Bài 16 ôn tập thơ lớp 7 sách vnen năm 2024

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 bài Ôn tập phần Tiếng Việt trang 154 VBT ngữ văn 7 tập 1.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 154 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 1, tr. 183, SGK

Phương pháp giải:

Ôn lại các khái niệm đã học, tìm ví dụ thích hợp

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Câu 2 (trang 155 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 2, tr. 184, SGK

Phương pháp giải:

Ôn lại ý nghĩa, chức năng của danh từ, động từ, tính từ; ý nghĩa và chức năng của quan hệ từ

Lời giải chi tiết:

Từ loại

Ý nghĩa và chức năng

Quan hệ từ - Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu song giữa các câu với câu trong đoạn văn

Danh từ

- Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

- Có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó... ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

- Làm chủ ngữ trong câu.

Động từ

- Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật

- Thường kết hơp với các từ đã, sẽ, đang, cũng vẫn, hãy, đừng ...ở phía trước và -một số từ ngữ ở phía sau để tạo thành cụm động từ.

- Làm vị ngữ trong câu.

Tính từ

- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

- Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng vẫn để tạo thành cụm tính từ,. Khả năng kết hợp với các từ hãy chớ, đừng ... rất hạn chế.

- Có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ hạn chế hơn động từ.

- Về ý nghĩa:

+ Quan hệ từ: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu song giữa các câu với câu trong đoạn văn.

+ Danh từ, động từ, tính từ: Danh từ (biểu thị người, sự vật), động từ (hoạt động, quá trình), tính từ (tính chất, trạng thái)

- Về chức năng:

+ Quan hệ từ: Nối kết các thành phần của cụm từ, của câu; nối kết các câu trong đoạn văn.

+ Danh từ, động từ, tính từ: có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu.

Câu 3

Câu 3 (trang 155 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 3, tr. 184, SGK

Phương pháp giải:

Giải đúng nghĩa của yếu tố trong từ đã cho (trong ngoặc đơn)

Lời giải chi tiết:

Từ Hán Việt Nghĩa bạch (bạch cầu) trắng bán (bức tượng bán thân) nửa, một nửa cô (cô độc) một mình cư (cư trú) ở cửu (cửu chương) chín dạ (dạ hương, dạ hội) đêm đại (đại lộ, đại thắng) lớn điền(điền chủ, công điền) đất hà (sơn hà) sông hậu (hậu vệ) sau hồi (hồi hương, thu hồi) trở về hữu (hữu ích) có lực (nhân lực) sức mộc (thảo mộc, mộc nhĩ) cây cỏ nguyệt (nguyệt thực) trăng nhật (nhật kí) mặt trời, nhật quốc (quốc ca) nước tam (tam giác) ba tâm (yên tâm) lòng thảo (thảo nguyên) cỏ thiên (thiên niên kỉ) nghìn thiết (thiết giáp) Sắt, thép thiếu (thiếu niên, thiếu thời) trẻ thôn (thôn xã, thôn nữ) làng thư (thư viện) sách tiền (tiền đạo) trước, ở phía tiểu (tiểu đội) nhỏ tiếu (tiếu lâm) cười vấn (vấn đáp) hỏi

Câu 4

Câu 4 (trang 156 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Giải nghĩa các từ ghép ăn ở, ăn nói, ăn diện, ăn mặc. Đặt câu với mỗi từ ghép đã cho

Phương pháp giải:

Tiếng ăn trong các từ ghép này đã bị mở nghĩa. Có thể tra từ điển để hiểu nghĩa từ và đặt câu

Lời giải chi tiết:

Từ

Nghĩa

Đặt câu

Ăn ở

Chung sống, cư xử đối đãi với nhau

Họ ăn ở với nhau như hai vợ chồng.

Ăn nói

Nói năng bày tỏ ý kiến

Cậu ấy là một chàng trai có tài ăn nói.

Ăn diện

Mặc quần áo và dùng trang sức đẹp

Cô ấy ăn diện để đi đám cưới.

Ăn mặc

Động từ chỉ sự mặc áo, quần nói chung

Con gái lớn rồi phải ăn mặc chỉnh chủ.

Câu 5

Câu 5 (trang 157 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

  1. Đếm từ 1 đến 10 bằng yếu tố Hán Việt
  1. Tìm các yếu tố Hán Việt có nghĩa tương đương với các từ sau đây:

Trời

Đất

Núi

Gió

Mưa

Lửa

Cha

Mẹ

Anh

Em trai

Con

Cháu

Trên

Dưới

(bên) phải

(bên) trái

Đọc

Nghe

Sâu

Xa

dài

ngắn

nặng

mẹ

Phương pháp giải:

Liên hệ với một vài từ Hán Việt có liên quan đến nghĩa của từ thuần Việt để tìm yếu tố Hán Việt. Ví dụ: liên quan với nghĩa đọc, ta nghĩ đến từ Hán Việt độc giả, từ đó tìm ra độc có nghĩa tương đương với đọc