Việt nam ra nhập liên hợp quốc vào năm nào năm 2024

Từ ngày 13.9.2022, Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đảm nhiệm vị trí này trong vòng 1 năm. Cũng trong ngày 13.9, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã khai mạc khóa họp lần thứ 77 dưới sự chủ trì của tân Chủ tịch Csaba Korosi - người vừa nhậm chức một ngày trước đó.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là cơ quan có tính đại diện cao nhất của Liên Hợp Quốc với sự tham gia của 193 quốc gia thành viên. Chính vì vậy, đây là nơi thể hiện ưu tiên, quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Đại hội đồng cũng là cơ quan hoạch định chính sách rất quan trọng của Liên Hợp Quốc nhằm khẳng định, thực hiện vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong quản trị toàn cầu, trong xử lý các thách thức chung mà cộng đồng quốc tế đang gặp phải hiện nay.

Việc Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là khi năm nay chúng ta kỷ niệm 45 năm Ngày Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.

Chia sẻ về những thế mạnh của Việt Nam khi trúng cử lần này, ông Đỗ Hùng Việt - Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - cho rằng, thế mạnh lớn nhất là uy tín Việt Nam đã tạo dựng được trong thời gian qua. Vị thế của Việt Nam đã được khẳng định rõ nét trong cộng đồng quốc tế nói chung và trong công việc của Liên Hợp Quốc nói riêng. Việt Nam vừa hoàn thành tốt nhiệm kỳ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; đang là thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế; thành viên của Hội đồng chấp hành tổ chức Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế; thành viên của Hội đồng chấp hành UNESCO; thành viên của Hội đồng khai thác của Tổ chức Bưu chính thế giới. Điều này thể hiện sự tín nhiệm của các nước đối với Việt Nam rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực.

Việt Nam tự tin đảm nhiệm trọng trách quốc tế

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã khẳng định Việt Nam là nhân tố quan trọng đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực. Theo người đứng đầu Liên Hợp Quốc, Việt Nam cho thấy những cam kết mạnh mẽ của một quốc gia luôn tích cực nỗ lực xây dựng lòng tin và đối thoại, làm cầu nối tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột trên thế giới.

Việc Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021 là một trong những minh chứng điển hình. Việt Nam được đánh giá đã thể hiện vai trò chủ động, cân bằng, trách nhiệm khi đưa ra những đề xuất, đóng góp thiết thực vào hoạt động của Hội đồng Bảo an, chung tay giải quyết những thách thức toàn cầu.

Nổi bật là việc khi đại dịch COVID-19 bùng phát và lây lan trên toàn cầu, Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy để Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh vào ngày 27.12 hằng năm; cùng với Đức khởi xướng và trở thành nước sáng lập Nhóm Bạn bè của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, ra mắt cuối tháng 6.2021.

Tại buổi lễ kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Nhóm diễn ra ở New York tháng 6.2022, đại diện nhiều nước đã hoan nghênh sáng kiến của Việt Nam cũng như các nước đồng sáng lập nhóm, góp phần đề ra cam kết của đông đảo thành viên Liên Hợp Quốc, các nước thành viên UNCLOS đối với Công ước vốn lâu nay được coi là “Hiến pháp của đại dương”.

Việc Việt Nam tham gia tích cực trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc từ năm 2014 cũng tạo dấu ấn với cộng đồng quốc tế.

Từ tháng 6.2014 đến tháng 8.2022, có 512 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Việt Nam được cử đi làm nhiệm vụ ở phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei... Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các hoạt động hòa bình Jean-Pierre Lacroix đã cảm ơn Việt Nam về sự ủng hộ mạnh mẽ cũng như những đóng góp tích cực đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

- Liên Hợp Quốc (viết tắt là UN hay LHQ) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế và làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế hướng đến các mục tiêu chung.

- Liên Hợp Quốc được thành lập vào năm 1945, sau Thế chiến II, để ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai và thay thế cho Hội quốc liên, một tổ chức trước đó không hoạt động hiệu quả.

- Liên Hợp Quốc có sáu cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án công lý quốc tế và Ban thư ký. Liên hợp quốc cũng có nhiều cơ quan phụ thuộc như Nhóm ngân hàng thế giới, Tổ chức y tế thế giới, Chương trình lương thực thế giới, UNESCO và UNICEF.

- Hiện nay, Liên Hợp Quốc có 193 thành viên và hai quan sát viên. Để trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, một quốc gia phải thỏa mãn các tiêu chí về yêu chuộng hòa bình, đồng ý các nghĩa vụ trong Hiến chương và có khả năng gánh vác các trách nhiệm này. Ngoài ra, việc kết nạp phải được thông qua bởi Hội đồng bảo an và Đại hội đồng.

- Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc từ ngày 20/9/1977. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động của tổ chức này trong các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ nhân quyền và môi trường...

Liên Hợp Quốc (UN) là gì? Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc từ khi nào? Gia nhập Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích gì cho người lao động Việt Nam? (Hình từ Internet)

Gia nhập Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích gì cho người lao động Việt Nam?

Gia nhập UN hay Liên Hợp quốc (LHQ) là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và thể hiện sự cam kết của Việt Nam với các nguyên tắc và mục tiêu của tổ chức này. Gia nhập UN cũng mang lại nhiều lợi ích cho người lao động Việt Nam, trong đó có:

- Hưởng lợi từ sự hợp tác và hỗ trợ của Liên Hợp quốc và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khỏe và môi trường lao động, nâng cao năng lực và kỹ năng của người lao động

- Có cơ hội tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, nhân đạo và phát triển của Liên Hợp quốc tại các quốc gia khác, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Có cơ hội tiếp cận với các thị trường lao động mới, mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua những hình thức nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Theo đó, hiện nay có 03 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, như sau:

- Thông qua đơn vị sự nghiệp công lập

- Thông qua dịch vụ tư vấn việc làm

+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;

+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài;

- Giao kết với doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy, người lao động muốn xuất khẩu lao động sang các nước khác thì phải thuộc một trong 03 trường hợp trên thì được xem là xuất khẩu lao động hợp pháp và đúng quy định về lao động.

Việc cá nhân người lao động tự ý giao kết xuất khẩu ra nước ngoài mà không thuộc các trường hợp trên, thì được coi là hành vi trái pháp luật.

Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới gia nhập vào Công ước Liên hợp?

Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977 và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc, tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh cao cả duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển của các quốc gia trên toàn cầu.

Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc khi nào?

- Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc từ ngày 20/9/1977.

Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì?

Các mục đích của Liên Hợp Quốc Những mục đích được nêu ra của Liên Hợp Quốc là ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế, và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật.

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc có ý nghĩa gì?

Quan hệ Việt Nam-Liên hợp quốc trong 45 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc ...

Chủ đề