Sbt bài tập hóa 9 tính chất của phi kim năm 2024

Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 25: Tính chất của phi kim

Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 25: Tính chất của phi kim được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 25.1 trang 30 Sách bài tập Hóa học 9: Dãy gồm các phi kim được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải là:

  1. Flo, oxi, clo; B. Clo, oxi, flo;
  1. Oxi, clo, flo; D. Clo, flo, oxi

Lời giải:

Đáp án C.

Bài 25.2 trang 30 Sách bài tập Hóa học 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Nhiều phi kim tác dụng với oxi thành oxit axit.
  1. Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
  1. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.
  1. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.

Lời giải:

Đáp án C.

Bài 25.3 trang 30 Sách bài tập Hóa học 9: a) Làm thế nào để so sánh độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim? Cho thí dụ minh hoạ.

  1. Hãy sắp xếp các phi kim sau theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học giảm dần: Br, Cl, F, I.

Lời giải:

  1. Mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng với hiđro hoặc với kim loại. Thí dụ:

H2 + F2 bóng tối→ 2HF

H2 + Cl2 to→ 2HCl

F hoạt động hóa học mạnh hơn Cl.

  1. Mức độ hoạt động hoá học giảm dần theo thứ tự sau: F > Cl > Br > I.

Bài 25.4 trang 30 Sách bài tập Hóa học 9: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. Xác định nguyên tố X.

Lời giải:

Công thức hoá học của hợp chất có dạng XH3.

17,65% ứng với (3 x 1)đvC

(100 - 17,65)% ứng với 82,35x3/17,65 = 14(đvC)

Nguyên tử X có nguyên tử khối là 14, vậy nguyên tố X là nitơ (N).

Bài 25.5 trang 30 Sách bài tập Hóa học 9: Thông thường, nguyên tố phi kim kết hợp với oxi tạo oxit axit, nhưng có trường hợp nguyên tố phi kim kết hợp với oxi không tạo oxit axit, cho thí dụ.

Lời giải:

Nguyên tố phi kim có thể kết hợp với oxi tạo thành oxit trung tính. Thí dụ: NO, CO.

Bài 25.6 trang 30 Sách bài tập Hóa học 9: R là nguyên tố phi kim. Hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH: chứa 5,88% H. R là nguyên tố nào sau đây?

  1. Cacbon; B. Nitơ; C. Photpho; D. Lưu huỳnh.

Lời giải:

Đáp án D.

Nguyên tử khối của R= 2(100 - 5,88)/5,88 ≈ 32 (đvC)

Nguyên tố R là lưu huỳnh (S).

Bài 25.7 trang 31 Sách bài tập Hóa học 9: Khí X có tỉ khối đối với oxi bằng 1,0625. Đốt 3,4 gam khí X người ta thu được 2,24 lít khí S02 (đktc) và 1,8 gam H20. Công thức phân tử của khí X là:

  1. SO2; B. SO3; C. H2S; D. Trường hợp khác

Lời giải:

Đáp án C.

Khối lượng mol phân tử của X : 1,0625 x 32 = 34 (gam).

\= 2,24/22,4 = 0,1 mol.

Trong 0,1 mol SO2 có 0,1 mol nguyên tử s ứng với khối lượng: mS = 32 x 0,1 = 3,2 (gam).

\= 1,8/18 = 0,1 mol trong đó có 0,2 mol nguyên tử H ứng với khối lượng: 1 x 0,2 = 0,2 (gam).

mX = mS + mH = 3,4g như vậy chất X không có oxi.

nX = 3,4/34 = 0,1 mol

Do đó: 0,1 mol phân tử X có chứa 0,1 moi nguyên tử S và 0,2 mol nguyên tử H.

Vậy 1 mol phân tử X có chứa 1 mol nguyên tử S và 2 mol nguyên tử H

Công thức hoá học của hợp chất X là H2S.

Bài 25.8 trang 31 Sách bài tập Hóa học 9: Nói oxit axit là oxit của phi kim có đúng không? Cho thí dụ minh hoạ.

Lời giải:

Nói oxit axit là oxit phi kim, điều đó không hoàn toàn đúng vì đa số oxit axit là oxit phi kim (CO2, SO3, v.v...), nhưng có oxit phi kim là oxit trung tính (CO, NO...), ngược lại có oxit axit là oxit kim loại (thí dụ Mn2O7 có axit và muối tương ứng là HMnO4, KMnO4).

Bài 25.9 trang 31 Sách bài tập Hóa học 9: Qua phản ứng của Cl2 và S với Fe, ta có thể rút ra kết luận gì về tính phi kim của Cl và S? Từ kết luận đó ta có thể dự đoán được phản ứng hoá học giữa Cl2 và H2S hay không? Nếu có, viết phương trình hoá học.

Giải Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong SGK Hóa lớp 9, giúp các em nắm vững kiến thức được học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tài liệu được biên soạn chi tiết kỹ lưỡng giúp các em luyện giải Hóa 9. Mời các bạn tham khảo.

Giải Hoá 9 bài 25: Tính chất của phi kim

\>> Bài trước đó: Giải Hóa 9 bài 24: Ôn tập học kì 1

A. Giải bài tập trang 76 SGK Hóa lớp 9

Bài 2 trang 76 sgk Hóa 9

Hãy chọn câu đúng

  1. Phi kim dẫn điện tốt.
  1. Phi kim dẫn nhiệt tốt.
  1. Phi kim chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn, khí.
  1. Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án đúng là D: Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

Bài 2 trang 76 sgk Hóa 9

Viết các phương trình hoá học của S, C, Cu, Zn với khí O2. Cho biết các oxit tạo thành thuộc loại nào. Viết công thức các axit hoặc bazơ tương ứng với mỗi oxit đó.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

S + O2 SO2;

C + O2 CO2

2Cu + O2 2CuO;

2Zn + O2 2ZnO

SO2 là oxit axit, có axit tương ứng là H2SO3;

CO2 là oxit axit, có axit tương ứng là H2CO3.

CuO là oxit bazơ, có bazơ tương ứng là Cu(OH)2;

ZnO là oxit lưỡng tính, có bazơ tương ứng là Zn(OH)2 và axit tương ứng là H2ZnO2.

Bài 3 trang 76 sgk Hóa 9

Viết các phương trình hoá học và ghi đầy đủ điều kiện khi cho hiđro phản ứng với:

  1. clo; b) lưu huỳnh; c) brom.

Cho biết trạng thái của các chất tạo thành.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

  1. H2(k) + Cl2(k) 2HCl(k)
  1. H2(k) + S(r) H2S(k) (khí H2S có mùi trứng thối)
  1. H2(k)+ Br2(l) 2HBr(k)

Bài 4 trang 76 sgk Hóa 9

Viết các phương trình hoá học giữa các cặp chất sau đây (ghi rõ điều kiện, nếu có):

  1. khí Ao và hiđro
  1. lưu huỳnh và oxi
  1. bột sắt và bột lưu huỳnh
  1. cacbon và oxi
  1. khí hiđro và lưu huỳnh.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

  1. F2 + H2 → 2HF (phản ứng xảy ra trong bóng tối và nổ mạnh)
  1. S + O2 SO2
  1. S + Fe FeS
  1. C + O2 CO2
  1. H2 + S H2S

Bài 5 trang 76 sgk Hóa 9

Cho sơ đồ biểu diễn chuyển đổi sau:

Phi kim → oxit axit → oxit axit → axit → muối suntat tan → muối sunfat không tan

  1. Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ.
  1. Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi trên.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

  1. S SO2 H2SO4 Na2SO4 BaSO4
  1. HS tự viết phương trình.

S + O2 SO2

SO2 + O2 SO3

SO3 + H2O H2SO4

H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + H2O

Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4

Bài 6 trang 76 sgk Hóa 9

Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu đuợc hỗn hợp khí B.

  1. Hãy viết các phương trình hoá học.
  1. Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nFe = 5,6/56 = 0,1 mol; ns = 1,6/32 = 0,05 mol.

  1. Phương trình hoá học:

Fe + S FeS.

Lúc ban đầu: 0,1 0,05 0 (mol)

Lúc phản ứng: 0,05 0,05 0,05

Sau phản ứng: 0,05 0 0,05

Chất rắn A gồm FeS và Fe dư + HCl?

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

Phản ứng: 0,05 0,1 0,05 0,05 (mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Phản ứng: 0,05 0,1 0,05 0,05 (mol).

Số mol HCl tham giá phản ứng = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol.

Thể tích dung dịch HCl 1M dùng là: Vdd = n/CM = 0,2/1 = 0,2 lít

\>> Bài tiếp theo tại: Giải Hóa 9 Bài 26: Clo

B. Tóm tắt Hóa 9 bài 25: Tính chất của phi kim

1. Tính chất vật lí

  • Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn như C, S, P, Si, I,... Trạng thái lỏng như: Br; Trạng thái khí như: O2, H2, N2, ...
  • Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp, ở thể rắn.
  • Một số phi kim độc như clo, brom, iot,..

2. Tính chất hóa học

  1. Tác dụng với kim loại
  • Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.
  • Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ngay ở nhiệt độ thường, tạo thành HgS. Oxi tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành oxit kim loại.
  1. Tác dụng với hiđro

Nhiều phi kim tác dụng với hiđro tạo thành các hợp chất khí.

  1. Tác dụng với oxi

Một số phi kim tác dụng với oxi.

Thí dụ:

S + O2 SO2 (k)

4P + 5O2 2P2O5 (r)

3. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim

  • Các phi kim có khả năng hoạt động hóa học khác nhau.
  • Flo là phi kim mạnh nhất; oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh; lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

C. Giải SBT Hóa 9 bài 25: Tính chất của phi kim

Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong Sách bài tập Hóa 9 bài 25 tại:

  • Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 25: Tính chất của phi kim

D. Trắc nghiệm Hóa 9 bài 25: Tính chất của phi kim

Câu 1. Phi kim có những tính chất nào dưới đây?

  1. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
  1. Đều là chất rắn ở điều kiện thường
  1. Dẫn điện tốt, nhưng dẫn nhiệt kém
  1. Có thể là chất rắn hoặc chất lỏng hoặc chất khí ở điều kiện thường.

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây các phi kim không thể tác dụng được

  1. Oxi, hidro, một số kim loại và một số phi kim khác
  1. Nước, các dung dịch axit, các dung dịch bazơ
  1. Một số kim loại
  1. Một số kim loại và một số phi kim

Câu 3. Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng

  1. Khí flo và oxi
  1. Cacbon và oxi
  1. Bột nhôm và lưu huỳnh
  1. Axit clohidric và photpho

Câu 4. Bột sắt với oxi tác dụng với nhau ở điều kiện nào

  1. Ở nhiệt độ thường
  1. Cần chất xúc tác
  1. Có ánh sáng
  1. Nung nóng

Câu 5. Đốt cháy mẩu photpho trên muôi sứ trong không khí thu được chất rắn màu trắng. Hòa tan chất rắn vào nước thu được dung dịch X. Thả mẩu quỳ tím vào dung dịch X thấy hiện tượng:

  1. Màu quỳ đổi đổi sang hồng
  1. Màu quỳ tím đổi sang đỏ
  1. Màu quỳ tím đổi sang màu xanh
  1. Quỳ tím bị mất màu

Câu 6. Phi kim có mức độ hoạt động hóa học yếu nhất là:

  1. Flo
  1. CLo
  1. Oxi
  1. Silic

Câu 7. Cho các nguyên tố sau: C, N, O, F nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất

  1. C
  1. N
  1. O
  1. F

Câu 8. Phi kim nào sau đây tồn tại ở thể lỏng

  1. Flo
  1. Clo
  1. Brom
  1. Iot

Để xem toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm của bài cũng như đáp án mời các bạn tham khảo tại: Trắc nghiệm hóa học 9 bài 25

-----

Mời các bạn cùng tham khảo

  • Giải bài tập trang 81 SGK Hóa lớp 9: Clo
  • Giải bài tập trang 84 SGK Hóa lớp 9: Cacbon
  • Giải bài tập trang 87 SGK Hóa lớp 9: Các oxit của cacbon

.............................................

Ngoài Giải Hóa 9 Bài 25: Tính chất của phi kim, mời các bạn tham khảo thêm Hóa 9, Giải SBT Hóa 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết Hóa học 9 để học tốt môn Hóa 9 hơn.

Tính kim loại phi kim là gì?

Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nguyên tố đó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm. Nếu nguyên tử của nguyên tố đó càng dễ nhận electron thì tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh. Ở trong cùng một chu kỳ, nếu điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại giảm và tính phi kim tăng dần.

Phi kim loại có tính chất gì?

Phi kim là một nguyên tố hóa học có khối lượng riêng tương đối thấp và độ âm điện từ trung bình đến cao. Nhìn chung, các nguyên tố này không có hoặc ít tính chất của một kim loại hơn như ánh kim, khả năng uốn dẻo kéo sợi, dẫn nhiệt và điện tốt, và độ âm điện thấp.

Phi kim cacbon có màu gì?

Carbon.

Tính chất hóa học của kim loại là gì?

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại bao gồm tính khử, tính oxy hóa, tính bền vững, tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tính đàn hồi và có thể là độc hại. Tính chất này đặc biệt hữu ích trong nhiều ứng dụng công nghiệp và khoa học, như trong sản xuất các sản phẩm kim loại, thiết kế đồ gá, điện tử và các ứng dụng điện.