Tư cách pháp lý của hộ gia đình

Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia vào quá trình phát triển kinh doanh và được nhân danh mình tham gia các quan hệ kinh tế, các giao dịch, hợp đồng

Vậy! Hộ kinh doanh theo Luật năm 2021 là gì? 

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021, theo đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định Hộ kinh doanh như sau:

Tư cách pháp lý của hộ gia đình

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương (Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).

Hướng dẫn: Đăng ký hộ kinh doanh

Tư cách pháp nhân là gì?

Để xem Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không thì ta tìm hiểu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 74) quy định về pháp nhân như sau:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, luật khác có liên quan;

– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Hộ kinh doanh là hoạt động thương mại và có thể là thương mại hàng hóa hoặc thương mại dịch vụ, do đó cần xem xét pháp nhân thương mại là gì?

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không? Trước hết ta xem từng đặc điểm của pháp nhân:

Thứ nhất: Được thành lập theo quy định của pháp luật. Về dấu hiệu này thì Hộ kinh doanh được thành lập do Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh do đó cũng là có được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng được yêu cầu này.

Xem thêm: Thành lập hộ kinh doanh

Tư cách pháp lý của hộ gia đình

Thứ hai: Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đó là: Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Hộ kinh doanh thì không có Điều lệ hoặc nhiệm vụ quyền hạn không được ghi trong quyết định thành lập mà chỉ có Đăng ký kinh doanh nên đối chiếu quy định này thì Hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện là pháp nhân.

Thứ ba: Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Hộ kinh doanh thì không có tài sản độc lập mà số vốn ghi trong đăng ký kinh doanh là do chủ hộ tự kê khai, hộ kinh doanh lại phải chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của chủ hộ hoặc thành viên hộ kinh doanh nên không đáp ứng yêu cầu này.

Xem thêm: Số vốn tối thiểu thành lập Hộ kinh doanh

Thứ tư: Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Dấu hiệu này thì Hộ kinh doanh đáp ứng được bởi vì Hộ kinh doanh là một trong những tổ chức hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại, theo đó có thể hoạt động thương mại hàng hóa (Kinh doanh, mua bán hàng hóa…) hoặc thương mại dịch vụ. Tham gia tố tụng với tư cách đương sự, là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện.

Từ các đặc điểm trên cho thấy, Hộ kinh doanh không phải là pháp nhân, pháp nhân thương mại

Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh

Tư cách pháp lý của hộ gia đình

Tư cách pháp lý của Hộ kinh doanh

Tư cách pháp lý của hộ kinh doanh chính là việc pháp luật quy định về hộ kinh doanh, điều này được thể hiện trong Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký kinh doanh (chương VIII) như sau:

Quy định về Hộ kinh doanh theo Điều 79 của Nghị định

Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh

Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình nếu hộ gia đình đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh

Quy định về giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, việc cấp mã số đăng ký kinh doanh, các nguyên tắc áp dụng trong việc đăng ký hộ kinh doanh, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cũng như trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Các quy định về hoạt động của hộ kinh doanh như ngành nghề kinh doanh, việc tạm ngừng kinh doanh, việc tiếp tục kinh doanh, thay đổi nội dung kinh doanh hay chấm dứt hộ kinh doanh…

Xem thêm: Tạm ngừng kinh doanh

Tất cả các vấn đề pháp lý nêu trên đều quy định về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh, ngoài ra các quy định của Bộ Luật dân sự, Luật thương mại và Luật Doanh nghiệp cũng ghi nhận hộ kinh doanh là một trong những chủ thể hoạt động kinh doanh tham gia vào hoạt động kinh doanh.

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0904.779997; Email: ;  

Website: www.luatdoanhgia.com;          www.luatdoanhgia.vn

1. Quy định pháp luật có liên quan

Liên quan đến định đoạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp cho hộ gia đình xác lập trước 1/1/2017, BLDS năm 2005 quy định tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý[1]. Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.[2]

Như vậy, đối với quyền sử dụng đất cấp chung cho hộ gia đình thì các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất đó phải được tất cả các thành viên trên 15 tuổi trong hộ gia đình đồng ý. Hộ gia đình là một chủ thể có tư cách độc lập khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc định đoạt riêng của từng thành viên sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng tài sản chung của hộ gia đình nên pháp luật mới ghi nhận nguyên tắc thoả thuận trong việc định đoạt tài sản của hộ gia đình. Việc đồng ý có thể thực hiện qua việc ủy quyền cho thành viên khác hoặc qua việc các thành viên trực tiếp ký vào hợp đồng, trường hợp có thành viên không tham gia, đồng ý giao kết hợp đồng hay ủy quyền cho thành viên khác là vi phạm, trường hợp này Tòa án có thể tuyên hợp đồng vô hiệu.

Hiện nay, rất nhiều vụ tranh chấp phát sinh xoay quanh vấn đề hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và tài sản gắn liền với đất mà GCNQSDĐ được cấp trước thời điểm BLGS năm 2005 có hiệu lực thi hành nhưng đến nay phát sinh tranh chấp.

Khi giải quyết, Tòa án áp dụng điểm c khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 để từ đó xác định trường hợp giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình phát sinh mà không có sự tham gia, đồng ý hay ủy quyền của thành viên hộ gia đình là vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 146 Nghị định 181 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 và khoản 2 Điều 109 BLDS năm 2005.

Liên quan đến vấn đề này, vẫn còn có nhiều ý kiến cho rằng giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình mà thiếu thành viên tham gia giao kết là vô hiệu; có ý kiến cũng cho rằng quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình là trộn lẫn giữa sở hữu chung của hợp nhất (tài sản chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất[3]) và sở hữu chung theo phần, do đó, nếu hộ gia đình có vợ hoặc chồng không tham gia giao kết là vô hiệu toàn bộ, tuy nhiên nếu thành viên không phải là vợ / chồng không tham gia giao kết thì vô hiệu đối với phần của thành viên đó.

2. Quan điểm của Hội đồng Thẩm phán

Qua nghiên cứu một số quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, cá nhân tôi nhận thấy, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên tham gia giao kết Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình, Hội đồng Thẩm phán có quan điểm thống nhất với quan điểm cho rằng hợp đồng chỉ vô hiệu đối với phần của thành viên không tham gia giao kết. Ngày 13/2/20, tại Quyết định giám đốc thẩm số 09/2020/DS-GĐT ngày 13-02-2020, về trường hợp tài sản của hộ gia đình là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất dùng thế chấp vay Ngân hàng nhưng không có sự đồng ý của đầy đủ các thành viên hộ gia đình Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã nhận định (tóm tắt) như sau:

“[4] Tại thời điểm ông H, bà N ký Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày 24-01-2011, trong hộ (ngoài ông H, bà N) còn có 02 người con là anh T và anh P đều đã trên 15 tuổi, nhưng họ đều không có ý kiến thể hiện sự đồng ý về việc ký kết hợp đồng thế chấp tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình nên Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trên đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 146 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 và khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005.

[5] Trường hợp này, do các thành viên trong gia đình không có thỏa thuận về quyền sử dụng đất, nên cần xác định quyền sử dụng đất của các thành viên trong hộ theo phần và áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải quyết. Theo đó, phần quyền sử dụng của ông H, bà N đã được thế chấp đúng quy định nên có hiệu lực. Do đó, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực đối với phần thế chấp của ông H, bà N và vô hiệu một phần đối với quyền sử dụng đất của anh T, anh P theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2005…

[8] Khi giải quyết lại vụ án, nếu không có chứng cứ khác, Tòa án cần căn cứ khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005, khoản 2 Điều 146 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003, Điều 15 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 135, Điều 216, khoản 1 Điều 223 Bộ luật Dân sự năm 2005 để xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 141 ngày 24-01-2011 giữa Ngân hàng với ông H, bà N là vô hiệu một phần và giải quyết hậu quả của phần hợp đồng vô hiệu theo quy định của pháp luật.”

Trong Quyết định giám đốc thẩm nêu trên, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đưa ra nhận định hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình mà không đủ thành viên tham gia xác lập giao dịch là vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 109 BLDS năm 2005 và khoản 2 Điều 146 Nghị định 181 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Mặt khác, Hội đồng Thẩm phán cũng cho rằng theo quy định tại Điều  216, khoản 1 Điều 223 BLDS năm 2005 thì “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung; Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác”; “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật”. Từ đó xác định do các thành viên trong gia đình không có thỏa thuận về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nên xác định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của các thành viên trong hộ gia đình theo phần và áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải quyết. Theo đó, phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của các thành viên ký tên đã xác lập gia dịch nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực. Còn phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của các thành viên không tham gia xác lập giao dịch là vô hiệu theo quy định tại Điều 135 BLDS năm 2005.

Trong vụ việc nêu trên, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hộ gia đình; loại hình sở hữu chung trong trường hợp này là sở hữu chung theo phần. Do các thành viên trong hộ gia đình không có thoả thuận về việc định đoạt tài sản nên trường hợp này Toà án áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải quyết là phù hợp, “mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật” (khoản 1 Điều 223 BLDS năm 2005, tương ứng với khoản 1 Điều 218 BLDS năm 2015).

3. Vấn đề rút ra

Nhận định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng phù hợp với quy định của BLDS năm 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình tại Điều 212, theo đó nguồn gốc tài sản chung của các thành viên trong gia đình hình thành trên cơ sở đóng góp, cùng tạo lập theo các căn cứ xác lập quyền sở hữu khác được pháp luật thừa nhận; cơ chế thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung giữa các thành viên gia đình là cơ chế thỏa thuận, các thành viên gia đình thống nhất ý chí về các trường hợp chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản; sự thỏa thuận của các thành viên trong hộ gia đình đối với chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung khi tài sản này là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong gia đình; trường hợp các bên không thỏa thuận, pháp luật không quy định thì buộc các thành viên trong gia đình thực hiện quyền sở hữu theo nguyên tắc chung theo phần, trừ trường hợp sở hữu chung của vợ chồng.[4] Hội đồng Thẩm phán TANDTC nhận định theo hướng công nhận hiệu lực của hợp đồng đối với phần của thành viên hộ gia đình đã tham gia giao kết hợp đồng, vô hiệu đối với phần của thành viên không tham gia giao kết và không đồng ý với việc xác lập, thực hiện hợp đồng là hợp tình, hợp lý, góp phần ổn định các giao dịch dân sự trong đời sống nhân dân.

Phường Dương Lôi, Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh minh họa của Thái Vũ

 

[1] Điều 108, khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005

[2] Khoản 2 Điều 146 Nghị định 181 về thi hành Luật Đất đai năm 2003

[3] Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015).

[4] Điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.