Vật liệu làm kính ô tô

Chào cả nhà, trừ dòng xe thời cổ Jeep hay xe nhà binh thì không có kính hoặc xe trong “tiểu đội xe không kính”. Còn các dòng xe du lịch bây giờ đều phải có vật này chính là kính ô tô. Hãy cùng OTO101 tìm hiểu khái niệm phụ tùng ô tô này nhé. 

Kính ô tô là gì ?

Trước tiên xác định đây là tấm kính thẳng hoặc cong theo thiết kế từng mẫu xe có tác dụng chống bụi hay vật thể lạ bay vào tài xế hay hành khách khi đi trên đường. Điều này rõ ràng khi bạn đi trên đường phố hay đồng quê hoặc nhất là cao tốc.

Khi những dị vật lạ bay trên đường hoặc từ xe khác lao với tốc độ 100 km/h có thể gây tổn thương rất nặng cho hành khách trong xe. Và quan trọng là khác biệt giữa xe 4 bánh và 2 bánh là lớp kính ô tô chống được ướt át của mưa hay trời vào lúc sương mù giá rét. 

Kính ô tô đánh dấu sự ra đời từ 1911 tại Âu Mỹ và áp dụng ngay thời điểm đó. Trong hình là chiếc xe
Cadillac Retro bóng bẩy

Lịch sử ghi nhận vào năm 1903 có một nhà khoa học Pháp tìm ra nguyên lý gọi là phim kính giúp kính bền hơn. Việc áp dụng lên xe ô tô vào năm 1920 tuy nhiên thủy tổ thì kính rất dễ vỡ và nhiều vụ tai nạn xảy ra khi xe thắng gấp khiến tài xế cắm đầu qua kính chắn gió phía trước. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu ứng dụng công nghệ cho đến ngày nay mới có dạng kính xịn xò trên các dòng xe ô tô sau này.

Một số cột mốc ra đời

  • 1911 Áp dụng các xe tại Pháp
  • 1912 Áp dụng tại Anh
  • 1913 tại Hoa Kỳ
  • 1929 Công ty Ford bắt buộc áp dụng hết trên các sản phẩm xe bốn bánh của mình

Các loại kính trên ô tô

Trên xe bạn sẽ thấy ngoài kính chính chắn trước màn chính của tài xế sẽ còn có kính 4 bên cửa trước và sau 2 bên trái phải và kính sau hay còn gọi là kính hậu (Back Glass). Một số dòng xe sẽ có thiết kế thêm kính trên nóc xe có thể mở ra vào được. 

Lưu ý: 4 cửa kính ô tô đều có tính năng nâng lên hạ xuống khi xe dừng tiện giao tiếp hay để không khí lưu thông bạn nhé. Hoặc là xe 2 cửa cũng thế.

Chất liệu tạo nên kính ?

Khi xảy ra dư chấn hay tai nạn va đập thì kính trước sẽ chịu lực và chỉ vỡ rạn chứ không văng mảnh tung tóe nhớ có lớp keo dán kính ô tô ở giữa

Đặc tính của kính là trong suốt có khả năng chống được tia tử ngoại cũng như hỗ trợ tầm nhìn tốt của người điều khiển ô tô. Một chiếc kính ô tô sẽ có các phần chính: Kính chính + keo dán kính + gioăn kính ô tô. 

Back Glass còn được gọi là kính cửa sổ phía sau, kính chắn gió phía sau, hoặc kính phía sau, là mảnh kính đối diện với kính chắn gió trong xe. Kính sau được làm từ kính cường lực, còn được gọi là kính an toàn, và khi vỡ sẽ vỡ thành những mảnh nhỏ, tròn.

Điều này khác với kính chắn gió phía trước, được làm bằng kính nhiều lớp, thủy tinh bao gồm hai mảnh thủy tinh, với lớp nhựa ở giữa. Một số loại được làm bằng nhựa polycarbonate hoặc acrylic (PVB) chịu lực tác động cao. Một số dòng xe sang trang bị tốt có thể chịu được đạn bắn thẳng. Keo urethane được bảo vệ khỏi tia cực tím trong ánh sáng mặt trời bởi một dải chấm đen được gọi là viền xung quanh mép kính chắn gió.

Lợi ích của kính ô tô ?

  • Về mặt thẩm mỹ và dễ quan sát.
  • Bảo vệ bạn với thời tiết bên ngoài bụi hay mưa.
  • Bảo vệ cơ thể bạn trước các dị vật lạ lao vào xe.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Là khung vòm chịu lực cho nóc xe và thân xe như 1 cái hộp kín.

Chất liệu keo dán kính ô tô

Trong hình là các kỹ thuật viên đang thay kính ô tô và lắp kính trước xe. Nguồn hình: remakeonline.club

Thông thường những sản phẩm xe chạy cẩn thận hay không đều xảy ra các tình trạng nứt, mờ đục hay vỡ kính khi có tai nạn. Vì thế nhu cầu thay thế tấm kính khác là việc rất bình thường. Ở bài viết này chỉ cho bạn khái niệm về kính ô tô là gì ? Nên sẽ không đi sâu vào chất liệu keo dán.

Có rất nhiều loại trên thị trường ngoại trừ nhà sản xuất là sử dụng loại tốt và pha chế công thức bí mật. Còn ở bên ngoài sẽ có khá nhiều loại bạn có thể tham khảo: Keo apollo abond, apollo topbond, aposil, aposil acid..Hãy tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia trong ngành trước khi sử dụng bạn nhé. Vì tự tay dán kính sẽ là việc hơi khó với khách hàng mới phải đáp ứng khít khe, khớp ke và kín bụi cũng như thẩm mỹ.

Tổng Kết

Trên đây là kiến thức về kính ô tô cơ bản để các bạn nắm. Ở bài viết kế tiếp OTO101 sẽ hướng dẫn cách dùng nước vệ sinh cũng như bảo vệ kính xe của bạn khi bị bám bụi bẩn chống trầy xước.

Công nghệ làm kính cửa sổ trên ôtô ngày càng phát triển để đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng như chắc chắn, thẩm mỹ, chống nóng và có thể đập vỡ để thoát thân khi gặp nguy hiểm. Hiện nay, các hãng ôtô chủ yếu sử dụng hai loại kính là kính nhiều lớp và kính cường lực.

Kính nhiều lớp là loại được hình thành bằng cách dán nhiều lớp kính với nhau, ở giữa là lớp phim làm từ PVB (Polyvinyl butyral) có tính bền, dai. Khi bị đập, loại kính này không vỡ vụn mà chỉ bị rạn nứt nhưng các miếng kính vẫn dính lấy nhau. Vì vậy, thường sẽ phải lột cả mảng lớn nếu muốn phá.

Kính cường lực là loại kính được tôi luyện trong môi trường khắc nghiệt, có khả năng chịu lực gấp 7-10 lần kính thông thường. Khi vỡ, loại kính này sẽ bị vụn thành những mảnh nhỏ như hạt lựu, tránh gây thương tích cho người sử dụng.

Nhiều người không nhận ra rằng kính nhiều lớp (laminated glass) không thể bị phá vỡ bằng những dụng cụ phá kính vẫn được bán trên thị trường, theo Hiệp hội xe hơi Mỹ AAA. Kính nhiều lớp được làm ra với mục đích nhằm giảm nguy cơ người trên xe bị văng ra ngoài nếu xảy ra tai nạn.

Kính chắn gió, kính cửa sổ và kính hậu trên một chiếc ôtô có thể không cùng loại. Xe trong ảnh có kính chắn gió là loại nhiều lớp.

Nghiên cứu của AAA chỉ ra rằng, 6 loại dụng cụ thường được sử dụng để cắt dây an toàn và phá kính xe không thể xuyên thủng kính nhiều lớp. 

Báo cáo dài 22 trang của AAA cũng liệt kê các mẫu xe con và xe tải có kính cửa sổ và kính cửa sau xe là loại nhiều lớp đã không bị xuyên thủng trong các thử nghiệm của hiệp hội bởi các dụng cụ làm vỡ kính phổ biến. Một số mẫu xe được sản xuất từ những năm 1970, trong khi phần lớn xuất xưởng trong vòng 5-10 năm qua.

Khoảng 33% số xe đời 2018 sử dụng kính nhiều lớp, có nghĩa nếu bạn bị kẹt trong một chiếc ôtô và kính xe là lối thoát duy nhất, thì việc sống sót có thể phụ thuộc vào việc biết chính xác cửa kính nào là nơi dễ bị vỡ nhất.

Trong những kịch bản tồi tệ hiếm khi xảy ra này, việc sử dụng dụng cụ phá kính có lò xo - không phải búa - gần như không thể tạo ra đủ lực làm vỡ kính nhiều lớp khi xe ở dưới nước. Tuy tình huống này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhưng vẫn có thể xảy ra với bất cứ ai, và không phải tài xế nào cũng luôn để một chiếc búa trên xe.

Trong ảnh, kính cửa sổ bên tài xế là loại cường lực, bị người trong ôtô phá vỡ để thoát ra ngoài khi xe rơi xuống nước.

Một thực tế khác, rằng kính xe ngày nay khi vỡ cũng ít có nguy cơ gây thương tích cho người xung quanh. Như kính cường lực (tempered glass), bởi khi vỡ thành các mảnh nhỏ dạng hạt lựu và không có các cạnh sắc, nhọn.

Ngược với kính nhiều lớp, kính cường lực lại dễ bị xuyên thủng bởi các dụng cụ có lò xo hơn là một chiếc búa. Phần lớn xe hơi ngày nay có ít nhất một cửa sổ làm bằng kính cường lực, theo John Nielsen, Giám đốc quản lý Sửa chữa và Công nghệ ôtô của AAA, cho biết.

"Nghiên cứu cho thấy thường các dụng cụ thoát hiểm trên xe có thể hữu dụng trong trường hợp khẩn cấp, nhưng chỉ khi tài xế biết rõ loại cửa kính trên xe họ, nếu không họ có thể phí phạm những giây phút quý giá để phá một tấm kính không thể đập vỡ", Nielsen nói rõ.

Vậy làm cách nào để xác định loại kính ôtô?

Thông tin này có thể xuất hiện ở góc dưới kính xe, nơi tài xế có thể biết kính là loại nhiều lớp hay cường lực. Thực tế, một chiếc ôtô có thể có cả hai loại kính này. Thường hai kính cửa sổ bên phía sau có thể là cường lực, trong khi kính bên tài xế và lái phụ là loại nhiều lớp.

Các tài xế cũng nên để sẵn một dụng cụ phá kính trên xe. Trong trường hợp xấu xe rơi xuống nước, nếu không thể hạ cửa kính, điều cần nhớ là nên phá kính cửa sổ cường lực chứ không phải cửa sổ bằng kính nhiều lớp.

Chủ đề