Thân dân nghĩa là gì

THÂN DÂN

Đại học chi đạo tại thân dân (1)

大学之道在亲民

(Đường lối ở đại học là ở chỗ thân dân)

Dân chi sở hiếu hiếu chi, dân chi sở ố ố chi, thử chi vị dân chi phụ mẫu (2)

民之所好好之,民之所恶恶之, 此之谓民之父母

(Người làm quan phải biết thích những gì dân thích, ghét những gì dân ghét, đó mới gọi là cha mẹ của dân)

Đó mới đúng là thực chất của “thân dân” 亲民. Tống Nho đã đổi “thân” ra “tân” , dẫn câu “tác tân dân” 作新民 ở thiên Khang cáo 康诰, mà không biết “như bảo xích tử” 如保赤子 (như bảo vệ con đỏ) cũng ở thiên Khang cáo. “Bảo dân” 保民 đồng nghĩa với “bảo xích” 保赤, với “thân dân” ý nghĩa của nó càng thiết thực hơn. Cái đạo “bảo dân” của thánh nhân ngày xưa không ngoài hai đầu mối: “phú” và “giáo” , mà chữ “thân” đã đủ đáp ứng hai đầu mối đó, đổi “thân” ra “tân” không tránh khỏi chỉ thiên về giáo. Nghĩa của chữ “thân”  rộng hơn nghĩa chữ “tân”, nói “thân” là giữa vật và ta không có sự cách biệt, nói “tân” thì lại mang khí tượng lấy sang trị hèn, lấy người hiền trị hạng người không tốt, coi dân như người bị thương vậy.

          Cách trị đạo đời sau sở dĩ không như đời Tam đại, chính vì chẳng cốt cầu cho dân được yên mà chỉ nhắm đề phòng chỗ không tốt của dân, vì thế mới bỏ đức mà dùng hình, tự cho là thay đổi cái cũ đã tiêm nhiễm, mà cái gốc ngày càng đi đến chỗ bạc nhược. Tôi trộm nghĩ, “thân dân” trong sách Đại học 大学 theo lời văn cũ hay hơn.

Chú của người dịch

(1)- Trong sách Đại học 大学ghi rằng:

Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện

大学之道, 在明明德, 在亲民, 在止於至善

(Đường lối ở đại học là ở chỗ làm sáng cái đức sáng của mình, là ở chỗ thân dân,  và dừng lại ở chỗ chí thiện)

(2)- Câu này cũng ở sách Đại học 大学 

Tiền Đại Hân 钱大昕 (1728 – 1804): học giả đời Thanh, tự Hiểu Trưng 晓徵, Tân Mi 辛楣, hiệu Cập Chi 及之, Trúc Đinh 竹汀, người Gia Định 嘉定, Giang Tô 江苏 (nay thuộc thành phố Thượng Hải).

          Năm Càn Long thứ 19 (1754) Tiền Đại Hân đậu Tiến sĩ, nhậm chức Biên tu, không bao lâu được thăng là Thị độc (có tài liệu ghi là Thị giảng). Năm Càn Long thứ 37, được bổ làm Thị độc học sĩ (có tài liệu ghi là Thị giảng học sĩ), rồi thăng Chiêm sự phủ Thiếu chiêm sự. Năm Càn Long thứ 40, vì có tang nên từ quan về quê, từ đó ông không ra làm quan nữa, ở quê nhà chuyên tâm đọc sách. Năm Gia Khánh thứ 3, triều đình cho mời ông về lại triều nhưng ông vẫn từ chối. Tiền Đại Hân mất vào năm Gia Khánh thứ 9 (1804) tại Tử Dương thư viện 紫阳书院, hưởng thọ 77 tuổi.

Thập Giá Trai dưỡng tân lục 十架斋养新录: trứ tác của Tiền Đại Hân 钱大昕 gồm 23 quyển, tính luôn cả “Dư lục” 余录 , bút kí về học thuật liên quan đến nhiều lĩnh vực như: kinh học, tiểu học, sử học, quan chế, địa lí, tính thị, điển tịch, từ chương, thuật số, Nho thuật …. Khảo cứu nguồn gốc, đính chính những sai lầm, tìm tòi cặn kẽ, “có những bình luận tinh xác đúng đắn”, được người đời sau tán thưởng, được các học giả xem là mẫu mực.

          (Nguồn: Thập Giá Trai dưỡng tân lục十架斋养新录)

                                                              Huỳnh Chương Hưng

                                                             Quy Nhơn 08/11/2014

Nguồn

THÂN DÂN

亲民

Trong quyển

THẬP GIÁ TRAI DƯỠNG TÂN LỤC

十架斋养新录

Tác giả: Tiền Đại Hân钱大昕

Giang Tô cổ tịch xuất bản xã, 2000

Kể từ lúc còn là người dân xứ thuộc địa ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm bốn chữ “yêu nước, thương dân”. Trong tư tưởng của Người, đất nước – Tổ quốc bao giờ cũng gắn liền với nhân dân. Nói yêu nước là phải nói tới yêu dân, lo cho dân, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tin tưởng ở sức mạnh của nhân dân. Nhân dân vừa là động lực của cách mạng, là nguồn sức mạnh quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, vừa là đối tượng phục vụ của cách mạng, cách mạng phải mang lại quyền lợi cho nhân dân: Quyền con người và quyền công dân, quyền được ăn no mặc ấm, được học hành, quyền hưởng hạnh phúc.

1. Không gì quý bằng nhân dân

Truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc bao giờ cũng được phát huy cùng sự trường tồn của dân tộc ấy. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam đã làm rạng rỡ những bài học quý giá của quá khứ, biến chúng thành những nhân tố góp phần chiến thắng cho cuộc đấu tranh hiện tại và góp phần mở ra triển vọng tươi sáng cho tương lai. Các anh hùng dân tộc của chúng ta sở dĩ làm nên nghiệp lớn, vì không bao giờ họ tách mình khỏi truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà ngược lại, bao giờ họ cũng tiêu biểu cho những nguyện vọng cao cả nhất, bức thiết nhất của mỗi thời đại. Là một anh hùng dân tộc vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế tục xứng đáng nhất sự nghiệp và công đức của những anh hùng đi trước, đã thu góp tinh hoa tư tưởng mà dân tộc ta đã xây dựng nên từ máu lửa của cuộc chiến đấu để sinh tồn và phát triển.

Các vị vua anh minh, các anh hùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng “thân dân”, biết dựa vào sức dân, phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành chiến tranh chống ngoại xâm. Trong Binh thư yếu lược, Trần Quốc Tuấn đưa ra kế sách “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Với niềm tin “chúng chí thành thành” (ý chí nhân dân là bức thành vững chắc), Trần Quốc Tuấn chủ trương lấy nông dân làm nguồn bổ sung dồi dào, vô tận cho quân đội thông qua hình thức bách tính giai vi binh (trăm họ là binh), tận dân vi binh (mỗi người dân là một người lính). Và đến thời của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV) thì vai trò cứu nước của nhân dân chính thức được tuyên dương xứng đáng. Theo Nguyễn Trãi, “phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” tức là sức của dân như nước, nước chở thuyền và cũng có thể lật thuyền. Sau chiến thắng chống quân Minh, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo Bình Ngô không chỉ ghi công cho trời thần, danh tướng, mà còn cẩn trọng ghi công lao của nhân dân lao khổ – sức mạnh đầu tiên xung phong đánh thắng giặc Minh: “dựng gậy làm cờ, bốn phương dân cày tụ họp”.

Tiếp sau truyền thống của dân tộc, truyền thống gia đình cũng là một nhân tố quan trọng giúp cho Hồ Chí Minh sớm hình thành quan điểm coi trọng dân, hiểu dân, đánh giá cao vai trò của dân. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người có tư tưởng yêu nước, thương dân. Với quan niệm học để làm người chứ không phải học để làm quan, vả lại trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp thống trị, làm quan là làm tay sai cho giặc, là đắc tội với đồng bào, nên sau khi đỗ Phó bảng (năm 1901), cụ đã lần lữa việc ra làm quan nhiều năm. Mãi đến năm 1906, cụ được bổ nhiệm làm thừa biện Bộ Lễ, phụ trách “công việc trường ốc”. Tiếp xúc với học trò, cụ thường nói: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” nghĩa là: Làm quan là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn. Sự tức chí đó khiến cụ bị triều đình cho là “bất phùng thời”, phải đi khỏi kinh đô để vào làm tri huyện Bình Khê (Bình Định). Ngồi ghế Tri huyện nhưng cụ thường giao du với các nhà Nho yêu nước ở địa phương hơn là có mặt ở công đường, tạo điều kiện cho những nông dân thiếu tiền thuế, những người tham gia phong trào chống thuế… đang bị giam cầm, trốn thoát. Cụ rất oán ghét bọn cường hào bức hiếp nông dân và thường đứng về phía nông dân chống lại chúng.

Tư tưởng yêu nước, thương dân của người cha đã ảnh hưởng sâu sắc tới thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. Mặt khác, trong quá trình trưởng thành ở quê nhà, rồi đi học ở Huế, càng đi vào cuộc sống của nhân dân, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Người đã tận mắt chứng kiến cảnh đoạ đày dân đi phu ở Cửa Rào (Nghệ An) và tự bản thân Người cũng đã tham gia những cuộc biểu tình đòi giảm sưu, giảm thuế của nông dân sáu huyện của tỉnh Thừa Thiên (tháng 4-1908). Ấn tượng theo suốt cuộc đời Người là hình ảnh những người dân mất nước cần được giải phóng khỏi đoạ đày, đau khổ, cần được sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tư tưởng đó, thực tế đó đã nằm trong hành trang của Người khi xuất dương tìm đường cứu nước. Với dự định: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”, ngay từ những ngày hoạt động cách mạng đầu tiên trên đất Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc.

Khi viết tác phẩm “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã khảo cứu về các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: Cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp năm 1789 và cách mạng Nga năm 1917. Từ sự phân tích nội dung, tính chất các cuộc cách mạng ở Mỹ, ở Pháp, Người đi đến kết luận: đó đều là những cuộc cách mạng không đến nơi – nghĩa là cách mạng rồi mà dân vẫn bị áp bức, bóc lột. Người chỉ rõ: “chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”(1). Người khẳng định chỉ có cách mạng Tháng Mười Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc tự do, bình đẳng thật sự. Bài học mà Nguyễn Ái Quốc rút ra qua nghiên cứu cách mạng Tháng Mười Nga là: Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc.

Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, đi theo con đường cách mạng Tháng Mười Nga, tán thành và gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận thêm quan điểm về “Dân” của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là quan điểm coi quần chúng nhân dân là những người làm ra lịch sử. Nhưng chữ “Dân” của những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học đã được Nguyễn Ái Quốc cụ thể hoá trong hoàn cảnh của Việt Nam. Người quan niệm “Dân” là bao gồm toàn bộ những người lao động và những người có tinh thần yêu nước. Như vậy phạm vi “Dân” của Hồ Chí Minh rất rộng, bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, cùng nguồn gốc, tổ tiên là dân tộc Việt Nam, cùng có chung một điều là tinh thần yêu nước. Không chỉ có thế, Hồ Chí Minh còn chú ý đến cái lõi giai cấp trong quảng đại quần chúng nhân dân – công nhân, nông dân và trí thức (công-nông-trí). Với đặc điểm này, khái niệm nhân dân của Hồ Chí Minh vừa bảo đảm đúng theo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin về quan điểm giai cấp khi tập hợp lực lượng cách mạng, vừa rất phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam, nơi giai cấp công nhân còn ít ỏi, nông dân chiếm hơn 90% dân số, tầng lớp thanh niên trí thức có tinh thần yêu nước, cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tin vào vai trò to lớn của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và thấy đó là sức mạnh vô tận của dân tộc mà Đảng Cộng sản phải trân trọng. Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(2). Hồ Chí Minh đánh giá đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước, đều có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hy sinh tất cả để phục vụ Tổ quốc. Cho nên mỗi khi cách mạng cần đến sức người, sức của thì nhân dân đều nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, nhờ vậy cách mạng đã thành công, kháng chiến đã thắng lợi. Người hỏi: “Cách mạng thành công là do ai?” và trả lời “do quần chúng”. Người khẳng định một cách chắc chắn rằng “nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng”(3). Do đó mà “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng đoàn kết của nhân dân”(4). Người đã dùng những lời lẽ tôn vinh nhân dân lên hàng tối thượng trong tất cả các lực lượng và chỉ rõ vai trò to lớn nhất của nhân dân mà không có lực lượng nào có thể sánh được.

2. Nước ta là một nước dân chủ

Con người là một giá trị cao quý và là mục tiêu của bất cứ cuộc cách mạng nào. Chính vì vậy, bảo vệ và phát huy các quyền cơ bản của con người phải là trọng tâm và là cái đích cuối cùng của mỗi cuộc cách mạng, của mỗi thể chế tiến bộ. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cứu nước thực chất là cứu dân, mưu độc lập cho dân tộc thực chất là mưu cầu độc lập tự do cho nhân dân. Phấn đấu cho một xã hội mà ở đó dân tộc được độc lập, dân quyền được tự do, dân sinh được hạnh phúc là tiêu chí xem xét một cuộc cách mạng, cũng là sự nghiệp cả cuộc đời Người mong đạt tới. Người khẳng định: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(5).

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự kiện lịch sử trọng đại này gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh, người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, xây dựng lực lượng, căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo Tổng khởi nghĩa và đặc biệt là soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2-9-1945 đã và đang còn vang vọng những lời bất hủ, những giá trị cao đẹp của nhân loại:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại câu mở đầu của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, một câu trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp 1789 nhằm vạch ra rằng những tư tưởng đó là những ý kiến chung có giá trị tiến bộ toàn nhân loại, là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được. Và tư tưởng của Việt Nam về quyền con người cũng có nội dung phổ biến như vậy, có chung lý tưởng với nhân loại về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là lẽ tự nhiên, là tạo hoá chứ không phải do ai ban phát. Nhưng, nét sáng tạo độc đáo của Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 là ở chỗ: có sự mở rộng khái niệm quyền con người ra đến “quyền làm người”, đến “quyền dân tộc”. Những tư tưởng này được phát triển từ những tư tưởng đòi các quyền, các yêu sách của nhân dân An Nam từ năm 1919 của Hồ Chí Minh. Nó chứng tỏ tư duy lý luận của Hồ Chí Minh đạt đến mức biện chứng sâu sắc. Nó xuất phát từ thực tế lịch sử dân tộc ta, gần một thế kỷ bị giặc ngoại xâm thống trị, mọi quyền con người đều bị tước đoạt, kể cả những quyền tối thiểu nhất. Dân tộc có được độc lập thì mới có tiền đề để thực hiện các quyền con người. Mặt khác, dân tộc được độc lập mà nhân dân không có quyền gì, nhân dân không được tự do thì độc lập dân tộc cũng không có ý nghĩa. Như vậy, có thể thấy khái niệm quyền con người ở Tuyên ngôn độc lập đã được triển khai tới mức cụ thể trong thực tiễn, là công cụ thiết thực và sắc bén chỉ đạo hoạt động thực tiễn cách mạng nước ta là: phải giải phóng dân tộc, giành được độc lập dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, sau đó mới có thể giải phóng con người, mới có thể xác lập được quyền con người và quyền công dân. Thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân lại là cơ sở để giữ gìn độc lập dân tộc, để độc lập dân tộc có ý nghĩa đích thực.

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu vấn đề xây dựng nhà nước dân chủ mới của dân, do nhân dân là người làm chủ, thể hiện quan điểm: bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đối với Hồ Chí Minh, dân chủ là điều cốt tử còn chuyên chính chỉ là phương tiện đảm bảo dân chủ. Người chỉ rõ: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khoá, cái cửa đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không còn khoá, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khoá, có nhà phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ”(6). Điều kiện, tiền đề và là thước đo trình độ làm chủ của nhân dân được thể hiện ở ba mặt: Bảo đảm dân quyền, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.

Với tư cách là người đứng đầu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà vừa mới được thành lập sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”(7). Chính vì thế, phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3/9/1945 đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách là: Cứu đói cho dân, chống giặc dốt, xoá bỏ những thứ thuế hà khắc do chế độ cũ để lại, ban hành quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thực hiện nền giáo dục nhân dân, thực hiện tự do tín ngưỡng, nam nữ bình quyền,… Và trong muôn vàn công việc của người lãnh đạo tối cao của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không quên việc tiếp chuyện, lắng nghe ý kiến của đại biểu các đoàn thể nhân dân. Người viết thông cáo tiếp dân bằng những lời lẽ thật giản dị, ân cần, thể hiện lòng yêu quý, sự tôn trọng với đồng bào: “Từ năm nay tôi sẽ rất vui lòng tiếp chuyện các đại biểu của các đoàn thể… Gửi thơ nói trước, để tôi sắp thì giờ, rồi trả lời cho bà con, như vậy thì khỏi phải chờ đợi mất công”(8).

Ngày 20/2/1947, nói chuyện với các đại biểu nhân sĩ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hoá, Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh: “Chính phủ cộng hoà dân chủ là gì? Là đầy tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì chính phủ phải là đầy tớ… Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”(9). Người khẳng định: dân chủ là nhân dân là người làm chủ đất nước, chủ xã hội, chủ cuộc sống. Các cấp chính quyền Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, bao giờ, ở đâu, xuất phát của hành động cũng là vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng ra đời từ phong trào cách mạng của nhân dân, có thiên chức lãnh đạo cách mạng vì mục đích phục vụ nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm lợi ích cao nhất của mình, thì Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, hoàn toàn không có một bức tường ngăn cách nào giữa nhiệm vụ lãnh đạo và nhiệm vụ phục vụ: “Tất cả đường lối, phương châm, chính sách… của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung”(10). Đây là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh. Dẫn ra hai câu thơ của đại văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn: “Hoành my lãnh đối thiên phu chỉ, Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu” mà Người tạm dịch là “Trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ, Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: “Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến mấy, nhưng Đảng Lao động Việt Nam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân”(11). Rõ ràng, quan điểm Đảng, chính quyền, cán bộ và đảng viên là đầy tớ của nhân dân chỉ có ở chế độ ta và do bản chất của chế độ ta quy định.

Nội dung khái niệm “đầy tớ”, “công bộc” của dân được Hồ Chí Minh chỉ ra rất rõ, rất cụ thể chứ Người không nêu ra để mị dân. Theo Người, “điều chủ chốt” nhất của đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải có thái độ yêu kính nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, học hỏi quần chúng, thật thà, ngay thẳng, không giấu dốt, giấu khuyết điểm, giấu sai lầm; khiêm tốn, gần gũi quần chúng; không được kiêu ngạo, phải thực sự cầu thị, không được chủ quan; kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành thắng lợi mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Và cũng từ rất sớm, rất kiên quyết, Người đã đặt vấn đề đấu tranh để ngăn ngừa các tệ quan liêu, chuyên quyền, tham ô, lãng phí, đặc quyền đặc lợi trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người coi đó là thứ giặc rất nguy hiểm, chà đạp quyền dân chủ, làm hư hỏng cán bộ, phá vỡ kỷ cương, kỷ luật, có thể làm ruỗng nát chế độ dân chủ từ bên trong.

Tháng 1-1960, tại buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng ta, Người lại nói: “Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hoá lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hoá tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân. Cho nên Đảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng mỗi đồng bào ta. Đảng ta vĩ đại vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”(12). Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trả lời các nhà báo, đã nói rõ: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân”(13) và “bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho ích quốc lợi dân”(14).

Trên thế giới, đã có không ít trường hợp những người quyền cao chức trọng, là lãnh tụ, đứng ở vị trí đỉnh tháp quyền lực thì quên mất nền tảng quyền lực là nhân dân; họ coi dân chúng như là một công cụ, phương tiện để phục vụ cho mục đích củng cố và thao túng quyền lực của mình. Còn với Hồ Chí Minh, Người coi việc mình làm Chủ tịch là do nhân dân ủy thác cho. Người tự cho mình là “người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận”, là “người đày tớ trung thành của đồng bào”. Đó là tư cách rất đúng đắn của vị lãnh tụ Đảng cầm quyền trong giai đoạn nhân dân giữ vai trò làm chủ đất nước, xây dựng một xã hội mới.

Xứng đáng là Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công sáng lập, chăm lo xây dựng, một đảng đã được tôi luyện và trưởng thành trong lò lửa đấu tranh cách mạng anh dũng của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vươn lên thực hiện sứ mệnh lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp xây dựng đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn dựa vào dân, tin ở dân, phát huy quyền làm chủ thực sự, tiềm lực và sức sáng tạo của nhân dân. Ngay từ những ngày đầu tiên của tiến trình đổi mới, Đảng đã xác định: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”. Điều này được coi là bài học kinh nghiệm hàng đầu trong 4 bài học cơ bản mà Đại hội VI nêu lên để định hướng cho công cuộc đổi mới. Từ những sáng kiến của nhân dân, tư tưởng đổi mới được thai nghén và hình thành ngày càng rõ nét. Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt cực kì quan trọng, đánh dấu sự ra đời của chủ trương đổi mới trên mọi lĩnh vực của công cuộc cách mạng và đời sống xã hội. Đổi mới là sự trở về với di sản Hồ Chí Minh, rũ bỏ bệnh giáo điều, bệnh duy ý chí, bệnh quan liêu, mở ra nhận thức mới về Việt Nam và con đường cũng như động lực phát triển của dân tộc.

Kế thừa và khẳng định tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhân dân làm chủ đất nước, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi rõ: “Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” (Điều 2); “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3).

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người suốt đời phấn đấu quên mình vì đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, người có lòng tin lớn lao vào nhân dân, tin vào mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, vào trí tuệ, tài năng và phẩm chất của con người Việt Nam. Nhân dân làm chủ đất nước, là tác giả của thắng lợi liên tiếp trong cuộc cách mạng Tháng Tám 1945, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và ngày nay cũng là tác giả của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Tiếp tục phát huy sức mạnh của nhân dân để xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh chính là sự kế tục và phát triển sáng tạo tư tưởng nhân dân làm chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình hình mới./.

Theo Th.s Vũ Thị Kim Yến Khu Di tích Phủ Chủ tịch

Thu Hiền (st)

Video liên quan

Chủ đề