Viết phương trình điện li của mg(oh)2

Mg(OH)2 là chất gì? nó có những phản ứng hóa học đặc trưng gì? Hãy cùngTmdl.edu.vn tìm hiểu câu hỏi thuộc chủ đề hóa học này nha.

Mg(OH)2 có tên gọi là Magie hydroxit là một hợp chất vô cơ có độ hòa tan thấp trong nước vậy  Mg(OH)2 có tan không ?. Nó còn được gọi với tên khác là Sữa magie hoặc magie (2+) hidroxit. Đây là hợp chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

Bạn đang xem bài: Mg(OH)2 là chất gì? Các tính chất cùng ứng dụng của Mg(OH)2

Nó là một loại bột kết tinh từ trắng đến trắng nhạt với trọng lượng riêng là 2,4 và độ cứng khoảng 3,0. Magiê hydroxit xuất hiện tự nhiên dưới dạng khoáng brucit.

Cùng khám phá những tính chất vật lý, hóa học của Mg(OH)2 ở dưới đây.

  • Magie hidroxit có công thức hóa học là Mg(OH)2
  • Có khối lượng phân tử là 58,3197 g/mol.
  • Mật độ của Magie hydroxit: 2,3446 g/cm3
  • Điểm nóng chảy của Magie hydroxit: 350°C
  • Mg(OH)2 rất ít tan trong nước.
  • Mg(OH)2 là chất điện li mạnh hay yếu : Mg(OH)2 là chất điện li mạnh vì tất cả magie hydroxit khi hòa tan đều phân li thành ion. Vì sự phân ly của một lượng nhỏ magie hydroxit hòa tan này hoàn toàn nên magie hydroxit được coi là một chất điện li mạnh.
  • Mg(OH)2 là bazo mạnh hay yếu : Mg(OH)2 là một bazơ yếu vì nó hòa tan trong nước thấp.
  • Mg(OH)2 có độ pH = 9,5-10,5 pH.

Phản ứng nhiệt ( phản ứng đốt cháy)

Ở nhiệt độ cao, magie hydroxit rắn trải qua quá trình phân hủy rất thu nhiệt (hấp thụ nhiệt từ khí quyển) thành oxit magie và nước.

PTPƯ: Mg(OH)2 → MgO + H2O

Phản ứng với axit

Vì Mg(OH)2 có tính bazơ vừa phải và trung hòa các axit nhẹ. Nó dễ dàng phân ly trong nước để tạo ra các ion hydroxyl và các ion Mg.

Mg(OH)2 có thể tác dụng với H2SO4 ( axit sunfuric) để tạo thành muối và nước.

  • Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
  • Mg(OH)2 tác dụng với HNO3 ( axit nitric) và sản phẩm tạo thành là muối và nước.
  • Mg(OH)2 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + 2H2O

Tác dụng với HCl

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

Phản ứng với các chất hóa học khác

Mg(OH)2 có thể phản ứng với oxi để tạo thành Magiê Peroxit và Nước.

PTPƯ: 2Mg(OH)2 + O2 → 2MgO2 + 2H2O

Tác dụng với khí CO2

Mg(OH)2 + CO2 → MgCO3 + H2O

Mg(OH)2 kết tủa màu gì?

Dưới đây là giải thích Kết tủa Mg(OH)2  có màu gì ?

  • Mg(OH)2 kết tủa màu trắng bằng phương trình: Mg2+ + 2OH– → Mg(OH)2

Nó có thể được điều chế bằng phản ứng tổng hợp giữa bất kỳ muối magiê hòa tan nào và một hydroxit kiềm như natri hoặc thậm chí amoni:

Phương trình điều chế Mg(OH)2 ion: Mg2+ (aq)  +  2OH– (aq)  ⇒  Mg(OH)2 (rắn)

Về mặt thương mại, Magie hydroxit được sản xuất bằng cách xử lý vôi và nước biển. Khoảng một tấn magie hidroxit thu được từ 600m3 nước biển. Canxi hiđroxit hòa tan nhiều hơn trong hiđroxit magie do đó Mg(OH)2 kết tủa ở dạng rắn.

Phản ứng như sau: MgO + H2O → Mg(OH)2

Do tính chất cơ bản nhẹ và không độc, magie hydroxit được sử dụng rộng rãi như một chất kháng axit để trung hòa axit trong dạ dày và ngăn ngừa chứng khó tiêu và ợ chua.

Nó cũng được sử dụng như một chất nhuận tràng, chất chống mồ hôi, chất khử mùi dưới cánh tay, để điều trị vết loét, trong xử lý nước thải và như một chất chống cháy.

Các ứng dụng phổ biến của magie hydroxit làm chất chống cháy bao gồm nhựa, tấm lợp và lớp phủ.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi Mg(OH)2 là chất gì? những tính chất hóa học, vật lý và ứng dụng của magie hydroxit. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học

Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 3: Axit, bazơ và muối (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Lời giải:

* Theo thuyết A-rê-ni-út:

– Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ : HCl → H+ + Cl–

CH3COOH ↔ H+ + CH3COO–

– Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.

Thí dụ : NaOH → Na+ + OH–

* Theo thuyết Bron – stêt:

– Axit là chất nhường proton (H+) . Bazơ là chất nhận proton.

Axit ↔ Bazơ + H+

– Thí dụ 1:

CH3COOH + H2O ↔ H3O+ + CH3COO–

– Thí dụ 2:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH–

Lời giải:

a) Axit nhiều nấc

– Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion H+ là các axit một nấc.

– Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc.

– Thí dụ:

HCl → H+ + Cl–

Ta thấy phân tử HCl trong dung dịch nước chỉ phân li một nấc ra ion H+, đó là axit một nấc.

H3PO4 ↔ H+ + H2PO4– ;

H2PO4– ↔ H+ + HPO42- ;

HPO42- ↔ H+ + PO43- ;

Phân tử H3PO4 phân I ba nấc ra ion H+, H3PO4 là axit ba nấc.

b) Bazơ nhiều nấc

– Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion OH– là các bazơ một nấc.

– Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH– là các bazơ nhiều nấc.

– Thí dụ:

NaOH → Na+ + OH–

Phân tử NaOH khi tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion OH–, NaOH là bazơ một nấc.

Mg(OH)2 ↔ Mg(OH)+ + OH– ;

Mg(OH)+ ↔ Mg2+ + OH– ;

Phân tử Mg(OH)2 phân li hai nấc ra ion OH–, Mg(OH)2 là bazơ hai nấc.

c) Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

– Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính:

Zn(OH)2 ↔ Zn2+ + 2OH– : Phân li theo kiểu bazơ

Zn(OH)2 ↔ 2H+ + ZnO22-(*) : Phân li theo kiểu axit

d) Muối trung hòa

Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit) được gọi là muối trung hòa.

– Thí dụ: NaCl, (NH4)2 SO4, Na2CO3.

(NH4)2 SO4 → 2NH4+ + SO42-

e) Muối axit

Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+, thì muối đó được gọi là muối axit.

– Thí dụ: NaHCO3, NaH2PO4 , NaHSO4.

NaHCO3 → Na+ + HCO3–

Lời giải:

Viết phương trình điện li của mg(oh)2

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro là axit.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro và phân li ra H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Lời giải:

Chọn C.

A. Trong thành phần của bazơ phải có nhóm OH.

B. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion.

C. Trong thành phần của axit có thể không có hidro.

D. Axit hoặc bazơ không thể là ion.

Lời giải:

Chọn B.

A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.

B. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào ấp suất.

C. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ.

D. Giá trị Ka của axit càng nhỏ lực axit càng mạnh.

Lời giải:

Chọn C.

Lời giải:

Phương trình điện li:

K2CO3 → 2K+ + CO32-

Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42-

Na2S → 2Na+ + S2-

Sn(OH)2 ↔ Sn2+ + 2OH–

NaClO → Na+ + ClO-

Na3PO4 → 3Na+ + PO43-

NaHS → Na+ + HS–

H2SnO2 ↔ 2H+ + SnO2>2-

Lời giải:

– Axit: HI. HI + H2O → H3O+ + I–

– Bazơ: CH3COO–, S2-, PO43-; NH3

CH3COO– + H2O ↔ CH3COOH + OH–

PO43- + H2O ↔ HPO42- + OH–

S2- + H2O ↔ HS– + OH–

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH–

– Lưỡng tính: HPO42-, H2PO4–

HPO42- + H2O ↔ PO43- + H3O+

HPO42- + H2O ↔ H2PO4– + OH–

H2PO4– + H2O ↔ HPO42- + H3O+

H2PO4– + H2O ↔ H3PO4 + OH–

Lời giải:

HF ↔ H+ + F–

Ta có:

Viết phương trình điện li của mg(oh)2

ClO– + H2O ↔ HClO + OH–

Ta có:

Viết phương trình điện li của mg(oh)2

NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+

Ta có :

Viết phương trình điện li của mg(oh)2

F– + H2O ↔ HF + OH–

Ta có :

Viết phương trình điện li của mg(oh)2

a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.

b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH–.

Lời giải:

a) Xét 1 lít dung dịch CH3COOH.

Viết phương trình điện li của mg(oh)2

Ta có :

Viết phương trình điện li của mg(oh)2

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.1,75.10-5 = 1,75.10-6

⇒ x = 1,32.10-3

⇒ [H+] = 1,32.10-3 mol/lít

b) Xét 1 lít dung dịch NH3

Viết phương trình điện li của mg(oh)2

Ta có:

Viết phương trình điện li của mg(oh)2

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x2 = 1,8.10-6

⇒ x = 1,34.10-3

⇒ [OH–] = 1,34.10-3 mol/lít.