Tiêm HPV xong có được mang thai không

Tiêm phòng HPV là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất đối với chị em phụ nữ. Người phụ nữ hiện đại luôn biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân và tiêm HPV giúp bạn phòng tránh ung thư cổ tử cung – căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

Tiêm HPV xong có được mang thai không

Đặc biệt, nhiều chị em muốn tiêm phòng HPV đầy đủ trước khi mang thai. Tuy nhiên, đâu là thời điểm vàng sau tiêm phòng HPV để yên tâm có thai thì không phải ai cũng nắm rõ.

Thời điểm vàng mang thai sau tiêm phòng HPV

Theo ThS.BS Lâm Quang Tùng (làm việc tại Hà Nội), muốn mang thai sau khi tiêm phòng HPV, chị em lưu ý cần ít nhất 3 tháng kể từ mũi tiêm HPV cuối cùng. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời người mẹ cũng có sức khỏe tốt nhất.

Chuyên gia nhận định, bất cứ loại virus nào gây bệnh gì nếu chẳng may xâm nhập vào cơ thể người mẹ thì đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Virus HPV cũng không loại trừ.

Đây là loại virus gây ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ. Phụ nữ trước khi mang thai được khuyên nên tiêm vắc-xin HPV để ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất. Tuy nhiên, sau khi tiêm xong ít nhất 3 tháng mới nên có thai.

Tiêm HPV xong có được mang thai không

Nhiều nghiên cứu cho rằng, có thai ngay sau khi tiêm phòng HPV không có bằng chứng cho thấy gây hại sức khỏe thai nhi cũng như mẹ bầu. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm vàng giúp vắc-xin tiêm vào cơ thể phát huy tác dụng tốt nhất nên sẽ có lợi cho cả mẹ lẫn con. Nếu chị em vừa muốn lợi cho cả mẹ lẫn con thì nên tận dụng thời điểm này.

5 thói quen cần tránh để tử cung luôn khỏe mạnh, phòng tránh ung thư cổ tử cung

Ngoài tiêm phòng HPV để bảo vệ sức khỏe tử cung, trong cuộc sống hàng ngày, chị em cũng nên trau dồi những thói quen tốt để bảo vệ bộ phận này. Đặc biệt, không ít các thói quen tưởng chừng bình thường lại là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung khiến bạn mất đi quyền làm mẹ, khuyên chị em nên tránh gấp:

Tiêm HPV xong có được mang thai không

Theo Mayo Clinic, việc thường xuyên thức khuya, ngủ ít, nhất là ở những phụ nữ thường xuyên phải làm ca đêm có thể khiến tử cung ngày một yếu ớt. Điều này là bởi thức khuya gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone. Từ đó khiến bạn có nguy cơ vô sinh cao hơn.

Nếu bạn phải làm việc ca đêm, hãy cố gắng ngủ đủ giấc khi bạn không phải làm việc.

Phụ nữ uống rượu thường xuyên thường có tử cung yếu hơn so với những người dùng đồ uống lành mạnh. Nghiên cứu năm 2014 cũng cho thấy, phụ nữ mang thai uống 4 ly rượu trở lên mỗi tuần có nguy cơ sẩy thai cao hơn.

Do đó, chị em đang mong muốn dưỡng tử cung, duy trì sức khỏe tử cung khỏe mạnh hoặc đã có thai cần tránh uống rượu.

Tiêm HPV xong có được mang thai không

Các nghiên cứu từ lâu cho thấy, phụ nữ hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn ống dẫn trứng mà còn cả ung thư cổ tử cung. Hút thuốc cũng làm tăng tổn thương trứng trong buồng trứng, từ đó làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người nghiện cà phê có thể giảm 26% khả năng thụ thai so với người khác vì tử cung yếu. Hàm lượng caffeine trong cà phê cũng là nguyên nhân khiến chất lượng trứng và tinh trùng suy giảm.

Tuy nhiên, khả năng sinh sản của phụ nữ dường như không bị ảnh hưởng bởi lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là chị em nên uống ở mức giới hạn 1-2 tách mỗi ngày, mỗi tách không quá 240ml.

Tiêm HPV xong có được mang thai không

Tập luyện quá sức, nhất là tập nặng như tập tạ có thể làm tăng áp lực ổ bụng, gây suy giảm tạm thời trong tử cung. Hoạt động thể chất quá sức cũng có thể ức chế quá trình rụng trứng và giảm sản xuất hormone progesterone.

Nếu bạn có cân nặng hợp lý và sắp có thai, chuyên gia khuyên, hãy cân nhắc hạn chế các hoạt động thể chất mạnh. Ngoài ra cũng chỉ nên tập luyện dưới 5 giờ một tuần.

Thông tin chi tiết xem tại đây

 

Các tin khác

Hỏi - 28/08/2017

Thưa bác sĩ. Em vừa tiêm xong vaccin HPV mũi đầu tiên được gần 2 tuần thì phát hiện mình có thai. Theo em tính toán thì thời gian quan hệ là trước khi tiêm phong. Lúc đó vợ chồng em cho xuất bên ngoài nhưng không may lại thụ thai. Em đang rất lo lắng không biết em bé có bị dị tật hay có vấn đề gì lớn không và em có thể giữ lại em bé không. Em rất mong sự tư vấn của bác sĩ. Em chân thành cảm ơn!

Trả lời

Chào chị Thúy Diễm

Dữ liệu nghiên cứu về tính an toàn trên phụ nữ có thai của loại vắc xin chị sử dụng là vắc xin ngừa HPV chưa có nhiều. Chưa rõ ảnh hưởng của vắc xin này lên sự phát triển của thai nhi.

Vì thế, khi đi khám thai,  chị nên thông tin về các loại vắc xin chị đã sử dụng cho bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn và theo dõi thai kỳ chặt chẽ hơn.

Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ths.Ds Thân Thị Mỹ Linh 

Khoa Dược

Hỏi - 07/07/2014
Chào bác sĩ,

Em mới chích ngừa ung thư cổ tử cung mũi thứ 2 vào tháng 4/2014, và đến tháng 8 này là e chích mũi thứ 3, có nghĩa là phải sau tháng 11 em mới có em bé được đúng không bác sĩ? Nhưng e lại có ý định là có em bé sớm và được bạn e tư vấn là thay vì tháng 8 là e chích mũi thứ 3 thì e đừng chích, em thả để có em bé và sinh xong e mới chích mũi thứ 3 thì em bé sẽ không bị ảnh hưởng gì, vì thuốc của mũi thứ 2 đã tan hết. Bác sĩ cho em hỏi là bạn em nói như vậy có đúng không ạ? Và nếu em đẻ xong mới chích lại mũi thứ 3 thì có làm giảm xác suất ngừa ung thư cổ tử cung hay không? Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giùm em. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Xin nói chính xác hơn là chích ngừa HPV ( Human Papilloma virus) là tác nhân lớn gây ung thư cổ tử cung, không phải là chích ngừa ung thư cổ tử cung. Hiện chưa có nghiên cứu nào về việc dùng các phác đồ khác (ví dụ như bạn nói là sanh xong em bé rồi chích mũi thứ 3) để hiệu quả của vaccin là cao nhất, nên không  thể có câu trả lời chính xác cho bạn được. Phác đồ được đưa ra là đã nghiên cứu cho tính hiệu quả của thuốc cao nhất. Nếu có ý định mang thai, thì trong thời gian mang thai bạn không nên tiêm ngừa HPV. Mũi thứ 3 sẽ không được tiêm. Sau vaccin, thời gian khuyến cáo để mang thai là tối thiểu 1 tháng.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc, Bác sĩ quản lý vùng khu vực Đông Nam bộ, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Vắc xin ngừa HPV là vắc xin bất hoạt vì vậy sẽ không cần khoảng cách để bạn có thể mang thai sau khi tiêm vắc xin này. Nhưng để vắc xin đạt hiệu quả tối đa, bạn nên hoàn thiện phác đồ tiêm ngừa HPV trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Hiện nay, Hệ thống tiêm chủng VNVC đang có vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng 4 tuýp HPV (6, 11, 16, 18) cho bé gái/phụ nữ từ 9 – 26 tuổi với phác đồ tiêm 3 mũi. Bạn có thể liên hệ hotline 028 7300 6595 hoặc inbox tại đây để được tư vấn thông tin chi tiết.

Ai cần tiêm vắc xin cổ tử cung HPV?

HPV là sinh u nhú ở người, lây truyền qua đường quan hệ tình dục (quan hệ bằng miệng, âm đạo, hậu môn). Ngoài ra, HPV còn có thể lây truyền qua đường từ mẹ sang con, tiếp xúc da, thông qua các dụng cụ cắt móng tay, đồ lót,...

Tiêm HPV xong có được mang thai không

Tiêm vắc xin cổ tử cung là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hữu hiệu. Ảnh TL

Theo nghiên cứu, virus HPV có hơn 100 chủng, trong đó khoảng 40 chủng có thể gây ra viêm nhiễm cơ quan sinh dục, gây mụn cóc ở cơ quan sinh dục nam và nữ giới. HPV cũng là vi rút chính chiếm tỷ lệ cao nhất gây tình trạng ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Giới chuyên môn cho biết, loại virus này hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu nên tiêm vắc xin cổ tử cung HPV được đánh giá là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất mà phụ nữ nên dùng.

Theo kết quả thống kê và nghiên cứu của giới chuyên gia, ung thư cổ tử cung là căn bệnh có thể gây tử vong và hiện đang là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở phụ nữ trên toàn thế giới. Ở nước ta, mỗi ngày lại có thêm 14 ca mắc bệnh và 7 phụ nữ tử vong bởi căn bệnh này. Nếu không tiêm vắc xin phòng ngừa, con số này chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, vắc xin HPV tại Việt Nam hiện nay được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi dù đã hoặc chưa quan hệ tình dục. Các chuyên gia y tế khuyên các chị em nên tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt.

Mặc dù tiêm vắc xin cổ tử cung hiện nay chỉ được chỉ định tiêm cho nữ giới nhưng các nhà khoa học cho rằng nam giới trong độ tuổi dậy thì vẫn nên tiêm phòng vì việc tiêm phòng này vẫn mang đến những lợi ích nhất định. Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cho rằng cần phải xem xét chương trình tiêm chủng mở rộng vắc xin HPV cho nam giới.

Cũng theo một nghiên cứu của trung tâm này số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV cao hơn nhiều so với nữ giới. Nam giới nhiễm virus HPV có thể mắc ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, ung thư hậu môn,...

Lưu ý khi tiêm vắc xin cổ tử cung

+ Không cần xét nghiệm trước khi tiêm. Những trường hợp nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi, không mang thai, không mắc các bệnh cấp tính, không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin HPV đều đủ điều kiện tiêm vắc xin HPV. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, các chị em nên khám sàng lọc sức khỏe trước tiêm.

+ Nữ giới dưới 25 tuổi đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin HPV nhưng sẽ không mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

+ Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai không nên tiêm vắc xin này. Nếu đã tiêm 1 hoặc 2 liều mà phát hiện có thai thì cần phải tạm dừng các liều tiếp theo cho đến khi kết thúc thai kỳ. Thời gian hoàn tất 3 mũi tiêm trong vòng 2 năm.

+ Những người đã từng bị nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm vắc xin cổ tử cung.

Sau khi cơ thể đã đào thải virus mà hệ miễn dịch của cơ thể không đủ để phòng bệnh khiến bệnh tái nhiễm thì có thể tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, HPV có nhiều chủng khác nhau, có thể bạn đã từng bị nhiễm một chủng HPV nào đó trước đây nhưng để phòng tránh lây nhiễm những chủng HPV khác thì nên tiêm phòng vắc xin HPV./.

Nguồn: Báo Gia đình và xã hôi