Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm rút ra từ hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì

Nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương.

1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)

* Nguyên nhân

- Ngày 22/9/1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua và rút lui qua Châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa.

* Ý nghĩa

Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập – Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.

*Nguyên nhân thất bại: do điều kiện thuận lợi mới chỉ xuất hiện tại 1 địa phương (Bắc Sơn), địch có điều kiện tập trung quân đàn áp.

2. Khởi nghĩa Nam kỳ (23/ 11/ 1940)

* Nguyên nhân

Tháng 11/1940, quân phiệt Xiêm đã khiêu khích và gây xung đột dọc đường biên giới Lào và Campuchia. Thực dân Pháp đã đưa binh lính người Việt và người Cao Miên sang làm bia đỡ đạn chết thay cho chúng. Sự việc này làm cho nhân dân Nam kỳ rất bất bình.

Trước hoàn cảnh đó, Đảng bộ Nam kỳ đã quyết định chuẩn bị phát động khởi nghĩa và cử đại diện ra xin chỉ thị của Trung ương. Trung ương quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa.

* Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống quân thù.

*Nguyên nhân thất bại: Do kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp khủng bổ khốc liệt phong trào, lực lượng còn lại phải rút về Đồng Tháp và U Minh, để củng cố lực lượng.

3. Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)

* Nguyên nhân

Pháp bắt binh lính người Việt ở Nghệ An sang Lào đánh nhau với quân Xiêm. Trước sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa trong năm 1940, những binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở đây đã bí mật chuẩn bị nổi dậy chống lại quân đội Pháp. (dưới sự chỉ huy của Đội Cung)

* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp .

*Nguyên nhân thất bại: lực lượng chỉ gồm binh lính, thanh niên nên chưa có sự phối hợp với nhân dân.

=> Ý nghĩa và bài học của ba sự kiện trên :

- Ba cuộc khởi nghĩa trên thất bại là do kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ.

- Tuy vậy, ba cuộc khởi nghĩa vẫn có ý nghĩa to lớn:

+ Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

+ Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.

Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bảng tổng kết về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương.

Khởi    nghĩa

                   Diễn biến

   Kết quả - ý nghĩa

Bắc Sơn

(1940)

- 22/9/1940 Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, Pháp thua phải rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa.

-  Đêm 27/9/1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy chặn đánh quân Pháp. Đội Du kích Bắc Sơn ra đời.

- Pháp – Nhật câu kết với nhau đàn áp khốc liệt khởi nghĩa.

-  Thất bại.

- Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh.

 - Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.

Nam Kì

(1940)

- Tháng 11/1940, thực dân Pháp bắt thanh niên Việt Nam đi làm bia đỡ đạn cho chúng ở Thái Lan.

-  Tháng 11/1940, Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương không về kịp.

- Đêm 22 rạng sáng 23/11/1940, khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ. Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều nơi, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.

-  Kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp khủng bổ khốc liệt phong trào.

- Thất bại

- Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập.

Binh biến Đô Lương

(19401)

- Ngày 13/1/1940 binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) dưới sự chỉ huy của Đội Cung đã nổi dậy với mục tiêu chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về lấy thành Vinh. Nhưng kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp kịp thời đối phó.

- Chiều 14/1/1941 toàn bộ binh lính nổi dậy đều bị bắt. Đội Cung với 10 đồng chí của ông bị xử bắn, nhiều người bị tù đày.

- Thất bại.

- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta nói chung và binh lính người việt trong quân đội Pháp nói riêng.

                                                           HẾT 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Lịch Sử 12 - Xem ngay

I. Bối cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng:* Tình hình thế giới:Ngày 1 – 9 – 1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Pháp là nước tham chiến.Hình ảnh xe tăng Pháp trên đường ra tiền tuyến ngày 25/5/1940Sau khi Pháp ký Hiệp ước đình chiến với Đức, chính phủ Anh bắt tay vào công cuộcchuẩn bị trận chiến mới với Quốc xã, bước đầu phá hủy tàu chiến của Pháp, tránh Đứctrưng dụng.22 – 6 – 1941 phát xít Đức tấn công Liên XôBinh sĩ Đức với sự hỗ trợ của xe thiết giáp chở quân, tiến vào một ngôi làngNga vào ngày 26/6/1941Quân Đức Quốc xã nằm ẩn mình dưới mặt đất trong cuộc chiến ở Kiev ,Ukraine năm 1941* Tình hình ở Đông Dương-9/1940 Nhật tiến vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật.-Nhật – Pháp cùng áp bức bóc lột nhân dân ta.Quân nhật tiến vào Hải Phòng ngày 24/11/1940- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp – Nhật càng sâusắc.1 số hình ảnh nạn đói 1945Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện(Hà Nội)Thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh, bắt lính sangPháp làm bia đỡ đạn.II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9 – 1939 đến tháng 3 – 1945:Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, như Khởinghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn . Nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu .1. Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27/09/1940)* Hoàn cảnh lịch sử.Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua chạy rút qua Bắc Sơn.* Diễn biếnNgày 27/09/1940, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy, tước vũ khí quân Pháp, giảitán chính quyền địch thành lập chính quyền cách mạng.Nhưng sau đó Nhật câu kết với Phápđàn áp cuộc KN.* Kết quả:Tuy khởi nghĩa thất bại, nhưng đội du kích Bắc Sơn đã ra đờiLược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn.Hình ảnh cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27/9/19402. Khởi nghĩa Nam kì ( 23/11/1940)* Nguyên nhân- Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam đi làm bia đỡ đạn chống quân phiệt Xiêm.* Diễn biến- Đêm 22 rạng ngày 23/11/1940 khởi nghĩa nổ ra ở hầu hết các tỉnh Nam Kì. Chính quyền nhândân và tòa án cách mạng được thành lập, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.* Kết quả:Khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu.Lược đồ khởi nghĩa Nam Kỳ năm 19403. Binh biến Đô Lương (13 – 1 – 1941)* Nguyên nhânlà cuộc nổi dậy chống lại thực dân Pháp của những binh lính người Việt bị Pháp bắt lính tại đồn ĐôLương, Nghệ An* Diễn biếnNgày 13-1-1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung, binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương-Nghệ An)đã nổi dậy. Tối hôm đó, họ đánh chiếm đồn Đô Lương rồi lên ôtô kéo về Vinh, định cùng binh línhngười Việt ở đây tấn công quân Pháp để chiếm thành.* Kết quả:Kế hoạch không thành. Đội Cung bị Pháp bắt và bị xử tử cùng với 10 đồng chí của ông tại Vinhngày 24/4/1941. Nhiều người khác bị kết án khổ sai và đưa đi đày.Lược đồ binh biến đô lươngThảo luậnVì sao các cuộc khởi nghĩa thất bại? Các cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa, bài học như thế nào?Nguyên nhân thất bại: Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị kĩ, mới chỉ nổ ra ở một phạm vi nhỏ, thờicơ chưa đến, thực dân Pháp còn mạnh.Ý nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần bất khuất về độc lập tự do.Giáng một đòn mạnh vào thực dân Pháp, là đòn cảnh cáo đối với phát xít Nhật.Là tiếng súng đầu tiên báo hiệu một thời kỳ đấu tranh mới- thời kỳ khởi nghĩa vũ trang cướp chínhquyền của nhân dân ta.Bài học: Về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang, thời cơ khởi nghĩa và chiến tranh du kích.4. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng :28 – 1 – 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.Người là chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 ( 10 - 19/5/1941) tại Pác BóTrung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh)Bác Hồ về Pác Bó, Cao Bằng (28/1/1941).Lán Khuổi Nậm – nơi họp hội nghị Trung ương lần thứ 85. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền :a. Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang:- Xây dựng lực lượng chính trị- Xây dựng lực lượng vũ trang- Xây dựng cứ địaKhẩu hiệu của Việt Minh kêu gọi đồng bào gia nhập Việt Minh và đoàn kết đánh đuổi Nhật - Pháp.Khu giải phóng Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Phápb. Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:Từ đầu năm 1943, hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công quân Đức.Hồng quân Xô-viết tổ chức phản công phát-xít Đức ở mặt trận phía Tây Mát-xcơ-vaTrong nước, các đoàn thể Việt Minh, các hội cứu quốc được thành lập và phát triển mạnh ở nhiều nơi7 – 5 – 1944 tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp “sửa soạn khởi nghĩa”10 – 8 – 1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân “sắm sửa vũ khí đuổi thù chung”Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34chiến sĩ, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huyIII. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945)9 – 3 – 1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương12 – 3 – 1945, Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”* Phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước khủng hoảng chính trị sâu sắc “đánh đuổi phát xít Nhật”tuyên truyền, cổ động, biểu tình, phá kho thóc,…Khí thế ngày Tổng khởi nghĩa 25-8-1945 tại Sài Gòn*Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền:3 – 1945 tù chính trị tại nhà giam Ba Tơ khởi nghĩa, dội du kích Ba Tơ ra đờiĐội du kích Ba Tơ tuyên thệ “Hy sinh vì tổ quốc!”Lời tuyên thệ của đội du kích Ba Tơ5 – 1945, Hồ Chí Minh về Tân Trào, Tuyên Quang. Ngày 4 – 6 – 1945 theo chỉ thị của Người “Khu giảiphóng” được thành lập gồm Cao-Bắc-Lạng-Thái-Tuyên-Hà và một số vùng phụ cận .IV. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước :* Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, thắng lợi thuộc về phe Đồng minh, phát xít Đức đầu hàng Đồngminh không điều kiệnBinh sĩ quân đội phát xít Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh tại một ngôi làng nhỏ ở nước Pháp hồitháng 12/1944Các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vẫy cờ thể hiện chiến thắng tại Berlin, Đức ngày 30/4/1945, đây cũng làngày Adolf Hitler tự tử* Phát xít Nhật đi gần đến chỗ thất bại hoàn toàn, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim trở nên hoangmang cực độ.Bên cạnh đó quân đội các nước đế quốc với danh nghĩa đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương tước vũkhí quân Nhật.Vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút với quân Đồng minh.Ngày 13 – 8 – 1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào quyết địnhtổng khởi nghĩaHội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945 quyết định phát động tổng khởinghĩa giành chính quyền trong cả nướcDiễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa:Lực lượng vũ trang bảo vệ quần chúng Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 tại Hà NộiQuần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ ngày 19 – 8 – 1945Ngày 23 – 8: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.Ngày 25 – 8: Quân Nhật ở Sài Gòn thất thủ.Ngày 28 – 8: Ta giành chính quyền trong cả nướcChiều ngày 30 – 8: vua Bảo Đại thoái vị và giao nộp ấn, kiếm, áo bào cho đại diện Chính phủ Lâm thờinước Việt Nam dân chủ cộng hoà.