Thân chủ của công tác xã hội là ai

     Nội dung báo cáo thực tập

PHẦN 1- GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ XÃ HỘI

1.  Tên cơ sở

2.   Địa chỉ:

3.   Tên cơ quan chủ quản của cơ sở

4.    Địa chỉ:

5     Mục đích của cơ sở

6.    Đối tượng chính của cơ sở phục vụ

7.    Tổ chức của cơ sở

a) Ban điều hành

b) Các bộ phận trong tổ chức

c) Vẽ sơ đồ tổ chức

8. Nhân sự

a) Nhân sự chuyên môn CTXH

b) Nhân sự không chuyên môn

 9. Các hoạt động chăm sóc đối tượng

10. Nhận xét của học viên về các hoạt động của cơ sở

PHẦN 2 - TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

1. Bối cảnh chọn thân chủ

Trong phần này học viên mô tả bối cảnh chọn lựa thân chủ (học viên có được thân chủ trong hoàn cảnh nào, với cách tiếp cận nào, do ai giới thiệu…).

2. Hồ sơ xã hội của thân chủ

Thông tin cá nhân thân chủ

Họ và tên:                   

Giới tính:

Ngày tháng năm sinh:

Nơi sinh:

Hiện cư ngụ tại:

Các thông tin khác về thân chủ như:

· Quá trình sinh sống và lớn lên: Trình bày các thông tin như thân chủ sinh ra ở đâu? Quá trình sống đã chuyển chỗ ở như thế nào? Có các sự kiện gì đặc biệt, có tác động lớn đến nhận thức và đời sống thân chủ đã xảy ra?...

· Tình trạng học vấn, chuyên môn: Trình bày các thông tin về trình độ học vấn, chuyên ngành, quá trình học tập (các khó khăn, trở ngại hoặc một số sự kiện đáng chú ý…)

· Tình trạng nghề nghiệp: Nghề nghiệp hiện tại và quá trình thay đổi chỗ làm việc, vị trí làm việc – nguyên nhân thay đổi.

· Tình trạng sức khỏe thể chất: Tình trạng sức khỏe hiện tại, lịch sử bệnh tật, quá trình chữa trị…

· Tình trạng sức khỏe tâm thần: Tình trạng sức khỏe tâm thần hiện tại và các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần mà thân chủ đã từng gặp

· Các vấn đề khác: gồm sở thích, năng khiếu, các thói quen, hoạt động tôn giáo tín ngưỡng..

Thông tin môi trường thân chủ

Các thông tin về môi trường của thân chủ được trình bày ở đây:

· Thông tin về cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, đánh giá về các mối quan hệ trong gia đình và ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đối với thân chủ.

· Môi trường sống chung quanh thân chủ như trường học, khu phố, tổ dân phố, …, môi trường nghề nghiệp của thân chủ như nơi thân chủ làm việc, các hệ thống dịch vụ như giải trí, y tế, bảo hiểm…và mối tương tác giữa thân chủ và các hệ thống này

· Trong phần này học viên cũng phải vẽ được sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái của thân chủ và phân tích các khía cạnh có liên quan

3. Vấn đề của thân chủ

Mô tả vắn tắt vấn đề tâm lý - xã hội của thân chủ mà học viên cùng thân chủ nhận diện được trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu thân chủ. Phần mô tả chi tiết về phần này sẽ được đề cập đến ở phần sau.

4. Tiến trình làm việc với thân chủ

Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và nhận diện vấn đề của thân chủ

Trong phần này học viên cần trình bày các phần sau đây:

· Quá trình tiếp cận thân chủ: học viên đã tiếp cận và thiết lập quan hệ với thân chủ như thế nào? Khó khăn và thuận lợi.

· Nhận diện vấn đề của thân chủ: học viên đã khám phá, nhận diện những vấn đề của thân chủ là gì? (Có thể thân chủ hiện đang gặp nhiều vấn đề, học viên cùng thân chủ lựa chọn một vấn đề/một nhu cầu ưu tiên để thực tập và trình bày trong Báo cáo thực tập)

· Mô tả chi tiết vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, đảm bảo đầy đủ các thông tin sau đây:

              - Tên vấn đề, biểu hiện của vấn đề, lịch sử/diễn tiến của vấn đề, nhận thức, cảm xúc của thân chủ với vấn đề, các nỗ lực để thay đổi/giải quyết vấn đề của thân chủ trong quá khứ.

              - Nguyên nhân: các nguyên nhân từ phía thân chủ, gia đình, bạn bè…chính sách,…Các yếu tố, cá nhân có tác động đến việc làm giảm hoặc trầm trọng thêm vấn đề.

              - Hậu quả: ảnh hưởng của vấn đề đến bản thân và đời sống của thân chủ.

Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ

Trong phần này học viên cần trình bày các phần sau đây:

· Đánh giá vấn đề của thân chủ: học viên cùng thân chủ phân tích và đánh giá vấn đề của thân chủ (mức độ, tình trạng, …) nhằm xác định những loại giúp đỡ nào là cần thiết đối với thân chủ dựa trên ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ. Học viên chú trọng sức mạnh và trở ngại của bản thân thân chủ và môi trường sống trong việc giải quyết vấn đề. học viên phải vẽ và phân tích được cây vấn đề của thân chủ

· Xác định mục tiêu và lập kế hoạch giúp đỡ thân chủ: học viên cùng thân chủ xác định mục tiêu về sự thay đổi (mục tiêu giải quyết vấn đề của thân chủ) và lên kế hoạch nhằm giúp đỡ thân chủ dựa trên sự đánh giá vấn đề thân chủ, đặc điểm môi trường xã hội của thân chủ cũng như điểm mạnh của thân chủ. Kế hoạch cần có tính thực tế, khả thi và đánh giá được.

· Các nội dung cần có trong bản kế hoạch giúp đỡ: (trình bày theo dạng khung)

Mục tiêu

Hoạt động

Thời gian

Người/tổ chức chịu trách nhiệm

Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch giúp đỡ (quá trình can thiệp)

Trong phần này học viên cần trình bày quá trình can thiệp của học viên, thân chủ hoặc/và cả hai vào tiến trình giúp đỡ thân chủ. Những hành động can thiệp này có thể trực tiếp vào thân chủ, có thể vào những cá nhân khác, nhóm, cộng đồng, tổ chức, chính sách, … nhằm hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề của chính mình, tạo ra sự thay đổi tích cực nơi thân chủ.

Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc

Trong phần lượng giá học viên cần trình bày những lượng giá đối với tiến trình can thiệp đã thực hiện đã đạt được những kết quả gì. So với các mục tiêu giúp đỡ đã được xây dựng trong kế hoạch giúp đỡ giải quyết vấn đề của thân chủ thì mức độ đạt ra sao. Xem thử nhu cầu (vấn đề) của thân chủ có được giải quyết không, được giải quyết ra sao, ở mức độ nào, …

Trong phần kết thúc học viên cần trình bày những vấn đề liên quan đến pháp lý và đạo đức. Chẳng hạn như những hành động can thiệp liệu có ảnh hưởng gì đến thân chủ về mặt pháp lý và đạo đức không, hoặc học viên có làm điều gì có khuynh hướng hoặc khả năng trái với quy điều đạo đức dành cho nhân viên xã hội không.

PHẦN 3 - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Học viên mô tả vắn tắt trường hợp đã can thiệp bao gồm những thông tin sau: mô tả vắn tắt về thân chủ, môi trường sống, vấn đề của thân chủ, đánh giá từ phía học viên, lập kế hoạch can thiệp và thực hiện kế hoạch can thiệp. kết quả đạt được, sự thay đổi đó là gì, những gì chưa đạt được so với mục tiêu đề ra, lý do chưa đạt được là gì. Học viên đề xuất những khuyến nghị đối với cơ sở, cơ quan chủ quản và nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viên liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng trong quá trình thực tập. Hình thức liệt kê tài liệu tham khảo phải theo đúng qui định trình bày của một văn bản khoa học.

PHỤ LỤC

Phần này học viên đưa tất cả những hình ảnh, công cụ sử dụng trong quá trình thu thập thông tin đánh giá vấn đề (nếu có)./.

Công tác xã hội là nghề thực hành và là một lĩnh vực hoc thuật hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội. Được thực hiện theo những nguyên tắc và được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc nhằm giải quyết các nan đề trong cuộc sống của họ.[1]

Công tác xã hội

Tập tin:Hanoi, Vietnam....Staff Sergeant Ermalinda Salazar, a woman Marine, has been nominated for the 1975 Unsung... - NARA - 532499.tif

Hoạt động công tác xã hội tại trại trẻ mồ côi ở Hà Nội, Việt Nam năm 1975.

Mô tảNăng lực

  • Bằng cử nhân về lĩnh vực thực hành nói chung
  • Bằng cấp bậc cử nhân hoặc sau đại học trong lĩnh vực cấp cao chuyên sâu
  • Thi lấy giấy phép hành nghề

Nghề liên quan

  • Nhân viên công tác xã hội (nói chung)
  • Nhân viên xã hội về lĩnh vực nghiện chất
  • Người biện hộ/chống phân biệt đối xử
  • Quản lý chăm sóc
  • Nhân viên quản lý trường hợp
  • Nhân viên xã hội về trẻ em và thanh thiếu niên (CYC)
  • Nhân viên xã hội chẩn đoán lâm sàng
  • Cán bộ/nhân viên xã hội phát triển cộng đồng/nông thôn
  • Nhân viên xã hội tại trại giam
  • Nhân viên xã hội pháp y/tòa án
  • Tham vấn và trị liệu
  • Nhân viên phúc lợi gia đình
  • Công tác xã hội về di truyền học
  • Quản lý chăm sóc sức khỏe
  • Quản lý dịch vụ y tế
  • Điều phối viên về vấn đề nhà ở
  • Quản lý nhân sự và quan hệ lao động
  • Biện hộ nhân quyền
  • Nhân viên xã hội trong công nghiệp
  • Nhân viên phúc lợi quốc tế
  • Trợ lý lập pháp
  • Nhân viên xã hội y tế/bệnh viện
  • Nhân viên xã hội quân đội
  • Nhân viên tạm tha và quản chế
  • Biện hộ người khuyết tật
  • Nhân viên xã hội trong lĩnh vực an ninh
  • Cán bộ/nhân viên vấn đề giảm nghèo đói
  • Nhân viên xã hội về tâm thần/sức khỏe tâm thần
  • Nhân viên xã hội về vấn đề tị nạn
  • Nhân viên xã hội trường học
  • Nhân viên trợ giúp về công bằng xã hội
  • Người đấu tranh đạo đức xã hội
  • Cán bộ hoạch định chính sách xã hội
  • Quản lý dịch vụ xã hội
  • Nhân viên phúc lợi
  • Người ủng hộ cho quyền lợi của phụ nữ

Một chuyên viên thực hành công tác xã hội được gọi là một cán bộ /nhân viên công tác xã hội. Ví dụ về những lĩnh vực mà một nhân viên xã hội có thể hoạt động là: cứu đói, kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn, điều chỉnh mức độ đô thị hóa, pháp y, chỉnh đốn, pháp luật, quan hệ lao động, hòa nhập xã hội, bảo vệ trẻ em, bảo vệ người cao tuổi, các quyền của phụ nữ, quyền con người, quản lý người  bị xã hội chối bỏ, cai nghiện, phục hồi chức năng, phát triển đạo đức, hòa giải văn hoá, quản lý thiên tai, sức khỏe tâm thần, trị liệu hành vi và khuyết tật.

Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".[2]

Thúc đẩy chuyển biến xã hội

Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những nhóm yếu thế trong xã hội, đó là những cá nhân, nhóm hay cộng đồng gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già...). Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu:

  • Những rào cản trong xã hội
  • Sự bất công.
  • Và sự bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng kinh tế.

Giải quyết vấn đề

Tiến trình công tác xã hội tập trung vào việc: Phát hiện những mối quan tâm của con người (ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm...); Xác định các nhu cầu của con người (ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...); Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác; nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...); Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu đó.

Công tác xã hội nhằm vào những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, đó là an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, đồng thời hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể của họ nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cộng đồng

Con người và môi trường

Nghề công tác xã hội luôn quan tâm tới môi trường sống của những người được giúp đỡ. Môi trường sống bao gồm: môi trường tự nhiên, gia đình, bạn bè, họ hàng, hàng xóm, nhà trường, cơ quan và đồng nghiệp, chính quyền địa phương và hệ thống luật pháp...)

Tăng cường năng lực

Là một tiến trình nhân viên xã hội sử dụng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp giúp thân chủ xác định vấn đề mà họ đang gặp phải và những nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề giúp họ phát triển. Nhân viên công tác xã hội không giải quyết vấn đề cho họ mà giúp họ tự nhận ra vấn đề và tăng cường khả năng nhìn nhận, tự giải quyết vấn đề của mình.

Nghề công tác xã hội có 4 chức năng chức năng chữa trị, chức năng phòng ngừa, chức năng phục hồi và chức năng phát triển.

Chức năng phòng ngừa

Công tác xã hội ngoài việc giải quyết các vấn đề xã hội thì việc ngăn ngừa những vấn đề mới phát sinh cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Đề làm được việc này công tác nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của xã hội cần được làm tốt, tiếp theo là vận động, tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp đê ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội.

Chức năng chữa trị

Đối với các vấn đề xã hội đang tồn tại thì nhiệm vụ của ngành Công tác xã hội là góp phần giải quyết các vấn đề đó thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế & việc làm, hạ tầng cơ sở, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm...

Chức năng phục hồi

Có những người hoặc nhóm người khi gặp vấn đề thì có những tổn thương về mặt thể chất cũng như tâm lý. Do vậy họ cần được giúp đỡ để vượt qua và hoà nhập với xã hội. Ví dụ như một người bị tai nạn dẫn tới khuyết tật về vận động. Họ cần giúp đỡ để phục hồi khả năng vận động và vượt qua tâm lý để tự tin hơn trong cuộc sống.

Chức năng phát triển

Là việc hỗ trợ để cho người gặp khó khăn có thể phát huy được những khả năng của bản thân vượt qua khó khăn để vươn lên tự lập trong cuộc sống

Bao gồm 2 nhóm phương pháp:

- Nhóm phương pháp thực hành

  • Công tác xã hội với cá nhân và gia đình
  • Công tác xã hội với nhóm
  • Phát triển cộng đồng

- Nhóm phương pháp lý thuyết

  • Quản trị Công tác xã hội
  • Nghiên cứu trong Công tác xã hội
  • Jane Addams, trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên được trao giải Nobel Hòa bình năm 1931 và được công nhận là người sáng lập của nghề công tác xã hội tại Hoa Kỳ.
  • Hoạt động xã hội.
  • Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW)
  • Hiệp hội nhân viên Công tác xã hội Mỹ

  1. ^ Shuttlesworth, Guy (2015). Social Work and Social Welfare. Cengage Learning. tr. 31. ISBN 130548066X. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2016.
  2. ^ Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW)

  • Trung tâm Công tác xã hội và phát triển cộng đồng - Đai học Lâm Nghiệp Việt Nam

[1] Trung tâm Công tác xã hội và phát triển cộng đồng - Đại học Lâm Nghiệp ]

  • Khoa Công tác xã hội - Đại học Sư phạm Hà Nội Lưu trữ 2012-07-02 tại Wayback Machine
  • Khoa Công tác xã hội - Đại học Lao động Xã hội (CSII)
  • Khoa Công tác xã hội - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
  • Trung tâm Công tác Xã hội Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh
  • Mạng xã hội Cho Những người làm công tác xã hội
  • Nghề công tác xã hội
  • Chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Công_tác_xã_hội&oldid=66829678”