4wd là viết tắt của từ gì

Xe 2 cầu, 1 cầu, cầu trước, cầu sau, dẫn động 2 bánh, 4 bánh, các ký hiệu 4×4, 4×2, 4WD, 2WD,… có ý nghĩa là gì và làm sao để biết xe thuộc loại nào? Đọc hết bài viết này Bạn sẽ không còn bối rối và sẵn sàng so sánh xe 2 cầu và 1 cầu hoặc tất cả những ký hiệu đặc biệt mà các hãng sản xuất xe sử dụng.

Nhìn vào hình minh họa trên Bạn sẽ dễ dàng hiểu ra các khái niệm “cầu” và “trục truyền động” là gì. Đây là 2 khái niệm gốc để hiểu tất cả các thuật ngữ về sau. Diễn đạt theo kỹ thuật ô tô thì:

Cầu: là một cái trục kim loại dài bằng chiều rộng chiếc xe, 2 đầu trục gắn 2 cái bánh xe. Mỗi chiếc xe hơi tối thiểu cần 2 trục cho 4 bánh, tương đương với 2 cầu. Sau này với các hệ thống treo độc lập như trên đa số các dòng xe du lịch, không cần đến các trục ngang này nữa, nhưng theo thói quen vẫn gọi một cặp bánh xe là một trục. Ví dụ: trên xe Vios, 2 bánh trước là cầu trước, 2 bánh sau là cầu sau.

Trục truyền động (dẫn động) là một bộ phận truyền lực từ động cơ đến các cầu và từ đó đến các bánh xe làm xe chuyển động. Có 3 kiểu truyền động và tương ứng là 1 hay 2 trục truyền động: 1. Truyền động từ động cơ đến cả 4 bánh: cần có 2 trục truyền động. 2. Truyền động đến các bánh sau: cần có 1 trục truyền động. 3. Truyền động đến các bánh trước: cần có 1 trục truyền động.

Vì vậy có thể so sánh xe 2 cầu và 1 cầu như sau: ● Xe 2 cầu: là xe được truyền động đến cả 4 bánh, có 2 trục truyền động. ● Xe 1 cầu: là xe được truyền động đến 2 bánh (2 bánh trước hoặc 2 bánh sau), có 1 trục truyền động.

Xe 4×4 và 4×2, xe 4WD và 2WD là gì?

Xe 4×4 (hay 4WD – Four-Wheel Drive): Xe có 4 bánh và cả 4 bánh được truyền động. Xe 4WD còn được phân chia làm nhiều loại khác nhau, được trình bày ở phần dưới.

Xe 4×2 (hay 2WD – Two-Wheel Drive): Xe có 4 bánh và 2 bánh được truyền động. Nếu xe được truyền động đến 2 bánh sau (có 1 trục truyền động) thì gọi là xe truyền động cầu sau, ngược lại (truyền động đến 2 bánh trước) thì gọi là xe truyền động cầu trước.

Để nhìn xe và nhận biết được xe thuộc loại nào thì có các cách sau: ● Nhìn các decan dán trên xe (thường là ở đuôi xe) có các ký hiệu 4×4, 4×2 hoặc 4WD, 2WD. ● Nhìn xuống gầm xe thấy trục nào có trục láp thì đó là cầu chủ động, nếu không có thì là cầu không chủ động. “Trục láp” là bộ phận để truyền chuyển động từ hộp số đến các bánh xe. Các xe dòng sedan ngày nay thường chỉ dẫn động một cầu và thường là cầu trước.

Các ký hiệu thông dụng khác

Ngoài các ký hiệu so sánh xe 2 cầu và 1 cầu, một số hãng xe đưa ra thêm các khái niệm đặc biệt để mô tả về cơ cấu truyền động của các dòng xe như sau: AWD = All-Wheel Drive: Tất cả các bánh xe đều được truyền động và các bánh xe chuyển động với tốc độ như nhau. FWD = Front-Wheel Drive: Dẫn động cầu trước. RWD = Rear-Wheel Drive: Dẫn động cầu sau. Part-Time 4WD: Tất cả 4 bánh xe đều được truyền động nhưng khác nhau ở lực truyền, có thể điều chỉnh được lực truyền đến cầu trước hoặc cầu sau. Xe Part-Time 4WD có 2 khoảng tốc độ khác nhau gọi là “Hi” (viết tắt từ High – cao) và “Lo” (viết tắt từ Low – thấp). Hệ thông truyền động này được dùng để thay thế cho 2WD trong trường hợp xe phải chạy trên các bề mặt đường cứng như đường vỉa hè, đường xi măng,… nghĩa là những nơi cần thêm lực kéo và có khả năng hỏng hóc cao. Full-Time 4WD: Tất cả 4 bánh xe đều được truyền động như nhau trong mọi thời điểm và trên mọi loại bề mặt đường. Xe Full-Time 4WD có thể có hoặc không có 2 khoảng tốc độ “Hi” và “Lo”. Hệ thông truyền động này thường có thêm lựa chọn chuyển sang chế độ part-time để khi cần có thể chuyển sang kiểu truyền động 2WD. Automatic Four-Wheel Drive (A4WD): Hệ thống truyền động có thể tự động chuyển sang chế độ 4WD khi cần. Hệ thống này có bộ phận cảm biến tốc độ giữa các bánh xe để mở/đóng chế độ 4WD. Shift on the Fly 4WD: Hệ thống truyền động này cho phép người lái tự chuyển từ chế độ 2WD sang 4WD Hi mà không cần phải dừng xe. Hệ thống này có quy định tốc độ giới hạn để thực hiện việc chuyển đổi, thường là dưới 97 km/h.

Tạm kết

Việc so sánh xe 2 cầu và 1 cầu, xe 4×4 và 4×2, xe 4WD và 2WD,… là khá quan trọng khi đánh giá một chiếc xe. Điều này có thể dẫn đến những quyết định khác nhau khi mua xe. Chúng tôi hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về thế giới xe ô tô vô cùng thú vị và hấp dẫn!

Mỗi xe có cơ chế vận hành khác nhau trên các địa hình không ổn định hoặc trơn trượt tùy vào việc xe đó sử dụng hệ dẫn động cầu trước (2 bánh trước), dẫn động cầu sau (2 bánh sau), dẫn động 4 bánh toàn thời gian (2 cầu toàn thời gian), hay dẫn động 4 bánh bán thời gian (2 cầu bán thời gian). Những cụm từ viết tắt như FWD, RWD, AWD, 4WD là tên viết tắt tiếng Anh của các kiểu dẫn động trên xe gồm:

4wd là viết tắt của từ gì

Dẫn động cầu trước FWD (Front Wheel Drive)

Sức mạnh động cơ được truyền đến 2 bánh trước để làm xe chuyển động. Các mẫu xe sử dụng kiểu dẫn động này gồm Chevrolet Cruze, Toyota Vios hay Honda City. FWD là kiểu dẫn động phổ biến và thịnh hành nhất trên thị trường bởi bố trí đơn giản và gọn gàng giúp tiết kiệm nhiên liệu và làm tăng không gian nội thất của xe. Thêm vào đó, trọng lượng của động cơ và hộp số được tập trung vào bánh dẫn động ở phía trước nên xe sẽ có lực kéo tốt.

Đặc tính chung của mẫu xe dẫn động cầu trước là xe có xu hướng bị thiếu lái khi vào những khúc cua gấp (xe sẽ vào cua ít hơn so với thao tác đánh lái của tài xế). Trong những điều kiện địa hình khó, xe còn có xu thế vẫn chạy thẳng mà ít phản ứng lại tác động đánh lái của lái xe.

4wd là viết tắt của từ gì

Dẫn động cầu sau RWD (Rear Wheel Drive)

Sức mạnh động cơ được truyền đến 2 bánh sau để làm xe chuyển động. RWD đã thống trị ở dòng xe du lịch đến tận đầu những năm 1980s khi FWD xuất hiện. Nhưng RWD vẫn hiệu quả hơn ở những xe có trọng lượng lớn cùng động cơ mạnh mẽ hơn. Đó là lí do tại sao, kiểu dẫn động này được sử dụng rộng rãi ở các mẫu xe tải, bán tải cỡ lớn, xe thể thao hiệu suất cao to lớn, xe đua hay những chiếc xe cảnh sát được thiết kế để rượt đuổi.

Chevrolet Colorado biến thể 4×2 là một chiếc xe dẫn động cầu sau.

Ở những đoạn đường đòi hỏi phải vào đánh lái nhiều, các xe dẫn động cầu sau thường có xu hướng thừa lái. Nghĩa là xe bị cua nhiều hơn mức người lái mong muốn. Trong những điều kiện địa hình khó, đặc điểm này có thể khiến bánh xe bị trượt hoặc xoay tròn. Thừa lái khó kiểm soát hơn thiếu lái, do đó nó cũng nguy hiểm hơn.

4wd là viết tắt của từ gì

Dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD (All-Wheel Drive)

Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian tính toán và chủ động truyền công suất đến trục trước và trục sau khi xe khởi động để ngăn bánh xe bị trượt sau đó quay trở lại dẫn động một cầu trước nếu như không có sự cố trượt bánh. Công suất được truyền tự động thông qua hộp số phụ 1 cấp (hộp số phụ kết nối với hộp số để chia công suất giữa 2 bánh trước và 2 bánh sau). Ưu thế của AWD nằm ở chỗ người lái không cần phải thực hiện thao tác gì để khởi động hệ thống.

AWD ghi điểm với các khách hàng muốn xe có khả năng vận hành xuất sắc trên đường bằng phẳng cộng thêm lực kéo tốt trên các điều kiện đường địa hình nhẹ nhàng như cỏ, bùn, cát hoặc đá cuội; những dạng địa hình mà xe dẫn động cầu trước hoặc cầu sau có thể bị mắc kẹt. Xe dẫn động 4 bánh toàn thời gian có xu hướng vận hành giống với xe dẫn động cầu trước và có thể bị thiếu lái khi đi vào những đoạn cua gấp.

4wd là viết tắt của từ gì

Dẫn động 4 bánh bán thời gian (4WD hay 4×4)

Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian thường được trang bị hộp số phụ 2 cấp với tốc độ cao và tốc độ thấp, cho lực kéo tối đa. Kiểu dẫn động này khá phổ biến ở những xe tải, bán tải dẫn động bánh sau và xe SUV cỡ lớn với khoảng sáng gầm xe lớn hơn so với các mẫu xe du lịch và xe crossover (xe thể thao đa dụng có khung xe liền khối). Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian cung cấp lực kéo và khả năng vận hành tốt nhất trong điều kiện đường địa hình.

Những chiếc xe dẫn động 4 bánh bán thời gian thường vận hành ở chế dộ dẫn động cầu sau cho đến khi yêu cầu bắt buộc cần lực kéo của cả 4 bánh (dẫn động 4 bánh bán thời gian). Đối với những chiếc xe có hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD), cả 4 bánh xe luôn được kéo cùng một lúc. Hộp số phụ nằm giữa hệ thống dẫn động sẽ quyết định xem mô men xoắn sẽ được phân bổ như thế nào giữa 2 bánh trước và 2 bánh sau.

Thông thường, 2 bánh sau sẽ được hưởng mô men xoắn lớn hơn. Tỉ lệ phân phối lực kéo sẽ chuyển thành 50/50 trong điều kiện đường địa hình hoặc đường trơn trượt khi cần lực kéo cực đại. Trên những xe có hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian, người lái vẫn phải tự điều chỉnh mức phân bổ lực kéo thấp bằng tay.