Trường học có tối đa bao nhiêu phó hiệu trưởng năm 2024

Dạy thêm là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy, nếu là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có được tham gia vào việc dạy thêm hay không?

Trường học có tối đa bao nhiêu phó hiệu trưởng năm 2024
Trường hợp nào Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được dạy thêm? Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Trao đổi với Báo Lao Động về việc Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường học có được dạy thêm hay không, luật sư Nguyễn Phó Dũng - Giám đốc Công ty Luật TNHH OPIC và Cộng sự, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết:

Định mức tiết dạy của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

Tại Khoản 1 Điều 7 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:

Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

Định mức tiết dạy/năm đối với Hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

Định mức tiết dạy/năm đối với Phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại thông tư này.

Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng dạy thêm như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định về dạy, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định về các trường hợp không được dạy thêm như sau:

Các trường hợp không được dạy thêm:

Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

"Như vậy, hiện nay không có quy định cấm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng dạy thêm. Cho nên, Hiệu trưởng hay Phó hiệu trưởng đủ điều kiện dạy thêm và phải đáp ứng định mức tiết dạy thì được tham gia dạy thêm" - luật sư Phó Dũng nói.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, bao gồm: Trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học; trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường trung học phổ thông; trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trường phổ thông có nhiều cấp học và trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Thông tư quy định rõ danh mục khung vị trí việc làm trong trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học; trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học (gọi chung là trường phổ thông cấp tiểu học). Theo đó, nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (2 vị trí): Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng.

Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (1 vị trí) là giáo viên.

Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (8 vị trí) gồm: Thư viện, thiết bị; công nghệ thông tin; kế toán; thủ quỹ; văn thư; y tế; hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; giáo vụ (áp dụng đối với trường dành cho người khuyết tật).

Danh mục khung vị trí việc làm trong trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường dành cho người khuyết tật (gọi chung là trường phổ thông cấp trung học cơ sở) được quy định như sau: Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (2 vị trí) gồm Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.

Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (1 vị trí) là giáo viên.

Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (9 vị trí): Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin; kế toán; thủ quỹ; văn thư; y tế; hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật).

Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp tiểu học

Đối với trường phổ thông cấp tiểu học, mỗi trường có 1 hiệu trưởng.

Về số Phó hiệu trưởng: Trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí 2 phó hiệu trưởng.

Trường tiểu học có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 1 phó hiệu trưởng.

Trường tiểu học có từ 5 điểm trường trở lên ngoài điểm trường chính thì được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng.

Về số lượng giáo viên, Thông tư quy định, trường tiểu học dạy học 1 buổi trong ngày được bố trí tối đa 1,20 giáo viên trên một lớp.

Trường tiểu học dạy học 2 buổi trong ngày; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 1,50 giáo viên trên một lớp.

Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Đối với trường phổ thông cấp trung học cơ sở, về giáo viên: Mỗi trường trung học cơ sở được bố trí tối đa 1,90 giáo viên trên một lớp.

Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 2,20 giáo viên trên một lớp…

Trường cấp 3 có bao nhiêu hiệu phó?

\=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì số lượng phó hiệu trưởng trong trường trung học phổ thông tối đa là 03 phó hiệu trưởng. Cũng có thể là 2 hoặc 1 phó hiệu trưởng. Số lượng phó hiệu trưởng phụ thuộc vào số lượng lớp học và địa bàn của trường học.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học do ai bổ nhiệm?

Theo đó, hội đồng trường của trường đại học công lập có quyền quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định việc bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học.

Trường THCS hàng 1 có bao nhiêu lớp?

Hạng I từ 19 lớp trở lên, Hạng II từ 10 đến 18 lớp, Hạng III dưới 10 lớp.

Phó hiệu trưởng có nhiệm vụ gì?

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng; chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.