Sáng kiến kinh nghiệm một số hình thức rèn nề nếp cho trẻ 24 36 tháng

Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 36 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 25 trang )

Show

Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
MỤC LỤC

Mục lục .........................................................................................................1
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................3
I. Lý do chọn đề tài........................................................................................3
II. Mục đích đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................5
1. Mục đích....................................................................................................5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................5
III. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu....................................................6
PHẦN II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN..............................................7
I. Cơ sở lí luận...............................................................................................7
II. Thực trạng vấn đề......................................................................................7
1. Thuận lợi....................................................................................................7
2. Khó khăn....................................................................................................7
3. Khảo sát.....................................................................................................8
III. Biện pháp thực hiện.................................................................................9
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng
nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24 -36 tháng............9
2. Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích
hợp ........................................................................................................................10
3. Biện pháp 3: Tăng cường làm và sưu tầm nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp và
sáng tạo cho trẻ “ Học mà chơi,chơi mà học” ở mọi lúc mọi nơi..........................11
4. Biện pháp 4: Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương tốt thông qua các
hoạt động trong ngày.............................................................................................12
5. Biện pháp 5: Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt
động,mọi lúc mọi nơi.............................................................................................13
6. Biện pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, kết hợp với phụ
1/23



Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
huynh.....................................................................................................................16
7. Biện pháp 7: Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ.........................17
IV. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm...............................................18
1. Kết quả đạt được........................................................................................18
2. Bài học hinh nghiệm .................................................................................20
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................21
1. Kết luận......................................................................................................21
2. Kiến nghị....................................................................................................22
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................23

2/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của đảng ta là: “Dân giầu
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, thì trước hết nhiệm vụ của cô
giáo phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó
phải được phát triển toàn diện.
Chính vì vậy nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho nghành giáo dục mà sự nghiệp giáo
dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo
dục mầm non là hệ thống đầu tiên giáo của quốc dân, nó là nền tảng đầu tiên trong
suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới xã hội mới .
Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản thì nghành giáo dục học mầm non
phải không ngừng đổi mới và phát triể về mọi mặt: Số lượng và chất lượng, cơ sở
vật chất cũng như nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ.
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và

cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này, thì gia đình là sợi dây tình
yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên
và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, là người mẹ thứ hai hai của
trẻ, thì phải làm sao để hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để
sau này trẻ trở thành người công dân tốt.
Tôi là một người giáo viên mầm non được phân công phụ trách ở độ tuổi 2436 tháng. Trẻ đang còn rất bé, dẽ bị tổn thương về tâm lý vì lứa tuổi này do đặc
điểm sinh lý trẻ phát triển mạnh, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để
tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
3/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
trong suốt quá trình của các cháu. Vì trẻ chưa tách rời bố mẹ, gia đình… nên khi
mới hòa nhập lớp, nhập trường trẻ còn có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh
né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn
không ngủ, hoặc không tham gia vào mọi hoạt động, có thể dường như không hòa
nhập vào tập thể.
Giai đoạn này của trẻ chính là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ, các mặt phát triển của trẻ hòa quyện vào nhau, ảnh hưởng
lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhảy cảm với tác
động bên ngoài, đồng thời cũng là trẻ phát triển nhanh nhất về mọi mặt. Trẻ rất rễ
bị tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ đầu cho
trẻ, ngay từ những ngày đầu tiên trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm
nhận được nguồn yêu thương ấm áp, thấy mình được chấp nhận, được an toàn được
yêu mến, là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập. Quan hệ của cô với
trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy các hoạt động
của cô giáo mầm non phải đòi hỏi linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo
để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ.
Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non có định hướng, có mục
đích để giáo duc trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn luôn thay đổi, phù

hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có tình cảm, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ
yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hòa nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người
lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên
không khí cở mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của
cô, biết vâng lời cô một cách thỏa mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ những hiểu biết nhất
định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và
phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn.
Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen ban
đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng
4/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
đổi mới. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình
độ nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp
cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc- giáo dục trẻ, đặc biệt
là rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ đạt kết quả cao.
Về góc độ giáo dục nề nếp thói quen ban đầu đối với trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia thực hiện thì sẽ không
có hiệu quả cao hơn, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng
tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ
động.
Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra được môi
trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng chủ động,
sáng tạo một cách triệt để. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng, nếu cô
tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức, thông qua mọi hoạt
động hằng ngày ở mọi lúc, mọi nơi…thì việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ sẽ
được thuần thục hơn, kết quả sẽ đạt cao hơn.
Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những
ngày đầu, những ngày mà trẻ không muối rời xa mẹ, để đến với cô giáo và các bạn.

Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề chăn trở của riêng tôi mà là tất cả các đồng
nghiệp nói chung.Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi suy nghĩ tìm hiểu “Một số
biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng”.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Nhằm tìm ra một số biện pháp để rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ
một cách nhẹ nhàng, trẻ được thỏa mái, tự nhiên hoạt động không gò bó để việc rèn
luyện nề nếp thói quen cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất
2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
5/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
- Đối tượng: Trẻ nhà trẻ 24-36 tháng lớp D2 trường mầm non Tân Ước (do tôi
phụ trách lớp)
- Thời gian nghiên cứu: 1 năm học từ đầu tháng 9/2015 đến hết tháng 4/2016
III. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhiệm vụ:
Với vai trò là một người giáo viên mầm non tôi luôn thực hiện nghiêm túc chế
độ sinh hoạt “ Một ngày của trẻ,, quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ, theo đúng kế
hoạch, không bớt xén chương trình. Do vậy nhiệm vụ chính của tôi là làm sao tìm
ra phương pháp rèn luyện thói quen ban đầu cho trẻ phù hợp nhất, để đem đến cho
trẻ niềm vui và sự hứng thú thông qua các hoạt động, tạo cho trẻ niềm tin và sự ấm
áp khi ở bên cô giáo, bạn bè.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tạp trí giáo dục mầm non
- Tham gia các buổi thao giảng, thực hiện dạy và dự giờ để trao đổi kinh
nghiệm và học hỏi đồng nghiệp .
- Tuyên truyền để phụ huynh thấy được sự quan trọng của việc rèn luyện nề
nếp, thói quen ban đầu cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.

- Trong quá trình thực hiện tôi luôn luôn lựa chọn phương pháp đổi mới cho
phù hợp với điều kiện của lớp, và nhận thức của trẻ, đặc biệt phải phù hợp với tâm
lý của từng trẻ

6/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
PHẦN II
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Trong những năm qua nghành giáo dục đã có những biện pháp chỉ đạo có
hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường mầm non. Bên cạnh đó việc dạy
cho trẻ có những thói quen nề nếp trong mọi hoạt động là một việc làm vô cùng
quan trọng trong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Thông qua việc
làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt về nề nếp, trong sinh hoạt đồng
thời giúp trẻ phát triển và hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thói
quen nề nếp không tốt thì ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của trẻ. Vì vậy cô
giáo cần bồi dưỡng thói quen nề nếp tốt giúp cho trẻ từ nhỏ . Nên tôi chọn đề tài
này là : “ Rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24- 36 tháng”.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
- Bản thân tôi luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ở địa phương và
ban giám hiệu nhà trường cùng bạn bè các đồng nghiệp .
- Phòng học rộng rãi thoáng mát thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ.
- Do trường ở trung tâm nên việc cập nhật thông tin nhanh, với những thông
tin trao đổi qua các lớp tập huấn các chuyên đề trong năm học .
- Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ, đưa đón trẻ đúng giờ,
đóng góp các khoản đúng theo quy định .
- Bản thân tôi tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của nghành học mầm

non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng …
2. Khó khăn
7/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
- Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân tôi
gặp không ít khó khăn nhất định .
- Với đặc diểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói, đang phát
triển. Do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, trẻ
đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương chăm sóc.
Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nề
nếp, thói quen của lớp, tính dụt dè nhút nhát, cá tính.. còn nhiều ở trẻ.
- Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề
nếp cho trẻ chưa quan trọng.
3. Khảo sát đầu năm
- Để đi vào thực hiện việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ từ những thuận
lợi và khó khăn đã nêu, dựa trẻ cơ sở thực tế bản thân tôi phụ trách lớp D2 có:
- Tổng số trẻ ở lớp là 37: Trong đó 20 trẻ nam; 17trẻ nữ.
Để biết được nề nếp, thói quen ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến
hành khảo sát kết quả cụ thể như sau:

8/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
Bảng khảo sát đầu năm về nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ
STT

Tên nề nếp


Số trẻ thực hiện Tỉ lệ (%)
được

1

Thói quen nề nếp đi học

19/37

51,3%

2

Thói quen nề nếp chào hỏi

14/37

37,8%

3

Thói quen cất đồ dùng đồ chơi

9/37

24,3%

4


Thói quên nề nếp giờ ăn

14/37

37,8%

5

Thói quen nề nếp giờ ngủ

9/37

24,3%

6

Thói quen nề nếp giờ vui chơi

18/37

48,6%

7

Thói quen nề nếp học tập

14/37

37,8%


8

Thói quen nề nếp vệ sinh

9/37

24,3%

Với kết quả như trên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số
biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng
nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng.
Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt hiệu quả
cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu
vào nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi
kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan
trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp, bản thân tôi từ đó tìm ra biện
pháp thực hiện hữu hiệu nhất.
- Bản thân luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết “quy
9/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
chế nuôi dạy trẻ” của cấp trên đề ra để có kế hoạch chăm sóc giáo dục rẻ được tốt
hơn. Luôn tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do phòng, cụm liên trường và
nhà trường tổ chức.
- Thường xuyên tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc đưa trẻ vào nề nếp,
thói quen học tập, trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tham gia tốt các đợt thao

giảng, dự giờ bạn đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm về việc rèn luyện nề
nếp, thói quen cho bản thân.thường xuyên rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ phù
hợp, đúng quy trình của độ tuổi 24 - 36 tháng
Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp:
Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ là vấn đề trọng
tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói quen ở mọi
lúc, mọi nơi. Vì thế mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập
ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng và sắp xếp chỗ ngồi cho các cháu
một cách hợp lý:
+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn
+ Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình
+ Trẻ hiếu động, cá biệt, hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô
giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn
+ Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ hiếu động, cá biệt khi
thấy trẻ ngoan hơn. Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách xưng hô,
cách trả lời cô khi cần thiết. Bằng những hình thức trên tôi đã dần ổn định đưa trẻ
vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi
Biện pháp 3: Tăng cường làm và siêu tầm nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp và
sáng tạo cho trẻ “ học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi nơi.
Vì vậy muốn đưa chất lượng của rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ tốt hơn.
10/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
Bản thân tôi đã không ngừng việc sưu tầm những nguyên liệu sẵn có để làm đồ
dùng đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng
hợp lý và phù hợp với nội dung, với độ tuổi. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng
vừa tầm với của trẻ để trẻ thu hút vào mọi hoạt động một cách thỏa mái và tự tin
hơn.
Ví dụ: cháu mới nhập lớp đang còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà… tôi có thể bế

cháu lại các góc chơi xem tranh ảnh, xem đồ chơi búp bê, những đồ dùng nấu ăn…
để trẻ tập trung vào các đồ chơi mà quên đi nỗi nhớ nhà bằng cách tôi có thể đàm
thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh và hỏi : tranh vẽ ai đây? , còn ai đây nữa? , cô giáo
và các bạn đang làm gì?... nào cô con mình cùng nấu bột cho búp bê ăn nhé
Từ việc chú trọng đến đồ dùng đồ chơi trang thiết bị cho trẻ hoạt động trong
ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích cực, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin
và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng của trẻ
đạt kết quả cao. Sau đây là một số đồ dùng đô chơi do cô và trò lớp D2 làm:

11/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng

Đồ dùng, đồ chơi do cô và trò lớp D2 tự làm
Biện pháp 4: Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương tốt thông qua các
hoạt dộng trong ngày.
Động viên, khuyến khích giúp cho trẻ thêm tự tin, hi vọng và có lòng tin để
nhìn thẳng vào hoàn cảnh. Động viên cũng là một cách giúp đỡ rất hiệu quả làm
cho trẻ tăng thêm niềm tin, tính kiên trì và chủ động. Khi động viên trẻ, tôi chú
trọng đến các phương pháp như: biểu dương, tán thưởng, những thành tích trẻ đã
đạt được và tôi đã dùng lời lẽ khéo léo và thái độ tình cảm để thương lượng thuyết
phục trẻ.
Ví dụ: cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, quần áo, đầu tóc gọn gàng,
sạch đẹp. Biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè… thông qua các bài hát, bài
thơ, câu chuyện ở mọi lúc mọi nơi, cũng có thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn
hoặc cô không nên chê trẻ trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về
một số nề nếp chưa tốt, trong lớp còn một vài cháu hay nhõng nhẽo không nghe lời
cô, do sự luông chiều của ông bà bố mẹ.. tôi dựa vào lúc có điều kiện, trong giờ
hoạt động nào đó mà trẻ có thể học tập, bắt chước. Tôi đã tranh thủ cơ hội đó để

thay đổi trẻ bằng mọi hình thức, từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của
trẻ mất dần. Được cô tạo điều kiện giúp đỡ, do được rèn luyện mà trẻ đã thực sự
12/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
hòa nhập vào nề nếp, khuôn khổ của tập thể lớp một cách thỏa mái, dễ dàng và tự
tin.
Biện pháp 5: Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt
động mọi lúc mọi nơi.
Hằng ngày các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: Học tập, vui chơi,
giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, giờ đón trẻ, giờ trả trẻ… mọi sinh hoạt đều là những hình
thức để trẻ được rèn luyện. Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp thói
quen ban đầu không phải là chuyện dễ và đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé,
chưa có ý thức được như các anh chị lớn, điều này cũng là một thử thách cho cô
giáo. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên cô phải nhẹ nhàng gần gũi
và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện… trò
chơi có nội dung nói về nề nếp thói quen. Tôi cũng có thể sử dụng để trẻ phần nào
liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo. Nhờ sự tạo điều kiện
giúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp thời thường xuyên, do đó việc rèn luyện nề
nếp thói quen của trẻ trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao,
các cháu ngoan và nề nếp .
Ví dụ: Rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như: bé
ngoan, lời chào buổi sang, mẹ yêu không nào… các bài thơ: chào, miệng xinh, cháu
chào ông ạ…
- Thông qua bài thơ, bài hát giúp trẻ hình thành thói quen khi chơi xong biết
thu dọn đồ chơi như:
Bạn ơi hết giờ rồi
Nhanh tay cất đồ chơi
Nhẹ tay thôi bạn nhé

Cất đồ chơi đi nào
13/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
- Qua bài thơ, bài hát câu chuyện rèn cho trẻ thói quen khi ăn, khi ngủ như:
Bài thơ: “giờ ăn”
Đến giờ ăn cơm
Vào bàn bạn nhé
Nào thìa, bát, đĩa
Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi, cơm vãi
Bài thơ: “giờ ngủ”
Vào giường đi ngủ
Không nghịch đồ chơi
Không gọi bạn ơi
Không cười khúc khích
Không ai tinh nghịch
Giơ chân, giơ tay
Phải nằm cho ngay
Mắt thì nhắm lại
- Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ qua các bài thơ:
Bài thơ: “chùi mũi”
Mỗi khi có mũi
Bé nhớ chùi ngay
Chớ có dùng tay
14/23



Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
Quệt ngay lên má
Trông thạt xấu quá
Cô chẳng yêu đâu
Bài thơ: “rửa tay”
Cô dặn bé
Trước giờ ăn
Khi tay bẩn
Phải rửa tay
Với xà phòng
Bé ghi lòng
Lời cô dặn
- Qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện rèn cho trẻ có thói quen khi giờ ăn, giờ ngủ,
giờ vệ sinh để trẻ có thói quen nề nếp

15/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng

Một số hoạt động của lớp D2
Biện pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, kết hợp với phụ
huynh
Để thực hiện tốt việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ thì các bậc
phụ huynh giữ một vai trò quan trọng. Do vậy tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh
về sự cần thiết của việc rèn luyện cho trẻ ở lứa tuổi này. Từ đó phụ huynh cùng
phối hợp với giáo viên để nắm bắt được đặc điểm tinh hình của trẻ, tìm nguyên
nhân để có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao đổi với cha mẹ
trẻ để rèn luyện thêm cho trẻ khi ở gia đình, việc rèn luyện thói quen nề nếp của trẻ
16/23



Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
theo khoa học và đi đến thống nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Vận động phụ huynh cùng đóng góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.
- Tôi trao với phụ huynh thông qua các hình thức
+ Qua giờ đón trả trẻ
+ Các thông tin trên bảng tuyên truyên
Biện pháp 7: Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ
Trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của bố mẹ…
vì thế các cháu mang đến trường, đến lớp tâm trạng vừa bỡ ngỡ lạ lẫm vừa lưu
luyến nhớ gia đình. Thậm chí có cháu còn sợ hãi khóc lóc …Vì tuổi này trẻ còn rất
bé, sống nhiều về tình cảm nên rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cô nhất là những
ngày đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhận được sự âu yếm,
an toàn, được quan tâm và được yêu mến có thể coi là một thành viên trong cộng
đồng mà trẻ đang hòa nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giàu cảm xúc và thân thiết,
yêu thương như quan hệ mẹ con , biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo lên không
khí cởi mở, quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Khi trẻ có cảm
tình, có hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút nôi cuốn trẻ vào
các hoạt động một cách thỏa mái và tự tin.
Ví dụ: Khi đón trẻ vào lớp những ngày đầu tiên trẻ còn bỡ ngỡ thậm chí khóc
hờn, cô bế trẻ âu yếm vỗ về rồi cho xem tranh và tro chuyện hoặc hát cho trẻ nghe
rồi kể chuyện, cô cùng trẻ chơi với các đồ chơi để trẻ quên đi lỗi nhớ nhà. Rồi
những buổi đầu trẻ ăn cơm ngủ tại trường, với trẻ điều gì cũng mới nẻ cô ân cần dỗ
dành, động viên khuyến khích xúc từng thìa cơm cho trẻ và du trẻ vào giấc ngủ.
Dần dần trẻ đã quen khi đến giờ ăn cô hướng dẫn trẻ tự ngồi vào bàn ăn, tập cho trẻ
tự cầm thìa xúc cơm ăn,ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi.
17/23



Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả đạt được:
Qua một năm học tôi kiên trì thực hiện một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói
quen ban đầu cho trẻ, đến nay trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo, và các bạn cũng
thích đi học có nề nếp tham gia trong mọi hoạt động, trẻ có tác phong mạnh dạn và
tự tin hơn cụ thể:
- Trẻ có hành vi đạo đức tốt, không nói tục chửi bậy, biết vâng lời ông bà, bố
mẹ, yêu quí con vật, biết yêu thiên nhiên, biết quan tâm đoàn kết với bạn bè, biết
cảm ơn xin lỗi.
- Đặc biệt các cháu về nhà đã biết tự làm một số việc, tự phụ vụ: tự xúc cơm,
tự uống nước, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh, khi chơi xong tự cất đồ
chơi…biết đọc thơ, hát bí bô cho ông bà bố mẹ nghe. Vì vậy các bậc phụ huynh rất
vui, càng yên tâm hơn khi giử con đến lớp. Từ đó phụ huynh quan tâm đến việc học
tập của các cháu nhiều hơn.
- Các cháu có nề nếp thói quen tự phụ vụ nên tôi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
giáo dục trẻ một cách dễ dàng .
- Để minh chứng cho kết quả đạt được của các cháu rõ ràng hơn, dưới đây là
kết quả so sánh về việc thực hiện một số biện pháp rèn luyệnnề nếp thói quen ban
đầu cho trẻ

18/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
Bản so sánh kết quả việc áp dụng một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ:
STT Tên nề nếp
1


Đầu năm

Thói quen nề nếp đi 19/37

Tỉ lệ %

Cuối năm

Tỉ lệ %

51,3%

36/37

97,2%

37,8%

35/37

94,5%

24,3%

30/37

81,1%

37,8%


31/37

83,8%

24,3%

34/37

91,8%

48,6%

30/37

81,1%

37,8%

33/37

89,1%

24,3%

35/37

94,5%

học đều
2


Thói quen nề nếp 14/37
chào hỏi

3

Thói quen cất đồ 9/37
dùng đồ chơi

4

Thói quen nề nếp 14/37
giờ ăn

5

Thói quen nề nếp 9/37
giờ ngủ

6

Thói quen nề nếp 18/37
giờ vui chơi

7

Thói quen nề nếp 14/37
học tập

8


Thói quên nề nếp vệ 9/37
sinh

Những kết quả đạt được ở trên không phải làm tôi mãn nguyện mà tôi sẽ lấy
đó làm động lực thôi thúc mình cố ngắng hơn nữa để rèn luyệ nề nếp thói quen cho
con trẻ trong những năm học tiếp theo
19/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
2. Bài học kinh nghiệm
Với các phương pháp tôi thực hiện trong năm học vừa qua đã thu hút kết quả
đáng mừng.Từ đó bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm về việc rèn luyện nề nếp
thói quen ban đầu cho trẻ đạt kết quả tốt.
Tôi nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn
Bản thân tôi là người giáo viên luôn là tấm gương tốt, mẫu mực trong mọi
hoạt động: lời ăn, tiếng nói, việc làm.
Tôi yêu nghề mến trẻ tận tình với công việc của mình. Luôn tìm tòi nghiên
cứu các phương pháp, biện pháp để dạy trẻ phù hợp và đạt kết quả cao.
Rèn luyện nề nếp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, đặc biệt quan tâm đến trẻ chậm,
trẻ cá biệt, không phân biệt các trẻ
Tôi trao đổi thường xuyên với phụ huynh những gì trẻ làm được và trẻ chưa
làm được để cùng tìm ra nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt nhất.
Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ tự làm các việc phù hợp với khả năng của trẻ và có
hành vi văn hóa.

Phần III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:

Bác Hồ kính yêu đã nói:
20/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non được chăm sóc tận tình của
người lớn thì cây sẽ nên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy
ngành giáo dục mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc- giáo dục trẻ là một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục. Việc rèn luyện
nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về
giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được
đặt hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp chặt chẽ tốt giữa nhà trường và gia
đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng
những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp nhận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài
đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau này.
Là một người giáo viên mầm non cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và vai
trò trách nhiệm với cái tên “ người mẹ thứ hai” của trẻ. Thật sự yêu mến trẻ, nhiệt
tình và say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương trẻ
Xuất phát từ thực tiễn, nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành học mầm non theo
hướng đổi mới. Với những biện pháp tôi đã thực hiên trên, ở độ tuổi 24-36 tháng
trong năm học 2014- 2015 giúp trẻ trong lớp có được nề nếp thói quen tốt nhất.
Do đề tài áp dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm trẻ, vì thế một số kinh
nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi nhiều thiếu xót. Qua đây tôi rất mong được cán
bộ chuyên môn phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp
giúp đỡ, góp ý, xây dựng bổ sung thêm để tôi có được bài học kinh tốt hơn, để áp
dụng trong quá trình công tác của bản thân tôi, đặc biệt nâng cao chất lượng của
việc rền luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 24- 36
tháng tuổi nói riêng.

2. Kiến nghị:
21/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
Đề nghị phụ huynh học sinh kết hợp với giáo viên trên các nhóm lớp cùng rèn
nếp cho con em mình ở nhà. Có như vậy trẻ mới có nề nếp tốt ngay từ ban đầu.
Đề nghị phòng giáo dục và nhà trường tổ chức nhiều buổi tập huấn để nâng
cao trình độ chuyên môn của giáo viên.
Đề nghị phụ huynh kết hợp với nhà trường mua sắm đồ dùng, đồ chơi trang
thiết bị, ủng hộ nguyên vật liệu để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của trẻ, để
trẻ có nhiều hứng thú trong các hoạt động.
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi, rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn của nhà trường.

Tân ước, ngày 28/4/2016
Người viết

Vũ Thị Phương Huyên

Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguồn intenet
- Sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN cho trẻ nhà trẻ (24- 36
tháng).
22/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
( Đồng chủ biên: TS Trần Thị Ngọc Châm – PGS.TS Lê Ánh Tuyết – TS Lê
Thu Hương. NXBGD Việt Nam)

- Thiết kế hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời( Trẻ
24 – 36 tháng)
( Đồng biên soạn: Đào Hoàng Mai – Trương Hồng Nga. NXBGD Việt Nam)
- Sách trò chơi, bài hát, thơ, truyện cho trẻ 24-36 tháng.
( Chủ biên Lê Thu Hương. NXBGD Việt Nam)
- Điều lệ trương mầm non

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÃ SKKN
BIÊN BẢN CHẤM VÀ XÉT DUYỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

23/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng

Tên SKKN : Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 2436 tháng
Tác giả : Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Giáo viên
Môn (hoặc Lĩnh vực):.........................................................................................
Đơn vị : Trường Mầm non Tân Ước - huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội
Đánh giá của Hội đồng chấm (Ghi tóm tắt những đánh giá chính):
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Đơn vị xác nhận đóng dấu

Tôi xin cam đoan SKKN do tôi viết,
không sao chép. Nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Vũ thị phương Huyên

Tính sáng tạo : .......... / 4 điểm
Tính KH, SP : .......... / 4 điểm
Tính hiệu quả : ......... / 6 điểm
Tính Phổ biến, ứng dụng : ......... / 6 điểm
Tổng số : ....... điểm

24/23


Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24-36 tháng
sXếp loại :...............
(Xếp loại A: Từ 17 đến 20 điểm
Xếp loại B : Từ 14 đến <17 điểm
Xếp loại C : Từ 10 đến <14 điểm
Không xếp loại: < 10 điểm)
Người chấm 1
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chấm 2
(Ký, ghi rõ họ tên)

25/23


Ngày 23 tháng 04 năm 2015
Chủ tịch Hội đồng xét duyệt


SKKN: Một số hình thức rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng

Sáng kiến “Một số hình thức rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng” nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bó để việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ HÌNH THỨC RÈN NỀ NẾP CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG
  2. 1. phần mở đầu 1.1 Lý do chän ®Ò tµi: Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó các nhà giáo dục cũng thấy rằng về bản chất, phạm vi năng lực tiềm tàng của trẻ rộng hơn rất nhiều so với những gì chúng thể hiện ở lớp. Và để có thể làm bộc lộ năng lực tiềm ẩn này, trẻ cần có một môi trường học tập cho phép chúng được học tập mọi lúc, mọi nơi, học theo nhiều cách khác nhau. Để nuôi dưỡng trí thông minh là chăm sóc bảo vệ và kích thích trẻ trong quá trình sinh trưởng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có kinh nghiệm học từ những ngày đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy sự nuôi dưỡng trí lực của trẻ có thể bắt đầu ngay sau khi trẻ sinh ra. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi rất nhiều sự âu yếm, kiên trì, hiểu biết về chăm sóc và dạy bảo của cha mẹ, ông bà và cô giáo. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình. Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. Đúng vậy, trong những năm qua ngành giáo đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường Mầm non. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong mäi ho¹t ®éng là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường mÇn non. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt vÒ nÒ nÕp, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật…. do đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thói quen nề nếp không tốt thì ảnh
  3. hưởng rất nhiều đến các hoạt động của trẻ. Vì vậy cô giáo cần bồi dưỡng thúi quen nề nếp tốt cho trẻ từ nhỏ. Chớnh vỡ vậy tụi chọn đề tài “Một số hình thức rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng"” làm sỏng kiến cải tiến kỹ thuật năm học 2012-2013. 1.2 Điểm mới của đề tài. Nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bó để việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất. - Đối tượng: Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ( Do lớp tôi phụ trách ) - Trường: Mầm Non Lộc Thủy - Chương trình: Giáo dục mầm non mới. Trẻ 24 - 36 tháng tuổi là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, các mặt phát triển hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Giai đoạn này cơ thể trẻ hoàn toàn còn non nớt, rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ tổn thương về mặt tâm lý, nhu cầu về cảm giác an toàn rất lớn. Do đó, muốn rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ thì ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được yêu mến, cảm giác được an toàn và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Bên cạnh đó, quan hệ của cô giáo đối với trẻ phải giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ - con, là người thay mẹ dạy trẻ. Vậy hoạt động lao động Sư phạm của cô giáo Mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt có sự sáng tạo, nhạy bén, kịp thời để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Hoạt động lao động Sư phạm của cô giáo Mầm non có định hướng, có mục đích để tác động giáo dục vào sự phát triển của trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế, nghệ thuật của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để trở thành người
  4. bạn thực sự của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô giáo một cách tự nguyện, thoải mái và vui vẻ. Từ đó, giúp trẻ có được những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực và kiến thức. Đồng thời, hình thành và phát triển nhân cách tốt nhất cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng, tự tin hơn. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ Mầm non phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và không ngừng được đổi mới. Vì vậy, đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ Chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc- giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt kết quả cao. Nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao như mong đợi, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ sẽ thấp, nó sẽ phát triển một cách thụ động.Vì vậy, chỉ có Đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra được môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt nhất cho trẻ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo một cách triệt để. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng, đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng tuổi, nếu cô tạo điều kiện cho trẻ được trãi nghiệm dưới nhiều hình thức, thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi...thì việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ sẽ được thuần thục hơn, kết quả sẽ đạt cao hơn. III. Mục đích, đối tượng phạm vi nghiên cứu. Cơ sở thực tiễn: 1- Mục đích. Nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bó để việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất 2- Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
  5. - Đối tượng: Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ( Do lớp tôi phụ trách ) - Trường: Mầm Non Lộc Thủy - Chương trình: Giáo dục mầm non mới trẻ 24 - 36 tháng IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu. 1- Nhiệm vụ. Với vai trò là một giáo viên Mầm Non tôi luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt "Một ngày của bé", quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch, không bớt xén chương trình. Do vậy nhiệm vụ chính của tôi là làm sao tìm ra hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ phù hợp nhất và sử dụng hình thức một cách tốt nhất để đem đến cho trẻ niềm vui và sự hứng thú thông qua các hoạt động, tạo cho trẻ niềm tin, sự ấm áp khi ở bên cô giáo, bên bạn . 2- Phương pháp nghiên cứu. - Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non - Tham gia các buổi thao giảng, thực hiện dạy và dự giờ để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi đồng nghiệp. - Tuyên truyền để phụ huynh thấy được sự quan trọng của việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng - Trong quá trình thực hiện tôi luôn luôn lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện của lớp, và nhận thức của trẻ và đặc biệt phải phù hợp với tâm lý của từng trẻ B. Thực trạng I. Đặc điểm tình hình của lớp: +Tổng số trẻ: 20 cháu: Trong đó: 17 trẻ nam và 5 trẻ nữ +Dân tộc: Kinh Để biết được nề nếp, thói quen ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát kết quả cụ thể như sau:
  6. Bảng khảo sát kết quả đầu năm về nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ Thói Thói Thói Thói Thói Thói Thói Thói Tổn quen nề quen nề quen quen nề quen nề quen cất quen nề quen g số nếp - giờ nếp - nề nếp nếp đi nếp chào đồ dùng nếp - nề nếp trẻ ăn giờ vui học học đều hỏi đồ chơi giờ ngủ vệ sinh chơi tập 20 10/22 14/22 5/22 12/22 4/22 5/22 7/22 6/22 Thãi Thãi Thãi Thãi Thãi Thãi Thãi Thãi quen quen Tæn quen nÒ quen quen quen nÒ quen nÒ quen cÊt nÒ nÒ g sè nÕp - nÒ nÕp nÒ nÕp nÕp ®i nÕp ®å dïng nÕp nÕp trÎ giê ¨n - giê - giê vui häc ®Òu chµo hái ®å ch¬i häc vÖ ngñ ch¬i tËp sinh 20 10/22 14/22 5/22 12/22 4/22 5/22 7/22 6/22 Với kết quả như trên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 18-24 tháng.Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau 1- Thuận lợi: - Bản thân tôi luôn được sự quan tâm của cán bộ Chuyên môn phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, sự lãnh đạo của địa phương và bạn bè đồng nghiệp - Do trường ở trung tâm nên việc cập nhật thông tin nhanh, với những thông tin đổi mới qua các lớp tập huấn các chuyên đề trong năm học
  7. - Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ, đưa đón trẻ đúng giờ, đóng góp các khoản đúng quy định. - Bản thân tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của ngành học mầm non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng... 2- Khó khăn: Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp không ít khó khăn nhất định. - Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói đang phát triển do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương chăm sóc. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp, tính dụt dè, nhút nhát, cá tính... còn nhiều ở trẻ. - Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề nếp cho trẻ chưa quan trọng. Để đi vào thực hiện việc rèn luyện thói quen nề nếp cho trẻ từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đề ra một số biện pháp: II. Biện pháp thực hiện: 1. Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ Chuyên môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp , thói quen cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo... những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp. Xác định rõ những khó khăn và điều kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp, của bản thân. Từ đó tìm ra biện pháp thực hiện hữu hiệu nhất.
  8. - B¶n th©n luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết và “Quy chế nuôi dạy trẻ” của cấp trên đề ra để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. - Lu«n tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do Phòng, Cụm liên trường và nhà trường tổ chức. - Thường xuyên tìm tòi sách báo, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc đưa trẻ vào nề nếp, thói quen trong học tập, trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. - Tham gia tốt các đợt thao giảng, dự giờ bạn đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho bản thân. - Thường xuyên rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ phù hợp, đúng quy trình của độ tuổi 24 - 36 tháng. 2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp. Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ là vấn đề trọng tâm thì cô giáo cần tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói quen ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý: - Trẻ hiếu động cá biệt ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát. - Trẻ nhút nhát, chậm chạp ngồi cạnh trẻ mạnh dạn và nhanh nhẹn. - Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình. - Trẻ hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan. Cô động viên khích lệ kịp thời sự tiến bộ đối với những trẻ hiếu động, cá biệt khi thấy trẻ ngoan hơn. 3. Tăng cường làm và sưu tầm nhiều Đồ chơi đẹp có tính sáng tạo. Trẻ Mầm non nói chung và trẻ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng đến lớp trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức: “Học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ thì bản thân tôi không ngừng sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để làm Đồ
  9. dùng, Đồ chơi đảm bảo tính thẩm mĩ, sáng tạo hấp dẫn, đảm bảo tính an toàn cho trẻ sử dụng hợp lí, phù hợp với nội dung, với độ tuổi. Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp gọn gàng, vừa tầm với trẻ dễ thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái và vui vẽ. Ví dụ: Cháu mới nhập lớp đang còn khóc vì nhớ Bố, Mẹ, nhớ người thân...tôi có thể bế cháu đến các góc chơi cho trẻ xem tranh vẽ cảnh: Cô và các bạn đang xếp nhà cho Búp Bê. Để trẻ tập trung vào xem tranh mà quên đi nỗi nhớ nhà thì tôi có thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh và hỏi trẻ: “Tranh vẽ về ai đây? Còn đây là ai? Cô giáo và các bạn đang làm gì? Con thấy các bạn chơi có vui không? Bây giờ, cô và con cùng chơi xếp nhà cho em Búp Bê nhé!” Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày giúp trẻ hứng thú hơn tăng phần tích cực, tạo cho trẻ có giờ hoạt động sinh động hơn và hứng thú hơn. Đây cũng là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng tham gia hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. 4. Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày. Động viên, khuyến khích giúp cho trẻ thêm tự tin, hy vọng và có lòng tin để nhìn thẳng vào hoàn cảnh. Động viên cũng là một cách giúp đỡ rất hiệu quả làm cho trẻ tăng thêm niềm tin, tính kiên trì và chủ động. Khi động viên trẻ, tôi chú trọng đến các phương pháp như biểu dương, tán thưởng những thành tích trẻ đã đạt được và khuyên bảo tôi dùng lời lẽ khéo léo và thái độ tình cảm để thương lượng thuyết phục trẻ. VÝ dô: C« khen nh÷ng trÎ ®i häc ngoan, ®óng giê, mÆc quÇn ¸o, ®Çu tãc gän gµng, s¹ch ®Ñp. BiÕt chµo c« khi ®Õn líp, kh«ng khãc nhÌ, th«ng qua c¸c bµi h¸t, bµi th¬, c©u chuyÖn vµ mäi lóc mäi n¬i, còng cã thÓ gióp trÎ cã thãi quen nÒ nÕp tèt h¬n hoÆc c« kh«ng nªn chª trÎ tr­íc tËp thÓ líp mµ nªn gÇn gòi ®Ó gãp ý nhá víi trÎ vÒ mét sè nÒ nÕp ch­a tèt hay trong líp cßn mét vµi ch¸u hay nhâng nhÏo kh«ng nghe lêi c« do sù nu«ng chiÒu cña «ng bµ, bè mÑ... t«i dùa vµo lóc cã ®iÒu kiÖn, trong giê ho¹t ®éng nµo ®ã mµ trÎ cã thÓ häc tËp, b¾t ch­íc. T«i ®· tranh
  10. thñ c¬ héi ®ã ®Ó thay ®æi trÎ b»ng mäi h×nh thøc. Tõ sù gióp ®ì cña c« gi¸o mµ tÝnh nhâng nhÏo cña trÎ mÊt dÇn. §­îc c« t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®¬, do ®­îc rÌn luyÖn mµ trÎ ®· thùc sù hoµ nhËp vµo nÒ nÕp, khu«n khæ cña tËp thÓ líp mét c¸ch tho¶i m¸i, dÔ dµng vµ tù tin. 5. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi. Hàng ngày, các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: Giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập vui chơi, giờ đón - trả trẻ...mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ được rèn luyện. Đối với độ tuổi này, để đưa các cháu vào nề nếp thói quen đâu phải là chuyện dễ và đơn giản, không chỉ là ngày một ngày hai mà cả một thời gian dài và liên tục. Thực tế các cháu còn rất bé chưa có ý thức được như các anh chị lớn tuổi, điều này cũng là thử thách cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên, cô giáo phải thực sự là người mẹ hiền thứ hai của con trẻ, phải luôn nhẹ nhàng, gần gũi, yêu thương trẻ, coi trẻ như con của mình để uốn nắn trẻ. Ngoài ra, thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện...trò chơi có nội dung nói về nề nếp thói quen, tôi cũng có thể lồng ghép đưa vào mọi lúc phần nào giúp trẻ liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo hơn từ đó có thói quen nề nếp tốt hơn.. Ví dụ: - Rèn cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như: Bé ngoan, Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào, Nu na nu nống; Thông qua bài thơ: Miệng xinh, Chào; Hoặc thông qua câu chuyện: Cháu chào ông ạ! - Thông qua bài thơ, bài hát giúp trẻ hình thành thói quen thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong như: “ Bạn ơi hết giờ rồi. Nhanh tay cất đồ chơi. Nhẹ tay thôi bạn nhé! Cất đồ chơi đi nào!” Hoặc: “ Giờ chơi hết rồi. Nào các bạn ơi!
  11. Ta cùng cất dọn Đồ dùng đồ chơi Vào nơi quy định.” - Qua bài thơ, bài hát, câu chuyện rèn cho trẻ thói quen khi ăn, khi ngủ như: Bài hát: Giờ đi ngủ. Bài thơ: Giờ ăn. Bài thơ: Giờ ngủ. C©u chuyÖn: Ch¸u chµo «ng ¹ - Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ qua bài thơ: “Rửa tay sạch” 6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia đình. Thông qua các buổi Hội nghị cha mẹ học sinh hàng tháng và hàng quý hoặc vào giờ đón - trả trẻ hàng ngày và cập nhật các thông tin trên bảng “Những điều cha mẹ cần biết”; Phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh, những bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục phù hợp; Đóng góp nguyên vật liệu cùng làm đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. Thường xuyên chú trọng tuyên truyền rộng rãi với các bậc phụ huynh về sự cần thiết của việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ ở độ tuổi này. Từ đó, phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để trao đổi nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ, tìm nguyên nhân từ đó thống nhất giải pháp thích hợp, kịp thời uốn nắn, rèn luyện trẻ lúc ở nhà cũng như ở trường. Giúp việc rèn luyện nề nếp thói quen theo khoa học và đi đến thống nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 7. Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ. 24 - 36 th¸ng tuæi TrÎ ë ®é tuæi 24 - 36 th¸ng ®a số trẻ ở độ tuổi này chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ, yêu thương của bố mẹ, gia đình và những người thân yêu quanh bé nên khi mới nhập lớp các cháu còn mang một tâm trạng lưu luyến nhớ bố mẹ và những người thân. Khi đến lớp quanh bé đều lạ lẫm, lúc này bé rất cần tình cảm sự âu yếm, nhẹ nhàng. Do đó, cô phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, sự ấm áp, được quan tâm, được yêu mến, cảm giác được an toàn và có thể xem mình là một thành viên trong gia đình nhỏ mà trẻ đang hoà nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giàu cảm xúc thân thiết như quan hệ mẹ - con. Cô luôn tôn trọng và đồng cảm
  12. tạo nên không khí vui tươi, cởi mở, lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia vào sinh hoạt một cách thoãi mái và tự tin. VÝ dô: Khi ®ãn trÎ vµo líp nh÷ng ngµy ®Çu trÎ cßn bì ngì thËm chÝ khãc hên, c« bÕ trÎ ©u yÕm vç vÒ råi cho trÎ xem tranh vµ trß chuyÖn hoÆc h¸t cho trÎ nghe råi kÓ chuyÖn, cïng trÎ ch¬i víi c¸c ®å ch¬i ®Ó trÎ quªn ®i nçi nhí nhµ. Råi nh÷ng buæi ®Çu trÎ ¨n c¬m, ngñ t¹i tr­êng víi trÎ ®iÒu g× còng míi mÎ c« ©n cÇn dç dµnh, ®éng viªn khuyÕn khÝch bãn tõng th×a c¬m, ru trÎ vµo giÊc ngñ. DÇn dÇn trÎ ®· quen khi ®Õn giê ¨n c« h­íng dÉn trÎ tù ngåi vµo bµn ¨n, tËp cho trÎ tù cÇm th×a xóc c¬m ¨n, ¨n kh«ng nãi chuyÖn, kh«ng lµm r¬i v·i. IV. Những kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm. 1. Những kết quả bước đầu: Qua mét n¨m häc t«i kiªn kiªn tr× thùc hiÖn mét sè h×nh thøc rÌn luyÖn nÒ nÕp thãi quen ban ®Çu cho trÎ, ®Õn nay trÎ ®· thùc sù yªu mÕn c« gi¸o, c¸c b¹n vµ thÝch ®i häc, cã nÒ nÕp tham gia trong mäi ho¹t ®éng, trÎ cã t¸c phong m¹nh d¹n vµ tù tin h¬n, cô thÓ: - TrÎ cã hµnh vi ®¹o ®øc tèt, kh«ng nãi tôc chöi bËy, biÕt v©ng lêi «ng bµ, cha mÑ, yªu quý con vËt, biÕt yªu thiªn nhiªn, biÕt quan t©m ®oµn kÕt víi b¹n, biÕt c¶m ¬n xin lçi. - §Æc biÖt c¸c ch¸u vÒ nhµ ®· biÕt tù m×nh lµm mét sè viÖc tù phôc vô: Tù xóc ¨n, tù uèng n­íc, biÕt gäi ng­êi lín khi cã nhu cÇu ®i vÖ sinh, khi ch¬i xong tù cÊt ®å ch¬i, biÕt ®äc th¬, h¸t bi b« cho «ng bµ, bè mÑ nghe. V× vËy c¸c bËc phô huynh rÊt vui, cµng yªn t©m h¬n khi göi con ®Õn líp . Tõ ®ã phô huynh quan t©m ®Õn viÖc häc tËp cña c¸c ch¸u nhiÒu h¬n. - C¸c ch¸u cã nÒ nÕp thãi quen tù phôc vô nªn t«i thùc hiÖn nhiÖn vô ch¨m sãc gi¸o dôc mét c¸ch dÔ dµng §Ó minh chøng cho kÕt qu¶ ®¹t ®­îc cña c¸c ch¸u râ rµng h¬n, d­íi ®©y lµ kÕt qu¶ so s¸nh vÒ viÖc thùc hiÖn mét sè h×nh thøc rÌn luyÖn nÒ nÕp thãi quen ban ®Çu cho trÎ
  13. B¶ng so s¸nh kÕt qu¶ viÖc ¸p dông mét sè h×nh thøc rÌn luyÖn nÒ nÕp, thãi quen ban ®Çu cho trÎ: Thãi Thãi Thãi Thãi Thãi Thãi Thãi Thãi Tæng quen nÒ quen nÒ quen cÊt quen nÒ quen nÒ quen nÒ quen nÒ quen nÒ sè nÕp ®i nÕp chµo ®å dïng nÕp - giê nÕp - giê nÕp - nÕp häc nÕp vÖ trÎ häc ®Òu hái ®å ch¬i ¨n ngñ giê vui tËp sinh ch¬i §Ç Cu §Ç Cu §Ç Cu §Ç Cu §Ç Cu § Cu § Cu § Cu u èi u èi u èi u èin u èi Çu èi Çu èi Çu èi 20 n¨ n¨ n¨ n¨ n¨ n¨ n¨ ¨m n¨ n¨ n¨ n¨ n¨ n¨ n¨ n¨ m m m m m m m m m m m m m m m 10/ 18/ 10/ 17/ 5/ 17/ 12/ 17/ 4/2 18/ 5/ 17/ 7/ 18/ 6/ 18/ 22 22 22 22 22 22 22 22 2 22 22 22 22 22 22 22 Những kết quả đạt được ở trên không phải làm tôi mãn nguyện mà tôi sẽ lấy đó làm động lực thôi thúc mình cố gắng hơn nữa để rèn luyện nề nếp, thói quen cho con trẻ trong những năm học tiếp theo. 2. Một số bài học kinh nghiệm: Víi c¸c h×nh thøc t«i thùc hiÖn trong n¨m häc võa qua ®· thu ®­îc kÕt qu¶ ®¸ng mõng. Tõ ®ã b¶n th©n t«i rót ra mét sè kinh nghiÖm vÒ viÖc rÌn luyÖn nÒ nÕp thãi quen ban ®Çu cho trÎ ®¹t kÕt qu¶ tèt - Nghiªn cøu tham kh¶o tµi liÖu, kh«ng ngõng båi d­ìng n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n - B¶n th©n gi¸o viªn lu«n lµ tÊm g­¬ng tèt, mÉu mùc trong mäi ho¹t ®éng: Lêi ¨n, tiÕng nãi, viÖc lµm - C« yªu nghÒ mÕn trÎ tËn t©m víi c«ng viÖc cña m×nh. Lu«n t×m tßi nghiªn cøu c¸c ph­¬ng ph¸p, h×nh thøc ®Ó d¹y trÎ phï hîp vµ ®¹t kÕt qu¶ cao
  14. - RÌn cho trÎ ë mäi lóc, mäi n¬i. §Æc biÖt quan t©m ®Õn trÎ chËm, trÎ c¸ biÖt, kh«ng ph©n biÖt gi÷a c¸c trÎ - Gi¸o viªn trao ®æi th­êng xuyªn víi phô huynh nh÷ng g× trÎ lµm ®­îc vµ ch­a lµm ®­îc ®Ó cïng t×m ra nguyªn nh©n vµ c¸ch d¹y trÎ tèt nhÊt - Gi¸o viªn lu«n t¹o c¬ héi cho trÎ tù lµm c¸c viÖc phï hîp víi kh¶ n¨ng cña trÎ vµ cã hµnh vi v¨n ho¸ C. KẾT LUẬN Để đạt được mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có đủ đức, đủ tài. Ngành học Mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Vậy, làm thế nào để cho trẻ em trưởng thành và phát triển được như mong muốn trong lời Bác đã nói: “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” là cả một công trình lớn nhằm khai thác hết tiềm năng để hướng trẻ đến sự phát triển một cách toàn diện và mạnh mẽ, hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách làm hành trang trong suốt giai đoạn về sau của trẻ. Như vậy, chúng ta cần phải biết phối kết hợp rộng rãi và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để thống nhất việc chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học. Là giáo viên Mầm non cần nhận thức được rằng: “ Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Phải thật sự nhiệt tình say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng giữa các trẻ. Xuất phát từ thực tiễn, nhằm đáp ứng được yêu cầu của ngành học Mầm non theo định hướng đổi mới. Với những biện pháp tôi đã thực hiện trên trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng trong năm học này giúp trẻ trong lớp có được nề nếp, thói quen tốt nhất.
  15. Vì đề tài này được áp dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm trẻ. Do đó, một số kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây, tôi rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng bổ sung của các cấp lãnh đạo Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp giúp tôi có được bài học kinh nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân, đặc biệt nâng cao chất lượng của việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng và trẻ trong độ tuổi Mầm non nói chung được tốt hơn. Trân trọng cảm ơn những đóng góp của Hội đồng Chuyên môn Nhà trường.

SKKN: Một số hình thức rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng

Sáng kiến “Một số hình thức rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng” nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bó để việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Kim Xuyến 1723 15 pdf
Báo lỗi
  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác
Upload Tải xuống
Sáng kiến kinh nghiệm một số hình thức rèn nề nếp cho trẻ 24 36 tháng
đang nạp các trang xem trước
Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Cẩm nang rèn luyện 63 thói quen giúp trẻ trưởng thành hơn: Phần 2

110 74 2

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường Mầm non 3

10 13 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4–5 tuổi D điểm chính trường mầm non Tân Yên

64 328 15

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

13 135 8

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành thói quen, nền nếp cho trẻ 24 – 36 tháng

16 7 1

Đề tài: Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo nhỡ

13 243 8

Sáng kiến kinh nghiệm – Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho tẻ mẫu giáo nhỡ

13 79 0

ĐỀ TÀI “Một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18- 24 tháng”

28 202 7

SKKN: Rèn luyện thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp Một trong môn Âm nhạc

18 1001 25

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24-36 tháng

19 120 5
TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29023 1370

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18446 191

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16749 3459

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15154 1372

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13219 2140

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13168 2409

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12180 2725

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9484 182

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9335 1716

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9176 334
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Rèn luyện thói quen nề nếp cho trẻ
  • Nâng cao chất lượng dạy trẻ
  • Kinh nghiệm giảng dạy trẻ
  • Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Rèn luyện nề nếp cho trẻ 24 36 tháng
  • Giáo dục nề nếp thói quen
  • Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ
  • Giáo dục mầm non
  • Nâng cao chất lượng phương pháp giáo dục
  • Quản lý giáo dục
  • Quản lý trường mầm non
  • Rèn luyện nề nếp thói quen
  • Chăm sóc giáo dục trẻ em
  • phương pháp dạy học sinh
  • rèn luyện thói quen
  • trẻ mẫu giáo
  • quản lý chăm sóc
  • chất lượng chăm sóc
  • giáo dục trẻ
  • Cách viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm THCS
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh học
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt hiệu quả
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm viết chính tả
  • Sáng kiến kinh nghiệm chính tả lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy phát âm chuẩn
  • Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sống
  • Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Dàn bài sáng kiến kinh nghiệm
  • Mô hình sáng kiến kinh nghiệm
  • Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
  • Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Bài giảng Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  • Đánh giá cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Xét chọn cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 3
  • Sáng kiến dạy học môn tự nhiên xã hội
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2
  • Phương pháp dạy học
  • Kinh nghiệm cho giáo viên
  • Dạy học môn Tập viết lớp 2
  • Bí quyết giảng dạy môn Tập viết
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT môn Ngữ văn
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 10
  • Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
  • Truyện An Dương Vương
  • Sáng kiến kinh nghiệm quản lý
  • Sáng kiến của trường THPT chuyên Phan Bội Châu
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán
  • Hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Toán
  • Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4
  • Sáng kiến đổi mới phương pháp dạy
  • Kinh nghiệm dạy Địa
  • Sử dụng bản đồ
  • Địa lí lớp 5
  • Vấn đề viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Vấn đề cơ bản
  • Sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 3
  • Rèn kỹ năng đọc
  • Sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 1
  • Phương pháp học toán lớp 1
  • Cách giải toán về đơn vị
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy toán lớp 4
  • Phương pháp dạy phân số lớp 4
  • Giải pháp rèn luyện kỹ năng giải toán lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy âm nhạc
  • Giáo dục âm nhạc
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

102 58 4 08-02-2022

Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Coca Cola

36 54 3 08-02-2022

Treatment patterns and effectiveness of patients with multiple myeloma initiating Daratumumab across different lines of therapy: A real-world chart review study

11 27 1 08-02-2022

Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh, TP.HCM

94 70 1 08-02-2022

Safety application of muscle relaxants and the traditional low-frequency ventilation during the flexible or rigid bronchoscopy in patients with central airway obstruction: A retrospective observational study

9 14 1 08-02-2022

Protein enrichment of yam peels by fermentation with Saccharomyces cerevisiae (BY4743)

5 17 1 08-02-2022

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Hoàn thiện chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các cơ sở giáo dục đại học

27 18 2 08-02-2022

Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 8: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cộng đồng. Ôn tập câu Ai làm gì?

5 9 1 08-02-2022

Phương pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em tại nhà: Phần 2

197 35 1 08-02-2022

Bài giảng Sinh thái vi sinh vật: Chương 7 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh

13 31 1 08-02-2022

Bài giảng Cơ học lý thuyết (Phần I: Tĩnh học) - Bài tập tìm phản lực và giản phẳng

20 24 1 08-02-2022

Đặc điểm hình thái và đặc tính xâm nhiễm của vi khuẩn kháng đa kháng sinh phân lập từ cá rô đồng (Anabas Testudineus)

7 39 1 08-02-2022

Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng đồng hồ thông minh: Nghiên cứu tại Việt Nam

17 37 1 08-02-2022

A promising materials approach to combatting renal hyperphosphatemia: Fe(II)-montmorillonites

11 29 1 08-02-2022

Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều: Tuần 20

10 56 3 08-02-2022

Nghiên cứu khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế mới về công cụ tài chính (IFRS 9) trong kế toán dự phòng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

11 25 1 08-02-2022

Cervical cancer screening “see and treat approach”: Real-life uptake after invitation and associated factors at health facilities in Gondar, Northwest Ethiopia

9 28 1 08-02-2022

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp để thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở trường THPT

32 20 2 08-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

71 11 1 08-02-2022

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm về công tác tham mưu để duy trì, nâng cao kết quả phổ cập THCS

18 23 1 08-02-2022
TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18446 191

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29023 1370

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1267 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3357 333

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1723 66

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 3987 1

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3583 592

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1540 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2060 130

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2955 161
TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |
Sáng kiến kinh nghiệm một số hình thức rèn nề nếp cho trẻ 24 36 tháng
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.
Sáng kiến kinh nghiệm một số hình thức rèn nề nếp cho trẻ 24 36 tháng
Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock