Thiên lý mã có nghĩa là gì năm 2024

Vì vậy phải chú ý đến hành của Thiên Mã. Không phải tất cả những ai có lá số Mã ngộ Tràng Sinh hoặc Lộc Mã giao trì, hoặc Mã Khốc Khách thì được thành công, tài lộc đâu. Vì những người đó có hành khắc với hành của Thiên Mã

Đó là giống ngựa lừng danh của Mông Cổ được biết đến với những đặc tính khỏe mạnh, bản năng sinh tồn lớn, sức chịu đựng phi thường.

Thiên lý mã có nghĩa là gì năm 2024

Ngựa Mông Cổ hầu như không hề thay đổi từ thời Thành Cát Tư Hãn. Người dân du mục ở Mông Cổ hiện còn nuôi hơn 3 triệu con, đông hơn số người sống trong khu vực.

Lịch sử của ngựa Mông Cổ, cũng giống như người Mông Cổ cổ đại, mang đầy màu sắc bí ẩn. Chúng là một trong những giống ngựa lâu đời nhất trên thế giới.

Ngay từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, người Hung Nô du mục trên đồng cỏ đã bắt đầu huấn luyện loài ngựa Mông Cổ làm ngựa chiến.

Ngựa Mông Cổ không lớn lắm, cao trung bình 120-135 cm và nặng 267-370 kg, được coi là loài ngựa nhỏ. Tuy kích thước không thể sánh với ngựa châu Âu nhưng ngựa Mông Cổ lại có thân hình cường tráng, tứ chi lực lưỡng, gân cốt phát triển, linh hoạt và nhanh nhẹn.

Trong sử thi anh hùng nổi tiếng của người Mông Cổ, “Jangar”, ngựa chiến của người Mông Cổ được miêu tả như sau: “Nhanh như một mũi tên rời khỏi sợi dây, tỏa sáng như một tia lửa, khí thế oai hùng”. Được mệnh danh với cái tên mỹ miều “thiên lý mã”

Ngựa Mông Cổ có sức bền dẻo dai, thích hợp cho các cuộc viễn chinh và không cần ăn uống trên đường đi. Một con ngựa trưởng thành di chuyển khoảng 50 đến 100 km mỗi ngày và có thể kéo 500 kg vật nặng.

Ngựa chiến Mông Cổ có thể tồn tại ở khắp mọi nơi. Chúng có thể chịu được nhiệt độ cao 40 độ C và cái lạnh khắc nghiệt âm 40 độ C. Chúng còn có thể thích nghi với bão tuyết và nắng nóng như thiêu đốt.

Ngựa Mông Cổ dũng mãnh, linh hoạt, bền bỉ và dẻo dai, dễ nuôi, chỉ ăn cỏ cũng sống được.

Theo quan niệm Á Đông, con ngựa là loài vật tượng trưng cho sức mạnh, sự trung thành, táo bạo và sức sống mãnh liệt.

Ngựa lắc đầu nói, “Ta là thiên lý mã, một binh sĩ bình thường sao có thể phát huy hết khả năng của ta?” Thợ săn đến, nói: “Ngươi có bằng lòng đi theo ta không?” Ngựa lắc đầu nói: “Ta là thiên lý mã, sao có thể đi theo hầu thợ săn?” Ngày qua ngày, năm qua năm, con ngựa vẫn chưa tìm được cơ hội lý tưởng cho mình. Rồi một ngày, khâm sai đại thần phụng mệnh đến nhân gian tìm kiếm thiên lý mã. Thiên lý mã gặp được khâm sai đại thần, nói: “Tôi chính là thiên lý mã mà ông muốn tìm.” Khâm sai hỏi: “Vậy ngươi có thuộc đường đi của nước chúng ta không?”, ngựa lắc đầu. “Vậy ngươi đã từng ra trận, có kinh nghiệm tác chiến chưa?”, ngựa lắc đầu. Khâm sai lại hỏi: “Vậy ta muốn biết ngươi có thể làm được gì?” Ngựa trả lời: “Ta có thể ngày đi nghìn dặm, ban đêm đi tám trăm dặm mà không mệt mỏi.” Khâm sai đại thần cho ngựa chạy thử một đoạn đường. Ngựa cố gắng hết sức chạy tiến lên phía trước, nhưng chỉ được vài bước đã thở hồng hộc, mồ hôi chảy đầm đìa.

Chủ trang trại làm một thí nghiệm: Ông ta cho hai con ngựa Thiên lý mã nhốt chung cùng đàn lừa trong chuồng lừa. Một trong hai con Thiên lý mã nghĩ rằng: số nó xui xẻo như vậy, nên để sống sót nó nhất định phải tự đồng hóa mình giống như một chú lừa. Vì vậy, hằng ngày nó học tiếng lừa kêu, ăn thức ăn của lừa, nhờ thế nó được đàn lừa công nhận là bạn và nhờ đó mà nó sóng sót được.

Còn con ngựa Thiên lý mã còn lại lại nghĩ rằng: Mình là Thiên lý mã, sao lại có thể giống lừa được chứ? Nó thà chết đói chứ không thèm ăn thức ăn cho lừa, vì thế đàn lừa nhìn thấy nó khác mình liền cả đàn xông vào đá nó, sau vài ngày nó bị đàn lừa đá cho tới chết.

Câu chuyện trên đứng trên góc độ khác nhau đều gợi cho ta những quan điểm khác nhau. Nếu như ta rơi vào tình trạng giống như ngựa Thiên lý mã ở trên thì chúng ta nên làm gì? Nếu chúng ta là Thiên lý mã, gặp phải hoàn cảnh như vậy chúng ta sẽ xử trí thế nào? Và làm sao để tránh không bị cho lại vào đàn lừa thêm lần nữa?

Sau khi bị cho vào sống cùng đàn lừa, biểu hiện khác nhau của hai chú ngựa đem lại hai kết quả khác nhau, đó là: một con sống sót và một con bị đá chết. Hiện tượng này nói lên một thực tế là nếu như một chú ngựa tài năng như Thiên lý mã mà bị cho sống cùng đàn lừa thì việc đầu tiên nó cần làm đó chính là phải sống sót!

Khi bạn bước vào một môi trường mới, có thể nó sẽ không giống như tưởng tượng ban đầu của bạn, bạn sẽ có lúc cảm thấy hụt hẫng, tủi thân thế nhưng nếu như bạn không còn lựa chọn nào khác thì hãy cố gắng học cách để thích nghi với hoàn cảnh. Dù hoàn cảnh có xấu đến cỡ nào thì chắc chắn vẫn có thứ mà bạn cần phải học hỏi.

Thích nghi là để tồn tại, chúng ta không thể thay đổi hoàn cảnh thì hãy thay đổi bản thân, đứng trên lập trường của người khác để suy nghĩ, vấn đề sẽ được giải quyết, đừng tự cho mình là cái rốn của vũ trụ, bạn sẽ dễ dàng bị đào thải.

Có mục tiêu phấn đấu rõ ràng mới đưa ta đến thành công, cũng giống như Thiên lý mã có bị nhốt cùng đàn lừa mới chứng tỏ được ý chí của mình, vì để tồn tại nó phải biết kết bạn, học theo trí tuệ của đàn lừa. Có tồn tại được nó mới có cơ hội phát huy tài năng và nguyện vọng của mình, chờ đợi cơ hội để trở thành con đầu đàn lãnh đạo đàn lừa, biến chúng trở thành đàn Thiên lý lừa.

Câu chuyện thứ hai

Có một bác nông dân may mắn có được một con ngựa Thiên lý mã, thế nhưng bác chả biết phát huy ưu điểm của nó vào việc gì cả nên đành nuôi và sử dụng nó giống như con lừa, cho nó kéo cối xay. Thời gian lâu dần, những đặc tính của Thiên lý mã bị mai một đi.

Đến một ngày, bác nông dân gặp tại nạn và cần Thiên lý mã đưa bác đến bệnh viện, thế nhưng Thiên lý mã lúc này chỉ giống như những con lừa kéo cối xay đi vòng quanh tại chỗ. Vì thế, bác nông dân mất đi thời cơ điều trị bệnh tốt nhất nên phải cắt đi một chân, và Thiên lý mã cũng bị bác cho vào nấu canh.

Trong công sở, vì nhiều lý do khác nhau mà luôn có những nhân tài bị đặt nhầm chỗ. Nếu khi bạn cảm thấy vị trí của mình không đúng, và mặc dù không biết tương lai ra sao, bạn vẫn có thể lựa chọn từ chức để tìm cho mình một lãnh đạo khác. Đừng giống như chú Thiên lý mã ở trên, từ bỏ quyền lựa chọn của mình.

Nhiều khi, con người đối mặt với sự lựa chọn không nhất thiết chỉ thế này phải thế kia, mà ta có thể có sự lựa chọn thứ ba. Giống như Thiên lý mã bị nhốt chung cùng đàn lừa vậy, nó có thể không cần lựa chọn bị đàn lừa đá chết hoặc đồng hóa mình giống như lừa, mà nó có thể lựa chọn cho mình người chủ khác.

Nếu như bắt buộc để tồn tại, thì cách tốt nhất đó là chấp nhận và thay đổi bản thân, còn nếu như không bỏ đi thì bạn không thể tồn tại thì tại sao chúng ta không tìm kiếm cho mình cái phù hợp nhất. Có như vậy chúng ta mới phát huy được hết khả năng của bản thân, không lãng phí nhân tài, nhờ đó mà xã hội ngày càng phát triển.