Bài tập về phương thức biểu đạt có đáp án

  • Bài tập về phương thức biểu đạt có đáp án
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1. Khái niệm văn bản là gì?

A. Văn bản được tạo thành bởi nhiều câu có chung ý nghĩa, được sắp xếp thành nhiều đoạn.

B. Văn bản là chuỗi lời nói miệng, bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp thực hiện mục đích giao tiếp

C. Văn bản là những đoạn truyền tải thông điệp, ý tưởng của tác giả đối thoại với người đọc

D. Văn bản là những đoạn văn được tạo thành nhằm mục đích giao tiếp.

Hiển thị đáp án

Đáp án B

→ Văn bản có hình thức dạng nói và viết, thể hiện một chủ đề, có sử dụng phương thức biểu đạt thích hợp để thực hiện mục đích giao tiếp

Câu 2. Có mấy loại phương thức biểu đạt chính

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

→ Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết min, hành chính - công vụ

Câu 3. Truyện Con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Hành chính - công vụ

D. Nghị luận

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

→ Con rồng cháu tiên, là văn bản tự sự, có cốt truyện, nhân vật, phản ánh sinh động nguồn gốc ra đời của nước Văn Lang

Câu 4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án B

→ Truyện Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự

Câu 5. Theo em, lời phát biểu của thầy cô giáo trong buổi lễ khai giảng năm học mới có phải là một văn bản không?

A. Có

B. Không

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

→ Bởi lời phát biểu đó có tính thống nhất về chủ đề (chủ đề ngày khai trường, nhiệm vụ, mục tiêu…) nhằm chào mừng, cổ vũ, đặt ra nhiệm vụ cho năm học mới.

Câu 6. Cho câu ca dao sau:

                              Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                       Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đây là một văn bản, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

→ Ca dao này được sáng tác có tư tưởng: nhắc nhở con người phải biết thương yêu nhau, đùm bọc, che chở lẫn nhau. Cách bắt vần của thể lục bát, thể hiện trọn vẹn một ý.

Câu 7. Bức thư, bài nói chuyện chuyên đề có phải một văn bản không?

A. Có

B. Không

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Bức thư, bài nói chuyện chuyên đều chính là một văn bản, có nội dung, có tình cảm, tư tưởng hoàn chỉnh

Câu 8. Để tường thuật trận đấu bóng đá cần sử dụng văn bản nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Hiển thị đáp án

Đáp án A

→ Tường thuật trực tiếp trận đấu bóng là hình thức tự sự (nhân vật, diễn biến, thời gian…)

Câu 9. Bày tỏ niềm yêu mến, xúc động về tấm gương vượt khó trong cuộc sống, cần sử dụng văn bản gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Hành chính – công vụ

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

→ Bày tỏ tình cảm, cảm xúc cần sử dụng văn bản biểu cảm

Câu 10. Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp của sự vật, hiện tượng người ta sử dụng văn bản thuyết minh, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

→ Văn bản thuyết minh để giới thiệu, trình bày, nêu đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

Bài tập về phương thức biểu đạt có đáp án

Bài tập về phương thức biểu đạt có đáp án

Bài tập về phương thức biểu đạt có đáp án

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • Bài tập về phương thức biểu đạt có đáp án
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 : Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận?

A. Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc được diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm.

B. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thật và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

C. Các yếu tố tự sự, miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

D. Tổng hợp cả 3 ý trên.

Hiển thị đáp án

Câu 2 : Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nào luôn giữ vai trò chủ đạo?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Hiển thị đáp án

Câu 3 : “Có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ” là dấu hiệu nhận biết của phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Hiển thị đáp án

Câu 4 : Đoạn văn nghị luận sau đây kết hợp phương thức biểu đạt nào?

“Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.”

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm.

B. Nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả.

C. Nghị luận kết hợp thuyết minh.

D. Nghị luận kết hợp miêu tả.

Hiển thị đáp án

Câu 5 : Tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận là gì?

A. Làm cho bài văn nghị dài hơn.

B. Làm cho bài văn nghị ngắn hơn.

C. Làm cho bài văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục, hấp dẫn từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Bài tập về phương thức biểu đạt có đáp án

Bài tập về phương thức biểu đạt có đáp án

Bài tập về phương thức biểu đạt có đáp án