So sánh mùa mưa và mùa khô năm 2024

+ Phân bố mưa, thể hiện qua các tháng trong năm (chênh lệch nhiều hay ít; mưa nhiều tập trung vào những tháng nào, bao nhiêu tháng mưa nhiều. Mưa ít hoặc không mưa vào những tháng nào, bao nhiêu tháng).

  1. So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của một số kiểu khí hậu

- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa so với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

So sánh mùa mưa và mùa khô năm 2024

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa hình 14.2 SGK.

Quảng cáo

So sánh mùa mưa và mùa khô năm 2024

Lời giải chi tiết

  1. Đọc các biểu đồ

  1. So sánh những điếm giống nhau và khác nhau của một số kiểu khí hậu:

- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

Giống nhau: nhiệt độ trung bình tháng cao nhất không quá 20°C, lượng mưa trung bình giữa các tháng không chênh nhau quá lớn, mưa đều quanh năm.

Khác nhau:

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng thấp nhất vẫn trên 0°C, biên độ nhiệt năm 10°C; kiểu khí hậu ôn đới lục địa nhiệt độ trung hình tháng thấp nhất xuống dưới 0°C (-5°C), biên độ nhiệt độ năm rất lớn (25°C).

+ Ôn đới hải dương mưa nhiều hơn, hầu như quanh năm, mưa nhiều vào mùa thu và đông; ôn đới lục địa mưa ít hơn, mưa nhiều vào mùa hạ.

(ĐCSVN)- Mùa là thuật ngữ chỉ sự phân chia thời gian của năm. Trong các khu vực Ôn đới và các Vùng cực có bốn mùa được nhận thấy rõ rệt đó là: mùa xuân, mùa hạ (hay còn gọi mùa hè), mùa thu và cuối cùng là mùa đông.

Nguyên nhân sinh ra mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất nên trong quá trình chuyển động quay quanh mặt trời có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm tạo nên các mùa.

Bên cạnh chu kỳ quay quanh mặt trời của trái đất, còn có chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất vì vậy ở nước ta và một số nước khác trong khu vực Ðông Nam Á đang còn sử dụng hai loại lịch, đó là dương lịch và âm lịch. Dương lịch là loại lịch theo Mặt trời, âm lịch là loại lịch theo Mặt trăng. Do cách phân chia mùa theo chu kỳ mặt trời, chu kỳ mặt trăng và theo thời tiết, khí hậu từng vùng do đó ta có mùa theo thiên văn, mùa theo tiết khí, mùa theo âm lịch và mùa khí tượng.

Có nhiều hơn một cách chia mùa trong năm nhưng cách chia được biết đến rộng rãi và áp dụng thường xuyên nhất đó chính là chia mùa cố định theo các tháng trong năm.

Thông thường các mùa trong năm sẽ được chia như sau:

Mùa xuân sẽ bắt đầu từ tháng 3, kết thúc vào tháng 5.

Mùa hạ hay còn được gọi là mùa hè sẽ bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vào tháng 8.

Mùa thu sẽ bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 11.

Mùa đông sẽ bắt đầu từ tháng 12, kết thúc vào tháng 2 năm sau.

Đối với Việt Nam, có vị trí địa lý nằm trong vùng nội chí tuyến, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm, tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương và nền nhiệt cao, khí hậu mang đặc trưng chính của khí hậu nhiệt đới. Mặc dù thuộc khí hậu nhiệt đới tuy nhiên do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa nên chỉ nửa phần phía nam khí hậu nhiệt đới khá rõ nét, riêng nửa phần phía bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Do gió mùa mùa đông chi phối nên nhìn chung thời tiết trong năm các tỉnh miền bắc nước ta có sự thay đổi khá lớn, trong năm có thể phân chia 4 mùa. Đối với các tỉnh miền nam, khí hậu biến động ít hơn, một năm thường được phân ra 2 mùa.

Xét theo yếu tố lượng mưa, có thể phân khu vực miền núi mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; khu vực ven biển mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4.

Khi phân mùa theo phòng chống thiên tai (theo mùa mưa, bão, lũ) có thể phân thành mùa mưa lũ, từ tháng 8 đến tháng 11 và mùa mưa ít, từ tháng 12 đến tháng 7.