Xét nghiệm sinh hóa máu giá bao nhiêu

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao khi đi khám bệnh lại phải làm xét nghiệm máu? Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền? Tại sao có những xét nghiệm máu phải nhịn ăn, có xét nghiệm máu không phải nhịn ăn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Vì sao cần phải xét nghiệm máu?

1.1 Các thành phần của máu

Bạn có biết, chỉ bằng một mẫu máu khi phân tích bác sĩ có thể biết rất nhiều điều về cơ thể của bạn.

Lý giải điều này là do máu của chúng ta chứa rất nhiều loại tế bào, sinh-hóa chất trong một dinh được gọi là huyết tương. Máu là một thành phần của hệ tuần hoàn, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho hàng ngàn tế bào trong cơ thể. Đồng thời cũng giúp lấy đi các chất cặn bã, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, làm vết thương mau lành, chống lại một số bệnh tật.

Thành phần chính trong máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương. Mỗi một loại đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau:

– Hồng cầu: chuyên chở oxy từ phổi để nuôi tế bào và lấy CO2 ra khỏi phổi.

– Bạch cầu: có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, giúp vết thương mau lành.

– Tiểu cầu: điều chỉnh sự đông đặc của máu, kiểm soát yếu tố đông máu.

– Huyết tương: vận chuyển chất dinh dưỡng, hooc-môn, protein.

Xét nghiệm sinh hóa máu giá bao nhiêu

Trong máu có các thành phần chính là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương. Mỗi một loại đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

1.2 Tại sao phải xét nghiệm máu?

Khi có bất cứ sự thay đổi nào trong thành phần sinh hóa máu sẽ phản ánh cho ta biết nhiều điều xảy ra trong cơ thể bạn.

– Khi đếm tế bào máu, lượng huyết sắc tố cho ta biết bạn đang bị thiếu hay thừa tế bào máu, đây là gợi ý giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý về máu như thiếu máu, bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia, ung thư máu, máu loãng hoặc đặc,…

– Trong máu còn có huyết tương, chất điện phân trong huyết tương là những nguyên tử dẫn điện như Natri, Kali, Canxi, Photpho, CO2, Clorua. Nếu nồng độ các chất này tăng quá cao cho ta tín hiệu nghi ngờ người bệnh có thể mắc bệnh lý suy thận.

– Các chỉ số trong máu như AST, ALT, Billirubi trong máu phản ánh chức năng gan, căn cứ vào các chỉ số này có thể chẩn đoán tình trạng gan có đang bị viêm, tổn thương hay không và ở mức độ nào.

– Protein toàn phần trong máu cũng là một thành phần quan trọng. Protein giảm khi người bệnh bị suy dinh dưỡng, bệnh gan, kém hấp thụ thực phẩm và tăng khi có nhiễm trùng kinh niên, suy gan, nghiện rượu, ung thư bạch cầu, lao phổi… Albumin giảm khi bị suy dinh dưỡng, bệnh gan, tiêu chảy, bệnh sốt, nhiễm trùng, bỏng nặng, thiết sắt và tăng cao khi cơ thể thiếu nước. Globulin tăng khi gan bị viêm, nhiễm trùng, thấp khớp,…

– Chất béo trong máu cao cũng gây ra nhiều bệnh lý: khi xét nghiệm các chất béo trong máu như cholesterol, triglyceride, LDL, HDL giúp phản ảnh tình trạng mỡ trong máu (mỡ máu).

– Đường huyết: trong máu luôn chứa một lượng đường (glucose) nhất định. Khi xét nghiệm lượng đường trong máu tăng quá cao có thê gợi ý nhiều vẫn đề như bệnh tiểu đường, khi bệnh gan, béo phì, viêm tụy,…

– Chất sắt: sắt cần thiết cho sự tạo hồng cầu, xét nghiệm máu có thể giúp đánh giá tình trạng thiếu máu thiếu sắt để từ đó có biện pháp bổ sung sắt cho hợp lý.

– Ngoài ra việc xét nghiệm máu dựa trên các chỉ số có thể phản ánh rất nhiều vấn đề bệnh lý về thận, gout, …

Chính vì vậy mà khi thăm khám sức khỏe bác sĩ thường chỉ định bạn phải làm một số xét nghiệm máu vì đây là phương tiện giúp bác sĩ tìm ra yếu tố, nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên cơ sở đó, đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý hiện tại và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm sinh hóa máu giá bao nhiêu

Chỉ với một mẫu máu có thể phản ánh rất nhiều chỉ số trên cơ thể bạn, đây là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán bệnh.

2. Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc thắc mắc nếu đi khám thì không biết xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?

Câu trả lời là còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu mà bác sĩ chỉ định cho bạn. Như ví dụ phân tích ở trên, thì xét nghiệm máu gồm rất nhiều các chỉ số xét nghiệm khác nhau, chẳng hạn như phân tích tế bào máu ngoại vi (loại 12 thông số hay 24 thông số), xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt, xét nghiệm đường máu, mỡ máu,…. Chính vì vậy, muốn biết xét nghiệm máu bao nhiêu tiền, bạn cần đi thăm khám với bác sĩ. Dựa vào tình trạng bệnh hiện tại, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể loại xét nghiệm máu bạn cần thực hiện khi đó bệnh viện sẽ thông báo chi phí chính xác từng loại xét nghiệm đó cho bạn.

Hiện nay, rất nhiều chi phí xét nghiệm, chụp chiếu đã được áp dụng bảo hiểm y tế. Do đó, vấn đề quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ y tế uy tín về đội ngũ bác sĩ và năng lực xét nghiệm, để đảm bảo tính chính xác và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm sinh hóa máu giá bao nhiêu

Bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ y tế uy tín về đội ngũ bác sĩ và năng lực xét nghiệm đạt tiêu chuẩn.

3. Xét nghiệm máu có phải nhịn ăn không?

Nhiều người thắc mắc tại sao có những xét nghiệm máu phải nhịn ăn như xét nghiệm đường máu, mỡ máu nhưng có những xét nghiệm máu lại không phải nhịn ăn.

Sở dĩ điều này là do lúc cơ thê bạn đói, các chỉ số máu ở mức cơ sở không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Như vậy khi xét nghiệm sẽ cho kết quả trung thực nhất. Còn khi bạn ăn, thức ăn có thể ảnh hưởng tới một số chỉ số trong máu đặc biệt như đường máu, mỡ máu, do đó bác sĩ đã yêu cầu bạn nhịn ăn để làm xét nghiệm với múc đích cho kết quả có độ chính xác cao nhất.

Một số xét nghiệm máu không phải nhịn ăn bởi vì các chỉ số đó ít bị ảnh hưởng khi ta dung nạp thức ăn vào cơ thể, khi đó bác sĩ sẽ không yêu cầu bạn phải nhịn đói để lấy máu.

Docosan cập nhật bảng giá xét nghiệm máu mới nhất của một số phòng khám uy tín ở nước ta. Trên thực tế, chi phí xét nghiệm máu không quá cao nên được nhiều người lựa chọn để chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh tình. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm mục đích gì?

Trong khái niệm y khoa, xét nghiệm máu được gọi là xét nghiệm huyết học. Nguyên tắc của thủ thuật này là lấy mẫu máu của bệnh nhân với liều lượng vừa đủ đến tiến hành phân tích và kiểm tra. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe hiện nay cũng như phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn.

Ngoài chẩn đoán các bệnh lý cơ bản, thủ thuật xét nghiệm máu còn cho phép bác sĩ chuyên khoa phát hiện các bệnh lý phức tạp như: suy giảm miễn dịch, viêm gan, nhiễm trùng máu, bệnh dị ứng, thiếu máu di truyền, ung thư máu, bệnh ung thư khác,…

Xét nghiệm sinh hóa máu giá bao nhiêu
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh mãn tính và tầm soát bệnh nguy hiểm

Xét nghiệm máu bao gồm những hạng mục nào?

Xét nghiệm máu tổng quát sẽ bao gồm các hạng mục thăm khám sau:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm đường huyết 
  • Xét nghiệm chuyển hóa sắt 
  • Xét nghiệm chuyển hóa canxi
  • Đánh giá chức năng thận 
  • Đánh giá chức năng gan 
  • Xét nghiệm mỡ máu 
  • Xét nghiệm đánh giá nguy cơ bệnh gout 
  • Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục: lẩu, giang mai, HIV,…

Tùy vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh,… mà bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra chỉ định phù hợp.

Xét nghiệm sinh hóa máu giá bao nhiêu
Xét nghiệm máu bao gồm những hạng mục nào?

Bảng giá xét nghiệm máu – Cập nhật mức giá mới nhất

Bảng giá xét nghiệm máu là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Đã có không ít ý kiến cho rằng, chi phí xét nghiệm máu tương đối cao. Điều này đã khiến không ít người đắn đo và hoang mang, có nên tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh hay không.

Tuy nhiên, trên thực tế, giá xét nghiệm máu chỉ giao động trong khoảng 50.000 – 120.000 đồng/hạng mục. Với mức giá này sẽ phù hợp với phần đông đối tượng, bao gồm cả công nhân và nông dân. Trường hợp sử dụng nhiều hạng mục xét nghiệm máu thì tổng chi phí xét nghiệm máu có thể tăng theo nhưng không thể vượt qua một triệu đồng.

Ngoài ra, bảng giá xét nghiệm máu tại nhà cũng chính là vấn đề được các đối tượng khác tìm câu trả lời. Thông thường chi phí xét nghiệm máu tại nhà cũng không quá cao so với mức giá trên. Tuy nhiên, bạn sẽ cần trả thêm chi phí di chuyển khoảng 150.000 đến 200.000 đồng/lần.

Xét nghiệm sinh hóa máu giá bao nhiêu
Bảng giá xét nghiệm máu mới nhất của các đơn vị uy tín

Cập nhật bảng giá xét nghiệm máu tại một số phòng khám uy tín

Xét nghiệm máu là một trong những hạng mục mà phần lớn đơn vị y tế nào cũng triển khai và đưa vào áp dụng để chẩn đoán cũng như xác định nguyên nhân gây bệnh. Do đó, sẽ không quá khó khăn để bạn tìm kiếm đơn vị gần khu vực đang sinh sống để thực hiện xét nghiệm máu. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác, việc chuẩn đoán được đúng bệnh, hãy tìm đến những đơn vị y tế được các bệnh nhân trước đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Hoặc có thể tham khảo một số đơn vị y tế dưới đây:

Phòng khám Đa khoa Nhân Hậu – Quận 10, TPHCM

Dịch vụ:Chi phí:
Xét nghiệm máu – Công thức máu80.000 VND
Xét nghiệm máu – Ion đồ170.000 VND
Xét nghiệm máu – HbA1C170.000 VND
Xét nghiệm máu – Syphilis140.000 VND
Xét nghiệm máu – HIV120.000 VND
Bảng giá xét nghiệm máu tại Phòng khám Đa khoa Nhân Hậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Timec – Bình Tân, TPHCM

Dịch vụ:Chi phí:
Xét nghiệm máu – Magie55.000 VND
Xét nghiệm máu – Kẽm55.000 VND
Xét nghiệm máu – Hormon LH160.000 VND
Xét nghiệm máu – Free T3130.000 VND
Xét nghiệm máu – Free T4130.000 VND
Bảng giá xét nghiệm máu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Timec

Tổ hợp Y tế Mediplus – Hoàng Hà, Hà Nội

Dịch vụ:Chi phí:
Xét nghiệm máu – Định lượng FDP80.000 VND
Xét nghiệm máu – Định lượng IgG250.000 VND
Xét nghiệm máu – Định lượng IgA250.000 VND
Xét nghiệm máu – Định lượng IgM250.000 VND
Xét nghiệm máu – Định lượng IgE300.000 VND
Bảng giá xét nghiệm máu tại Tổ hợp Y tế Mediplus

Phòng khám Đa khoa Hoa Lư Hà Nội – Nam Thành, Ninh Bình

Dịch vụ:Chi phí:
Xét nghiệm máu chảy/ máu đông10.000 VND
Xét nghiệm máu lắng10.000 VND
Bảng giá xét nghiệm máu của Phòng khám Đa khoa Hoa Lư – Hà Nội

Phòng khám Đa khoa 28B Điện Biên Phủ – Ba Đình, Hà Nội

Dịch vụ:Chi phí:
Xét nghiệm máu – Máu lắng60.000 VND
Xét nghiệm máu – Anti Hbe90.000 VND
Xét nghiệm máu – Anti Hbs100.000 VND
Xét nghiệm máu – HBc200.000 VND
Xét nghiệm máu – HAV170.000 VND
Bảng giá xét nghiệm máu của Phòng khám Đa khoa 28B Điện Biên Phủ

Chuẩn bị những gì trước khi tiến hành xét nghiệm máu?

Để không chân làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu trong vòng 8 đến 12 tiếng đồng hồ. Bạn có thể dùng nước lọc một cách bình thường để đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Bởi vì, nước lọc không ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm. Tuy nhiên không sử dụng nước ngọt, nước hoa quả, nước có ga, đặc biệt là bia, rượu, cà phê,… Những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả của tim mạch, đường huyết và mỡ máu.
  • Nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng. Điều này sẽ thỏa mãn điều kiện nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.
  • Không được hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích trước khi tiến hành làm xét nghiệm máu.
  • Đối với các bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao vẫn có thể sử dụng thuốc bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết quả, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết đã cập nhật bảng giá xét nghiệm máu tại một số phòng khám uy tín. Với những thông tin vừa được chia sẻ, hy vọng giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tầm quan trọng cũng như mức giá xét nghiệm máu hiện nay. Nếu có những thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này, vui lòng trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.