Hà nội trung bình 1 người bao nhiêu mét đất năm 2024

Thông tin trên tờ Vietnamnet, theo kế hoạch Hà Nội, cuối năm 2017 hoặc đầu 2018, các sở ngành của thành phố sẽ được chuyển về hai khu hành chính tập trung mới.

Khu thứ nhất nằm trên đường Võ Chí Công (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ). Khu thứ hai sẽ xây dựng mới tại vị trí trụ sở Sở Xây dựng số 52 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng.

Hiện nay, 8 sở, ngành thuộc diện di dời của Hà Nội hầu hết nằm tại các vị trí được cho là “đất vàng”. Được biết, con số dự kiến đấu giá các trụ sở hiện nay của 8 sở, ngành thành phố Hà Nội sẽ thu được gần 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, trường hợp là đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp sẽ thu được hơn 1.000 tỷ đồng.

Trụ sở cũ sở Tài chính Hà Nội ở khu đất vàng.

Tờ Vietnamnet dẫn chứng, nằm ở con phố trung tâm quận Hoàn Kiếm, Sở Tài chính nằm ở 38B Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, nằm gần Hồ Hoàn Kiếm, Trung tâm thương mại Tràng Tiền, Nhà hát Lớn; trụ sở sở Quy hoạch - Kiến trúc nằm ở 31B Tràng Thi,... được đánh giá là những vị trí có giá trị nhất.

Từ lâu, khu vực xung quanh Bờ Hồ hay khu vực phố cổ Hà Nội luôn dẫn đầu về sự đắt đỏ của bất động sản sánh ngang với những khu đất vàng ở Paris, Tokyo, New York,... Mỗi mét vuông ở đây cũng đủ để chủ sở hữu trở thành tỷ phú.

Theo khảo sát, trên hai tuyến phố này, mức giá thị trường đang được rao trên nhiều trang web không dưới 1 tỷ đồng. Đơn cử tại một căn nhà 2 tầng, hiện đang được chủ nhân “hét giá” 22 tỷ cho 15 mét vuông mặt sàn với chưa đầy 1 mét chiều dài mặt đường. Trung bình mỗi mét vuông có giá 1,2 tỷ. Tuy nhiên đây cũng chỉ là lời rao, còn sự thực giao dịch thế nào thì chưa được xác thực.

Kết quả của một công ty nghiên cứu thị trường cũng cho thấy, đường Tràng Thi đang có mức giá bán trung bình khá cao, gần 483,7 triệu đồng/m2; tiếp sau là đất tại đường Hai Bà Trưng, có giá 450 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá đất trung bình của quận Hoàn Kiếm là trên 482 triệu đồng/m2.

Cũng theo báo cáo của công ty này, giá đất tại khu vực đường Cát Linh, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa (trụ sở cũ của sở Kế hoạch và Đầu tư) là xấp xỉ 246,3 triệu đồng/m2. Giá tại đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa (trụ sở cũ của Sở Tài nguyên và Môi trường) là 340 triệu đồng/m2.

Giá tại đường Nguyễn Chánh, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (trụ sở cũ của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội) là 281 triệu đồng/m2.

Cũng theo tờ Vietnamnet, câu chuyện về giải phóng mặt bằng với mức đền bù giá “khủng”, “kỷ lục” chưa từng có trong tiền lệ đã khiến khu đất ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng trở thành vị trí “đắt xắt ra miếng” giữa Thủ đô.

Năm 2010, dư luận đã có thời điểm “hốt hoảng” về mức giá đền bù giải phóng mặt bằng chưa từng có từ trước đến nay tại các địa chỉ 22-24 Hàng Bài, 25-27 Hai Bà Trưng. Để di dời 300 hộ dân cư trú trên diện tích 300m2, chủ dự án đã chấp nhận mức giá 500 triệu đồng/m2.

Trong số này, 15/17 hộ đã thống nhất mức giá đền bù. Tuy nhiên, duy nhất 2 hộ đơn phương phản đối. Không chấp nhận mức giá đền bù 600 triệu đồng/m2, hai chủ hộ này đã đưa ra con số đền bù 1 tỷ đồng/m2.

Vụ việc kéo dài, chủ đầu tư cuối cùng chấp nhận một cái giá khá chát nhưng có đến 1 tỷ/m2 hay không vẫn được dấu kín.

TTO - Sáng 26-12, HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết giá các loại đất áp dụng trong giai đoạn 2020-2024, trong đó giá đất ở cao nhất thuộc các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ với giá 187,92 triệu đồng/m2.

Hà nội trung bình 1 người bao nhiêu mét đất năm 2024

Theo nghị quyết, quận Hoàn Kiếm có giá đất ở cao nhất, trong đó mức giá đất ở cao nhất 187,92 triệu đồng thuộc các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ - Ảnh: XUÂN LONG

Ông Nguyễn Trọng Đông - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội - cho biết sau khi Chính phủ ban hành khung giá đất áp dụng 5 năm tới với mức tăng khoảng 20%, thành phố đã hoàn thiện phương án điều chỉnh giá đất, mức điều chỉnh tăng bình quân khoảng 15%.

Thẩm tra nội dung này, bà Hồ Vân Nga - trưởng Ban Kinh tế - ngân sách HĐND TP - cho biết phương án xây dựng bảng giá đất áp dụng từ năm 2020 vẫn giữ nguyên giá đất nông nghiệp, còn với giá đất ở và giá đất thương mại, dịch vụ, điều chỉnh tăng bình quân 10-15%.

Theo bà Nga, nghị định 96/2019 về khung giá đất áp dụng trong giai đoạn 2020-2024 quy định giá đất ở tối đa 162 triệu đồng/m2, tuy nhiên nghị định của Chính phủ cũng quy định UBND cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương, được phép quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất nhưng không cao hơn quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá.

Vì vậy, bà Nga cho biết tại một số tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ, UBND TP Hà Nội trình phương án giá đất ở cao nhất 187,92 triệu đồng/m2.

"Mức giá 187,92 triệu đồng/m2 với ba tuyến phố trên tăng khoảng 16% so với mức giá tối đa của khung giá đất của Chính phủ. Mức tăng này theo đúng quy định không cao hơn quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đã được Chính phủ quy định" - bà Nga lý giải.

Theo bà Nga, thực tế giá đất ở tại ba tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm đã có giá cao nhất 181 triệu đồng/m2 trong giai đoạn 2014-2019, vì vậy việc điều chỉnh lên mức 187,92 triệu đồng/m2 cũng phù hợp theo mức tăng chung, từng bước tiệm cận thị trường.

Cuối giờ sáng 26-12, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về giá các loại đất trên địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 1-1-2020 đến 2024.

Theo đó, giá đất ở cao nhất thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, trong đó các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ có giá đất cao nhất 187,92 triệu đồng/m2; giá đất ở thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông 4,554 triệu đồng/m2.

Bảng giá đất ở tại Hà Nội giai đoạn 2020-2024

Giá đất ở tối đa thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm (phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ) có giá đất cao nhất 187.920.000 đồng/m2; giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông 4.554.000 đồng/m2.

Giá đất ở đô thị tại các phường của thị xã Sơn Tây có giá tối đa 19.205.000 đồng/m2, giá tối thiểu 1.449.000 đồng/m2.

Giá đất ở tại thị trấn thuộc các huyện có giá tối đa 25.300.000 đồng/m2, giá tối thiểu 1.430.000 đồng/m2.

Giá đất ở nông thôn, tối đa tại các xã giáp ranh 32.000.000 đồng/m2, giá tối thiểu 2.257.000 đồng/m2.

Giá đất ở ven trục đường giao thông chính có giá tối đa 17.064.000 đồng/m2, giá tối thiểu 670.000 đồng/m2.

Giá đất ở khu dân cư nông thôn còn lại có giá tối đa 3.250.000 đồng/m2, giá tối thiểu 495.000 đồng/m2.