Tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước và tác phẩm thuộc về công chúng

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

1.Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng.

Đối chiếu với Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được quy định như sau:

  • Quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm): Vô thời hạn
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản:

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình: 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình;

- Các tác phẩm không thuộc loại hình trên: Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

- Tác phẩm khuyết danh (khi các thông tin về tác giả xuất hiện): Suốt cuộc đời và 50 năm sau khi tác giả chết.

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ theo quy định tại chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Tóm lại, sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ nêu trên, tác phẩm sẽ thuộc về công chúng và mọi người được phép khai thác, sử dụng tác phẩm đó với điều kiện không xâm phạm tới quyền nhân thân của tác giả.

Xem thêm: Bảng tổng hợp thời hạn bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ

Ca dao tục ngữ có phải là tác phẩm thuộc về công chúng? (Ảnh minh họa)

 

Ca dao, tục ngữ có được xem là tác phẩm thuộc về công chúng?

Để trả lời câu hỏi trên, trước hết, cần hiểu thế nào là tác phẩm, theo quy định của Công ước Berne, tác phẩm được định nghĩa là sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả là công dân của các quốc gia thành viên của Công ước.

Các tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả, là tất cả những sáng tạo trí tuệ trên cơ sở độc lập, không sao chép các tác phẩm tồn tại trước đó và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung của nó và kể cả các tác phẩm không chứa nhiều nội dung có ít điểm chung với khoa học, nghệ thuật và văn học như hướng dẫn kỹ thuật đơn thuần, bản vẽ thiết kế máy, chương trình máy tính phục vụ cho tính toán cũng đều được bảo hộ quyền tác giả.

Trong đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

- Truyện, thơ, câu đố là các loại hình nghệ thuật ngôn từ.

- Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

- Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

- Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

Theo quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả nêu trên, không có tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tức là, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không có thời hạn bảo hộ, bởi lẽ tác phẩm được lưu truyền bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác và có nhiều dị bản, không thể biết chính xác tác phẩm công bố từ khi nào và cũng không thể bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm.

Thêm vào đó, chủ sở hữu tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không xác định rõ, họ có thể là cộng đồng tập thể một địa phương, một làng nghề, một nhóm nghệ nhân lưu giữ tư liệu về tác phẩm hoặc là công chúng.

Do đó, ca dao, tục ngữ không phải là tác phẩm thuộc về công chúng, tuy nhiên, khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian dù không phải xin phép nhưng phải có trích dẫn nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo những giá trị đích thực của tác phẩm.

Trên đây là giải đáp về việc ca dao, tục ngữ có phải là tác phẩm thuộc về công chúng không, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Hiện nay, vấn đề bản quyền ở nước ta đang được dư luận và người dân quan tâm hơn so với trước kia. Bởi lẽ, việc ăn cắp bản quyền ở một số nước trên thế giới đã diễn ra thường xuyên và trong vài năm gần đây tại nước ta đã có nhiều tác phẩm bị cho là ăn cắp từ người khác. Vậy, chủ sở hữu tác phẩm là gì? Sự khác nhau giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật sở hữu trí tuệ 2019;

1. Chủ sở hữu tác phẩm là gì?

Hiện nay số lượng tác phẩm được xuất bản rất nhiều trên thị trường, đặc biệt là trong môi trường giáo dục tại các chương trình giảng dạy. Tác phẩm được thể hiện dưới nhiều hình thức rất đa dạng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân cũng như phục vụ cho giáo dục. Và trước khi giới thiệu cho các bạn hiểu về chủ sở hữu sở tác phẩm là gì, tác giả xin trình bày khái niệm về tác phẩm để giúp bạn đọc hiểu hơn.

Tác phẩm được hiểu là những sản phẩm do chính con người  sáng tạo nên trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phư­ơng tiện hay hình thức nào đó có thể là tác phẩm phái sinh, tác phẩm được thể hiện dưới bản ghi âm, ghi hình…nhưng phải được sự cho phép có chủ sở hữu tác phẩm.

Theo đó chủ sở hữu tác phẩm được hiểu là người đã sáng tạo ra tác phẩm bằng lao động trí óc của mình, không copy hay lấy ý tưởng từ bất kỳ ai hoặc được hưởng thừa kế. Cụ thể chủ sở hữu tác phẩm sẽ có những chủ thể sau đây:

Thứ nhất, tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.

Thứ hai, các đồng tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.

Thứ ba, các cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả tạo ra theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chức giao.

Thứ tư, cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng.

Thứ năm, người thừa kế hợp pháp của tác giả là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó.

Xem thêm: So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Thứ sáu, những người được chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao các quyền của mình theo hợp đồng thì những người này là chủ sở hữu quyền được chuyển giao.

Thứ bảy, nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm thuộc quy định tại Khoản 1, Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, một số tác phẩm sau khi hết thời hạn bảo hộ theo quy định thì những tác phẩm này sẽ thuộc về công chúng, tức là người dân có thể sử dụng cho bất kỳ mục đích gì như giải trí, kinh doanh, biểu diễn thiện nguyện…

Như vậy, chủ sở hữu tác phẩm sẽ có nhiều đối tượng khác nhau, tất cả phụ thuộc vào những yếu tố như thừa kế, thời gian bảo hộ, mục đích hoặc là cùng sáng tác…Nhưng dù chủ sở hữu là ai đi chăng thì khi đảm bảo các yêu cầu theo quy định về luật bảo hộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành bảo hộ để đảm bảo cho lợi ích, quyền lợi của chủ sở hữu.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Chủ sở hữu tác phẩm The owner of the work
Quyền tác giả Copyright
Chủ sở hữu quyền tác giả Copyright owner
Bảo hộ Protection
Nghệ thuật Art
Sáng tác Composed

3. Sự khác nhau giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

Tiêu chí

Tác giả

Chủ sở hữu tác giả

Khái niệm Tác giả được hiểu là người trực tiếp sáng tác ra tác phẩm bằng chính sức lao động trí óc của mình. Nhiều người có thể cùng sáng tạo ra mộ tác phẩm và được công nhận là đồng tác giả khi có đủ cơ sở chứng minh. Những người này có thể trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

Hiện nay, tác giả sẽ bao gồm những chủ thể sau đây:

–         Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;

–         Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

–         Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;

–         Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.

Chủ sở hữu quyền tác giả là  có thể là cá nhân hoặc tổ chức được tác giả giao cho một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định pháp luật.

Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm 04 (bốn) đối tượng:

–         Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

–         Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

–         Ttổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;

–         Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Phân loại Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, có thể không phải là chủ sở hữu quyền tác giả. Tác phẩm được hình thành do có tổ chức, cá nhân thuê, giao nhiệm vụ cho tác giả thì các tổ chức, cá nhân này sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả. Người được chuyển giao quyền tác giả, hay người thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả cũng là chủ sở hữu quyền tác giả. Căn cứ theo Điều 37, 38, 39, 40, 41, 42 và 43 của Luật sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm:

–       Tác giả;

–       Đồng tác giả;

–       Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả;

–       Người thừa kế;

–       Người được chuyển giao quyền;

–       Nhà nước;

–       Công chúng.

Quyền được bảo hộ Tác giả là người nắm giữ các quyền nhân thân theo quy định pháp luật bao gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, thì họ còn được sử dụng các quyền tài sản theo quy định pháp luật. Tác giả có thể chuyển giao quyền công bố tác phẩm cho cá nhân khác theo quy định pháp luật.

Tóm lại: Tác giả là cá nhân, không phải là tổ chức. Tác giả là người trực tiếp tạo ra tạo ra tác phẩm, không phải là người hướng dẫn, đóng góp, kể lại. Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có quyền nhân thân và một phần quyền tài sản.

Chủ sở hữu quyền tác giả nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản sau: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Bên cạnh đó, trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả, thì họ còn được sử dụng các quyền nhân thân theo quy định pháp luật. Chủ sở hữu quyền tác giả cũng có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm nếu được tác giả chuyển giao quyền.

Tóm lại: Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là cá nhân hoặc tổ chức.Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không cần là tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả có quyền nhân thân và quyền quyền tài sản. Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả có quyền tài sản, và một phần quyền nhân thân.

4. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả ở nước ta đang được nhiều quan tâm hơn so với trước đây. Bảo hộ quyền tác giả mang lại nhiều lợi ích cho người dân nói riêng và kinh tế nói chung. Có thể nhận thấy quyền bảo hộ quyền tác giả mang lại nhiều kết quả cho quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, công sức tiền bạc của mỗi cá nhân để có thể đưa ra được thành quả mang lại giá trị, phục vụ cho đời sống con người. Với việc nâng cao bảo hộ trí tuệ sẽ giúp cho người dân có động lực, vừa khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản phầm, ngành nghề kinh doanh.

Nếu không có bảo hộ, khi tất cả công sức của người tạo ra bị cả cộng đồng sử dụng một cách công khai, phục vụ cho lợi ích cá nhân để kinh doanh, sản xuất…thì liệu người sáng tạo ra tác phẩm, công nghệ đó có muốn hay không? Bên cạnh đó, khi những tác phẩm được tạo ra và không có bảo hộ, sẽ hình thành nên tính cách của con người đó là “dùng chùa”, họ không cần làm gì nhưng vẫn có sản phẩm, công nghệ, tác phẩm để sử dụng phục vụ cho nhu cầu của cá nhân.

Nhiều công ty sẽ đối mặt với những thiệt hại về kinh tế do hành vi sử dụng công nhiên của các đối thủ cạnh tranh, dẫn đến không tạo dựng được những thương hiệu cũng như tạo được lòng tin tưởng của khách  hàng khi có quá nhiều sản phẩm nhái được công khai trên thị trường.

Chính vì vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo dựng được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Xem thêm: Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao đối với các loại tác phẩm

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về chủ sở hữu tác phẩm là gì, sự khác nhau giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Video liên quan

Chủ đề