nhà trường, giáo
viên nuôi dưỡng và giáo viên chăm sóc giáo dục, việc phòng chống suy dinh
dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng không phải là nhiệm vụ một
sớm một chiều mà phải thường xuyên, liên tục, hàng tháng, hàng quý, có kiểm tra
đối chứng để kịp thời bổ sung điều chỉnh cho phù hợp.
* Khả năng áp dụng:
Với đề tài này có thể áp dụng trong tất cả các trường mầm non có tổ chức
ăn bán trú tùy theo điều kiên, hoàn cảnh kinh tế của gia đình, nhà trường và địa
phương mình.
3


* Lợi ích của sáng kiến.
Giúp giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng, các bậc phụ huynh có kiến thức kỹ
năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, hiểu sâu hơn về ý nghĩa việc phòng chống
suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng đối với sự phát triển của
trẻ. Biết cách xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
* Khẳng định giá trị của sáng kiến.
Tôi xin khẳng định các biện pháp này có thể áp dụng và triển khai cho tất cả
các trường mầm non có tổ chức ăn bán trú. Với tùy từng điều kiện của nhà trường,
khả năng của giáo viên và tình hình sức khỏe của học sinh trong trường mà mức

độ áp dụng sẽ có sự điều chỉnh thích hợp.
* Đề xuất và kiến nghị:
- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho giáo viên nuôi dưỡng được tham gia các lớp
tập huấn về chế biến thực phẩm và nấu ăn cho trẻ.
- Tạo cơ hội cho giáo viên nuôi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn.
- Cung cấp thêm tài liệu có nội dung liên quan.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Sức khỏe là một yếu tố vô cùng quan trọng của con người nói chung và trẻ
em nói riêng để tham gia vào các hoạt động như vui chơi học tập lao động. Chính
vì vậy mới có câu: “Có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có gì”.
Một đứa trẻ có sức khỏe tốt sẽ nhanh nhẹn, vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt
động, lĩnh hội các nội dung giáo dục một cách dễ dàng, thích giao lưu và dễ hòa
nhập. Những đứa trẻ có sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng thường chậm chạp, thiếu tự
tin, tiếp thu kiến thức kém. Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã triển
khai chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng rộng khắp từ gia đình nhà trường và toàn xã hội. Riêng bậc học mầm non trong những năm gần đây
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể thì việc phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ đã có nhiều bước tiến đáng kể nhưng kết quả vẫn
chưa được như kế hoạch đề ra. Chính vì vậy mà việc phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay
không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
2. Điều tra thực trạng.
Mục đích của việc điều tra thực trạng là để nắm rõ được nguyên nhân dẫn
đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Từ đó có nhiều giải pháp hữu hiệu để phục hồi và
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
2.1. Về phía gia đình.

Trường Mầm non tôi công tác là một trường mà người dân sống chủ yếu
bằng nghề nông nghiệp, một số hộ kinh doanh buôn bán lẻ, tuy không còn nghèo
đói xong do công việc làm ăn vất vả nên họ ít có điều kiện quan tâm chăm sóc con
5


chu đáo, một số các bà mẹ thiếu kiến thức và cách nuôi con theo khoa học, hoặc
điều kiện kinh tế khó khăn nên phần nào ảnh hưởng tới bữa ăn của gia đình nói
chung, trẻ em nói riêng, một số gia đình lại chiều con quá mức như: cho trẻ ăn
theo ý muốn ăn quà vặt, ăn bánh kẹo trước bữa ăn , chỉ ăn một số loại thức ăn, ăn
quá nhiều chất đạm, hoặc lạm dụng việc uống sữa.
2.2. Về phía nhà trường
2.2.1. Đối với giáo viên nuôi dưỡng.
Có tổ chức ăn bán trú xong chưa có chế độ ăn riêng cho trẻ nhà trẻ và trẻ
mẫu giáo. Một số cô nuôi tính khẩu phần ăn còn chưa cân đối, chưa hợp lý giữa tỷ
lệ các chất sinh năng, tỷ lệ P động vật trong tổng số P còn thấp, tỉ lệ G cao, tỉ lệ L
thấp. Thực đơn chưa đa dạng phong phú dẫn đến trẻ chưa hứng thú với các món
ăn.
2.2.2. Đối với giáo viên trên lớp.
Giáo viên trên lớp vẫn coi trọng việc giáo dục hơn là công tác chăm sóc
nuôi dưỡng chỉ chú ý tới việc ép cho trẻ ăn hết suất chứ chưa chú ý đến việc tổ
chức sao cho trẻ ăn ngon miệng, ăn vui vẻ thích thú với các món ăn dẫn đến trẻ sợ
ăn hoặc ăn chậm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
2.2.3. Đối với trẻ.
Để nắm bắt được thực trạng trẻ suy dinh dưỡng trong trường tôi tiến hành
thu thập thông tin từ các nhóm lớp nắm bắt cụ thể số liệu tình hình sức khỏe của
trẻ trong trường , số liệu điều tra cụ thể như sau:
Thời

Nội dung Đối tượng


Tổng

gian

khảo sát

số trẻ

khảo sát

khảo sát
6

Phát triển bình
thường
Số trẻ
%

Suy dinh dưỡng
Số trẻ

%


9/2014

Cân nặng
Chiều
cao


Nhà trẻ

76

74

97.4

2

2.6

Mẫu giáo

347

338

98.6

9

2.6

Nhà trẻ

76

72


94.7

4

5.3

Mẫu giáo

347

340

98

7

2

Từ thực trạng trên cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn khá cao so với tỷ lệ
chung. Từ đó tôi đã xin ý kiến của ban giám hiệu kết hợp cùng giáo viên trên lớp
áp dụng “ một số biện pháp phòng chống trẻ suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe
cho trẻ suy dinh dưỡng” qua chăm sóc nuôi dưỡng tại trường Mầm Non.
3. Các biện pháp thực hiện.
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
* Biện pháp:
Mỗi trẻ suy dinh dưỡng lại có một nguyên nhân khác nhau chính vì vậy mà
tôi đã gặp gỡ phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm của trẻ bị suy dinh dưỡng lấy
thông tin như cân nặng khi sinh, tình trạng sức khỏe, thói quen ăn uống ở lớp, chế
độ ăn ở nhà, quá trình tham gia các hoạt động giáo dục trong lớp... Khi đã có đầy

đủ thông tin về từng trẻ tôi tập hợp và phân loại các nguyên nhân và đề ra biện
pháp chăm sóc cụ thể cho từng nhóm nguyên nhân đó.
*Kết quả:
Tổng số trẻ bị suy dinh dưỡng là 22 trẻ.
- Trong đó 14 cháu suy dinh dưỡng do cung cấp thiếu chất dinh dưỡng do
chưa cân đối khẩu phần ăn.
- 7 cháu suy dinh dưỡng do hấp thu kém do mắc các bệnh về răng miệng và
nhiễm khuẩn.
7


- 1 cháu suy dinh dưỡng do bị sinh non, nhẹ cân.
3.2. Các biện pháp phục hồi, phòng chống suy dinh dưỡng theo từng nhóm
nguyên nhân.
3.2.1. Đối với nhóm cung cấp thiếu dinh dưỡng do chưa cân đối khẩu phần ăn.
* Biện pháp:
+ Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cách nuôi con theo khoa học:
Sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng tôi liền lên kế
hoạch mở các đợt tuyên truyền như viết bài tuyên truyền trên loa phóng thanh của
địa phương, mở các buổi hội thảo, xây dựng góc tuyên truyền, tổ chức các hội thi
như: “dinh dưỡng và sức khỏe trẻ thơ”, “mẹ và bé cùng làm nội trợ”, “bé khéo tay
hay làm”... Mục đích của việc tuyên truyền là giúp phụ huynh và các bà mẹ đang
mang thai hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ,
cách nuôi con theo khoa học:
- Không nên kiêng khem quá mức, nên cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất:
đạm,béo, bột đường, vitamin và muối khoáng( bữa ăn phải đa dạng, thay đổi, phối
hợp nhiều loại thực phẩm).
- Không cho con ăn quà vặt, ăn bánh kẹo uống nước ngọt trước bữa ăn.
- Cho trẻ ăn đúng giờ tạo không khí vui vẻ thoải mái trong bữa ăn.
- Bữa ăn không nên kéo dài quá 40 phút.

* Kết quả:
Phụ huynh đã hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe và sự
phát triển của trẻ. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng
và phục hồi sức khỏe cho trẻ. Biết cách phối hợp các loại thực phẩm để chế biến
8


thức ăn cho con em mình như: biết cách tô màu bát bột, chế biến phù hợp với từng
độ tuổi của trẻ, thay đổi quan niệm nuôi con không còn tình trạng kiêng khem quá
mức.

+ Đối với giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn
cân đối hợp lý (phụ lục ).
Tôi cùng chị em trong tổ nuôi dưỡng xây dựng thực đơn theo mùa, thay đổi
theo tuần,tận dụng thực phẩm sẵn có ở địa phương như: tôm, cua, trai, hến, lươn,
các loại đậu, đỗ, lạc vừng... tính khẩu phần ăn hàng ngày sao cho cân đối hợp lý:
Cân đối tỷ lệ Đạm “ P” : tỷ lệ % đạm động vật là 50->60%.
Cân đối tỷ lệ dầu mỡ “ L” : đối với trẻ em tỷ lệ L động vật và thực vật
50/50%.
Cân đối về bột đường G : cần cho trẻ ăn đủ và thường xuyên các loại ngũ
cốc và rau củ quả.
Việc tính khẩu phần ăn cho trẻ để biết được lượng kcal cung cấp cho trẻ
trong ngày đạt bao nhiêu % so với nhu cầu cần đạt, tỷ lệ kcal do các chất P-L-G
cung cấp có được cân đối hợp lý. Một số chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý sẽ giúp
cho quá trình tiêu hóa, vận chuyển trao đổi chất được tốt hơn.
Bản thân thường xuyên nâng cao kỹ năng chế biến các món ăn sao cho thức
ăn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, đa dạng về mầu sắc, thơm ngon về mùi
vị, phù hợp với độ tuổi. Ví dụ như đối với trẻ nhà trẻ, các cháu còn nhỏ cách chế
biến phải tỷ mỷ hơn, thức ăn cần nhỏ hơn, ninh nhừ hơn.
* Kết quả:

9


Bản thân đã biết cách lên thực đơn phù hợp, tính khẩu phần ăn cân đối hợp
lý, có kỹ năng chế biến phù hợp với từng độ tuổi, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
3.2.2. Đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn.
* Biện pháp:
Để kịp thời bổ sung năng lượng cho trẻ không để trẻ bị đói mới cho ăn hoặc
vẫn còn no lại cho ăn tiếp gây lên sự chán ăn ở trẻ thì tôi và chị em trong tổ nuôi
dưỡng luôn đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn, luôn đảm bảo cho trẻ ăn đúng
giờ. Đối với trẻ nhà trẻ khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn hơn. Vì vậy, ở độ tuổi
nhà trẻ và những trẻ bị suy dinh dưỡng, tôi huy động phụ huynh mang thêm sữa và
hoa quả chín để trẻ được ăn vào bữa xế chiều.

* Kết quả:
Phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng, tạo điều kiện để con em họ có thêm bữa phụ
trong ngày như mang thêm hoa quả chín, sữa, đóng góp thêm kinh phí.
3.2.3. Đảm bảo tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Biện pháp:
Tôi và các chị em trong tổ nuôi dưỡng thường xuyên đảm bảo tốt khâu vệ
sinh an toàn thực phẩm như: thực phẩm được mua đúng địa chỉ hợp đồng, rõ
nguồn gốc, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không bị dập nát ôi thiu, kém chất
lượng, biết cách thay thế thực phẩm theo đúng nhóm, đúng định lượng, phù hợp
với thực phẩm sẵn có ở địa phương, thường xuyên thực hiện đúng chế độ vệ sinh

10


nhà bếp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ chế biến, chế biến đúng quy trình, đúng
nguyên tắc bếp một chiều.

* Kết quả:
Đội ngũ cô nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh
cá nhân, vệ sinh chế biến và thực hành dinh dưỡng, không để sảy ra tình trạng mất
an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.3. Đối với nhóm suy dinh dưỡng do mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như
đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc răng miệng.
3.3.1. Tạo môi trường an toàn phòng chống nhiễm khuẩn.
* Biện pháp:
Đối với nhóm này tôi đã cùng kết hợp với giáo viên trên lớp luôn đảm bảo
ấm về mùa đông quyên góp kinh phí mua thảm trải nền, rèm cửa, mua bình ủ nước
nóng đảm bảo giữ ấm cho trẻ, trồng thêm nhiều cây xanh tạo môi trường xanh
sạch đẹp lấy bóng mát về mùa hè, đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống được đảm
bảo vệ sinh tuyệt đối, thường xuyên lau chùi đánh rửa khăn mặt ca cốc được luộc
bằng nước sôi đúng lịch. Kiểm soát, theo dõi quá trình hoạt động của trẻ không để
trẻ ra quá nhiều mồ hôi dẫn đến nhiễm lạnh. Thường xuyên vệ sinh răng miệng,
khuyến khích trẻ ăn thêm rau xanh, quả chín tăng sức đề kháng cho cơ thể.
* Kết quả:
Tỉ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn giảm rõ rệt, sức đề kháng của trẻ được nâng lên, số
trẻ nghỉ học do ốm đã giảm đi, tỉ lệ bé chăm được đảm bảo.
3.3.2. Tạo hứng thú trong bữa ăn.
* Biện pháp:
11


Để giúp trẻ thấy thức ăn như một các gì đó thú vị, hấp dẫn, hàng ngày khi
đến giờ ăn tôi thường tranh thủ lên lớp trao đổi trò truyện cùng trẻ về các món ăn
mà trẻ sắp được ăn, ví dụ: đố các con biết hôm nay các con sẽ được ăn món gì?
Các con đã được ăn món đó bao giờ chưa? Sau đó tôi cũng cho trẻ biết cách chế
biến và tác dụng của món ăn đó đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể trẻ.
Đối với những trẻ kén chọn thức ăn hoặc trẻ ăn một loại thức ăn tôi cũng tìm cách

chế biến như xay nhỏ, trộn lẫn để trẻ không còn cảm giác sợ hãi, giúp trẻ ăn tất cả
các loại thức ăn một cách thoải mái.
* Kết quả:
Trẻ hứng thú hơn trong các bữa ăn, không còn tình trạng kén chọn thức ăn,
trẻ ăn ngon miệng và thích thú với các món ăn hơn.
3.4. Đối với nhóm trẻ suy dinh dưỡng do bị sinh non, thiếu tháng.
3.4.1. Xây dựng chế độ chăm sóc riêng.
* Biện pháp:
Đối với nhóm này cần phải có một chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tỷ mỷ hơn
ở lớp cũng như trẻ ở nhà. Tôi đã kết hợp với phụ huynh, giáo viên trên lớp bàn bạc
và đưa ra thống nhất cách chăm sóc trẻ theo một chế độ nhất định như:
Thời gian ngủ cho trẻ nhiều hơn, đến giờ ngủ tôi cho trẻ nằm riêng không
để những trẻ khác làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ăn đầy đủ các chất dinh
dưỡng chế biến dưới dạng lỏng, nhừ, phù hợp với khả năng hấp thu của trẻ,
khoảng cách các bữa ăn ngắn hơn, bổ sung thêm quả chín, rau xanh, sữa bột hàng
ngày, tạo môi trường sống an toàn vệ sinh sạch sẽ, hàng tháng cân, đo trẻ theo dõi
trên biểu đồ kịp thời khắc phục, điều chỉnh chế độ chăm sóc cho phù hợp.
* Kết quả:
12


Trẻ đã tăng cân hàng tháng, sức khỏe ổn định, phát triển bình thường, trẻ
tích cực tham gia vào các hoạt động, không có trẻ suy dinh dưỡng phát sinh thêm.
3.4.2. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động một cách phù hợp.
* Biện pháp:
Một chế độ ăn cân đối hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ tham
gia vào các hoạt động, nếu trẻ bị đói ăn không đủ chất, đủ lượng sẽ dẫn đến mệt
mỏi kém hoạt động và dẫn đến suy dinh dưỡng. Nhưng nếu chế độ ăn quá nhiều
mà không hoạt động thì lại dẫn đến thừa năng lượng gây béo phì. Chính vì vậy mà
tôi đã cùng giáo viên trên lớp xây dựng một chế độ hoạt động vui chơi phù hợp,

thực hiện đúng theo thời gian biểu, tăng cường các buổi đi dạo, đi thăm, hoạt động
ngoài trời, tích cực tổ chức các trò chơi vận động phù hợp với độ tuổi, có thi đua
khen thưởng kịp thời.
* Kết quả:
Từ đó trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, tác phong nhanh nhẹn, linh
hoạt, khả năng phối hợp giữa mắt và tay chân nhịp nhàng uyển chuyển. Đến bữa
trẻ ăn ngon miệng hơn.
3.5. Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức.
* Biện pháp:
Việc chăm sóc trẻ đã khó việc chăm sóc cho trẻ suy dinh dưỡng và phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ lại càng khó hơn đòi hỏi người giáo viên phải tâm
huyết với nghề, có kiến thức sâu rộng về dinh dưỡng. Vì vậy để nâng cao chất
lượng chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tôi đã không
ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu sách báo chuyên ngành,

13


rèn kỹ năng chế biến phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, từ đó có biện pháp cụ
thể cho việc thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn.
* Kết quả:
Qua việc tự học và tập huấn, bản thân tôi đã có một số kiến thức cơ bản về
việc phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng,
hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, có kỹ năng chế biến, xây dựng thực đơn, tính
khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi.
4. Kết quả.
Sau khi nghiên cứu, đề xuất áp dụng thực hiện đề tài “ Một số biện pháp
phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng”, qua
việc nuôi bán trú trong trường mầm non thì kết quả đạt được cụ thể như sau:
4.1. Đối với giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng:

100% giáo viên nuôi dưỡng được tập huấn về cách chế biến, hiểu rõ tầm
quan trọng của việc chăm sóc phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe
trẻ suy dinh dưỡng từ đó có ý thức học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn
hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ, từ đó áp dụng vào việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
biết cách lên thực đơn tính khẩu phần ăn cân đối hợp lý, khả năng chế biến thức ăn
cho trẻ ngày càng được cải tiến.
4.2. Đối với phụ huynh cộng đồng xã hội.
Hiểu được việc phải chăm sóc trẻ ngay từ khi bà mẹ mang thai. Biết áp
dụng nuôi con theo khoa học vào việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Biết cách phối kết
hợp nhiều loại thực phẩm trong bưã ăn nhằm phát huy hiệu quả dinh dưỡng của
thực phẩm. Phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường các biện pháp chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ .
14


4.3. Đối với trẻ
Sau khi áp dụng các biện pháp trên với tổng số 393 trẻ trong trường kết quả
cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Thời

Nội dung Đối tượng

Tổng

gian

khảo sát

số trẻ


khảo sát
2/2015

khảo sát

Cân nặng
Chiều
cao

Phát triển bình

Suy dinh dưỡng

thường
Số trẻ
%

Số trẻ

%

Nhà trẻ

76

76

100


0

0

Mẫu giáo

347

345

99.4

2

0.6

Nhà trẻ

76

75

98.7

1

1.3

Mẫu giáo


347

343

98.8

4

1.2

5. So sánh đối chứng.
Thời

Nội

Đối

Tổng

Phát triển bình

gian

dung

tượng

số trẻ

khảo sát

9/2014

khảo sát
Cân

khảo sát
Nhà trẻ

thường
Số trẻ
%

76

74

Mẫu giáo

347

Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Mẫu giáo

nặng
Chiều
cao


2/2015

Cân
nặng
Chiều
cao

Suy dinh dưỡng
Số trẻ

%

97.4

2

2.6

338

98.6

9

2.6

76

72


94.7

4

5.3

347
76
347
76
347

340
76
345
75
343

98
100
99.4
98.7
98.8

7
0
2
1
4


2
0
0.6
1.3
1.2

15


Nhìn vào bảng so sánh trên cho thấy qua một thời gian áp dụng các biện
pháp vào việc chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức
khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng qua việc ăn bán trú tại trường sức khỏe của trẻ đã
tăng lên rõ rệt. Trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hứng thú tham gia vào hoạt động. Cụ
thể độ tuổi nhà trẻ đầu năm trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 2.6% nay không còn
nữa. Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi từ 5.3% nay còn 1.3%. Ở độ tuổi mẫu giáo
đầu năm trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 2.6% nay còn 0.6%. Trẻ suy dinh
dưỡng thể thấp còi 2% nay còn 1.2%. Như vậy, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở cả hai
thể giảm so với đầu năm là 6% – 7% .
6. Bài học kinh nghiệm
Để việc phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh
dưỡng là một việc làm hết sức cần thiết cho mỗi gia đình và trong các trường mầm
non. Qua một thời gian thực hiện đề tài tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm
sau:
- Cần nắm chắc kiến thức chăm sóc trẻ theo học nhất là giáo viên nuôi dưỡng
và các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
- Hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng để có biện pháp phục
hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng.
- Có kiến thức và kỹ năng chế biến thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.

- Biết cách lên thực đơn và tính khẩu phần ăn cân đối hợp lý.
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

16


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trên đây là một số biên pháp nhằm phòng chống suy dinh dưỡng và phục
hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường.
Các biện pháp tôi đưa ra đã giúp cho các bậc phụ huynh, giáo viên chăm sóc
nuôi dưỡng hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng
và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng, từ đó có thêm kiến thức, kỹ năng
chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Các biện pháp trên được sử dụng phối hợp trong quá trình chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ bằng con đường khảo sát thực nghiệm sư phạm đã khẳng định việc
phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng đã
được nâng cao và đạt hiệu quả rõ rệt. Điều đó chứng tỏ rằng, một số biện pháp
phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng qua
việc ăn bán trú tại trường mầm non có tính khả thi cần được áp dụng trong tất cả
các trường mầm non với mục đích nâng cao sức khỏe cho trẻ nói riêng và chất
lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ nói chung.
2. Khuyến nghị
- Ban giám hiệu nhà trường bổ sung thêm đồ dùng, dụng cụ chế biến phục vụ cho
công tác nuôi dưỡng.
- Cung cấp thêm cho các cô những tài liệu về cách chế biến các món ăn cho trẻ
mầm non.

17



- Phòng giáo dục cần tổ chức cho giáo viên nuôi dưỡng được học tập chuyên
ngành nấu ăn và được đi tham quan các đơn vị làm tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng.
Với đề tài này, tôi hy vọng được góp phần công sức nhỏ bé của mình vào
chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Những gì đạt được còn rất khiêm tốn, là
nền móng cho những năm tiếp theo. Rất mong có sự đóng góp của hội đồng khoa
học để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học trẻ em.
2. Sinh lý học trẻ em.
3. Giáo dục học trẻ em.
4. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 24-36 tháng tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6
tuổi.
5. Vệ sinh an toàn thực phẩm (sở y tế chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm).
6. Hướng dẫn chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (bộ
giáo dục mầm non).
7. Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non (vụ giáo dục mầm non).
8. Tập san báo chí có nội dung liên quan.

19


PHỤ LỤC
Thực đơn mùa hè

Thứ 2
Trứng tráng
thịt.
Bữa trưa

Bữa phụ

Thứ 3
Thịt rim

Thứ 4
Thịt gà sốt

Thứ 5
Thịt bò xào

Thứ 6
Thịt viên sốt cà

đậu.

nấm.

rau củ.

chua.

Canh xương Canh tôm

Canh hến


Canh bí nấu

Canh cua nấu

nấu rau

nấu chua.

tôm thịt.

rau đay mồng

ngót.
Nước xoài.

nấu bầu.
Chuối tiêu.

Sữa đậu

Dưa hấu.

tơi.
Nước cam.

nành.
Bún riêu

Cháo cá rau


Súp thịt bò ngô

Bữa

Cháo trai

Chè sen đỗ

chiều

xương.

xanh.

Bữa trưa

cua.
Thực đơn mùa đông

cải.

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5


Thứ 6

Trứng tráng,

Thịt bò xào

Thịt rim tôm

Thịt gà xào

Thịt viên sốt

chả thịt.

rau củ.

nõn.

nấm.

cà chua.

su hào khoai

Canh tôm

Canh ngao

Canh xương


Canh cua nấu

tây cà rốt.

nấu cải

nấu chua.

bí đỏ

rau đay mồng

Canh xương

xanh.
Dưa hấu.

Sữa đậu

tơi.
Chuối tiêu.

Sữa tươi.

Nước cam.

nành.

Bữa phụ
Cháo lạc

Bữa chiều

non bí đỏ.

vừng rau

Xôi gấc.

Súp gà nấm

Cháo cá rau

rơm.

cải.

ngót.

20

Bún bò.


MỤC LỤC
TÓM TẮT SÁNG KIẾN..................................................................................................................................2
“Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng trong
trường Mầm Non”......................................................................................................................................2
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.................................................................................................................2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN......................................................................................................................................5
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.................................................................................................................5

2. Điều tra thực trạng.................................................................................................................................5
2.1. Về phía gia đình...................................................................................................................................5
2.2. Về phía nhà trường..............................................................................................................................6
2.2.1. Đối với giáo viên nuôi dưỡng............................................................................................................6
2.2.2. Đối với giáo viên trên lớp.................................................................................................................6
2.2.3. Đối với trẻ.........................................................................................................................................6
3. Các biện pháp thực hiện.........................................................................................................................7
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng......................................................................................7
3.2. Các biện pháp phục hồi, phòng chống suy dinh dưỡng theo từng nhóm nguyên nhân. .....................8
3.2.1. Đối với nhóm cung cấp thiếu dinh dưỡng do chưa cân đối khẩu phần ăn........................................8
* Biện pháp:................................................................................................................................................8
3.2.2. Đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn..........................................................................................10

21


3.2.3. Đảm bảo tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. ..............................................................................10
3.3. Đối với nhóm suy dinh dưỡng do mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như đường tiêu hóa, đường hô
hấp hoặc răng miệng................................................................................................................................11
3.3.1. Tạo môi trường an toàn phòng chống nhiễm khuẩn......................................................................11
3.3.2. Tạo hứng thú trong bữa ăn.............................................................................................................11
3.4. Đối với nhóm trẻ suy dinh dưỡng do bị sinh non, thiếu tháng..........................................................12
3.4.1. Xây dựng chế độ chăm sóc riêng....................................................................................................12
3.4.2. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động một cách phù hợp..................................................13
3.5. Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức.....................................................................................................13
4. Kết quả.................................................................................................................................................14
4.1. Đối với giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng:............................................................................................14
4.2. Đối với phụ huynh cộng đồng xã hội.................................................................................................14
4.3. Đối với trẻ..........................................................................................................................................15
5. So sánh đối chứng................................................................................................................................15

6. Bài học kinh nghiệm.............................................................................................................................16
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................................17
1. Kết luận. ...............................................................................................................................................17
2. Khuyến nghị..........................................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................19

22



SKKN: Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

Mời thầy cô và phụ huynh tham khảo sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non để có những biện pháp giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và phòng chóng bệnh tật cho trẻ. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BÉO PHÌ VÀ SUY DINH DƢỠNG CHO TRẺ TRONG TRƢỜNG MẦM NON 1
  2. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sức khoẻ là yếu tố không thể thiếu của con người, để thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn. Có thể nói: “Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Việc phòng chống suy dinh duỡng trẻ em là một chiến lược mang ý nghĩa quốc gia dân tộc đã được Đảng nhà nước chú trọng đầu tư vì tương lai của chất lượng dân số Việt Nam. Xác định được tầm quan trọng của công tác này trong thời gian qua, các cấp Đảng uỷ, chính quyền, các trường học, đã triển khai chiến lược một cách rộng khắp. Ngành giáo dục mầm non đã xác định rõ mục tiêu giáo dục là: “Trẻ khoẻ mạnh hồn nhiên, bước đầu giao tiếp với người xung quanh có thói quen ăn uống” (Quyết định 55 của Bộ Giáo dục Đào tạo). Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” nhằm góp một phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện cho trẻ. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tìm ra “Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non”, giúp cán bộ giáo viên nhân viên làm làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có kiên thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, hiểu sâu hơn về ý nghĩa của việc phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ. Trên cơ sở đó biết cách xây dựng kế hoạch, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, tự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: 1. Đối với trẻ: - Giảm tỷ lệ béo phì và suy dinh dưỡng của trẻ xuống còn 2%. - Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tự tin tham gia các hoạt động. 2. Đối với giáo viên: - Giáo viên phải nắm được kênh sức khẻo của 100% số trẻ trong lớp. - Nắm rõ khẩu phần ăn một ngày của trẻ để phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. - Biết tận dụng cơ hội giáo dục thể chất và lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động. 3. Đối với cô nuôi: 2
  3. - Biết phối kết hợp với giáo viên trên lớp chăm sóc riêng cho trẻ béo phì và suy dinh dưỡng. 4. Đối với kế toán: - Biết phối hợp cùng tiếp phẩm cân đối khẩu phần ăn cho trẻ trong ngày, tuần, tháng. 5. Đối với nhân viên y tế: - Biết phối hợp cùng giáo viên tuyên truyền kiến thức phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trước và sau ốm. - Theo dõi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. IV. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 1. Đối tƣợng: “Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” 2. Phạm vi nghiên cứu: Tình trạng béo phì và suy dinh dưỡng của trẻ ở trường mầm non Cát Bi - Hải An - Hải Phòng 3. Thời gian: Năm học 2013 - 2014. PHẦN II. NỘI DUNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ tạo nên một sức khoẻ tốt cho trẻ sau này. Vì vậy, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì hậu quả để lại sau này rất lớn. Trẻ sẽ bị thiệt thòi về khả năng phát triển trí não, thể lực, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ và cả kinh tế của gia đình làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân lớn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số. Trẻ bị béo phì và suy dinh dưỡng là cân nặng và chiều cao không đạt mức chuẩn quy định. Thể béo phì (dư cân) là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do sự dư thừa năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày so với nhu cầu tiêu hao cảu cơ thể. Béo phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp…Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sáng tạo và sự phát triển của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng là thiếu dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Biểu hiện suy dinh dưỡng ở 2 thể: Thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi), thể thấp còi (chiều cao/tuổi). Ngoài ra còn có biểu hiện giao tiếp hạn chế, nếu trẻ nặng hơn là trẻ gầy đét, da bọc xương, bắp teo nhẽo, bụng lép không có khả năng vận động. Điều đáng chú ý là thể thấp còi, suy dinh dưỡng mãn tính sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài của đứa trẻ. 3
  4. Trong nhiều năm qua ngành học mầm non Hải Phòng đã tổ chức chỉ đạo từng bước trong các năm học nhằm giảm tỷ lệ béo phì và suy dinh dưỡng bằng nhiều biện pháp. Song để công tác phòng chống béo phì và suy ding dưỡng cho trẻ trong trường mầm non mang lại hiệu quả cao, là người quản lý về nuôi dưỡng trẻ, tôi xin mạnh dạn nêu lên “Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non.” II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: * Về phía nhà trƣờng: - Trường mầm non Cát Bi là trường trọng điểm của quận Hải An, nên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục quận Hải An. - Bếp ăn rộng, thoáng mát, sạch sẽ, được thiết kế xây dựng theo nguyên tắc bếp một chiều, thuận lợi cho việc chế biến thức ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ nấu ăn chuẩn, hiện đại. - Trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý khẩu phần ăn của trẻ thuận lợi cho việc tính định lượng khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày. - Số trẻ ra lớp đông, tỷ lệ ăn bán trú tại trường đạt 100%. * Về đội ngũ cô nuôi: - Đội ngũ cô nuôi trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có thức vệ sinh an toàn thực phẩm. - Cô nuôi được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, đảm bảo đủ sức khoẻ công tác, không mắc các bệnh truyền nhiễm. 2. Khó khăn: * Về cô nuôi: - Đội ngũ cô nuôi trẻ mới vào nghề, kinh nghiệm tay nghề còn hạn chế. - Cô nuôi chưa thường xuyên sáng tạo cải tiến món ăn cho trẻ, các món ăn thường lặp lại theo chu kỳ của một tuần, nên món ăn không còn hấp dẫn với trẻ. * Về phụ huynh: - Mặt bằng đời sống kinh tế của phụ huynh không đồng đều, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng chăm sóc trong trường, nhiều phụ huynh gia đình có điều kiện kinh tế nhưng phuơng pháp nuôi dạy trẻ thiếu khoa học. * Về giáo viên: Việc lồng ghép kiến thức vệ sinh dinh duỡng, VSATTP vào các hoạt động của trẻ còn hạn chế. * Về phía học sinh: - Một số trẻ cân nặng khi sinh thấp dưới hoặc bằng 2,5kg do đẻ thiếu tháng thể lực, sức khoẻ kém, trẻ chán ăn là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng. 4
  5. - Do trẻ bị mắc một số bệnh thường gặp như: ỉa chảy do vi khuẩn, do chế độ ăn uống không hợp lý, hoặc mắc bệnh đường hô hấp kéo dài, khi ăn hay nôn trớ, dẫn đến dinh dưỡng bị thiếu hụt - Qua kết quả cân đo đợt I đầu năm tại các lớp, tôi thấy tỷ lệ trẻ béo phì và suy dinh dưỡng rất cao: Trẻ phát triển Tổng số bình thƣờng Trẻ phát triển không bình thƣờng trẻ Đợt I Cân nặng Chiều cao Cân nặng Chiều cao 367 cháu NCT NCD NCT NCD = 100% 348 cháu 339 cháu 10 cháu 9 cháu 1 cháu 27 cháu = 95% = 92.3% = 3% = 2% = 0.3% = 7.4% Bên cạnh đó, giá cả thị trường cao, luôn biến động, việc mua bán thực phẩm yêu cầu phải tươi ngon, an toàn, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo lượng Calo cần đạt trong ngày cho trẻ tại trường. Hơn thế nữa vấn đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” đang là một vấn đề mà người quản lý luôn phải quan tâm. Bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như thuốc kích thích trong các sản phẩm thịt rau trên thị trường, nhiều khi còn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đứng trước thực trạng trên để khắc phục tình trạng béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP Biện pháp 1: Làm tốt công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dƣỡng. Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên trong nhà truờng phải tự học bỗi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. Vậy làm thế nào để chị em có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bản thân là một cán bộ quản lý trẻ tôi luôn xác định mình phải cố gắng tự học để trau dồi kiến thức nâng cao chuyên môn, tham quan học tập các trường bạn, những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo nuôi dưỡng trong và ngoài quận mình công tác. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch bồi dưỡng cho hoạt động chuyên môn của mình như sau: 1.1 Đối với giáo viên: 5
  6. - Chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc, dinh dưỡng qua tham dự các lớp tập huấn của Phòng giáo dục tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho trẻ. - Hướng dẫn cân đo, theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong lớp. - Tổ chức các buổi thảo luận để chị em trao đổi kinh nghiệm trong công tác chăm sóc trẻ, về cách tổ chức giờ ăn cho khoa học hợp lý. Vì trên thực tế, việc tổ chức giờ ăn cho trẻ ở các trường mầm non cô giáo mới chỉ lưu ý giờ ăn làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn. Đặc biệt là cách chăm sóc những trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì. VD: Đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trong giờ ăn của trẻ yêu cầu giáo phải luôn động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái… - Cùng hiệu phó phụ trách chuyên môn hội thảo giáo dục chuyên đề giáo dục thể chất với mục đích tăng cường cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, các trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ. VD: Trong các giờ học và hoạt động vui chơi các cô giáo giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, môi đỏ tóc đen, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếu. Hoặc nhóm thực phẩm bột đường chất béo ta nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều sẽ làm cho cơ thể béo phì… 1.2 Đối với cô nuôi: - Tạo điều kiện cho 100% cô nuôi được tham gia học và bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về nuôi dưỡng qua các lớp tập huấn của Phòng giào dục, của trung tâm y tế quận tổ chức. Tổ chức cho cô nuôi thảo luận tại trường sau đợt học tập như: + Về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện quy trình bếp một chiều, thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến, thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm, yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm, chú trọng công tác vệ sinh khu vực chế biến, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường bếp… + Cách xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa thay đổi theo tháng, phù hợp với tiền ăn của trẻ, nhằm đáp ứng với nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. + Cách tính định lượng xuất ăn/trẻ, cách chia sao cho đủ lượng. + Cách chọn và thay thế thực phẩm phù hợp với nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương, cách tính chi tiết khẩu phần ăn, điều chỉnh các chất dinh dưỡng nói chung và tỉ lệ các chất dinh duỡng trong ngày, đảm bảo cân đối đủ chất. 6
  7. + Cách chế biến sống: Rửa rau, nhặt rau, thái rau, trần thịt, lọc cá, bóc tôm… + Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tháng, tổ chức cho chị em trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp về cách nấu món ăn sáng tạo do kinh nghiệm lâu năm làm công tác nuôi dưỡng: Cách nấu chè, nấu cháo, nấu súp khai vị. 1.3 Đối với kế toán: Một trong những nhiệm vụ của kế toán là tính khẩu phần ăn của trẻ trong ngày để biết trẻ ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, có cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật không, có đảm bảo lượng calo trong ngày theo quy định của từng độ tuổi không. Chính vì vậy, hàng ngày kế toán phải cân đối lượng thực phẩm, cân đối lượng P - L- G giữa động vật và thực vật, lượng calo bình quân trong ngày cho trẻ. Cân đối lượng đi chợ trong ngày chỉ được phép cộng hoặc trừ 5.000đ->10.000đ trong ngày. 1.4 Đối với nhân viên phụ trách y tế của trƣờng: - Hướng dẫn kế hoạch cân đo, theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường, những trẻ béo phì và trẻ suy dinh dưỡng. Hàng ngày cùng giáo viên theo dõi cân đo của trẻ béo phì và suy dinh dưỡng. - Biết phối hợp cùng phụ trách nuôi theo dõi vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khâu bảo quản, chế biến và lưu mẫu thức ăn hàng ngày đúng quy định. Từ những biện pháp làm trên đã cho thấy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của trường nâng lên rõ rệt. Các cô giáo đã tổ chức đuợc nhiều hoạt động lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục. Biết cách tổ chức sắp xếp giờ ăn cho trẻ khoa học hợp lý hơn. Các cô nuôi có nhiều sáng tạo trong chế biến món ăn, tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất. Biện pháp 2: Nâng cao chất lƣợng bữa ăn và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn uống là một trong những biện pháp giúp cơ thể khoẻ mạnh, nhưng ăn uống như thế nào để giúp trẻ có sự cân bằng giữa tuổi, cân nặng và chiều cao, cơ thể phát triển hài hoà cân đối. Như chúng ta đã biết ở trường mầm non trẻ được ăn 2 bữa là bữa trưa và bữa xế. Trong đó nhu cầu về dinh dưỡng bữa trưa là nhiều calo hơn khoảng 35 -> 40% khẩu phần ăn trong ngày. Vì bữa trưa cần cung cấp năng lượng cho trẻ để bù đắp cho sự tiêu hao năng lượng (do hoạt động) và đảm bảo năng lượng cho trẻ hoạt động tiếp theo trong ngày. Vì vậy, việc xây dựng thực đơn cân đối hợp lý, quản lý khẩu phần ăn của trẻ được tốt, giúp cho công tác phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đạt kết quả cao, tôi làm như sau: * Chỉ đạo chặt chẽ khâu xuất nhập kho - giao nhận thức phẩm: 7
  8. Tất cả các nhà cung cấp thực phẩm cho trường đều phải có cam kết an toàn thực phẩm, thực phẩm phải tuơi ngon, rõ nguồn gốc, mang thực phẩm đúng giờ quy định của nhà trường, giá cả hợp lý, nếu thay đổi giá cả phải báo cáo Ban giám hiệu. - Xuất kho: Phải có sổ kho của thủ kho, sổ theo dõi của kế toán. Số kho và sổ theo dõi kho phải đóng dấu giáp lai, sau mỗi lần nhận cân phải ký, cuối tháng kiểm kê kho có sự chứng kiến của giáo viên, Ban giám hiệu. - Giao nhận thực phẩm: Tiếp phẩm đi chợ về giao nhận thực phẩm cho nhà bếp, có sổ giao nhận thực phẩm đóng dấu giáp lai. Khi nhận thức phẩm có từ 4 ->5 nguời (Tiếp phẩm, bếp trưởng, giáo viên, hiệu phó nuôi, phụ trách y tế). Sổ nhận thực phẩm phải ghi chép sạch sẽ, không tẩy xoá. Thực phẩm mua thêm lần 2 phải mời ban giám hiệu hoặc kế toán xuống nhận. * Chỉ đạo chặt chẽ khâu chế biến sống và chế biến chín: Thực phẩm nhận xong phải được đem vào chế biến theo các khâu: - Sơ chế sống. - Chế biến chín. Để quản lý tốt khâu này, bản thân tôi phải nắm chắc lượng thực phẩm quy đổi sau khi sơ chế: Ví dụ: - Thịt lợn sau khi trần qua nước sôi: 1kg = 0,8kg - Thịt bò sau khi trần qua nước sôi: 1kg = 0,8kg - Tôm luộc bóc vỏ bỏ đầu: 1kg = 0,4kg -> 0,5kg - Cá khúc sau khi luộc gỡ lấy thịt: 1kg = 0,4kg -> 0,5kg Khi đã nắm vững định lượng qui đổi, tôi có kế hoạch kiểm tra đột xuất lượng thực phẩm sau khi sơ chế để biết lượng thực phẩm có bị thuất thoát không và qua kiểm tra sẽ đánh giá tay nghề và trách nhiệm của các cô nuôi. Để đảm bảo đủ lượng cho các món ăn và từng độ tuổi tôi yêu cầu thực phẩm sau khi sơ chế được cân lên để chia nấu. Khi chế biến nấu chín yêu cầu cô nấu chính phải nắm vững định lượng để đến khi thức ăn thành phẩm chia phải đủ lượng do nhà trường đề ra. Ví dụ: - Lượng nước để nấu canh: NT = 100ml; MG = 150ml - Lượng nước cho vào thức ăn mặn: NT = 20ml; MG = 30ml - Luợng nước để nấu cơm: 1kg gạo = 180ml ->200ml * Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vai trò rất quạn trọng trong khâu chế biến, nó quyết định đến chất lượng thực phẩm. 8
  9. Chính vì thế, khi chế biến thức ăn các cô phải chú ý đặc biệt đến vệ sinh an toàn thực phẩm, phải luôn luôn tuân thủ theo quy trình bếp một chiều, không để thức ăn sống chín lẫn lộn, dụng cụ chế biến sống chín phải có ký hiệu rõ ràng. Trong những năm qua nhà trường không có trường hợp nào bị ngộ độc thức ăn. Nhà trường có một nhân viên y tế cùng tôi phụ trách khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên kiểm tra giám sát nơi chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa thực phẩm, lưu mẫu thức ăn hàng ngày, bảo hộ cô nuôi… nên công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của bếp luôn được đánh giá là thực hiện tốt. Biện pháp 3: Quản lý theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng theo quy định: Người quản lý nếu chỉ biết đề ra kế hoạch hoạt động mà không đề ra kế hoạch kiểm tra thì chưa hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, mà công tác kiểm tra trong nhà trường, đặc biệt là kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ luôn đuợc đặt ra hàng đầu. Đây là niềm tin tưởng của các bậc phụ huynh khi gửi con vào trường mầm non. Có 2 hình thức kiểm tra: Kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất. - Kiểm tra có báo trước: Thường mỗi tháng kiểm tra 1 lần, kiểm tra toàn diện theo thang điểm 20. - Kiểm tra đột xuất nhiều khâu: Kiểm tra giao nhận thực phẩm, kiểm tra khâu chế biến sống chín; (sau khi sơ chế xong cho lên cân xem có đúng lượng quy đổi không, có bị thất thoát thực phẩm); kiểm tra định luợng khi chia ăn, kiểm tra lý thuyết các cô nuôi về định lượng, cách chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra sổ tính ăn của kế toán; kiểm tra việc thực hiện quy trình rửa tay, rửa mặt và tổ chức giờ ăn cho trẻ trên lớp. - Kiểm tra việc theo dõi cân đo sức khoẻ của trẻ: Trẻ đến trường được cân đo 3 tháng 1 lần. Sau mỗi lần cân đo các lớp tổng hợp kết quả tuyên truyền cho phụ huynh nắm được sức khoẻ của con em mình để cùng phối hợp chăm sóc trẻ. Căn cứ vào kết quả cân đo đầu năm để giao chỉ tiêu phấn đấu cụ thể cho các lớp -khối và toàn trường. Đối với trẻ sụt cân, giữ cân, sau mỗi đợt cân tôi cùng phụ trách y tế kiểm tra xem giáo viên cân đã đúng chưa. Với những cháu béo phì và suy dinh dưỡng lập thêm danh sách theo dõi riêng để cân đo theo dõi hàng tháng, Cùng giáo viên đưa ra các biện pháp khắc phục. Kết quả sau mỗi lần kiểm tra được ghi vào sổ để đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng. Có chỉ tiêu thưởng cho các lớp đạt và vượt chỉ tiêu giao. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh: Thông qua buổi họp ban đại diện hội cha mẹ học sinh, chúng tôi trao đổi kế hoạch chăm sóc trẻ tại trường, để họ thấy được tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường luôn song hành và không thể tách rời nhau. Từ đó họ phối kết hợp cùng giáo viên ở lớp tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ 9
  10. huynh thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, cuối năm của lớp về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường. - Chỉ đạo phụ trách y tế của trường tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh cho con đi tiêm chủng mở rộng tại trường do y tế quận và phường về tiêm, tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh theo các công văn về bệnh như: Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi phát ban, dịch cúm gia cầm, tiêu chảy, thuỷ đậu…Bằng các hình thức phù hợp như: Tranh ảnh, Pano áp phích, bảng tin, loa đài. - Tổ chức thi tạo môi trường cho trẻ hoạt động, thi tuyên truyền ngay trong lớp học, với những nội dung và hình thức cung cấp những thông tin có tính thời sự, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và kết quả chăm sóc của nhà trường đến toàn thể các bậc phụ huynh. Nội dung tuyên truyền được tiến hành lồng ghép theo chủ đề hàng tháng. Ví dụ: Tháng 9: Tuyên truền cân đo sức khoẻ lần 1, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì. Tháng 10: Cho trẻ ăn đủ chất để phòng chống suy dinh dưỡng. Tháng 11: Vitamin A và sự phát triển của trẻ nhỏ, hiệu quả của tẩy giun. Tháng 12: Tuyên truyền cân đo sức khoẻ lần 2, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì. Tháng 1: Phương pháp cho trẻ ăn trong ngày tết. Tháng 2: Các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, chế độ ăn đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng. Tháng 3: Tuyên truyền cân đo sức khoẻ lần 3, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và cách phòng chống béo phì. Tháng 4: Chăm sóc dinh dưỡng trẻ bị tiêu chảy. Tháng 5: Phòng bệnh mùa hè. Tuyên truyền khám sức khoẻ định kỳ của y tế quận tới các bậc phụ huynh. Nếu cháu có bệnh đề nghị phụ huynh cho trẻ đi khám ở tuyến trên đề nghị điều trị kịp thời. Thông báo kết quả cân đo của các lớp, sức khoẻ của từng trẻ có nguy cơ dưới và nguy cơ trên để phụ huynh nắm được và có kế hoạch cùng giáo viên chăm sóc trẻ. Hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sau khi ốm, cách lên thực đơn và ăn uống theo thực đơn, cách chế biến trong bữa ăn và thức ăn bổ sung cho trẻ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Ngoài ra để công tác phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đạt kết quả cao, tôi cùng giáo viên phối kết hợp với bố mẹ tăng cường cách chăm sóc trẻ đặc biệt như sau: 10
  11. * Đối với các cháu thể trạng gầy không tăng cân: - Tìm nguyên nhân: Trẻ đang mắc bệnh hoặc mới khỏi bệnh chưa phục hồi, kém ăn, thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ, vui chơi không phù hợp, do các bà mẹ thiếu kiến thức về nuôi con hay cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn, cho con ăn không đủ chất, không đúng giờ. - Cách khắc phục: + Phối hợp với gia đình, quan tâm theo dõi, gần gũi trẻ, chăm sóc trẻ chu đáo, thường xuyên động viên, khích lệ cho trẻ ăn hết xuất, điều chỉnh chế độ ăn, chú ý thức ăn bổ sung, tăng lượng ăn tinh bột, các món xào, rán có nhiều mỡ, uống thêm sữa và nước hoa quả… + Tổ chức cho trẻ được hoạt động thể lực giúp trẻ ăn ngon miệng, nghỉ ngơi thoải mái đảm bảo đủ thời gian ngủ. * Đối với các cháu ở thể béo phì và có biểu hiện béo phì: - Biện pháp giảm tốc độ tăng cân: + Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn: Bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường, sữa béo, các món ăn quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt, ăn điều độ, không ăn quá no không bỏ bữa, không bị quá đói, ăn nhiều vào bữa sáng, giảm nhẹ vào chiều tối, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. + Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể lực như: chạy, nhảy dây, đá bóng leo cầu thang, đi bộ bơi lội), lao động tự phục vụ, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo và các bạn. + Hạn chế xem ti vi, video, trò chơi điện tử. + Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày và hoạt động của trẻ. - Thông qua các ngày hội ngày lễ như: ngày 20/10, ngày 20/11, ngày 8/3 phối kết hợp với công đoàn nhà trường phát động phong trào thi đua: Hội thi “ cô nuôi giỏi”, “cô chăm sóc giỏi” mời ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự đông viên các cô. Đồng thời đây cũng là hình thức tuyên truyên để phụ huynh hiểu được công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường. Bằng nhiều hình thức nội dung thiết thực đã giúp cho các bậc phụ huynh hiểu được một số kiến thức kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ như: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi, cách cho trẻ ăn bổ xung, phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh, cách giữ gìn môi trường cho sạch sẽ., thoáng mát, các điều kiện chăm sóc trẻ ở trường ở nhà. Phụ huynh cho con đi học đúng giờ, không còn tình trạng phụ huynh cho trẻ mang quà vặt đến lớp. Họ sẵn sàng ủng hộ nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất trí nâng mức tiền ăn lên để đảm bảo cho con họ có bữa ăn đủ chất, đủ lượng ở trường. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC: 1. Bản thân: 11
  12. - Làm tốt công tác tham mưu, phối kết hợp Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư mua sắm thêm một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nuôi dưỡng như: Tủ sấy bát, tủ lạnh bảo quản lưu mẫu thức ăn, thay một số bảng biểu cho bếp, sửa bồn vệ sinh cho trẻ, sửa hệ thống cấp nước bình nóng lạnh cho 100% các lớp. - Qua việc chỉ đạo trên tôi thấy mình có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt là công tác phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ. 2. Phụ huynh: - Hiểu được công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường. Đặc biệt là chăm sóc những trẻ suy dinh dưỡng và béo phì . - Tin tưởng vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, số trẻ ra lớp ngày càng tăng. - Hỗ trợ kinh phí lắp sàn gỗ cho trẻ đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè thuận tiện cho việc chăm sóc trẻ; ủng hộ kinh phí mua đồ dùng hiện đại cho bếp ăn như: tủ sấy bát, tủ lạnh, rổ rá nốc … 3. Cô nuôi: - Nắm chắc định lượng quy đổi thực phẩm khẩu phần ăn của trẻ. Biết kết hợp cùng giáo viên làm tốt công tác phòng chống cho trẻ béo phì và suy dinh dưỡng. - Có thêm kỹ năng chế biến món ăn, cách lựa chọn thực phẩm, nắm chắc đinh lượng khẩu phần ăn của trẻ. - Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tổ chức chăm sóc trẻ trong giờ ăn. Qua kiểm tra dự giờ đột xuất 100% các lớp tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ, chăm sóc trẻ chu đáo. - Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động. - Làm tốt công tác tuyên truyền về phòng chống béo phì cho trẻ. - Bếp ăn được đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của quận đánh giá xếp loại tốt. 4. Trẻ: - Hầu hết các cháu đều đuợc tăng cân qua các đợt cân. Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động. Sau khi tác động biện pháp, qua cân đo trẻ đợt II kết quả cho thấy số trẻ tăng cân, chuyển kênh được tăng lên rõ rệt, số cháu béo phì đã giảm tỷ lệ xuống, cụ thể: Tổng số Trẻ phát triển Trẻ phát triển không bình thƣờng trẻ bình thƣờng 367 cháu Cân nặng Chiều cao Cân nặng Chiều cao = 100% NCT NCD NCT NCD Đợt I 348 cháu 339 cháu 10 cháu 9 cháu 1 cháu 27 cháu = 95% = 92.3% = 3% = 2% = 0.3% = 7.4% 12
  13. Đợt II 367 cháu 354 cháu 343 cháu 7 cháu 6 cháu 0 = 0% 24 cháu = 100% = 96.4% = 93% = 2% = 1.6% = 7% So Tăng Tăng Giảm Giảm Giảm Giảm sánh 6 cháu 4 cháu 3 cháu 3 cháu 1 cháu 3 cháu 2 đợt (1.4%) (0.7%) ( 1%) ( 0.4%) (0.3%) (0.4%) V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong quá trình chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non tôi thấy, để chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ cần làm tốt các nội dung sau: 1. Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 2. Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền. 3. Nâng cao chất lượng bữa ăn và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. 4. Quản lý và theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng theo quy định. Đặc biệt người quản lý phải tận tâm với công việc đi sâu kiểm tra, động viên giáo viên nhân viên làm tốt công việc được giao. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thể chất góp phần phát triển toàn diện cho trẻ sau này. muốn cho trẻ có thể lực tốt, chúng ta phải chăm sóc trẻ một cách khoa học và phù hợp. Vì nếu trẻ ăn quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng “Béo phì”, nhưng nếu ăn không đủ chất trẻ sẽ bị "suy dinh dưỡng”. Cho nên việc cân đối, chế biến thực phẩm sao cho đủ chất dinh dưỡng, tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng, tạo cho trẻ có những bữa ăn ngon góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ là trách nhiệm của nguời quản lý chỉ đạo nuôi đặt lên hàng đầu. Nhờ sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của bản thân, kết hợp với sự sáng tạo và nhiều kinh nghiệm của đội ngũ cô nuôi cùng giáo viên của trường đã góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và béo phì của nhà trường xuống còn từ 1 -> 3%. Đây cũng chính là niềm tin của các bậc phụ huynh khi gửi con em vào trường chúng tôi. 2. KHUYẾN NGHỊ: Trong quá trình chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non tôi thấy để phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ cần: - Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng. - Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền - Nâng cao chất lượng bữa ăn và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. - Quản lý và theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng theo quy định. 13
  14. Trên đây là một số biện pháp được tôi đã rút ra trong quá trình chỉ đạo phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non. Rất mong được sự góp ý các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn công tác chỉ đạo nuôi dưỡng trong những năm sau. Tôi xin chân thành cảm ơn. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Hải An, ngày 20 tháng 2 năm 2014 Ngƣời viết: Lƣơng Thị Hiền MỤC LỤC 14
  15. Nội dung Trang Phần I. Đặt vấn đề 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Kết quả cần đạt 1 4 . Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu 2 Phần II. Nội dung 2 1. Cơ sở lý luận 2 2. Thực trạng 3 3. Một số biện pháp 4 4. Kết quả đạt được 11 5. Bài học kinh nghiệm 11 Phần III. Kết luận chung 12 15

SKKN: Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non

Chính vì phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân và béo phì cho trẻ đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay, vì sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

SÁNGKIẾN<br /> Đềtài:<br /> Mộtsốgiảiphápphòngchốngsuydinhdưỡng,dưcân,béo<br /> phìchotrẻtạitrườngmầmnon<br /> ĐẶTVẤNĐỀ<br /> Sứckhoẻlàvốnquýbáunhấtcủaconngười,để thamgiavàocáchoạt<br /> độngthìconngườicầnphảicósứckhoẻ.Đặcbiệtđốivớitrẻ emlứatuổi<br /> mầm <br /> nonthìsứckhoẻlạicàngquantrọngvìởgiaiđoạnnàycơthểcácbéđangphát<br /> triểnmạnhcáccơquanchứcnăngtâmsinhlýcủatrẻđangdầndầnđượchoàn<br /> thiện.Dođódinhdưỡngchiếmvịtrírấtquantrọngđốivớiconngười,nhấtlà <br /> đốivớitrẻemdinhdưỡngrấtcầnthiết,nóảnhhưởngtrựctiếpđếnsứckhỏe<br /> vàsựpháttriểncủatrẻnhưBácHồ đãnói“Trẻemnhưbúptrêncành”ýnói <br /> giaiđoạnquantrọngnhấtcủacuộcđờicầnđượcchămsócnuôidưỡngtốt.<br /> Quakhảosáttỉlệtrẻtừ2­6tuổibịsuydinhdưỡng,dưcântrongtrường <br /> vẫncòncao.Thựctếchothấyđasốcácgiađìnhkinhtếcònkhókhăn,khôngđủ<br /> điềukiệncungcấpđầyđủnhucầudinhdưỡngchotrẻvàcónhiềubàmẹthiếu<br /> hiểubiếtcáchnuôicontheokhoahọcnhư:kiêngcử quámứcdẫnđếntrẻ suy<br /> dinhdưỡnghoặcđốivớigiađìnhkhágiảchoconănquánhiềuchấtdinhdưỡng <br /> khôngcânđốidẫnđếntrẻdưcân,béophì.Dựavàotìnhhìnhthựctếnămhọc <br /> 2015­2016thìtỉ lệ trẻ suydinhdưỡng,dư câncònkhácao.Vìthế cầnphải<br /> giảmtỉlệtrẻsuydinhdưỡngvàdưcânxuốngmứcthấpnhất.<br /> Bệnhsuydinhdưỡngvàbéophìảnhhưởngđếnsựpháttriểnthểlựcvà <br /> trítuệ củatrẻ.Tỉlệtrẻsuydinhdưỡngvàbéophìcàngcaothìnòigiốngcàng <br /> kémpháttriển,ảnhhưởngđếnsựtiếpthunềnkhoahọckỹthuậttiêntiến.Do<br /> đó,suydinhdưỡngvàbéophìlàgánhnặngcủagiađìnhvàxãhội,liênquantrực <br /> tiếpđếnnguồnnhânlựctươnglaicủađấtnước.<br /> Chínhvìvậymàphòngchốngsuydinhdưỡng,dưcânvàbéophìchotrẻ<br /> đanglàmộttrongnhữngvấnđềhếtsứcquantrọngvàbứcxúchiệnnay,vìsức <br /> khỏetrẻemhômnaylàsựphồnvinhcủađấtnướcngàymai.Chonênchúngtôi<br /> chọnđề tài:“Mộtsố giảiphápphòngchốngsuydinhdưỡng,dư cân,béophì <br /> chotrẻtạitrườngmầmnon”.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> GIẢIQUYẾTVẤNĐỀ<br /> I.Cơsởlýluận.<br /> ­Cácnhàkhoahọcnghiêncứuvàchobiếttrẻemởlứatuổimầmnonnhu <br /> cầuvềdinhdưỡngvànhucầuvềhoạtđộngcủatrẻlàrấtcao.Hơnthếnữacơ<br /> thểtrẻlàcơthểđangpháttriểnchonênvấnđềvềdinhdưỡngchotrẻđòihỏi<br /> phảiđảmbảođầyđủcácchấtvàcânđốiphốihợpđủ4nhómthựcphẩmtrong <br /> mộtngày.Bêncạnhđónhucầungủ,hoạtđộngcủatrẻcũngrấtcao,trẻthường <br /> hiếuđộngthíchchạynhảy.Đặcbiệthoạtđộngvuichơiđóngvaitròrấtcao,nó <br /> làhoạtđộngchủđạocủatrẻmầmnon.<br /> ­ Nghị quyếtlần2BanchấphànhTrung ươngĐảngkhóaVIIIvề định<br /> hướngchiếnlượcpháttriểngiáodụcđàotạotrongthờikỳ côngnghiệphóa, <br /> hiệnđạihóađãtiếptụckhẳngđịnhmụctiêucủagiáodụcmầmnonlà:“Phát<br /> triểnbậchọcmầmnonphùhợpvớiđiềukiệnvàyêucầucủatừngnơi–Bảo <br /> đảmhầuhếttrẻ5tuổiđượchọcchươngtrìnhmẫugiáolớnchuẩnbị vàolớp <br /> một”.ĐồngthờiNghịquyếtcũngvạchramụctiêuđếnnăm2020là“Xâydựng <br /> hoànchỉnhvàpháttriểnbậchọcmầmnonchohầuhếttrẻemtrongđộ tuổi– <br /> Phổbiếnkiếnthứcnuôidạytrẻchocácgiađình”,“Huyđộngtoànxãhộilàm <br /> giáodục,độngviêncáctầnglớpnhândânxâydựngnềngiáodụcquốcdân <br /> dướisựquảnlýcủanhànước”.<br /> ­Nếunhữngtrẻđượcngườilớnchămsócnuôidưỡngtốtngaytừđầukhi<br /> cònrấtnhỏthìlúctrẻmớiđượcvàotrườngmầmnontrẻluônđượchoạtđộng<br /> khoẻmạnhthôngminh,hồnnhiên,ítốmđau.Chonên,sứckhỏelàvôcùngquan <br /> trọngđốivớiconngười,nếukhôngcósứckhỏethìcơ thể chậmpháttriểnvà<br /> sinhranhiềubệnhtật.Nhấtlàtrẻởlứatuổimầmnonđangpháttriểnrấtnhanh<br /> về thể lựcvàtrítuệ.Nếuđượcchămsócnuôidưỡngđầyđủ trẻ sẽ pháttriển <br /> tốt,trẻsẽdễdànglĩnhhộinhữngkiếnthứctrongquátrìnhgiáodụcđồngthời <br /> hạnchếốmđau,bệnhtật.Vìvậy,nângcaochấtlượngdinhdưỡngđóngvaitrò <br /> rấtquantrọngđếnsựpháttriểncủatrẻ.<br /> II.Thựctrạngvềphòngchốngsuydinhdưỡng,dư cân,béophìcho<br /> trẻ.<br /> 1. Đặcđiểmtìnhhình.<br /> a.Thuậnlợi.<br /> ĐượcsựquantâmcủaĐảngủy,UỷbannhândânxãvàPhòngGiáodục­ <br /> ĐàotạohuyệnBìnhĐạivàonăm2008­2009trườngđượcxâydựng1bếpăn<br /> đạttheoyêucầucủaytế theohướngquitrìnhmộtchiều.Vớisự quảnlývà<br /> thammưuchỉ đạochặtchẽ củaBangiámhiệu,nhàtrườngđãvậnđộngđược<br /> sự ủnghộ củabanngành,đoànthể,hộichamẹ họcsinhtrongviệcđầutư cơ<br /> <br /> 2<br /> sở vậtchất,trangthiếtbị phụcvụ chocôngtácchămsóc,giáodụctrẻ tương <br /> đốikhangtrang.<br /> Nhàtrườngcómộtđộingũgiáoviêntươngđốiđồngđềuvềchuyênmôn,<br /> nghiệpvụ, trìnhđộ trênchuẩn100%. Cánbộ,giáoviên,nhânviên nhiệttình,<br /> tâmhuyếtvớinghề nghiệp, đoànkếttốt,đồnglòng,đồngsứcthựchiệntốt <br /> mụctiêunhiệmvụnămhọc,khôngchạytheothànhtích.<br /> Nhiềugiáoviênnănglựcsưphạmxếploạitốtđạtgiáoviêndạygiỏi,có<br /> uytínvớiphụ huynh,nhândân,đồngnghiệp.Phẩmchất,đạođứctốt,trung <br /> thực,tậntụyvớicôngtácnhấtlànhiệttìnhchămsóctrẻ,khôngngạikhókhăn,<br /> giàulòngthươngyêucáccháu.<br /> Nhàtrườngcónhânviênytế theodõisứckhỏethườngxuyênvàcócác<br /> biệnpháptuyêntruyềnvớiphụhuynhkiếnthứcnuôicontheokhoahọc.<br /> Hộiphụhuynhchấphànhđầyđủcácnộidung,quyđịnh,hưởngứngtích<br /> cựctrongviệctổchứcbántrúchotrẻ,đảmbảokhẩuphầnănchotrẻ theoyêu<br /> cầu,nhiệttìnhthamgiacácphongtràovàcáchoạtđộngcủanhóm,lớp.<br /> b.Khókhăn.<br /> Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít<br /> nhữngkhókhănnhư:<br /> ­Làmộtxãdânđôngsốngchủyếuvàonôngnghiệp,nuôitômkhôngbền <br /> vững,điềukiệnphụcvụchoviệcvậnđộngcủatrẻcònhạnchế.<br /> ­Thờitiếtkhôngthuậnlợi,giácả không ổnđịnh ảnhhưởngtrựctiếp<br /> đếnkinhtếmỗigiađìnhdẫnđếnđờisốngcủaphụhuynhgặpnhiềukhókhăn.<br /> ­Mộtsốgiáoviênnghỉhộsản,trườnghợpđồnggiáoviênmớiratrường <br /> dạythaychocáclớp,nghiệpvụchuyênmôncònhạnchế,chưalinhhoạt,chủ<br /> độngtrongcôngviệc,traođổi,phốihợpcùngphụhuynh.<br /> ­Nhậnthứccủacácbậcphụhuynhvề phòngchốngsuydinhdưỡng,dư<br /> cân,béophìtrẻ emcònnhiềuhạnchế như:Kĩnăngchămsócconcáicủamột <br /> sốcácbàmẹcònthiếuhụt,chưaphùhợp.Chưaphânbiệtthếnàolàbữaănđủ<br /> dinhdưỡng,đápứngnhucầuvềchất...Vàmộtnguyênnhânnữalàdođiềukiện <br /> kinhtế cònkhókhănnênphụ huynhchỉ mớinghỉ đếnbữaănđủ nochứ chưa <br /> nghỉđếnbữaăncóđủchấtdinhdưỡng;Ngượclạiđốivớigiađìnhkinhtếkhá<br /> giảthìchoconănquámức,thíchconmìnhtròntrịa,dễthương,khôngnghỉđến <br /> trẻdưcânsẽdẫnđếnbéophìvàcácbệnhcóliênquanvềsaunày.<br /> Dovậy,màngaytừ đầunămhọctỷ lệ trẻ suydinhdưỡng,dư cân ở<br /> trườngcònkhácao.<br /> 2.Kếtquảvàthựctrạng.<br /> Vớinhữngkhókhănvàthuậnlợinêutrên,quakhảosátcủatrườngđầu <br /> nămhọc2015­2016trẻsuydinhdưỡngvàdưcânnhưsau:<br /> Tổngsốtrẻtoàntrường298trẻ.<br /> T Độtuổi Tổng Tổng Trẻ phát triển Trẻ suy dinh Trẻdưcân<br /> 3<br /> T số số trẻ bìnhthường dưỡng<br /> trẻ được Tổng Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ Tổn Tỉ lệ<br /> cânđo số % số % gsố %<br /> 1 Nhàtrẻ 23 23 22 96.65 0 0 1 4.34<br /> 2 Khối 60 60 59 98.33 1 1.67 0 0<br /> 3 mầm 86 86 80 93.02 2 2.32 4 4.65<br /> 4 Khốichồi 129 129 121 93.79 1 1.55 7 5.42<br /> Khốilá<br /> Tổngcộng 298 298 282 95.44 4 1.84 12 4.8<br /> <br /> <br /> Quakếtquảchămsóctrẻnămhọc2015­2016thìchúngtôithấyrằngtỷ<br /> lệ trẻ suydinhdưỡng,dưcâncòn ở mứcđộ khácao.Từ đóchúngtôiápdụng<br /> mộtsốgiảiphápnhưsau:<br /> III.Nhữnggiảiphápphòngchốngsuydinhdưỡng,dư cân,béophì<br /> chotrẻ.<br /> Nămhọc2015­2016trườngđạtkiểmđịnhchấtlượngcấpđộI,đócũng<br /> làthànhquảcủatậpthểcánbộ,giáoviên,nhânviêntrường.Vìvậyđểnângcao<br /> chấtlượngchămsóctrẻ ở trường.Chúngtôiđãnghiêncứucácbiệnphápgóp <br /> phầnphòngchốngsuydinhdưỡng,dưcân,béophìchotrẻởtrường.<br /> Đầunămhọchiệutrưởngxâydựngkế hoạchnămhọcchămsócnuôi<br /> dưỡnggiáodụctrẻ.Họpphụ huynhtoàntrườngthôngquakế hoạchnămhọc<br /> vàphốihợpvớiytếphổbiếnkiếnthứcvềcáchphòngchốngsuydinhdưỡng, <br /> dưcân,béophìởtrẻtừ2­6tuổiđồngthờiápdụngcácbiệnphápphùhợpnhư:<br /> 1.Bồidưỡngkiếnthứcthựchànhdinhdưỡng,thựchiệntốtvệsinh <br /> antoànthựcphẩmtrongchế biếnchođộingũcánbộ,giáoviên,phòng<br /> chốngsuydinhdưỡng,dưcân,béophìchotrẻ.<br /> Để thựchiệntốtcôngtácphòngchốngsuydinhdưỡng ,dư cân,béophì<br /> chotrẻthìngaytừđầunămhọcnhàtrườngđãtổchứcvậnđộngcho100%trẻ<br /> điểmchính ở bántrútạitrường,nhàtrườngluônđảmbảochế độ ăntheoqui<br /> định.Căncứvàonhucầunănglượngcủatừngđộ tuổiđểxâydựngkhẩuphần<br /> ănchophùhợp.Đặcbiệtquantâmđếnviệcchămsócvề tinhthần,tạobầu <br /> khôngkhíđầm ấmgiúptrẻ cócảmgiácnhư bữaăntạigiađình,trẻ ănngon<br /> miệnghơn.<br /> Hiệutrưởngchỉ đạogiáoviên ở cácnhómlớpquansáttrẻ ănvàđộng<br /> viênkhuyếnkhíchtrẻănhếtsuất,khônglàmrơivãithứcăn.Giáoviêntạomôi<br /> trườnglớpsạchđẹp,gọngàng,ngănnắp.Tăngcườnglàmđồ chơiở khuphát<br /> triểnvậnđộngnhư:Sânbanhmini,cầutre,xetrược,đitrênđườnggậpgềnh, <br /> mộtsố đồ chơingoàitrờikhácvàmộtsố đồ chơitrongnhàthư giảngiúptrẻ<br /> thamgiarènluyệncơthểkhỏemạnh.Đồngthờixácđịnhpháttriểnvậnđộnglà<br /> 4<br /> mộttrongnhữngđiềukiệnquantrọngđể phòngtránh suydinhdưỡng vàkéo<br /> giảmdưcâncónguycơbéophì.<br /> Khẩuphầnvàthựcđơncủatrẻytế,nhânviênnầuăncầnđượcthayđổi <br /> theomùa,theothángvàtheotuần,đảmbảocânđốicácchấtdinhdưỡng,chế<br /> biếnphùhợpkhẩuvịcủatrẻ.<br /> Giáoviênchotrẻ dư cânthamgiađầyđủ cácbàitậpbuổisáng,cáctrò <br /> chơivậnđộng,tronggiờ hoạtđộngngoàitrời,giờ họcthể dụcvớimộtthời <br /> lượngvừasứcvớitrẻtừítđếnnhiều,từthờigianngắnđếndài.Giáoviênphải<br /> tạothóiquenvàduytrìtậpluyệnmộtcáchđềuđặnvàomộtgiờnhấtđịnhtrong<br /> ngàyvàtrongtuần.Chúý,dotrẻ lườihoạtđộngnêngiáoviênthườngxuyên<br /> quantâm,gầngủiđể trẻ tự tinthamgiatậpluyện,khôngnênchiềutheoýtrẻ<br /> màbỏ giờ tậpluyện.Ngoàiragiáoviêncònchotrẻ dư cânthamgiacáchoạt<br /> độngtronglớpnhư:Xếpghế,dọnđồ chơi,...Hoạtđộngngoàitrờinhư chạy,<br /> nhảy,đábóng,đibộ,cáctròchơidângian,tròchơivậnđộng,vừasứcvớitrẻ<br /> vàđảmbảoantoàn.Đốivớitrẻsuydinhdưỡngchotrẻthamgiacáchoạtđộng <br /> nhẹ nhàngđầyđủ cáclĩnhvựcngônngữ,tạohình...phùhợpvớitrẻ.Khitrẻ<br /> thamgiathựchiệncùngvớicácbạn,giáoviênnêncólờikhenđốivớitrẻ.Hàng <br /> ngàygiáoviênthườngxuyêntraođổitìnhhìnhtrẻ ở tạitrườngtronggiờ đón,<br /> trả trẻ vớiphụ huynhđể biếtđượctìnhhìnhsứckhỏecủatrẻ,đồngthờicó <br /> biệnphápphòngngừavàđiềutrịkịpthời.<br /> Vídụ:Đốivớitrẻsuydinhdưỡngchotrẻănmónkhôtrước,mónnước <br /> sauvàngượclạiđốivớitrẻdưcânmónnướctrước,mónkhôsau.<br /> Phátđộngcuộcthisángtạo,sưutầmthơ,câuchuyện,câuđố,bàiviếtcó<br /> nộidunggiáodụcdinhdưỡngvàvệ sinhantoànthựcphẩm.Hướngchogiáo<br /> viênlồngghépgiáodụcdinhdưỡngvàocácmônhọcnhư:Làmquenvănhọc,<br /> môitrườngxungquanh….thểhiệnrõnhấtvàohoạtđộngvuichơicủatrẻchính<br /> làhoạtđộng“Bétậplàmnộitrợ”,giáoviêndạytrẻ biếtsử dụngthànhthạo<br /> cácđồdùngdụngcụnhưdao,thớt,cốc,chén…<br /> Xâydựngvườnraucủabétạitrườngđểtrẻ vừađượctiếpxúcvớithiên<br /> nhiên,giúptrẻtrảinghiệmvớithựctếvàpháttriển.Đồngthờicảithiệnb ữaăn<br /> chotrẻ,córauxanhtheomùađảmbảohợpvệsinh.<br /> Luônchútrọngkhâuchọnlựathựcphẩm,khâusơchế,chếbiếnthứcăn,<br /> khâubảoquảnvàchiathứcănmộtcáchkhoahọcnhất,đảmbảovệ sinhan<br /> toànthựcphẩm,tránhlãngphíđặcbiệtlàđảmbảogiátrị dinhdưỡng.Hàng<br /> ngàyphảicôngkhaitàichánhchocácbậcphụhuynhđượcbiếtvàgiámsát. Hợp<br /> đồngnơicungcấpthựcphẩmđảmbảovệsinhantoànthựcphẩm.<br /> Đốivớigiáoviênphụtráchtạinhóm,lớptôiluônbồidưỡngnhữngkiến<br /> thứcquatàiliệu,thôngtintrênmạng,quathửnghiệmhàngngàyvàquahộithi<br /> ngôinhàdinhdưỡngđể giáoviêncókiếnthứcvề vệ sinhantoànthựcphẩm<br /> nhằmnângcaochấtlượngbữaănchotrẻphùhợpvớimọilứatuổi.Nhânviên<br /> <br /> <br /> 5<br /> nấuănphảibiếtcáchchế biếnthứcănvàthựchiệnđúngquytrìnhbếpmột<br /> chiều,thựchiệntốtviệclưumẫuthứcănkểcảthựcphẩmsống.<br /> Việcchămsócnuôidưỡngtrẻ phảiđảmbảođúng10nguyêntắcvàng <br /> trongănuống.<br /> Chúngtôiluônphốihợpcùngnhânviênytếtheodõibiểuđồ hàngtháng<br /> củatrẻđặcbiệtquantâmđếntrẻsuydinhdưỡng,dưcânvàbéophì.<br /> Giáoviênsắpxếpnhữngtrẻsuydinhdưỡng ,dư cân,béophìngồiriêng<br /> khiănđể dễ quansáttheodõitrẻgiúptrẻ suydinhdưỡngănhếtsuất,trẻ dư<br /> cânăntheochếđộkhẩuphầncủatrẻ.<br /> 2.Thựchiệntốtcôngtáctuyêntruyền.<br /> Lênkế hoạchvề nộidungchămsócnuôidưỡngtrẻ tạicácnhómlớp. <br /> Lượngthôngtinbaogồmcácvấnđềliênquanđếndinhdưỡng,vệsinh,phòng<br /> bệnh,cáchoạt độnghưởng ứngcácphongtràogiáodụcsứckhỏecủanhà<br /> trườngcụthểlà:<br /> ­Tìnhhìnhsứckhỏecủatrẻquabiểuđồtăngtrưởng.<br /> ­Tìnhhìnhbệnhtậtcủatrẻ cóthể phátsinhdothờitiết,khíhậu,môi<br /> trườngđểphụhuynhcóthểnắmđượcvàbiếtcáchphòngtránhbệnhchotrẻ<br /> ­Thườngxuyênxâydựnggóctuyêntruyềntạitrường,nhómlớpnhư: <br /> Nhữngđiềuphụ huynhcầnbiết; Béthíchăngì….để giúpchamẹ trẻ nắm <br /> nhữngthôngtincầnthiếtvàtừ đóthựchiệntốtnộiquycủanhàtrườngnhư: <br /> Chotrẻ ănngủ đúnggiờ giấc,khôngchotrẻ mangquàbánhđếnlớp.Kếthợp<br /> vớicácbảntinvàhìnhảnhđượcthayđổinhiềulầntrongthángđểthuhútđược <br /> sựquantâmchúýcủaphụhuynh.<br /> ­Phụhuynhnênchotrẻ ănrau,củ,tráicâyhàngngày.Hạnchế cácmón<br /> ăngiàuđạmnhư thịt,cá,trứng,bánhngọtđốivớitrẻ thừacân,béophì.Riêng <br /> đốivớitrẻsuydinhdưỡngtăngcườngđạm,béo...tăngcườngchotrẻsuydinh <br /> dưỡnguốngsữavàobuổitối.Điềuquantrọngphảiđảmbảonhucầudinh<br /> dưỡnghợplývàcầnthiếttrongkhẩuphầnănhàngngày.Khôngnhữngtrẻ<br /> đượcchơiởtạitrường,giađìnhnênchotrẻchơithêmnhữngtròchơivậnđộng<br /> vừasứcphùhợpvớiđộtuổinhư:chạychậm,chạyxeđạp,đábóng,đibộ,chạy<br /> nhảychơiđùavớicácbạncùngxóm,khôngnênchotrẻ nằmmộtchỗ,không <br /> xemtivinhiềunếutrẻ lườichamẹ nêncùngchơivớitrẻ.Cácthôngtincần <br /> thiếtvềcáchchămsóccontheokhoahọc.<br /> Vídụ:Nhucầukhuyếnnghị vớiphụhuynhvềnănglượngcủatrẻtrong<br /> mộtngàylà1470Kcal.<br /> a.Đốivớitrẻsuydinhdưỡng.<br /> ­Cungứnglươngthựcthựcphẩmđầyđủchotrẻ.<br /> ­Chămsócdinhdưỡngchotrẻbằngbữaănhợplý.Chotrẻ ănđầyđủ 4<br /> nhómchấtdinhdưỡng(bộtđường,đạm,béo),khôngkiêngkhem,ăntheokhẩu<br /> phầndinhdưỡng.<br /> <br /> 6<br /> ­Vệ sinhantoànthựcphẩm:Làvấnđề quantrọnghàngđầutrongviệc<br /> bảovệtrẻtránhcácbệnhnhiễmtrùngđườngruột,giunsán…Chọnthựcphẩm<br /> tươichotrẻ,tránhbảoquảndàingàytrừ trườnghợpcótủ cấpđôngđúngquy<br /> cách,hạnchế chotrẻ dùngcácloạithựcphẩmchế biếnsẵn,đónghộp,chế<br /> biến,nấunướngthứcănchínkỹ.<br /> ­Cóthể theophươngchâmănnhiềubữatrongngàyvàsử dụngbữaăn<br /> theohìnhvuôngthựcphẩm.Khôngchotrẻ ănngọttrướcbửaănchính,chotrẻ<br /> ănmónănđặctrước,mónnướcsau.<br /> ­Điềutrịtạinhàbằngcáchhướngdẫnbàmẹhoặcngườinhàđiềuchỉnh <br /> lạichế độ ănhợplývàtheodõisự tăngcâncủatrẻqua“Biểuđồ pháttriển”. <br /> Nênchothêmthứcăncóđộ nănglượngcaonhư dầuhaycáchạtcódầu,các<br /> thứcăngiàuProteinđộngvật,cácloạirauxanhvàquả giàuvitaminAvàcác <br /> vitaminkháccùngmuốikhoáng.Cầntiếptụcchotrẻuốngthêmsữađầyđủ.<br /> Quátrìnhđiềutrịkhitrẻmắccácbệnhthôngthường.<br /> *Trẻbịtiêuchảy.<br /> ­Trườnghợpmấtnướcnhẹvàvừa:NênchouốngdungdịchOresolvới <br /> lượng50­100ml/kgcânnặngcơthểtrongvòng4­6giờ,chouốngítmộtđến <br /> khihếtkhát.Nếutrẻđỡ,tiếptụcduytrìvớiliềulượngnhưbanđầuvàtiếptục <br /> theodõisáttrongvòng3giờđểcótháiđộxửlýtiếp.<br /> ­Chế độ ăn: Ở nhữngtrẻ khôngbị mấtnướchoặcnhữngbệnhnhimất <br /> nướcđãđượcđiềutrịthìbắtđầuchoănbằngđườngmiệngvớiđộ phaloãng, <br /> số lượngítnhưngnhiềulần.Về thứcănnêndùngsữahoặccácloạithứcăn <br /> kháccónănglượngcao.Khitiêuchảyđãđỡ,trẻ cócảmgiácthèmăntrở lại,<br /> chotrẻăntheoýthíchvàtheotruyềnthốngđịaphươngnhưngphảilàthứcăncó<br /> giátrịcaovàphảiăntừtừkhôngkiêngkhemquámức.<br /> ­Chốngnhiễmkhuẩn:Cầnpháthiệncácổnhiễmkhuẩn,đặcbiệtlàcác<br /> ổnhiễmkhuẩntìmtàngvàđiềutrịbằngcáckhángsinhđặchiệu.<br /> ­Chămsóc:Giữgìnvệsinhthânthể,chămsócdatay,mắtmiệng.<br /> ­Điềutrịtriệtđểcácbệnhlýnhiễmtrùnghôhấp,tiêuchảy…khôngcần <br /> lạmdụngkhángsinhmàchỉ dùngđủ liều,đủ thờigian,chămsócdinhduỡng<br /> tíchcựctrongthờigianbệnhvàphụchồidinhdưỡngsauthờigianbệnh nếutrẻ<br /> mấtnướcnặngđưangayđếncơsởytếđiềutrị.<br /> b.Đốivớitrẻdưcân,béophì.<br /> ­Đểngănchặnchứngbéophìởtrẻem,cầntácđộnglên2lĩnhvực:Lĩnh<br /> vựcănvàuốngvàlĩnhvựctiêuhaovậtchất(dépeusephysique).<br /> ­Đốivớivấnđề ănuống,khókhănđầutiêncủabácsĩnhikhoathường<br /> gặplàphảithuyếtphụcchamẹtrẻthayđổicáchnuôidưỡnggiúptrẻgiảmcân. <br /> Chamẹtrẻcóthểthamkhảomộtsốgợiýsau:<br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> +Tôntrọngmộtnhịpđộ (rytsme)4bữaăn/ngày(kể cả bữaănphụ,nhẹ<br /> (legouter)đầubuổichiều,kiênquyếtloạibỏthóiquenănvặt(gugnotage)quà, <br /> bánhkẹo...<br /> +Tăngcườngănrauquả,lýtưởngnhấtlà5tráicây,rau/ngày.<br /> + Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng... chỉ 1 <br /> lần/ngày.<br /> +Thaythếnhữngloạibánhkem,bánhquy,bánhngọt,gatôbằngbánhmì <br /> trắng,cácloạibánhmìlàmbằngbộtgạolức(paincomplet),tránhcácloạibánh <br /> xốp(cónhiềuruột)cóđường,sữa,chấtbéo(paindemie)...<br /> +Hạnchếsựtiêuthụcácloạiphomatkhô,chỉnêndùng1lát/ngàyvàưu <br /> tiênchocácloạisữachua(yaourts)ởcácbữaănkhác.<br /> +Khôngnênbỏ cácchấttinhbột(féculents):Cơm,bộtgạo,bánhmì, <br /> khoaitây...cầncóởcácbữaănđểtrẻkhỏiănvặtkẹo,bánhngọt...<br /> +Khôngđượcbắttrẻbéophìnhịnăn,làmnhưvậytrẻsẽ cảmthấyquá <br /> đóidẫnđếnkhiăntrẻsẽănbù.<br /> Điềuquantrọngcầnchúýlàlàmsaođápứngđượcnhucầudinhdưỡng <br /> hợplývàcầnthiếtcủatrẻởcáclứatuổitrongkhẩuphầnănhàngngày.<br /> ­Khuyếnkhíchtrẻvậnđộngphùhợpvớilứatuổivàthểlựccủatrẻnhất <br /> làcáctròchơivậnđộng(chơibóng,đuổibắt),tròchơinhângian(cướpcờ,mèo<br /> đuổichuột).<br /> ­Trongbữaăncủatrẻchúngtachotrẻănmóncanhtrướcđểtạochotrẻ<br /> cảmgiácnotrướckhiăncơmvìcơmcóchứatinhbộtnhiều.<br /> ­Thườngxuyêntheodõicânnặngvàchiềucaocủatrẻ để cóthể can<br /> thiệpsớmkhitốcđộtăngcânquánhiều.<br /> 3.Phốihợpvớiytếhuyện,xã,trườngkhámsứckhỏevàcânđotheo<br /> địnhkỳ,kiểmtrathườngxuyênvệsinhantoànthựcphẩm.<br /> Hằngnămnhàtrườngphốihợpvớiytếxãkhámsứckhỏechotrẻ2lần/ <br /> nămhọc,kiểmtraphânloạisứckhỏecủatrẻ theobiểuđồ tăngtrưởngđể có <br /> chế độ chămsóckịpthời,phùhợp.Nhữngtrẻ cóbiểuhiệnnhư béophì,suy <br /> dinhdưỡngcầnkiểmtra,cânđohàngthángđể điềuchìnhchế độ ănchophù<br /> hợp.<br /> Bácsĩ,ysĩcủatrạmytếtưvấnchocácbàmẹ đangtrongthờikỳmang<br /> thaivàcáchnuôicontheokhoahọc.<br /> Ytếdựphònghuyệnkiểmtrasứckhỏechođộingũcấpdưỡngtrướckhi <br /> hợpđồnglàmviệctheođịnhkỳhàngnămnhưkhámsứckhỏe,xétnghiệmmáu,<br /> xétnghiệmphân,xétngiệmphổi….để đảmbảotránhcácbệnhlâytruyềncho<br /> trẻ.<br /> Giáoviênđượckhámsứckhỏeđầunămhọcđể sớmsànglọccácbệnh <br /> truyềnnhiểmlâychotrẻ.Kiểmtravệsinhantoànthựcphẩmtheođịnhkỳ.<br /> <br /> <br /> 8<br /> Nhiệmvụchămsóctrẻtrongnhàtrườngcũngkhôngthểthiếuvaitròvà <br /> tráchnhiệmcủacánbộytếtrườnghọc.<br /> Chỉ đạoytế xâydựngkế hoạchphốihợpvớitrạmđể khámsứckhỏe <br /> chotrẻ ngaytừ đầunăm,mở sổ theodõikếtquả tìnhhìnhsứckhỏecủatrẻ<br /> hàngtháng,quí.Cânđovàtheodõitrẻ dư cân,cónguycơ béophì,suydinh <br /> dưỡnghàngtháng.Kiểmtraviệctheodõicânđosứckhỏecủatrẻ đếntrường<br /> đượccânđo3tháng1lần,saumỗilầncânđocáclớptổnghợpkếtquả,ytế<br /> tuyêntruyềnchophụhuynhnắmđượcsứckhỏecủaconemmìnhđểcùngphối<br /> hợpchămsóctrẻ.<br /> IV.Hiệuquảcủasángkiến.<br /> Kếtquả cụ thể khiápdụngsángkiếncósự sosánhđầunămchođến<br /> tháng2năm2016nhưsau:<br /> T HỌVÀ ĐẦUNĂM THÁNG2/2016<br /> T TÊN Tháng Cân Chiề Xế Tháng Cân Chiều Xế<br /> TRẺ tuổi nặng u p tuổi nặng cao p<br /> cao loại loại<br /> 1 Đặng 22 15 81.5 A+ 27 15 85 A<br /> Ngọc<br /> ThiênHà<br /> <br /> <br /> 2 HồĐức 50 23 108 A+ 54 23.5 114 A<br /> Vinh<br /> <br /> <br /> 3 HồĐăng 49 23 109 A+ 54 22 113.5 A<br /> Khoa<br /> 4 LaGia 66 28 111 A+ 71 28 114 A+<br /> Hân<br /> 5 Nguyễn 68 28 108 A+ 73 27 113 A<br /> Thanh<br /> Duy<br /> 6 Nguyễn 66 28 111 A+ 71 27.5 113 A+<br /> Thành<br /> Luân<br /> 7 HồTrọng 68 28 115 A+ 73 27 117.5 A<br /> Phúc<br /> 8 Nguyễn 50 26 110 A+ 55 24 112 A+<br /> Trọng<br /> <br /> 9<br /> Kha<br /> 9 ĐỗQuốc 54 23 106 A+ 59 21 108 A<br /> Thịnh<br /> 10 Đặng 64 29 112 A+ 69 29 113.5 A+<br /> NguyễnGia<br /> Huy<br /> 11 BùiNguyễn 63 28 119 A+ 68 25.5 123 A<br /> AnhKhoa<br /> 12 TrầnHữu 60 29 115 A+ 65 29 117 A+<br /> Phước<br /> 13 ĐoànTrung 54 14 97 B 59 15.5 99 A<br /> Khang<br /> 14 Nguyễn 51 12 90 B 56 14 96 A<br /> Hồng<br /> Yến<br /> 15 HồLêThúy 43 11 92 B 48 12.5 95 A<br /> Vy<br /> 16 ĐỗVõ 61 13 102 B 66 15.5 107 A<br /> MinhThư<br /> ­Tỉlệtrẻsuydinhdưỡngđếntháng02/2016là:0%sovớiđầunămgiảm <br /> 4trẻ,tỉlệ:100%.<br /> ­Tỉlệtrẻdưcânđếntháng02/2016là:5trẻ,tỉlệ:1.67%sovớiđầunăm<br /> giảm7trẻ,tỉlệ:2.35%.<br /> ­Phụ huynhnắmđượccáchchămsóc,nuôidưỡngtrẻ ở giađình,góp <br /> phầngiúpnhàtrườnghoànthànhtốtnhiệmvụnămhọc;Thựchiệntốtcôngtác <br /> chămsóc,nuôidưỡng,giáodụctrẻtrongtrường.<br /> ­Độingũcánbộ,giáoviên,nhânviêncónhiềukiếnthứchơnvề chăm<br /> sóc,nuôidưỡngtrẻ.Từđó,nângcaođượcchấtlượngchămsóc,nuôidưỡngtrẻ<br /> ởtrường.<br /> <br /> KẾTLUẬN<br /> 1.Ýnghĩacủasángkiến.<br /> Quanhữngnămlàmcôngtácquảnlý,phụtráchbêncôngtácnuôidưỡng,<br /> ngườitrựctiếpchămsóctrẻ tạinhàtrường,chúngtôiđãlựachọnnhữnggiải <br /> pháptốtnhấttrongcôngtácchămsócnuôidưỡngvàphòngchốngsuydinh <br /> dưỡng,dưcân,béophìở trườngmình.Tôithấyrằng:Việcnghiêncứu,tìmtòi <br /> nhữngphươngpháp,giảiphápđểápdụngvàothựctiễnlàviệclàmtíchcựcvà<br /> <br /> 10<br /> bổích.Nómanglạihiệuquảđángkể,đặcbiệtlàhiệuquả“Phòngchốngsuy<br /> dinhdưỡng,dư cân,béophì” ở trườngmầmnonlàvôcùngcầnthiết.Quađó <br /> giúpchophụhuynhnhậnthứcđúngđắnvềvaitrò,tầmquantrọngcủacôngtác<br /> chămsócnuôidưỡngvàphòngchốngsuydinhdưỡng,dưcân,béophìchotrẻở<br /> trườngmầmnon.Cầnđượctriểnkhainghiêmtúcvàchỉđạochặtchẽviệcxây<br /> dựngvàthựchiệnđếntừngnhóm,lớpđểgiáoviênthựchiệntốthơnnữa.<br /> 2.Khảnăngứngdụng,triểnkhai.<br /> Giúpphòngngừavàgiảmđượctìnhtrạngsuydinhdưỡng,dưcâncónguy<br /> cơbéophìchotrẻ.<br /> Mộtsố biệnphápphòngchốngsuydinhdưỡng,dư cânvàbéophìđã<br /> đượcápdụngchotrẻởtrườngvàđemlạikếtquảtốt.Đặcbiệtlàđạtkếtquả<br /> tốtnhấtởnhómtrẻtừ25­36thángtuổiđầunămcó01trẻdưcân,quaápdụng<br /> cácbiệnpháptrongcôngtácchămsóc,giáodụctrẻ đếntháng2cânnặngcủa<br /> trẻtrởlạibìnhthườngđúngtheođộtuổi.Dođó,cácbiệnphápnàyđãđượcáp <br /> dụngtốtởtrườngmìnhvàsẽđượcápdụngchocáctrườngmầmnon,mẫugiáo<br /> tronghuyệnvàtrongtỉnh.<br /> 3.Bàihọckinhnghiệm.<br /> Bêncạnhđócầncósự quantâmcủacáccấplãnhđạo,chínhquyềnđịa<br /> phương,phốihợpvớicácbanngành,đoànthểtrongxã(nhưtrạmytế,hộiphụ<br /> nữ,hộinôngdân,…)cókếhoạchcụthể.<br /> Cầnnângcaonhậnthứcvề tráchnhiệmtạomọiđiềukiệntốtnhấtcho <br /> cánbộ,giáoviên,nhânviênnângcaotrìnhđộchuyênmônnghiệpvụtrongcông <br /> tácchămsócnuôidưỡng.Nhàtrườngcầnxâydựngkếhoachcụthể vàưutiên<br /> đầutưchocơsởvậtchấtphụcvụchocôngtácchămsócnuôidưỡngtrẻ.<br /> Thựchiệncóhiệuquảvềchấtlượngchămsóc,giáodụctrẻcũnglàmột <br /> trongnhữnggiảipháphuyđộngtrẻ đếnlớpvàlàmtốtcôngtáctuyêntruyền<br /> chămsóc,giáodụctrẻ.Nângcaonhậnthứccủacácbậcphụ huynhthôngqua<br /> côngtáctuyêntruyền.<br /> Thiếtlậpbộhồsơquảnlýchếđộănchotrẻchặtchẽ,cósựthốngnhất,<br /> phùhợpvớitìnhhìnhthựctếcủađơnvị.<br /> Thựchiệntốtcôngtáckiểmtranộibộ trườnghọctrongđóchútrọng<br /> kiểmtrachế độ dinhdưỡngcủatrẻ.Trongkhikiểmtrađòihỏingườicánbộ<br /> phảitinhthôngvề nghiệpvụ,nhanhnhạynắmbắttìnhhìnhthựctế,linhhoạt<br /> xửlýmọitìnhhuống,cókếtluậnchínhxác.<br /> Giáoviên,ytế,nhânviênnấuăntrườnghọccầnchútrọngvệ sinhan<br /> toànthựcphẩm,từ khâumuathựcphẩmtạithịtrườnghoặctạicáccơ sở hợp <br /> đồngđếnkhâusơ,chếbiến,bảoquảnvàtổchứcchotrẻăn.<br /> Tạomọiđiềukiệntốtnhấtđểnângcaochấtlượngvềmọimặtchotrẻ, <br /> đặcbiệtlàcôngtácchămsócnuôidưỡngtrẻởtrườngmầmnon.<br /> 4.Ýkiếnđềxuất.<br /> <br /> 11<br /> Căncứ vàothựctế củanhàtrường,tìnhhìnhchămsóc,nuôidưỡngtrẻ<br /> nămhọc2015­2016chúngtôicóđềxuấtnhưsau:<br /> PhòngGiáodụccầnquantâmxâydựngvàhỗ trợ về cơ sở vậtchấtxây<br /> thêm2phònghọc.Bổsungđồchơingoàitrờichocácđiểmlẻđểđảmbảocho<br /> côngtáchuyđộngtrẻ3,4tuổiđếntrường.Đồngthờitạođiềukiệnchotrường<br /> chămsóctrẻtốthơnnữaởnhữngnămsau.<br /> <br /> ĐịnhTrung,ngày17tháng02năm2016<br /> Đồngsángkiến<br /> <br /> <br /> <br /> NguyễnThịToàn<br /> <br /> <br /> <br /> HồThịThùyDương<br /> <br /> <br /> <br /> TrầnMinhThơ<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 12<br />