Vì sao bùi gia tu chết

Trao đổi với Lao Động tối 27.4, luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư Hà Nội), bảo vệ quyền lợi cho gia đình cố Tiến sĩ Bùi Quang Tín) cho hay, buổi sáng 27.4, ông cùng với bà Nguyễn Thanh Bích (vợ ông Tín) có buổi làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hồ Chí Minh.

Theo luật sư, tại buổi làm việc, điều tra viên trưng ra một số hình ảnh và yêu cầu gia đình nhận diện. “Vợ ông Tín nhận ra mắt kính ông Tín đeo hàng ngày”, ông Quynh cho hay.

Tuy nhiên, vợ ông Tín và ông Quynh đều bất ngờ vì mắt kính của ông Tín được công an thu giữ trong phòng của ông Trần Việt Dũng (Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh).

Ông Quynh đã hỏi vì sao ông Tín, một người cận thị nặng, lại không đeo kính. Tuy nhiên, điều tra viên nói vụ việc đang được làm rõ, nên chưa trả lời.

Cũng theo ông Quynh, phía cơ quan công an cho hay, sau hơn 20 ngày ông Tín tử vong, đơn vị vẫn đang đẩy nhanh tiến độ điều tra, khuyên gia đình bình tĩnh chờ kết quả.

Trước đó, trưa 5.4 ông T.V.D (32 tuổi, lãnh đạo Viện Đào tạo quốc tế thuộc Trường Đại học Ngân hàng TPHCM) có tổ chức tiệc cùng 8 người đang làm việc tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Bữa tiệc được tổ chức ngay tại căn hộ của ông D.

Tại đây, mọi người dùng tiệc và có sử dụng bia rượu. Đến khoảng 15h cùng ngày, 6 người lần lượt ra về, vì vậy, căn hộ chỉ còn chủ nhà là ông D. và 2 người ở lại là ông Tín và ông N.Đ.T - Hiệu phó Trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Khoảng 17h cùng ngày, do có hẹn với bạn nên ông D. đi ra khỏi căn hộ, chỉ còn ông Tín và ông T ở lại. 

Khoảng 17h15, ông Tín đứng lên nói muốn đi về nhà nhưng ông T. khuyên ở lại nghỉ. Tuy nhiên, ông Tín vẫn mở cửa căn hộ đi ra hành lang và nói với ông T. là tự đi về. Đến khoảng 17h30 thì xảy ra sự việc được cho là ông Tín rơi từ tầng 14 xuống đất tử vong.

Công an huyện Nhà Bè và Công an TP.Hồ Chí Minh có mặt khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Sau đó Viện KSND TP.Hồ Chí Minh và Cơ quan CSĐT Công an TP.Hồ Chí Minh cũng tiến hành khám nghiệm lại hiện trường.

Cơ quan CSĐT Công an TP.Hồ Chí Minh căn cứ điều 35, 145 và 146 Bộ luật Tố tụng hình sự đã tiến hành điều tra, xác minh nội dung tố giác của công dân.

Ngày 10.4, bà Bích đã ủy quyền cho luật sư gửi đơn đến cơ quan bảo vệ pháp luật mong được khởi tố, điều tra vụ án để làm sáng tỏ sự thật khách quan đến cái chết của chồng.

Ngày 11.4, Cơ quan công an cho biết đã nhận đơn của gia đình bà Bích.

Ngày 17.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TPHCM đã mời bà Nguyễn Thanh Bích đến làm rõ một số nội dung về lời khai liên quan đến cái chết của chồng bà. 

Trong cuốn sách Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của triều Nguyễn - vừa nhận giải thưởng Sách Hay lần thứ 10 ở hạng mục Sách phát hiện (do Khai Tâm và NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành), nhà nghiên cứu GS Nguyễn Quốc Trị cho biết: "Bùi Thị Xuân là một nhân vật nòng cốt của triều Cảnh Thịnh, có họ hàng bên ngoại với vua Quang Toản như Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Cũng như chồng là Trần Quang Diệu, bà còn là một tướng tài của Tây Sơn đánh đến cùng không chịu đầu hàng, và với tư cách đó, phải bị tội như các tướng khác trong cùng trường hợp. Cuối năm 1801, lúc Vua Quang Toản, sau khi mất Phú Xuân chạy ra Bắc, rồi mang 30 ngàn quân trở vào vùng sông Gianh để lấy lại thủ đô Huế, thì bà cũng mang theo 5 ngàn quân của bà. Hai bên đánh nhau dữ dội, quân Vua Gia Long bị thiệt hại khá nặng và phải lùi".

Vì sao bùi gia tu chết

Nữ tướng Bùi Thị Xuân  (Tranh của Phan Thanh Nam)

Tìm hiểu qua Thực lục thì vai trò của nữ kiệt họ Bùi được xác nhận trong trận đánh quyết định cuối cùng rất rõ: “Đầu năm 1802, khi quân Tây Sơn tấn công mạnh vào lũy Trấn Ninh. Giặc đến sát lũy Trấn Ninh, vua sai quân túc trực ra ụ bắn ở cửa, bắn giết được hơn một nghìn quân giặc. Giặc đem hết quân đến sát núi Đâu Mâu, bám vào như kiến mà bò lên. Quân ta từ trên núi thả đá xuống, quân giặc bị đè chết rất nhiều. Vợ Trần Quang Diệu là Bùi Thị Xuân cưỡi voi thúc quân liều chết đánh từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Vừa gặp thủy binh của Nguyễn Văn Trương, nhân được gió đông bắc, đánh phá quân giặc ở ngoài biển cướp được 20 chiếc thuyền, bộ binh giặc nghe tin thủy binh thua, sợ mà tan vỡ. Quang Toản chạy. Nguyễn Văn Kiên đem quân đầu hàng".

Tư liệu ở Liệt truyện còn nói rõ hơn nữa về vai trò quan trọng của bà Bùi trong trận đánh này: “Khi Vua Quang Toản sợ muốn rút quân, Thị Xuân nắm cương ngựa lại cố xin lại vây, quân đốc thúc đánh, từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Chợt nghe thủy quân bị Nguyễn Văn Trương đánh thua, mới sợ mà tan chạy cả”. Và trong số “đồ đảng” của Vua Quang Toản “đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng” thì như vậy bà đã bị cực hình cưu thủ, chém và bêu đầu cho mọi người biết như hai ông đó, chứ không có chuyện bị voi chà. Và du có cho là bà bị tội voi chà đi nữa, cũng không thể có cái cảnh bà dõng dạc thẳng tiến đến trước mặt một con voi làm cho nó kính sợ bà như là một chủ cũ của nó, vì tội lăng trì cho 5 voi xé xác không cho phép sự việc xảy ra như vậy.

"Chính sử cũng đã kể rõ ràng cách xử án lăng trì cho 5 voi xé xác. Nếu là đầu cùng 2 chân và 2 tay của bà phải bị quan quân thi hành bản án buộc vào 5 con voi mỗi con đi một hướng để xé xác, thì làm sao bà có thể tự do tiến đến trước đầu 1 con voi để thị uy với nó được", Giáo sư Nguyễn Quốc Trị phân tích.

Con gái nữ danh tướng Bùi Thị Xuân có bị hình phạt nặng như mẹ ?

Về người con gái còn nhỏ tuổi của bà thì càng không thể bị hình phạt voi xé, hay xử tử vì liên đới trách nhiệm với cha là chính phạm là Trần Quang Diệu và mẹ là Bùi Thị Xuân. Bởi, theo luật lệ của Đông phương thời đó đặt nặng quyền lợi và trách nhiệm hỗ tương của những người cùng một gia tộc như một người làm quan thì cả họ được nhờ, con dại cái mang, phụ trái tử hoàn cha vay con trả, chớ không theo chủ nghĩa tự do cá nhân, ai làm nấy chịu, ai làm nấy ăn, như luật lệ Tây phương.

Vì sao bùi gia tu chết

Nữ tướng anh hùng Bùi Thị Xuân qua nét vẽ của các họa sĩ

Ảnh: T.L

Giáo sư Nguyễn Quốc Trị cho biết qui định ở thời đó: "Gia tộc dựa trên nguyên tắc phụ hệ, con lấy họ cha, và nguyên tắc trọng nam, giới nữ được coi như thuộc họ nhà chồng. Ngoài ra, vì bản chất yếu đuối, giới nữ cũng được luật lệ áp dụng hình phạt nhẹ hơn là đối với nam giới. Thật vậy, khi một người phạm một tội nặng nhất, như là “mưu làm phản và làm sự đại nghịch” thì chính người ấy bị xử tử đem lăng trì, còn những người thuộc nam giới cùng họ, là cha, ông, con, cháu, anh em từ 16 tuổi trở lên bị tội trảm, còn con trai từ 15 tuổi trở xuống, cùng mẹ; con gái; vợ cả vợ bé, chị em gái và vợ cả, vợ bé của con kẻ chính phụ ấy đều cấp cho các nhà công thần dùng làm nô. Nếu con gái (kể cả chị em gái) đã định gả rồi, giao trả cho người chồng. Các con cháu (của chính phạm) đã đi làm con nuôi người khác, và vợ (của chính phạm) mới hỏi chưa cưới, đều không bắt tội”.

Đặc biệt, theo Giáo sư Nguyễn Quốc Trị tiết lộ trong sách đã dẫn, rằng: luật nhà Nguyễn không có dùng hình phạt 'tru di tam tộc, giết tất cả những người trong ba họ, là họ cha, họ mẹ, và họ bà nội, như thiên hạ thường tưởng tượng.

"Chính vì vậy, cô con gái của nữ kiệt Bùi Thị Xuân không thể nào bị xử lăng trì voi chà, hay xử tử bằng một cách nào khác được", Giáo sư Nguyễn Quốc Trị khẳng định trong cuốn giải thưởng sách hay Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của triều Nguyễn.

5 tháng 7 2021

Vì sao bùi gia tu chết
Vì sao bùi gia tu chết

Nguồn hình ảnh, thanhnien.vn

Chụp lại hình ảnh,

Người dân phía bên ngoài nghĩa trang tới tiễn đưa quân nhân Trần Đức Đô ở quê nhà tại tỉnh Bắc Ninh

Sau cái chết của quân nhân Trần Đức Đô, cộng đồng mạng xã hội Việt Nam tiếp tục tranh luận về ba vấn đề.

Một là liệu nhà nước Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn khi tuyển quân hay không, và hai là hiện tượng được cho là vô kỷ luật trong quân ngũ dẫn tới các vụ bạo hành.

Thứ ba, một số ý kiến nói về trách nhiệm của các sỹ quan cao cấp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, và đề nghị có 'đường dây nóng' để ngăn các vụ bạo hành, đánh nhau, hoặc đả thương bộ đội.

Quân nhân Trần Đức Đô (sinh năm 2002), quê tại khu Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tử vong vào ngày 28/6, khi đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Đại học quân sự Quân khu I.

Tiếp tục gây xúc động trong cộng đồng mạng

Các chết của quân nhân Trần Đức Đô đã gây chấn động mạng xã hội Việt Nam và câu nói của mẹ anh Trần Đức Đô nói trong một video, "Không tìm ra hung thủ của con em thì người dân Việt Nam không còn tin đảng và nhà nước nữa", được chia sẻ nhiều.

Một số người đã dùng mạng xã hội nói về các vụ việc xảy ra với người thân của mình trong quân ngũ, gồm các vụ "đánh nhau giữa bộ đội", "bị chỉ huy hành hạ", "bị bắt đi câu cá hầu hạ sĩ quan nhậu" (trong hải quân), "bắt làm việc không công cho gia đình chỉ huy"...

Trong khi đó vụ việc xảy ra với Trần Đức Đô vẫn đang được một số người có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội trực tiếp lên tiếng trên Facebook.

Điều này có thể là một thách thức với hệ thống chính trị Việt Nam khi quân đội có cơ chế điều tra, xử lý vụ việc riêng của họ, không chịu sự kiểm soát của tòa án, viện kiểm sát bên dân sự.

Tuyển quân ra sao khi các vụ tử vong xảy ra 'không dẫn tới điều tra'?

Blogger Bùi Thanh Hiếu, người thường nêu quan điểm bất đồng chính kiến chia sẻ trên Facebook cá nhân từ Berlin, Đức về cái chết được cho là của một quân nhân, Phạm Đình Hưng, sinh năm 1995, nhập ngũ tại Lữ đoàn pháo binh 572 thuộc Quân Khu 5 xã Phù Mỹ tỉnh Bình Định.

Ông Hiếu viết: "Hơn 2 năm rồi, chả có công lý hay công bằng nào xuất hiện, chỉ có công quyền luôn hiện hữu mà thôi."

Võ sư Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội viết trên Facebook:

"Tình trạng bạo lực, tình trạng bị bắt nạt trong trường học đã là một vấn nạn nhưng có lẽ bị bắt nạt, đánh đập, hành hung đối với tân binh lại là vấn đề lớn hơn nhiều."

Chụp lại hình ảnh,

Các vấn đề của công an, quân đội VN nay được dư luận và mạng XH rất quan tâm

Ông Châu chạy livestream trên Facebook cá nhân nói về "Vai trò của truyền thông, người nhà, quân đội cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng này, sự chuẩn bị cần thiết về tâm lý và thể chất cho người trẻ bước vào quân ngũ nói riêng, vào đời nói chung".

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội viết trên Facebook:

"Chôn được người lính ấy xuống đất thì các vị lãnh đạo quân đội có vẻ yên chuyện, nhưng không chôn được lòng oán thán ngút trời của người dân ngày càng dâng cao."

"Một chế độ có 800 phương tiện tuyên truyền, nhưng phải dập tắt càng sớm càng tốt vụ giết người này chỉ cho thấy uy tín và và sự chính thống của chế độ cộng sản Việt Nam đã bị xói mòn theo thời gian!" là phát biểu của Đặng Tiến Dũng.

"Lại sắp có màn tuyên truyền rầm rộ cho đợt tuyển quân sắp tới" là bình luận của Facebooker Toàn Nguyen Van.

"Thế này thì ai dám cho con em đi nghĩa vụ quân sự nữa," Tieu Vuhoang viết.

Tuy thế, cũng có ý kiến nói hiện tượng tân binh 'vô kỷ luật' gây khó khăn cho cấp chỉ huy.

Nhà văn Trần Quốc Quân, cựu quân nhân viết:

"Tôi nhập ngũ đánh TQ tháng 12/1980, nghĩa là tham gia Bộ đội cụ Duẩn. Bộ đội thời tôi đói khổ nhất, rèn luyện cẩu thả nhất dẫn đến vô kỷ luật nhất, kể từ thời Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời ngày 22/12/1944 đến nay. Chắc vậy!"

Ông viết tiếp trên Facebook:" Cũng như ngoài xã hội, đám lính trẻ, mới lớn thì đánh nhau, sử dụng nhục hình với nhau như cơm bữa. Điều luật quân đội cấm nhưng khó có thể kiểm soát được."

Tuy thế, ông nhận định như sau:" Mặc dù thực tế từng trải qua và từng được chứng kiến là vậy, nhưng tôi tin không có điều luật bất cứ quân đội nào trên thế giới này cho phép chỉ huy đánh đập và sử dụng nhục hình với lính."

Trần Đức Đô tử vong, gia đình 'phẫn nộ, nói chỉ huy hay đánh cháu’

Đã an táng quân nhân Trần Đức Đô, tiếp tục điều tra

EEAS nói về 'vi phạm nhân quyền' còn VN muốn 'tiếp tục đối thoại'

"Tôi tin, trong quân đội ta nếu có chỉ huy đánh lính, nhục hình lính thì chỉ từ cấp đại đội trở xuống trung đội, đến tiểu đội. Tôi tin, cấp chỉ huy từ tiểu đoàn trở lên đến trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn thì không ai ngu gì vi phạm điều luật cấm đánh lính, nhục hình lính để phải đổi giá quá đắt."

Sỹ quan các cấp đều phải chịu trách nhiệm

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từ Hà Nội, cũng với tư cách cựu quân nhân đề nghị các vị lãnh đạo cao nhất Bộ Quốc phòng rằng họ cần "chỉ đạo làm sáng tỏ minh bạch cái chết của binh nhì mười chín tuổi Trần Đức Đô".

"Một người lính chết vì bất cứ lý do gì thì sỹ quan các cấp đều phải có trách nhiệm. Đó là kỷ cương của quân đội, danh dự của quân đội".

Luật sư Trần Đình Triển viết:

"Nhìn vết thương trên thi thể cũng đủ để suy đoán chính xác nguyên nhân chết của quân nhân Trần Đức Đô. Tôi mong và tin tưởng Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng sẽ có kết luận chính xác. Hãy nhìn vào sự thật!"

Cây bút Huy Đức từ TP HCM viết: "... Làm sáng tỏ và xử lý nghiêm chính là cách tốt nhất để khẳng định, 'trong Quân đội không có tình trạng đánh nhau, bạo lực mà chỉ có đi làm nhiệm vụ'."

Vì sao bùi gia tu chết
Vì sao bùi gia tu chết

Nguồn hình ảnh, Facebook/Getty Images/BBC

Chụp lại hình ảnh,

Ý kiến từ TP HCM của blogger Huy Đức

"Uy tín của Quân đội quan trọng hơn những kẻ bạo hành (nếu có) trong Quân đội," cây bút này viết trên Facebook.

Cấp chỉ huy Quân khu I nói gì?

Về cái chết của quân nhân Trần Đức Đô, Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1 khẳng định, "Không có việc đánh nhau dẫn đến chết người", báo Pháp luật tường thuật.

Ông này nói, "Quân đội luôn kỷ luật sắt, nghiêm minh", qua đó quả quyết,"Căn cứ vào cơ sở đó chúng tôi có thể khẳng định không có việc đánh nhau dẫn đến chết người."

Tờ Dân Trí viết: "Trung tướng Dương Đình Thông, Chính ủy Quân khu 1, khẳng định: 'Cơ quan điều tra sẽ làm rõ "'ất cả mọi thứ' liên quan đến việc quân nhân Trần Đức Đô tử vong ngoài thao trường'."

Lâu nay, theo truyền thông Việt Nam, quân đội nước này "từ nhân dân mà ra".

Hệ thống tuyên truyền hay nêu lại những hình ảnh đã từ lâu, cho rằng "anh bộ đội cụ Hồ" gắn bó với dân "như cá với nước".

Tuy thế, xã hội Việt Nam nay đã khác, với các tầng lớp dân cư có suy nghĩ, cách sinh hoạt khác xưa, và thị trường đã xâm nhập mọi mối quan hệ, đưa tới cả việc làm kinh tế trong quân đội.

Nhận thức về quyền con người, quyền của quân nhân cũng lên cao hơn trước.

Cùng lúc, chiến tranh trên bộ không còn là trọng tâm khi các thách thức quốc phòng của Việt Nam nay là trên biển, trên không và an ninh mạng.

Luật sư Ngô Ngọc Trai viết trên Facebook:

"... đã đến lúc Việt Nam cần hiện đại hóa quân đội theo hướng tinh nhuệ hiện đại chuyên nghiệp, do đó cần rà soát điều chỉnh lại các chính sách về huấn luyện đào đạo chiến sĩ."

"Quân đội cần các chiến sĩ chuyên nghiệp tham gia lâu năm, được đào tạo nắm bắt sử dụng các vũ khí hiện đại, được trả lương và được học về chiến lược chiến thuật, theo đó cần giảm đi việc đi lính nghĩa vụ với những hoạt động huấn luyện không còn phù hợp với nhu cầu của bối cảnh mới."

Có ý kiến nói nên chăng Bộ Quốc phòng Việt Nam và các cơ quan liên quan lập "đường dây nóng" để tiếp nhận thông tin tố cáo những vụ bắt nạt, đánh đập, hành hung khi đi nghĩa vụ quân sự.

Sau cái chết của quân nhân Trần Đức Đô, nay có đến năm đơn vị tham gia điều tra.

Theo truyền thông nhà nước, những đơn vị này gồm Phòng Điều tra hình sự Quân khu I; Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng); Cục Bảo vệ An ninh quân đội Bộ Quốc phòng; Viện Pháp y quân đội và Công an tỉnh Thái Nguyên.

Hôm 04/07, trang 24h.com có bài tổng hợp gọi đây là tin nóng trong tuần:

"Nóng trong tuần: Quân nhân Trần Đức Đô tử vong khi tại ngũ, Cục Điều tra hình sự và 4 cơ quan vào cuộc."

Điều này cho thấy không chỉ mạng xã hội mà báo chí do nhà nước VN kiểm soát cũng vào cuộc đông đảo.

Báo Pháp luật (02/07) có bài: Gia đình quân nhân Trần Đức Đô: 'Đã có hướng giải quyết' dẫn lời cha của Đô cho biết "vụ việc liên quan đến cái chết của con mình đã được gia đình và đơn vị [quân đội] thống nhất" mà không nêu cụ thể nội dung thống nhất là gì.

"Trong lúc tang gia bối rối tôi xin không cung cấp thông tin thêm cho báo chí. Hôm nay gia đình sẽ có buổi họp, nếu có thông tin thêm, tôi sẽ trao đổi lại" - ông Trần Đức Hội nói vào ngày 2/7.

Báo Thanh Niên cùng ngày cho hay, "Vụ quân nhân Trần Đức Đô tử vong: Sẽ khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm".

Nước nào áp dụng nghĩa vụ quân sự?

Lại rơi trực thăng huấn luyện của không quân VN

Trực thăng và đại liên cho công an huyện?

Quân sự Nga: Tai nạn Tu-22M3 làm chết ba người khi huấn luyện