Vai trò của giống tiêu chí và phương pháp chọn tạo giống cây trồng

Trả lời câu hỏi sau đúng (Đ) hay sai (S):

a. Tăng thêm vụ trong năm là nhờ giống mới ngắn ngày.

b. Phải tích cực chăm bón mới tăng thêm vụ trong năm.

c. Muốn có chất lượng tốt phải tạo được giống mới.

d. Tạo giống mới là biện pháp đưa năng suất cây trồng lên cao.

e. Chọn lọc là phương pháp tạo giống mới.

Gợi ý trả lời:

  • Các câu đúng là: a, c, d, e.
  • Các câu sai là: b.

Câu 2

Chọn các cụm từ sau điền vào chỗ chấm của các câu cho phù hợp: Năng suất cao và ổn định, chống chịu được sâu bệnh, chất lượng tốt, chọn lọc, lai, gây đột biến, thích nghi với mọi điều kiên khí hậu và đất đai, nuôi cấy mô.

a. Để đánh giá một giống cây trồng tốt người ta dựa vào................................................... ...........................................

.....................................................

b. Bằng các phương pháp ............................................................ đã tạo được nhiều loại giống cây trồng tốt.

c. Lấy hạt của cây tốt trong quần thể đem gieo ở vụ sau và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương là phương pháp........

d. Lấy hạt lúa nảy mầm đặt trong tia phóng xạ trong điều kiện nhất định, rồi đem trồng, chọn lọc là phương pháp.................

Gợi ý trả lời:

a. Để đánh giá một giống cây trồng tốt người ta dựa vào: Năng suất cao và ổn định, chống chịu được sâu bệnh, chất lượng tốt, thích nghi với mọi điều kiên khí hậu và đất đai.

b. Bằng các phương pháp chọn lọc, lai, gây đột biến, nuôi cấy mô đã tạo được nhiều loại giống cây trồng tốt.

c. Lấy hạt của cây tốt trong quần thể đem gieo ở vụ sau và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương là phương pháp chọn lọc.

d. Lấy hạt lúa nảy mầm đặt trong tia phóng xạ trong điều kiện nhất định, rồi đem trồng, chọn lọc là phương pháp gây đột biến.

  • Hãy xác định đâu là những định hướng thay đổi của nghành Nông nghiệp thế giới đang quan tâm đến?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Nêu những khó khăn của nền nông nghiệp nước ta vào giai đoạn thế kỉ XXI?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Xác định trồng trọt có  vai trò chính gì?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Xác định: Đất trồng gồm mấy thành phần chính?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • 22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Trình bày đặc điểm cấu tạo của đất trồng?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Cho biết có bao nhiêu hình thức gieo trồng?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Gieo hạt bao gồm những hoạt động nào?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Em hiểu gì về thời vụ gieo trồng?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Mục đích của quy trình thu hoạch sản phẩm trồng trọt là gì?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy tìm hiểu và cho biết: Phương pháp thu hoạch một số loại sản phẩm trồng trọt phổ biến ở địa phương và cả nước?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Các yêu cầu đối với sản phẩm trồng trọt phụ thuộc vào đâu?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy trình bày khái niệm về nhân giống vô tính?

    21/08/2022 |   1 Trả lời

  • Em đã được học về các phương pháp nhân giống vô tính nào?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Nêu các vật liệu cần chuẩn bị để tiến hành nhân giống bằng phương pháp giâm cành?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Nêu nhiệm vụ khi tiến hành thực hiện dự án trồng rau an toàn?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Hoạt động thu hoạch thông tin là làm gì?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy xác định: Trồng, chăm sóc và thu hoạch rau thực hiện qua mấy bước?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy nêu triển vọng của trồng trọt đối với nước ta?

    21/08/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy trình bày các phương thức trồng trọt?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Nêu các ngành nghề liên quan đến trồng trọt?

    22/08/2022 |   1 Trả lời

  • Trình bày vai trò của ngành trồng trọt ở nước ta?

    25/08/2022 |   1 Trả lời

  • Theo em ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay có triển vọng phát triển như thế nào?

    25/08/2022 |   1 Trả lời

  • Đâu là định hướng phát triển ngành trồng trọt ở nước ta?

    25/08/2022 |   1 Trả lời

  • Ở trồng trọt nước ta đã có thành tựu về mặt xuất khẩu đổi với mặt hành nào?

    26/08/2022 |   1 Trả lời

Nêu vai trò và tiêu chí của giống cây trồng

- Tăng năng suất cây trồng

- Tăng chất lượng nông sản

- Tăng vụ 

- Thay đổi cơ cấu cây trồng

2. Tiêu chí của giống cây trồng là

- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương

- Có chất lượng tốt

- Có năng suất cao và ổn định

- Chống, chịu được sâu bệnh

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các phương pháp chọn giống cây trồng và một ví dụ được đưa ra ở đây là cách chọn giống lúa khỏe nhé !

3. Phương pháp chọn giống cây trồng

- Gây đột biến nhân tạo:

+ Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể: tạo giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106…; tạo giống đậu tương DT55 từ xử lí đột biến giống DT74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ, chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng…

+ Phối hợp giữa lai hữu tính và phối hợp đột biến: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến H20 × H30.

+ Chọn giống bằng chọn lọc tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống táo đào vàng được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc cho quả to, mã đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng.

- Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:

+ Tạo biến dị tổ hợp: tạo giống lúa DT17 từ phép lai hai giống lúa DT10 × OM80 cho giống có năng suất cao, hạt gạo dài, trong, cơm dẻo.

+ Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan.

- Tạo giống ưu thế lai (ở F1): các giống ngô lai được tạo ra như: LVN10, LVN98, HQ2000 là giống ngô dài ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh; LVN20, LVN24, LVN25 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt.

- Tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) được lai giữa thể tứ bội (4n - giống dâu Bắc Ninh) với giống lưỡng bội (2n) cho giống có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

Trong các phương pháp chọn giống trên, phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.

4. Cách chọn giống cây trông (Ví dụ về chọn giống lúa khỏe)

Gieo trồng hạt giống khoẻ, có chất lượng cao là điều kiện cần thiết để có một vụ mùa thu hoạch cao (có thể tăng năng suất từ 5-20%)  và góp phần gia tăng chất lượng nông sản hàng hóa.Vì khâu để giống và chọn giống phải có chất lượng tốt thì cây lúa trồng sau này sẽ được khoẻ mạnh, chịu đựng được và vượt qua được biến động của môi trường sống (gặp hạn hoặc gặp lạnh đột ngột).Như vậy hạt giống khoẻ là hạt giống phải có những yêu cầu sau:- Hạt giống phải thuần, đúng giống, phải đồng nhất về kích cỡ, giống không bị lẫn những giống khác, hạt cỏ và tạp chất. Hạt giống phải sáng mẩy, không hoặc có rất ít hạt lem (chỉ chấp nhận có hạt lem 0,5% bị lẫn trong hạt giống, nghĩa là 1.000 hạt chỉ có 5 hạt hạt lem), có rất ít hạt lửng và hạt bị dị dạng.- Tỷ lệ nẩy mầm cao (hơn 80%) và cây mạ phải có sức sống mạnh.- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không lẫn hạch nấm hoặc không mang mầm bệnh nguy hiểmMuốn có hạt giống khoẻ thì ta phải lưu ý một số biện pháp cải thiện chất lượng hạt giống khi còn trên đồng ruộng và trong bảo quản tồn trữ như là:

a. Trên đồng ruộng:

Sau khi nông dân chọn và canh tác những giống thích hợp ở điều kiện địa phương, thì chúng ta cần lưu ý những biện pháp sau đây:- Kỹ thuật canh tác: Bảo đảm cây lúa sinh trưởng tốt (bón phân cân đối và đầy đủ, quản lý nước tốt, làm sạch cỏ dại, không có lúa rày ( lúa cỏ ) trên chân ruộng, phòng trừ sâu bệnh tốt ở cuối vụ như bệnh vàng lá, bệnh đốm vằn, bệnh cháy bìa lá, rầy nâu, bọ xít dài,& để hạn chế gây lép hạt ở tỷ lệ cao, hạn chế vi sinh vật gây bệnh cho hạt và đặc biệt không lấy giống ở những ruộng có bệnh gây hại nặng  như  bệnh đạo ôn, lúa von,  bệnh  cháy bìa lá, bệnh lem lép hạt & (vì những bệnh này có khả năng lây truyền qua hạt giống)- Khử lẫn: Tiến hành khử lẫn ngay từ đầu để bảo đảm lúa bằng đọt và sau khi trổ tiến hành khử lẫn lần cuối  để bảo đảm độ thuần. Cách khử lẫn như sau: Nhổ bỏ những cây cao và ngoài hàng (cấy hoặc sạ theo hàng), cắt những bông lúa khác so với quần thể như lúa cỏ, lúa von, lúa khác giống.

b. Không chọn những ruộng lúa bị bệnh để giống cho vụ sau. Chẳng hạn như bệnh lúa von, bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá, bệnh than vàng, bệnh đen hạt, bệnh đốm nâu,...\


c. Thu hoạch và tồn trữ:Trong thu hoạch lúa giống, các điều kiện cần có để bảo đảm độ thuần của lúa giống như sau:- Chuẩn bị máy suốt sạch không còn lẫn tạp giống khác, kể cả bao bì  đựng lúa giống.- Chuẩn bị sân phơi riêng, không phơi gần những giống khác. Chú ý không nên phơi mớ ngoài đồng (dễ làm gạo gẫy, lúa khô không đều)- Sau khi phơi khô, giê sạch, độ ẩm hạt còn 14% là điều kiện tồn trữ tốt nhất.- Cách tồn trữ: Nơi thoáng mát, tránh mưa nắng, nếu tồn trữ từ vụ Hè Thu năm trước đến vụ Đông Xuân sau, phải chú ý bảo vệ sâu mọt để bảo đảm độ nẩy mầm.Có thể xử lý hạt giống để diệt trừ mầm bệnh trước khi gieo sạ:- Xử lý bằng nhiệt (ở nhiệt độ 54oC trong 15 phút, nếu không có nhiệt kế thì áp dụng ngâm ở nhiệt độ 3 phần nước sôi hòa với 2 phần nước lạnh)- Xử lý nước muối 15% trong 30 phút để loại hạt lép lửng (hạt lép lửng là hạt chứa nhiều mầm bệnh), và có thể diệt được một số mầm bệnh trên hạt lúa.

- Xử lý một trong các loại thuốc trừ nấm có hoạt chất như Benomyl, Carbendazim,... ở nồng độ 0,5% (5 ml thuốc cho 1 lít nước/1 kg hạt lúa giống) ngâm trong 3 giờ, hoặc trộn khô hạt giống với thuốc dạng bột như Zineb, Mancoxeb,...theo tỷ lệ 0,5% (5 g thuốc trộn với 1 kg hạt giống), hoặc có thể dùng nước vôi ngâm hạt giống trong 2 giờ trước khi ngâm ủ cũng có tác dụng tiêu diệt một số nấm.