So sánh tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều là hai tội danh xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác và hiện nay còn khá nhiều người lúng túng trong việc phân biệt hai tội danh này do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của hai tội danh này có điểm tương đồng. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản giúp phân biệt hai tội danh này một cách chính xác, kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của CNClicense nhé:

Về căn cứ pháp lý

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Định nghĩa

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối.

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Là: chủ thể thường có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định

  • Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Đối với cả hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Nếu người phạm tối chiếm đoạt tài sản dưới 2.000.000 đồng thì phải là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì mới là chủ thể của tội phạm.
  • Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Nếu chiếm đoạt tài sản dưới 4.000.000 đồng thì người phạm tội phải là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì mới là chủ thể của tội phạm.
    So sánh tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm
    Ảnh minh họa

Khách thể của tội phạm

Cả hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đế quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với tội cưới giật tài sản, tội bắt có chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản. Đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành hai tội danh trên nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khở là tình tiết định tội hay định khung hình phạt.

Về đối tượng tác động của cả hai tội danh trên là: tài sản. Điều 174, Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 có bổ sung “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”, nhưng đây là tình tiết định tội trong trường hợp giá trị tài sản dưới 2.000.000 đồng (đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) và dưới 4.000.000 đồng (đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản), còn giá trị tài sản trên 2.000.000 đồng (đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) và tên 4.000.000 đồng (đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) thì không cần xác định tìa sản có phải là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ hay không.

Lưu ý: Cho đến nay chưa có hướng dẫn thế nào là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ nên thực tiễn có nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương còn rất lúng túng khi xác định các tình tiết phạm tội này.

Về mặt khách quan của tội phạm

  • Hành vi khách quan

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản như đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Đối với tội lựa đào chiếm đoạt tài sản thì luôn phải có thủ đoạn gian dối, thủ đoạn gian dối này phải thực hiện trước thời điểm chuyển giao tài sản.

Đưa ra thông tin gian dối: có thể bằng lời nói, hành động, hồ sơ, giấy tờ, vật giả,…

Đung thủ đoạn gian dối là đặc trưng cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm, mà ngoài thủ đoạn gian dối, người phạm tội còn phải có hành vi chiếm đoạt tài sản thì mới đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi chiếm đoạt tài sản:

– Trên 02 triệu đồng;

– Dưới 02 triệu đồng, thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi sau khi nhận được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó;

Hoặc không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;

Hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi tài sản chiếm đoạt:

– Trên 04 triệu đồng;

– Dưới 04 triệu đồng, thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

  • Hậu quả

Hậu quả của hai tội danh trên đều là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là trị giá tài sản bị chiếm đoạt.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Lỗi: thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp

Mục đích: chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Tức thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Lỗi: thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp

Mục đích: chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên mục đich này xuất hiện sau khi có giao dịch hợp pháp, tức là sau khi có được tài sản người phạm tội mới nảy sinh ý định và hành vi chiếm đoạt.

Mức hình phạt

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Phạt tù từ 02 – 07 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng;

Phạt tù từ 07 – 15 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;

Phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân khi chiếm đoạt tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:​

Phạt tù từ 02 – 07 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng;

Phạt tù từ 05 – 12 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;

Phạt tù từ 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên.

Đồng thời với hai tội danh trên: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khách hàng có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến tại đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sau khi tham khảo bài viết của CNC LICENSE nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ liên quan đến những rủi ro khi mua bán nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.