Bài tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông lớp 9


Tài liệu gồm 29 trang, tóm tắt lý thuyết, phân dạng và tuyển chọn các bài tập chuyên đề một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông, hỗ trợ học sinh trong quá trình học chương trình Hình học 9 chương 1 bài số 1.

A. LÝ THUYẾT
B. DẠNG BÀI MINH HỌA I. Bài toán và các dạng bài và phương pháp.

Dạng 1: Chứng minh hệ thức.

Phương pháp giải: Sử dụng định lý Ta-lét và hệ thức lượng đã học biến đổi các vế, đưa về dạng đơn giản để chứng minh.

Dạng 2: Tìm độ dài đoạn thẳng, số đo góc.

Phương pháp giải: + Bước 1: Đặt độ dài cạnh, góc bằng ẩn. + Bước 2: Thông qua giả thiết và các hệ thức lượng lập phương trình chứa ẩn. + Bước 3: Giải phương trình, tìm ẩn số. Từ đó tính độ dài đoạn thẳng hoặc góc cần tìm.

Dạng 3. Bài toán thực tế liên quan.

III. Trắc nghiệm rèn phản xạ. III. Phiếu bài tự luyện.

IV. Hướng dẫn giải.

Hình học 9 Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn toán trên toàn quốc. Đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em nắm chắc kiến thức trong bài Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông lớp 9 và hướng dẫn giải bài tập sgk để các em hiểu hơn.

Bài 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông thuộc: CHƯƠNG I. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG

Bài tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông lớp 9

I. Lý thuyết về một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

1. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền

Trong tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông trên cạnh huyền.

Trong tam giác ABC vuông tại A ta có: b2 = a.b'; c2 = a.c'

2. Một số hệ thức liên quan đến đường cao

a) Định lý 1

Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của cạnh góc vuông trên cạnh huyền

Trong tam giác ABC vuông tại A ta có: h2 = b'.c'.

b) Định lý 2

Trong một tam giác vuông, tích của hai cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền với đường cao tương ứng

Trong tam giác ABC vuông tại A ta có: a.h = b.c

c) Định lý 3

Trong tam giác vuông, nghịch đảo của bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông.

Trong tam giác ABC vuông tại A ta có:

Bài tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông lớp 9

3. Ví dụ cụ thể

Câu 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB:AC = 3:4 và AB + AC = 21cm.

a) Tính các cạnh của tam giác ABC.

b) Tính độ dài các đoạn AH, BH, CH.

Hướng dẫn:

a) Theo giả thiết: AB:AC = 3:4, suy ra

Do đó AB = 3.3 = 9 (cm); AC = 3.4 = 12 (cm).

Tam giác ABC vuông tại A, theo định lý Py – ta – go ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 92 + 122 = 225, suy ra BC = 15cm

b) Tam giác ABC vuông tại A, ta có AH.BC = AB.AC, suy ra

AH2 = BH.HC. Đặt BH = x (0 < x < 9) thì HC = 15 - x, ta có:

(7,2)2 = x(15 - x) ⇔ x2 - 15x + 51,84 = 0 ⇔ x(x - 5,4) = 9,6(x - 5,4) = 0 ⇔ (x - 5,4)(x - 9,6) = 0 ⇔ x = 5,4 hoặc x = 9,6 (loại)

Vậy BH = 5,4cm. Từ đó HC = BC - BH = 9,6 (cm).

Chú ý: Có thể tính BH như sau:

AB2 = BH.BC suy ra

Câu 1: Cho tam giác cân ABC có đáy BC = 2a , cạnh bên bằng b (b > a) .

a) Tính diện tích tam giác ABC

b) Dựng BK ⊥ AC . Tính tỷ số

Bài tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông lớp 9
.

II. Hướng dẫn giải bài tập về một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông lớp 9

Bài 1 trang 68 SGK Toán 9 Tập 1: Hãy tính x và y trong mỗi hình sau: (h.4a, b)

Hình 4

Lời giải:

Hình a

Theo định lí Pitago ta có:

Áp dụng định lí 1 ta có:

Hình b

Áp dụng định lí 1 ta có:

=> y = 20 - 7,2 = 12,8

Bài 2 trang 68 SGK Toán 9 Tập 1: Hãy tính x và y trong mỗi hình sau: (h.5)

Hình 5

Lời giải:

Áp dụng định lí 1 ta có:

Bài 3 trang 69 SGK Toán 9 Tập 1: Hãy tính x và y trong mỗi hình sau: (h.6)

Hình 6

Lời giải:

Áp dụng định lí Pitago ta có:

Áp dụng định lí 3 ta có:

Bài 4 trang 69 SGK Toán 9 Tập 1: Hãy tính x và y trong mỗi hình sau: (h.7)

Hình 7

Lời giải:

Theo định lí 2 ta có:

22 = 1.x => x = 4

Theo định lí 1 ta có:

y2 = x(1 + x) = 4(1 + 4) = 20

=> y = √20 = 2√5

Bài 5 trang 69 SGK Toán 9 Tập 1:

Trong tam giác vuông với các cạnh góc vuông có độ dài 3 và 4, kẻ đường cao ứng với cạnh huyền. Hãy tính đường cao này và độ dài các đoạn thẳng mà nó định ra trên cạnh huyền.

Lời giải:

Bài tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông lớp 9
ΔABC vuông tại A có AB = 3, AC = 4 và đường cao AH như trên hình.

Theo định lí Pitago ta có:

Bài tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông lớp 9
Mặt khác, AB2 = BH.BC (định lí 1)

Bài tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông lớp 9
Theo định lí 3 ta có: AH.BC = AB.AC

Bài 6 trang 69 SGK Toán 9 Tập 1:

Đường cao của một tam giác vuông chia cạnh huyền thành hai đoạn thẳng có độ dài là 1 và 2. Hãy tính các cạnh góc vuông của tam giác này.

Lời giải:

ΔABC vuông tại A và đường cao AH như trên hình.

BC = BH + HC = 1 + 2 = 3

Theo định lí 1: AB2 = BH.BC = 1.3 = 3

=> AB = √3

Theo định lí 1: AC2 = HC.BC = 2.3 = 6

=> AC = √6

Vậy độ dài các cạnh góc vuông của tam giác lần lượt là √3 và √6.

Bài 7 trang 69 SGK Toán 9 Tập 1:

Đường cao của một tam giác vuông chia cạnh huyền thành hai đoạn thẳng có độ dài là 1 và 2. Hãy tính các cạnh góc vuông của tam giác này.

Lời giải:

Bài tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông lớp 9
ΔABC vuông tại A và đường cao AH như trên hình.

BC = BH + HC = 1 + 2 = 3

Theo định lí 1: AB2 = BH.BC = 1.3 = 3

=> AB = √3

Theo định lí 1: AC2 = HC.BC = 2.3 = 6

=> AC = √6

Vậy độ dài các cạnh góc vuông của tam giác lần lượt là √3 và √6.

Bài 8 trang 70 SGK Toán 9 Tập 1:

Tìm x và y trong mỗi hình sau:

Lời giải:

a) Theo định lí 2 ta có:

x2 = 4.9 = 36 => x = 6

b) Vì đường cao chia cạnh huyền thành hai nửa bằng nhau nên nó đồng thời là đường trung tuyến. Mà trong tam giác vuông, đường tuyến bằng nửa cạnh huyền nên nên x = 2.

Theo định lí Pitago ta có:

Bài 9 trang 70 SGK Toán 9 Tập 1:

Cho hình vuông ABCD. Gọi I là một điểm nằm giữa A và B. Tia DI và tia CB cắt nhau ở K. Kẻ đường thẳng qua D, vuông góc với DI. Đường thẳng này cắt đường thẳng BC tại L. Chứng minh rằng:

a) Tam giác DIL là một tam giác cân

b) Tổng

không đổi khi I thay đổi trên cạnh AB.

Lời giải:

a) Xét hai tam giác vuông ADI và CDL có:

AD = CD (cạnh hình vuông)

Nên ΔADI = ΔCDL (cạnh góc cuông và góc nhọn)

Suy ra DI = DL hay ΔDIL cân. (đpcm)

b) Trong tam giác DKL vuông tại D với đường cao DC. Theo định lí 4, ta có:

không đổi khi I thay đổi trên cạnh AB. (đpcm)

Hình học 9 Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông được biên soạn bám sát chương trình sgk mới toán hình lớp 9. Được Soanbaitap.com tổng hợp và đăng trong chuyên mục giải toán 9 giúp các em tiện tra cứu và tham khảo để học tốt môn toán hình 9. Nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để nhiều bạn khác cùng học tập.