Tại sao gội đầu không thơm

Chắc hẳn, ai cũng có cùng chung một thắc mắc: Gội đầu ở tiệm thì tóc luôn sạch, mượt và lâu bị bẩn hơn là tự gội ở nhà. Tất cả đều có bí quyết riêng của nó, hôm nay Mother Care Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn cách gội đầu sạch như ở tiệm để bạn đạt được hiệu quả như mong muốn nhé.

Tại sao gội đầu không thơm

Bước 1: Trước khi gội đầu

Chải tóc trước khi gội đầu tưởng chừng là việc đơn giản nhưng lại quá quan trọng đấy các bạn nhé.

Chải tóc trước khi gội đầu sẽ giúp các đầu rang của lược tiếp xúc các dây thần kinh làm tăng cường tuần hoàn máu. Nên chải từ ngon tóc, sau đó mới chải đến chân tóc để tóc được mượt và không bị xoắn vào nhau.

Không nên dùng lược chải tóc ướt, vì tóc ướt rất yếu và dễ bị hư tổn, gãy rụng.

Bước 2: Làm ướt tóc

Tiếp đến, các bạn nhẹ nhàng xả nước từ trên đỉnh đầu xuống dưới ngọn tóc để làm ẩm tóc hoàn toàn. Sử dụng nước có nhiệt dộ thích hợp sẽ tốt hơn cho mái tóc.

Mùa hè có thể gội bằng nước lạnh, vào mùa đông các bạn nên gội bằng nước ấm để giảm cảm giác buốt lạnh trên da đầu và tránh bị ốm nhưng không được dùng nước nóng quá đâu nhé vì gàu sẽ càng bong lên nhiều.

Lưu ý: Phân biệt nước mát và nước lạnh, bạn nên để nhiệt độ nước gần với nhiệt độ thường của cơ thể người (30-38 độ C) là lý tưởng nhất.

Bước 3: Gội đầu

Đổ dầu gọi ra long bàn tay và xoa đều để tạo bọt, không nên dùng nhiều dầu gội vì sẽ lãng phí lại dễ lấy đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên da đầu.

Không nên chà xát da dầu và tóc của bạn quá mạnh. Như thế dầu gội sẽ làm tổn thương lớp biểu bì, dẫn đến làm rối tóc và làm tóc trở nên xơ, mất nếp. Thay vào đó nên dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng mát-xa trên da đầu, sau đó vuốt từ từ dọc theo chiều dài mái tóc.

Bước 4: Xả sạch với nước và dùng dầu dưỡng

Vuốt dầu xả cách chân tóc khoảng 2cm, không nên để dầu xả tiếp xúc trực tiếp trên da đầu. Chúng ta có thể dùng mũ chụp nilon chuyên để ủ đầu tầm 30 phút. Đối với những ai thuộc loại da dầu thì có thể bỏ qua bước này vì sử dụng dầu xả hay ủ đầu có thể làm cho tóc nhanh chóng bết dính hơn.

Lưu ý: Dầu xả chỉ sử dụng trên tóc, không nên để nó tiếp xúc trực tiếp vào da đầu nhé

Bước 5: Làm khô tóc

Có nhiều người vì khi tóc ướt cảm thấy kho chịu nên luôn cách sấy khô ngay khi gội đầu xong. Tuy nhiên, các bạn đã lầm rồi! Việc sấy khô tóc sau khi gội xong sẽ vô tình gây ra hư tổn cho mái tóc của bạn.

Sau khi gội xong, bạn nên lau qua tóc bằng khăn bông thấm nước và để tóc khô tự nhiên khoảng 60% rồi mới sấy khô – đó mới là cách gội đầu đúng chuẩn.

Tại sao gội đầu không thơm

Sau khi tóc khô hoàn toàn hãy sử dụng một chút dưỡng tóc, thoa đều trên lòng bàn tay rồi vuốt đều trên những lọn tóc để giữ nếp và dễ dàng tạo kiểu tóc bạn mong muốn.

Lưu ý: Chỉ thoa vừa đủ thôi không nên dúng quá nhiều vì như vậy sẽ khiến tóc bị bết dính.

Lời kết

Trên đây là cách gội đầu sạch như ở tiệm thật đơn giản và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Hãy áp dụng cách trên để có mái tóc đẹp không thua các sao nữ bạn nhé!

>>> Xem thêm: Gia công mỹ phẩm tóc

Thanh Hằng

Tại sao gội đầu không thơm

Gội đầu nghe thì đơn giản ai cũng biết gội. Tuy nhiên, để gội đầu được đúng cách, đem lại một mái tóc mượt mà, óng ả và dày dặn thì còn rất nhiều người chưa biết đến. Bài viết dưới đây xin bật mí cho bạn cách gội đầu đúng cách rất đơn giản mà có thể bạn thường bỏ qua.

Chải đầu trước khi gội sẽ giúp làm hạn chế tình trạng gãy rụng tóc trong quá trình gội. Bạn nên sử dụng lược có răng thưa để chải qua mái tóc và nên chải nhẹ nhàng ngọn tóc trước (phần tóc thường dễ rối) sau đó thì mới chải từ trên đỉnh đầu xuống. Điều này khiến cho việc chải tóc dễ dàng và không gây hại cho mái tóc và làm tổn thương đến da đầu.

Chú ý khi bạn gỡ rối tóc ở phần ngọn, không nên kéo giật mạnh mà phải từ từ gỡ rối từng chút một tránh làm gãy rụng, tổn thương đến tóc.

Tại sao gội đầu không thơm
Cách gội đầu đúng cách sạch và thơm

Việc đổ trực tiếp dầu gội lên đầu khiến da đầu và mái tóc sẽ bị ảnh hưởng xấu. Điều này khiến dầu không được phân bố đều khắp trên đầu và tóc, làm cho mái tóc và da đầu không được làm sạch hoàn toàn. Hơn nữa, với da đầu nhạy cảm thì việc này có thể sẽ gây kích ứng.

Vì vậy, việc tạo bọt cho dầu gội trước khi gội đầu sẽ giúp da đầu và tóc được làm sạch hơn. Khi được tạo bọt sẽ như những “đám mây” bồng bềnh len sâu vào tóc và da đầu. Chúng hoạt động như những thỏi nam châm hút dầu thừa, bụi bẩn ở tóc và da đầu. Hơn nữa, khi tạo bọt dầu gội sẽ làm hạn chế tình trạng gây kích ứng da đầu, giúp giảm bớt tính kiềm có trong dầu gội.

Nhiệt độ phù hợp cũng là một yếu tố giúp hiệu quả gội đầu được cao hơn. Gội đầu bằng nước ấm sẽ giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, giúp thư giãn, giảm căng thẳng sau một ngày dài làm việc. Ngoài ra, gội đầu bằng nước ấm sẽ giúp bụi bẩn được loại bỏ dễ dàng hơn. Lưu ý, bạn không nên gội đầu bằng nước ở nhiệt độ quá cao, điều này có thể khiến tóc bị yếu đi gây tình trạng gãy rụng tóc, hoặc khiến bỏng da đầu nếu nước quá nóng.

Đối với những người có nhiều gàu hoặc tóc dễ gãy rụng thì gội đầu bằng nước mát là phù hợp nhất. Nhiệt độ nước dùng để gội đầu nên gần bằng với nhiệt độ của cơ thể người là 30-38 độ C – đây là nhiệt độ được coi là lý tưởng nhất.

Tại sao gội đầu không thơm
Massage tóc trong khi gội

Việc massage trong khi gội đầu sẽ khiến da đầu và chân tóc được nghỉ ngơi, giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn,  nhất là đối với những bạn thường xuyên buộc tóc khiến cho da đầu và chân tóc phải kéo căng. Khi massage, bạn nên dùng những đầu ngón tay gãi nhẹ nhàng khắp da đầu để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn bám trên da đầu. Tuyệt đối không nên dùng móng tay và lực mạnh để cào da đầu, điều này sẽ khiến cho da đầu bị xước và dầu gội sẽ tiếp xúc vào phần bị tổn thương gây kích ứng, gây ảnh hưởng xấu đến chân tóc và sức khỏe.

Hãy thoa bọt dầu gội lên phần da đầu trước sau đó mới đến ngọn tóc. Bởi, phần chân tóc và da đầu là nơi chứa nhiều bụi bẩn và gàu nhất, thế nên việc làm sạch phần da đầu sẽ khiến mái tóc chắc khỏe hơn, từ đó làm giảm hiện tượng gãy rụng tóc.

Để tiết kiệm thời gian và thói quen mà chúng ta thường dùng dầu xả ngay sau đó mà không để tóc ráo nước. Kết cấu chủ yếu của dầu xả hiện đang bán trên thị trường đều chứa gốc dầu có tác dụng dưỡng cho mái tóc được mềm mượt, bồng bềnh. Thế nhưng, theo đặc tính của dầu thì chúng nhẹ hơn nước và làm nổi trên mặt nước. Chính vì vậy, để làm tóc giữ được phần gốc dầu này , chúng ta nên lau ráo nước còn  thừa trên tóc trước, sau đó mới dùng dầu xả.

Hãy ủ dầu xả trên tóc khoảng 5- 7 phút để các dưỡng chất có trong dầu xả hấp thu và thấm vào từng sợi tóc. Hãy dùng mũ chụp tóc trong lúc ủ để quá trình hấp thụ được tốt hơn. Bởi vì, mũ chụp tóc sẽ giúp chặn nhiệt độ ở đầu thoát ra ngoài, nhiệt độ đó sẽ giúp cho các dưỡng chất đi sâu vào từng sợi tóc. . Chỉ nên thoa dầu xả lên phần tóc, không nên thoa lên da đầu vì chúng sẽ gây bít tắc da đầu và khiến lượng dầu trên da đầu tiết ra nhiều hơn, gây hiện tượng bết dính sau khi gội đầu.

Tại sao gội đầu không thơm
Gội thật sạch dầu gội và dầu xả

Bạn nên xả nước lên đầu và tóc thật nhiều, gấp đôi so với thời gian bạn gội để loại bỏ được sạch sẽ bụi bẩn và dầu thừa còn sót lại trên đầu. Hãy xả tóc tới khi cảm thấy da đầu thông thoáng, hết bọt của dầu gội và dầu xả. Vì nếu tóc chưa được làm sạch hẳn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tóc và da đầu, gây ra các bệnh về da như nấm, gàu…

Đối với máy sấy tóc thì có 3 mức độ là nóng, trung bình và lạnh. Mới đầu, hãy sấy tóc ở nhiệt độ trung bình, sau đó mới tăng lên mức nóng và cuối cùng là sấy lạnh. Việc tăng dần nhiệt độ là để khiến cho mái tóc dễ thích nghi, nếu mái tóc đang ướt mà bạn sấy nóng ngay sẽ khiến tóc không kịp thích nghi khiến tóc bị ảnh hưởng xấu, làm mái tóc khô xơ, chẻ ngọn. Ở bước sấy cuối, bạn nên sấy ở mức lạnh để giúp mái tóc được giảm nhiệt từ từ, tránh làm hư hại tóc.

  • Đối với những người thuộc loại da dầu, tóc bết dính thường xuyên thì nên gội đầu hàng ngày.
  • Những người tóc nhiều gàu cũng nên gội đầu thường xuyên
  • Người thường xuyên luyện tập thể thao khiến mái tóc đổ dầu và bết dính nên gội đầu hàng ngày
  • Người thường xuyên làm việc nơi khói bụi, tiếp xúc nhiều chất thải cũng nên gội đầu hàng ngày.
  • Người nhuộm tóc, uốn ép, dùng hóa chất lên tóc hay cơ địa tóc xoăn thì không nên gội đầu thường xuyên
  •  Khi tuổi càng lớn, tần suất gội đầu nên giảm đi
  • Người có mái tóc dày và ít gàu thì không nên gội đầu quá nhiều
Tại sao gội đầu không thơm
Lưu ý khi gội đầu
  • Không dùng móng tay sắc nhọn để cào lên da đầu khi gội
  • Không nên sấy tóc ở nhiệt độ nóng thường xuyên. Nên lau ráo nước ở tóc và để tóc khô tự nhiên
  • Lựa chọn sản phẩm dầu gội và dầu xả phù hợp với da đầu. Bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm dầu gội thảo dược từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho mái tóc
  • Dùng lượng dầu gội và dầu xả vừa đủ cho mỗi lần gội. Dùng nhiều làm cho dư thừa các dưỡng chất và gây lãng phí
  • Không để tóc ướt khi đi ngủ vì sẽ gây các bệnh như nấm, gàu…
  • Tránh để dầu gội tiếp xúc với mắt. Nếu vô tình rơi vào mắt nên rửa ngay bằng nước sạch.
  • Dầu gội thường không có bọt hoặc rất ít bọt
  • Không sử dụng thêm loại dầu gội nào khác . Đặc biệt không kết hợp sử dụng thêm với dầu gội chứa hóa chất
  • Gội đầu với nhiệt độ nước phù hợp (30-37 độ C.

Xem thêm: