Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Sốt là phản xạ của cơ thể con người khi phát hiện trong cơ thể có những nguy cơ về bệnh hoặc phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn, cảm lạnh, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật. Ví dụ như nếu bạn có vết thương hở có dấu hiệu bị nhiễm trùng, biểu hiện rõ nhất chính là cơ thể sốt theo từng đợt. 

Nhiều người khi cảm thấy cơ thể nóng hơn mức bình thường vội vã đưa ra kết luận rằng mình bị sốt, tuy nhiên, để biết chắc chắn mình có sốt hay không, bạn nên sử dụng máy đo thân nhiệt để kiểm tra. Từ chỉ số nhiệt độ đo được, bạn có thể căn cứ và có đánh giá chính xác nhất.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để biết tình trạng cơ thể

Cơ thể người lớn có sức đề kháng cao, so với trẻ nhỏ hoặc người già thì thường ít mắc bệnh, ít sốt hơn. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo về ăn uống, sinh hoạt, rất có thể sẽ bị sốt và ốm.

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

Câu hỏi được đặt ra chính là: Nhiệt độ bao nhiêu là bình thường ở người lớn? Câu trả lời cho câu hỏi này giúp người dùng xác định được ngưỡng nhiệt của cơ thể để có thể đánh giá được mức thân nhiệt. Nhiệt độ bình thường của người lớn là 37 độ C, kiểm tra bằng nhiệt kế điện tử với khả năng đáp ứng nhanh chóng, độ chính xác cao. 

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

Vậy, ở người lớn, nhiệt độ bao nhiêu thì sốt? Theo chuyên gia, mức độ thân nhiệt trên 37 độ C được coi là sốt. Theo dõi diễn biến mức thân nhiệt để biết tình trạng của cơ thể:

  • Sốt nhẹ: Nhiệt độ khoảng 38 độ C.
  • Sốt mức trung bình: Nhiệt độ khoảng 39 độ C.
  • Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể lên tới 39 – 40 độ C.

Khi thân nhiệt tăng cao, trên 40 độ C, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái co giật, khó kiểm soát ý thức, hành động. Khi này, bạn cần đưa ngời bệnh đến bệnh viện, trạm xá gần nhất để có lương án điều trị thích hợp.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Có thể bạn quan tâm:

Cách hạ sốt nhanh và an toàn nhất

Nguyên tắc đầu tiên cần nắm được đó chính là: Cần kiểm soát mức thân nhiệt của cơ thể thường xuyên bằng máy đo nhiệt độ để có phương án thích hợp nhất. Ví dụ như, nếu phát hiện mức nhiệt cao, bạn đã áp dụng một số cách tự hạ sốt nhưng sau thời gian lại không thuyên giảm, ngược lại còn tăng cao hơn, bạn nên chủ động đưa người bệnh đến bệnh viện, phòng khám để có phương án khắc phục kịp thời.

Một số máy đo được ưa chuộng hiện nay:

Ăn cháo nóng và uống thuốc

Theo kinh nghiệm dân gian, nên ăn cháo tía tô (nóng) sau đó uống thuốc và nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để giảm nhiệt độ khi cơ thể đang sốt. Bạn cũng nên tham khảo và áp dụng.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Ăn cháo tía tô giúp hạ sốt

Khi kiểm tra và biết được tình trạng sốt của mình, bạn nên dùng các loại thuốc hạ sốt để nhanh chóng giảm triệu chứng của sốt. Tham khảo một số loại thuốc như: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen,… Nên mua tại hiệu thuốc để được tư vấn kỹ hơn.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Uống thuốc và nghỉ ngơi để hạ sốt

Uống nhiều nước

Khi cơ thể bị sốt, lượng nước sẽ mất đi đáng kể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau đầu. Bổ sung lượng nước đã mất giúp cơ thể tăng khoáng chất, giúp giảm triệu chứng sốt rõ rệt. Nếu có thể, bạn có thể uống nước cam vắt để bổ sung vitamin C giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Uống nhiều nước

Nghỉ ngơi đồng thời chườm khăn mát lên trán

Khi bị sốt, cơ thể con người sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể dành thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để cơ thể hồi sức và nhanh chóng hạ thân nhiệt tới mức bình thường. Hãy dùng một chiếc khăn mát chườm lên trán để hạ sốt nhanh hơn.

Với trẻ nhỏ, bạn cần chú ý hơn, nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi, hãy dùng khăn sạch và lau khô, tránh để mồ hôi làm trẻ bị cảm nặng hơn.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Nghỉ ngơi đồng thời chườm khăn mát lên trán

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn về thông tin về nhiệt độ như thế nào là sốt và cách hạ sốt nhanh và an toàn nhất. Để đảm bảo sức khỏe tránh sốt hoặc ốm, bạn nên ăn uống đủ chất, sinh hoạt lành mạnh, đặc biệt, nên kiểm tra nhiệt độ thân nhiệt thường xuyên bằng máy đo nhiệt độ.

Tham khảo thêm máy đo nhiệt độ tại maydochuyendung.com – trang bán hàng trực tuyến của THB Việt Nam – chúng tôi là đơn vị hàng đầu trong nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm đo nhiệt độ chính hãng, giá tốt nhất thị trường hiện nay. Để được tư vấn hình thức mua hàng phù hợp, liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0986568014 - 0902148147 ngay hôm nay.

Việc theo dõi nhiệt độ của các thành viên trong gia đình luôn là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe ổn định. Để làm được điều này bạn cần biết nhiệt độ trung bình của con người là bao nhiêu? Cũng như cách đo nhiệt độ người để luôn quan tâm đến sức khỏe và chăm sóc gia đình tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết về nhiệt độ trung bình của con người.

Nhiệt độ trung bình của con người là bao nhiêu?

Nhiệt độ trung bình của con người

Năm 1851, bác sĩ Carl Wunderlich và các cộng sự đã tiến hành kiểm tra thân nhiệt của hơn 25000 bệnh nhân (đo ở nách), nghiên cứu tiến hành trong nhiều năm. Sau 17 năm, đến năm 1868, ông đưa ra kết luận, nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37°C.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Con người có mức nhiệt độ trung bình khoảng 37 độ C

Cơ thể con người với khả năng điều hòa thân nhiệt và thích nghi với môi trường sống. Tuy nhiên vào hoạt động của từng cá nhân hoặc thời gian khác nhau trong ngày mà nhiệt độ cơ thể có sự thay đổi. Người trẻ tuổi thường có thân nhiệt cao hơn so với người cao tuổi.

Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ các phần sâu trong cơ thể như não, gan, và các nội tạng,… Nhiệt độ trung tâm hay nhiệt độ phần lõi của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5°C đến 37,1°C và nhiệt độ trung bình khoảng 36,8°C.

Xem thêm: Nhiệt độ môi trường bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe con người?

Nhiệt độ cơ thể ở các lứa tuổi có tương tự nhau?

Theo các chuyên gia, khả năng điều nhiệt của cơ thể sẽ có phần giảm đi khi bạn già đi. Theo đó, người già thường gặp khó khăn hơn trong việc duy trì thân nhiệt. Lứa tuổi này cũng thường có nhiệt độ cơ thể thấp hơn so với trung bình chung. Mức nhiệt độ cơ thể theo từng tuổi có thể chia thành các mốc như:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: thông thường nhiệt độ trong khoảng từ 36,6 đến 37,2 độ C
  • Người trưởng thành: nhiệt độ trung bình trong khoảng 36,1 đến 37,2 độ C
  • Người từ 65 tuổi trở lên: thường thấp hơn 37 độ.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Bảng mức nhiệt độ theo tuổi

Bạn cũng cần biết rằng nhiệt độ cơ thể còn phụ thuộc và từng cơ thể khác nhau, và nếu nhiệt độ cơ thể bạn có chênh lệch so với người khác 0,6 độ thì đó cũng là điều hoàn toàn bình thường.

Xem thêm: Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời chênh lệch bao nhiêu thì tốt?

Giới hạn nhiệt độ của con người

Giới hạn chịu nóng của con người

37,8 độ C 

Ở khoảng thời gian đầu khi cơ thể “bắt nhịp” với nhiệt độ 37,8 độ C, trung ương thần kinh bắt đầu cảm thấy khó chịu và hoạt động khó khăn hơn. Đó là lý do vào những ngày nóng bức, con người thường trở nên lười hơn và chỉ muốn nghỉ ngơi.

Nhiệt độ càng tăng, não càng chán làm việc và chỉ thích “ngủ”. Ngoài ra, cơ thể cũng tiết ra mồ hôi – dung dịch bao gồm natri, kali, canxi, magie và một vài chất khoáng khác. Mồ hôi bốc hơi nhanh giải phóng bớt nhiệt trong cơ thể.

38 độ C 

Ở mức nhiệt 38 độ C, cơ thể bạn gặp phải hiện tượng tăng nhiệt, các tuyến mồ hôi lúc này sẽ mở toang và bạn sẽ đổ mồ hôi ầm ầm. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn biến, cơ thể bạn sẽ lâm vào tình trạng thiếu muối và khoáng chất nghiêm trọng, dẫn tới tụt huyết áp. Đây là lúc cơ thể báo cho bạn biết bạn cần uống nhiều nước có chứa natri.

38,5 độ C 

Nhiệt độ lúc này trở nên quá nóng với cơ thể người. Tới mức này, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác đau đớn và nóng rát trên bề mặt da. Đó là bởi nhiệt độ cơ thể cao đang tự khiến cho mồ hôi bay hơi. Đồng thời, môi bắt đầu sưng và mặt bắt đầu nổi ban đỏ.

Máu sẽ ở rất gần bề mặt da do lượng nước trong cơ thể giảm nghiêm trọng. Lời khuyên lúc này là bạn không được đứng dậy đột ngột nếu không muốn đột quỵ vì huyết áp giảm mạnh. Lượng oxy tới não chậm hơn bình thường khiến bạn cảm thấy buồn nôn và chóng mặt.

39,5 độ C 

Cơ thể lúc này sợ hãi và đau đớn. Hơi thở, nhịp tim đều tăng và não điều khiển miệng ngáp một cách vô thức nhằm hít không khí để làm mát cơ thể. Nếu trong lúc này, không khí đang nóng hoặc có độ ẩm cao khiến cho mồ hôi không thể bay hơi được, có thể bạn sẽ chết vì kiệt sức.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Con người bắt đầu suy giảm sức lực nhanh khi vượt qua 39 độ

Mặt khác, đây cũng là thời điểm con người rơi vào trạng thái hoảng loạn. Và dù có uống nước liên tục thì tình hình cũng sẽ không được cải thiện. Sự chênh lệch nồng độ sẽ khiến nước ngấm thẳng vào máu ngày một nhiều, pha loãng lượng natri còn lại trong cơ thể, gây sưng não và làm bạn hôn mê.

40 độ C 

Các nhà khoa học gọi thân nhiệt người từ 40 độ trở lên là “vùng chết”. Lúc này, nhận thức suy giảm nghiêm trọng tới mức bạn không thể nghĩ ra điều phải làm bây giờ là hạ thân nhiệt xuống thật nhanh. Chức năng cân bằng nhiệt tự nhiên của hồi hải mã (hypothalamus) trở nên không còn tác dụng. 40 độ C cũng là nhiệt độ phân giải protein vì thế tổn thương mô là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Những gì bạn có thể hy vọng là một đội y tế cứu hộ có thể làm mát bạn bằng những thiết bị chuyên dụng. Hoặc một người qua đường nào đó sẽ quạt mát, chườm lạnh, cho bạn chút nước muối, đó là hi vọng sống sót mong manh nhất của con người ở ngưỡng này.

42 độ C 

Gần như sẽ không thể cứu được bạn tại nhiệt độ này, bởi ở 42 độ C, các protein bắt đầu biến chất và không thể phục hồi, điều này giống như khi bạn cho trứng vào chảo rán.  Đây cũng là lúc các cơ – đặc biệt là cơ tim, cơ hô hấp – bắt đầu ngừng hoạt động. Máu trong cơ thể cũng sẽ đông lại, không thể cung cấp oxy cho não được nữa. Lúc này chúng ta sẽ hôn mê và dần đi vào cõi chết.

Giới hạn chịu lạnh của con người

Nhiệt độ trung tâm bình thường của cơ thể người là 37°C. Nếu cơ thể người bị lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể người giảm xuống dưới 35°C, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, hoạt động của tim và dòng máu, dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Sự nguy hiểm của hiện tượng hạ thân nhiệt phụ thuộc vào từng mức độ giảm nhiệt cơ thể. Cụ thể:

  • Thân nhiệt xuống còn 35°C: Hạ thân nhiệt nhẹ;
  • Thân nhiệt xuống mức 32,2°C: Cơ chế bù trừ nhiệt độ của cơ thể bắt đầu suy giảm, trạng thái tâm thần có thể biến đổi và thậm chí người bệnh có thể bị mất trí nhớ;
  • Thân nhiệt tại 27,7°C: Người bệnh bắt đầu mất ý thức;
  • Thân nhiệt còn dưới 21°C: Trạng thái hạ thân nhiệt nặng diễn ra, con người sẽ tử vong.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Mức giới hạn chịu lạnh của con người

Kỷ lục ghi nhận thân nhiệt thấp nhất của một người trưởng thành là 13,7°C. Ở thời điểm đó, người này đã bị ngâm trong nước lạnh và đóng băng trong thời gian khá lâu.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể

  • Tuổi tác: Người già vận động kém. Người có nhu cầu chuyển hoá và hấp thu thấp nên thân nhiệt thường thấp so với người trẻ.
  • Khi hoạt động, sau khi ăn: Nhiệt độ cơ thể tăng.
  • Nội tiết: Trong thời kỳ rụng trứng và suốt quá trình mang thai, thân nhiệt trung bình của phụ nữ thường tăng nhẹ.
  • Stress: Khi bị căng thẳng có thể làm tăng hoặc hạ nhiệt độ.
  • Nhiệt độ môi trường tác động đến thân nhiệt nhưng thay đổi không nhiều khoảng 0,5°C.
  • Một số thuốc ảnh hưởng khả năng bài tiết mồ hôi, gây giãn mạch.
  • Thời gian đo thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,5°C đến 1°C trong ngày. Nhiệt độ cơ thể thấp nhất vào lúc 6 giờ sáng và cao nhất vào 4 – 6 giờ chiều.
  • Vị trí đo nhiệt độ cơ thể: Kết quả có thể khác nhau tùy theo vị trí đo thân nhiệt.

Nhiệt độ của cơ thể người lực khỏe mạnh là bao nhiêu

Nhiều yếu tố ảnh hưởng khi đo nhiệt độ cơ thể

Tìm hiểu nhiệt độ cơ thể người là bao nhiêu sẽ giúp bạn hiểu rõ về nhiệt độ cơ thể của con người. Từ đó, bạn sẽ có thêm nhiều kỹ năng, chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình.