Top doanh nhân việt kiều mỹ tên hưng năm 2024

Năm 1993, Liên doanh sản xuất băng từ Sài gòn (Saindes) được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Cty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, Cty Indesen (Hong Kong) và Cty Asia Investment and Trading (AIT) do ông Thái Hưng – Việt kiều Úc – đại diện. Liên doanh có tổng số vốn đầu tư gần 10,5 triệu USD, trong đó, vốn pháp định gần 9,5 triệu USD. Tỷ lệ góp vốn của SJC 45% vốn pháp định và phía nước ngoài là 55%.

Do các vấn đề nội bộ nên sau khi hoạt động được hơn 4 năm rưỡi, liên doanh phải xin giải tán. Cuối tháng 12/1997, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã đồng ý với đề nghị này. Tháng 6/1999, hai bên ký phương án chia tài sản. Theo đó, phía đối tác nước ngoài sẽ nhận máy móc, thiết bị, còn SJC sẽ nhận các tài sản còn lại và chịu trách nhiệm thanh toán công nợ của liên doanh. Thế nhưng sau đó Tổng giám đốc SJC phủ nhận sự phân chia này.

Vì thế, phía nước ngoài trong liên doanh buộc phải nhờ cậy sự giải quyết của Tòa án. Kể từ phiên tòa đầu tiên năm 2001 đến nay, việc xét xử vẫn chưa kết thúc với nhiều phiên tòa phân xử khác nhau. Tháng 11/2003, Hội đồng Thẩm phán TAND TC đã quyết định hủy cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm để giải quyết lại theo thủ tục chung. 8 năm sau, ngày 28/12/2010, TAND TP.HCM đưa vụ việc ra xét xử lại. Tại bản án số 2001/2010/KDTM-ST, Hội đồng xét xử TAND TP.HCM đã chấp nhận phần nào yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cũng như yêu cầu mới phản tố của SJC, nhưng vẫn không chấp nhận 10 vấn đề cốt lõi mà phía nguyên đơn yêu cầu xem xét.

Ngày 22/2/2011, Thẩm phán Phan Gia Quí đã ban hành văn bản số 42/TB – TA thông báo sửa chữa bổ sung bản án số 2001/2010/KDTM – ST đính chính 2 điểm và bổ sung thêm 1 vấn đề mới vào bản án. Tiếp đó, ngày 14/3/2011, Thẩm phán Phan Gia Quí lại ra văn bản số 47/TB – TA bổ sung 2 vấn đề hoàn toàn mới chưa được đề cập trong bản án số 2001/2010/KDTM-ST.

Đó là việc buộc ông Thái Hưng trả cho liên doanh Saindes gần 23 triệu đồng tiền tạm ứng thẩm định; buộc SJC hoàn trả hơn 226 triệu đồng tồn quỹ cho liên doanh Saindes. Cho rằng việc làm này “vi phạm nghiêm trọng” Điều 240 Bộ luật Tố tụng dân sự, nhưng điều khiến còn khiến bên nguyên đơn bất ngờ hơn là Thẩm phán Phan Gia Quí chấp nhận phản tố của phía bị đơn SJC tuyên xử buộc phía nước ngoài phải bồi thường thiệt hại cho số tiền hơn 275 ngàn đô-la do bên liên doanh phía nước ngoài gây thiệt hại trong thời gian tạm thời quản lý Saindes trong 4,5 tháng (từ ngày 1/6/1997 – 25/11/1997) để làm thủ tục chuyển nhượng vốn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Vấn đề quy trách nhiệm bồi thường này không có trong nội dung biên bản bàn giao ngày 11/01/2000, cũng như hơn 10 năm qua, SJC chưa có văn bản nào gửi cho phía nước ngoài và chưa hề có cuộc họp nào về nội dung này.

Phiên phúc thẩm đầy ẩn ức

Vụ án tranh chấp thanh lý hợp đồng liên doanh đã được Tòa án 6 lần xét xử cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm, sau gần 10 năm, ngày 23/10/2010, bên bị đơn SJC mới nộp đơn yêu cầu phản tố, và được Thẩm phán Phan Gia Quí chấp nhận cho nộp án phí phản tố.

Tại phiên xét xử ngày 12/7/2011 của Tòa phúc thẩm TAND TC tại TP.HCM, Chủ tọa – Thẩm phán Huỳnh Lập Thành cũng xác định rằng, phản tố này là đúng, vì theo “Điều 159 Bộ luật Tố tung Dân sự chỉ quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Không có điều khoản nào quy định về thời hiệu phản tố và thời hiệu nộp án phí phản tố. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ kiện mà nguyên đơn yêu cầu (Điều 60, Điều 176 Bộ luật Tố tụng Dân sự)”.

Chia sẻ với phóng viên PLVN, ông Thái Hưng cho rằng, đây là cách chủ tọa phiên tòa cố tình hiểu sai không áp dụng Điều 178 Bộ luật Tố tụng Dân sự : “Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn”, trong đó thủ tục khởi kiện của nguyên đơn bị trả lại đơn là thời hiệu khởi kiện đã hết được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Mặt khác, bản án phúc thẩm không xem xét việc Tòa án cấp sơ thẩm sau khi phát hành bản án nhưng vấn tiếp tục ra văn bản thông báo sửa chữa, bổ sung bản án nhiều lần - theo ông Hưng - đã “vi phạm nghiêm trọng” Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Ông Thái Hưng cho rằng, Thẩm phán Huỳnh Lập Thành không chấp nhận cho bên nguyên đơn phía nước ngoài xin copy nội dung kháng cáo của bị đơn SJC và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã vi phạm thủ tục tố tụng tại Điểm d Khoản 2 Điều 58 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Do đó, tại phiên tòa phúc thẩm, bên nguyên đơn phía nước ngoài đã đề nghị thay đổi chủ tọa phiên tòa phúc thẩm là Thẩm phán Huỳnh Lập Thành nhưng không được chấp nhận.

Ông Thái Hưng phàn nàn việc ông rời Tòa không đành lòng, bởi bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm xét xử không khách quan, áp đặt, không đối chiếu hồ sơ vụ án, hỏi một đường ra bản án một nẻo, khiến cho bên nguyên đơn phía nước ngoài quá nhiều bức xúc .

Bỏ hơn 10 triệu đô - la vào tài sản liên doanh, từ khi giải thể đến nay, ông Thái Hưng chưa hề nhận lại được gì. Mười mấy năm theo đuổi tố tụng cũng khiến ông quá nhiều mệt mỏi. Nhưng, ông Hưng vẫn tin rằng, nguyên tắc pháp chế vẫn được tôn trọng, và rồi ông sẽ được trả lại công bằng sau một hành trình theo kiện xuyên thế kỷ.