Tính toán các công trình xử lý nước thải năm 2024

Trong chế biến thủy sản, nước thải sơ chế tôm chứa nhiều nitrogen dưới dạng ammonium, nitrite và nitrate. Hàm lượng nitrogen còn thừa trong nước thải là nguyên nhân gia tăng các hợp chất có hại cho thủy sản. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sơ chế tôm được tiến hành trên hai mô hình xử lý nước thải IFAS: mô hình có chủng vi khuẩn nitrate hóa Pseudomonas aeruginosa ĐTW3.2 và mô hình đối chứng không chủng vi khuẩn. Với nước thải trước xử lý có nồng độ COD trong khoảng 754,93 ± 94,69 mg/L; BOD5 584,67 ± 17,17 mg/L và N-NH4+ 16,5 ± 1,24 mg/L thì mô hình IFAS có chủng dòng vi khuẩn nitrate hóa Pseudomonas aeruginosa ĐTW3.2 đạt hiệu suất xử lý COD; BOD5 và N-NH4+ lần lượt là 95,18%; 96,78% và 96,2%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với mô hình IFAS đối chứng sau ba ngày khảo sát.

Bài báo này trình bày giải pháp thiết kế thoát nước mưa trên đường phố theo hướng bền vững (SuDs). Trên cơ sở đó, tiến hành áp dụng một số giải pháp vào thiết kế hệ thống thoát nước mưa cho trục đường thuộc khu đô thị mới Kỳ Đồng - Hà Tĩnh. Kết quả tính toán cho thấy việc định hướng áp dụng các giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước theo hướng bền vững ngay từ ban đầu tại các tuyến phố sẽ đem lại hiệu quả cao về bảo đảm cân bằng sinh thái, giảm thiểu các nguy cơ ngập úng, xói mòn, bổ cập nguồn nước ngầm tự nhiên, giảm kích thước công trình thoát nước, cải thiện cảnh quan, ... Từ khóa: hệ thống thoát nước bền vững (SuDs); đường phố.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính được thực hiện với mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng nhân lực y tế dự phòng và (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhân lực y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu giai đoạn 2017-2019. Kết quả cho thấy: số lượng biên chế nhân lực y tế dự phòng hiện phù hợp với quy định của nhà nước, độ tuổi phù hợp (30 - 50 chiếm 53,9%). Về cơ cấu theo chuyên môn, tỷ lệ cơ cấu còn chưa phù hợp, tỷ lệ bác sĩ thấp (10,4%). Về trình độ, tỷ lệ có trình độ Đại học tại Trung tâm Y tế (71,4%) cao hơn so với bình quân chung trong khi tại các Trạm Y tế (8,8%) thấp hơn so với bình quân chung. Về yếu tố ảnh hưởng, nhóm nhân tố tích cực gồm có: Chính sách ưu đãi thu hút với chủ trương theo Nghị quyết 110/2014/NQ- HĐND; Công tác lập kế hoạch nhân sự được đổi mới cùng quy trình tuyển dụng được hoàn thiện; Hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thiện; Quy trình đánh giá cán bộ được đổi mới; Đào tạo được khuyến khích. Nhóm yếu tố chưa tích ...

Trong bài báo này, đặc trưng hình học của các đa diện SiOx và MgOn trong hệ Mg2SiO4 rắn theo áp suất khác nhau được mô phỏng bằng phương pháp động lực học phân tử. Cấu trúc của hệ Mg2SiO4 rắn được phân tích thông qua hàm phân bố xuyên tâm cặp và phân bố góc liên kết. Kết quả phân tích cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa hàm phân bố xuyên tâm cặp Si-Si, Mg-Mg và phân bố góc liên kết Si-O-Si, Mg-O-Mg tương ứng. Sự thay đổi đặc trưng của hàm phân bố xuyên tâm cặp Si-Si, Mg-Mg theo áp suất cũng được thảo luận chi tiết.

Xâm nhập mặn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và nông nghiệp. Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng phương pháp đáp ứng bề mặt phối hợp thiết kế cấu trúc có tâm (RSM – CCD) trong việc tối ưu hóa quá trình xử lí là rất hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu suất xử lử nước, với sự chú trọng vào vấn đề xử lí sơ bộ bằng các vật liệu keo tụ PAC và PFC. Kết quả cho thấy, ở điều kiện pH 11, hiệu suất xử lí của PAC đạt 93,83%, và của PFC đạt 87,4%. Hiệu suất lọc cao nhất là 76,9% được đạt được tại pH 6, sử dụng PAC, và 71,4% với PFC tại pH 8,5. Kết quả này cung cấp một giải pháp hiệu quả cho việc tiền xử lí hệ thống RO, phát triển một phương pháp mới giúp cung cấp nguồn nước sạch, hỗ trợ cuộc sống hàng ngày và hoạt động nông nghiệp. Điều này mở ra hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực khử mặn và bảo vệ môi trường. ® 2023 Journal of Science and Technology - NTTU

Nước thải là một vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi sự can thiệp và xử lý đúng mực để bảo vệ nguồn nước sạch và hệ sinh thái. Trên khắp thế giới, việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đang trở thành một ưu tiên hàng đầu trong các dự án hạ tầng môi trường.

Việc tính toán chi phí xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước thải là một vấn đề quan trọng đối với các chủ đầu tư. Khi có thông tin chi phí trước, bạn có thể lên kế hoạch một cách tỉ mỉ, chuẩn bị tài chính một cách hiệu quả và đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Vậy, chi phí xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tốn bao nhiêu?

Yếu tố ảnh hưởng chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải (XLNT)

Chi phí xây dựng hệ thống xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi tính toán chi phí xây dựng hệ thống:

Diện tích xây dựng

Quy mô của hệ thống xử lý nước thải ảnh hưởng đến diện tích cần xây dựng. Quy mô lớn yêu cầu diện tích xây dựng lớn hơn và tiêu tốn nhiều thời gian và nguyên vật liệu hơn.

Lý do là bởi diện tích xây dựng lớn sẽ tốn nhiều thời gian thực hiện và nguyên vật liệu hơn so với các hệ thống có diện tích và công suất xử lý nhỏ. Đây chính là yếu tố đầu tiên cho thấy chi phí xây dựng hệ thống XLNT khác nhau của từng dự án.

Đặc điểm tính chất nước thải và phương pháp xử lý

Tính chất của nước thải và phương pháp xử lý tương ứng cũng ảnh hưởng đến chi phí. Mỗi ngành nghề có thành phần ô nhiễm riêng, và phương pháp xử lý phải được lựa chọn phù hợp.

Các phương pháp xử lý cần được lựa chọn sao cho tương thích với đặc trưng, tính chất nguồn thải sau khi đã lấy mẫu phân tích, đánh giá. Có rất nhiều phương pháp XLNT như trung hòa, công nghệ xử lý sinh học, hóa lý, oxy bậc cao…

Quy chuẩn kỹ thuật

Yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật nước thải sau khi xử lý cũng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. Các ngành công nghiệp, sinh hoạt có các quy định riêng về chất lượng nước thải. Hiện có nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi, giấy và bột giấy, dệt nhuộm…

Tính toán các công trình xử lý nước thải năm 2024

Kiểu bố trí mặt bằng

Mặt bằng tổng thể của hệ thống là nơi bố trí công trình xử lý đơn vị theo sơ đồ công nghệ. Hệ thống xử lý nước thải nói chung được bố trí theo 2 kiểu phổ biến là nổi và ân chìm dưới mặt đất.

Bố trí nổi: Là kiểu bố trí thường gặp, hệ thống được đặt nổi trên mặt đất với bồn xử lý hoặc các công trình đơn vị. Với kiểu bố trí này, khi hệ thống gặp sự cố thì sẽ dễ dàng sửa chữa và thay thế hơn so với đặt âm chìm.

Kiểu đặt âm chìm dưới đất: Thường áp dụng cho những nơi có diện tích nhỏ, ví dụ chủ đầu tư muốn tận dụng mặt bằng ở trên làm bãi để xe, khuôn viên, tối ưu không gian hoặc tận dụng cho các mục đích khác. Đối với hệ thống này, đơn vị xây dựng sẽ thường chọn các loại bê tông, sắt thép kết cấu bền, chắc hơn.

Nhìn chung, kiểu bố trí hệ thống xử lý nước thải (nổi hoặc âm chìm dưới đất) cũng ảnh hưởng đến chi phí. Kiểu nổi thường dễ dàng sửa chữa, trong khi kiểu âm chìm có thể tận dụng không gian mặt bằng.

Yêu cầu về thiết bị, vật tư

Số lượng và chất lượng thiết bị cần thiết trong hệ thống xử lý nước thải cũng ảnh hưởng đến chi phí. Các thiết bị như bồn xử lý, máy bơm, van điều khiển phải được chọn một cách phù hợp với yêu cầu của dự án.

Trong mỗi hệ thống XLNT thường có rất nhiều thiết bị như bồn XLNT, bể khử trùng, máy bơm, phao kiểm soát mực nước, máy thổi khí, màng lọc MBRR, ống phân phối khí, hệ thống kết nối màng lọc, bơm hút, rửa màng, tủ điện điều khiển, thiết bị đóng ngắt, hệ thống dây điện, đường ống, van điều khiển.

Tính toán các công trình xử lý nước thải năm 2024

Tùy vào từng yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư, điều kiện thực tế, vị trí địa lý mà đơn vị thi công, thiết kế sẽ chọn loại máy móc, thiết bị chất lượng phù hợp nhất.

Ví dụ: Vật liệu khi thi công hệ thống XLNY là cốt thép, bê tông, xi măng, gạch hay vật liệu khác. Kim loại chống ăn mòn là inox hay composite. Nguồn gốc xuất xứ thiết bị từ Nhật Bản, Taiwan hay Việt Nam…

Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố trên, còn có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải:

  • Chi phí thi công và lắp đặt thiết bị: Cần tính toán chi phí cho quá trình thi công và lắp đặt các thiết bị trong hệ thống XLNT.
  • Chi phí vận chuyển: Nếu các thiết bị, máy móc phải được vận chuyển từ nơi sản xuất đến công trình, chi phí vận chuyển cũng phải được xem xét.
  • Chi phí nuôi cấy vi sinh và chất bổ sung dinh dưỡng: Để duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống XLNT, có thể cần sử dụng các loại vi sinh vật và chất bổ sung dinh dưỡng. Chi phí cho việc nuôi cấy vi sinh và cung cấp chất bổ sung cũng phải được tính toán.
  • Hình thức kiểm soát quy trình vận hành: Quy trình vận hành hệ thống XLNT có thể được thực hiện tự động, bán tự động hoặc bằng tay. Hình thức kiểm soát quy trình này cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí.
  • Nguồn nước cấp: Nếu cần sử dụng nước sạch hoặc nước từ nguồn tự nhiên cho quá trình pha chế hóa chất hàng ngày trong hệ thống, chi phí liên quan đến nguồn nước cấp cũng phải được xem xét.

Như vậy, chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải rất phức tạp và khó để đưa ra một con số cụ thể mà không có khảo sát thực tế và tính toán chi tiết các yếu tố liên quan. Tuy nhiên, bằng việc xem xét các yếu tố trên, chủ đầu tư có thể đánh giá và lên kế hoạch tài chính một cách chuẩn bị và hiệu quả.

Công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải giá tốt

Công ty ETM là một đơn vị xây dựng hệ thống xử lý nước thải có giá tốt và cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, chúng tôi đã thành công trong việc thực hiện hàng trăm dự án xử lý khí thải và nước thải trên toàn quốc, tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc.

Việc cung cấp dịch vụ trọn gói về XLNT và các thủ tục môi trường giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí. Ngoài ra, chúng tôi còn đáp ứng yêu cầu cụ thể về XLNT dựa trên tình hình và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Với cam kết mang đến giá trị và chất lượng, Công ty ETM tự hào là một đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải.