Các điểm chú ý khi chích thuốc cho gia cầm

I. Khái quát về vacxin

Vacxin là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu đi hoặc đã chết (không còn khả năng gây bệnh). Sau khi tiêm vào cơ thể, chế phẩm này kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại bệnh (còn gọi là miễn dịch). Chính yếu tố này mà việc dùng vacxin đòi hỏi kỹ thuật trong cả bảo quản cũng như sử dụng.

Có 04 loại vacxin: vacxin nhược độc, vacxin chết, giải độc tố và vacxin tái tổ hợp nhưng thông thường chúng ta sử dụng 02 loại vacxin sau:

1.Vacxin nhược độc (vacxin sống)

Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho vật nuôi, nhưng có tác dụng gây miễn dịch tốt; hoặc từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn từ tự nhiên.

2. Vacxin vô hoạt (vacxin chết)

Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, crystal violet... (Vacxin ung khí thán cũng như các vacxin tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn... thường dùng trước đây là những vacxin vô hoạt bằng formol pha chất bổ trợ là keo phèn).

Mỗi loại vacxin có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng vacxin. Nếu sử dụng đúng kỹ thuật thì sẽ đảm bảo thời gian miễn dịch kéo dài và an toàn, ngược lại chỉ một sơ xuất nhỏ sẽ làm mất một phần hoặc mất hoàn toàn khả năng tạo miễn dịch của vacxin.

III. Nguyên tắc chung khi sử dụng vacxin

Vacxin chủ yếu dùng để phòng bệnh. Sau khi tiêm vacxin một thời gian nhất định động vật mới có miễn dịch, vì vậy để sử dụng vacxin mang lại hiệu quả cao, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

1. Bảo quản, vận chuyển đúng kỹ thuật:  

Đây là yếu tố đặt lên hàng đầu bởi vacxin luôn đòi hỏi phải bảo quản ở một điều kiện nghiêm ngặt, đặc biệt là các loại vacxin nhược độc.

Điều kiện thích hợp nhất đối với các loại vacxin Virut là ở nhiệt độ từ 2 - 8°C, các loại vacxin vi khuẩn từ 5 - 15oC và một điều quan trong nữa là các loại vacxin phải bảo quản trong điều kiện mát, tránh ánh nắng mặt trời. Cần chú ý đây là một điều kiện cực kỳ quan trọng vì trong thực tế, nhiều người đi mua vác xin dùng túi nilông (loại túi sáng màu) có đựng đá bên trong nhưng rất tiếc khi đi đường lại để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào túi đựng vacxin, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu lực của vacxin.

Để bảo quản vacxin trong điều kiện tốt nhất khi vận chuyển phải đựng vào hộp xốp hoặc phích đá; nếu mua với số lượng ít, nơi mua gần thì bảo quản bằng túi nilông, tốt nhất là loại nilông tối màu có giấy bọc. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển cần bao gói kỹ, tránh hiện tượng va đập và đặc biệt không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phòng bệnh của vacxin.

2. Sử dụng vacxin đúng kỹ thuật:

- Tiêm phòng hàng năm cho gia súc, gia cầm ở nơi có ổ dịch cũ, nơi có bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa trước mùa phát bệnh; Vacxin phòng bệnh nào thì chỉ phòng được bệnh đó, không phòng được bệnh khác;

- Không được tiêm vacxin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, động vật mới thiến chưa lành vết thương, những con có nhiều ký sinh trùng và động vật mang thai ở kỳ cuối;

- Dụng cụ tiêm phòng (bơm kim tiêm) phải đảm bảo tiệt trùng. Biện pháp tốt nhất là luộc sôi để nguội trước khi sử dụng;

- Không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vacxin;

- Dùng vacxin đủ liều, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đủ độ sâu và đúng lịch theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; vị trí tiêm phải được sát trùng; lắc kỹ lọ vacxin trước khi sử dụng; vacxin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm, nên dùng càng sớm càng tốt, nếu thừa phải hủy, không được dùng cho ngày hôm sau; không vứt bừa bãi chai lọ, kim tiêm; sau khi sử dụng vác xin, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hoặc gia súc gia cầm có thể bị sốc phản vệ; khi đi mua vacxin nên mua ở những nơi có đủ điều kiện, được phép bán vacxin, tốt nhất mua tại các cửa hàng được Trạm Thú y huyện cấp phép để đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ thuật về cách sử dụng các loại vacxin.

3. Một số bệnh cần chú ý tiêm phòng cho vật nuôi:

- Đàn lợn: Tiêm phòng vacxin Lở mồm long móng, Dịch tả, Tụ huyết trùng, tai xanh, sưng phù đầu, phó thương hàn,

- Đối với trâu bò: Tiêm phòng vacxin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng,

- Đối với chó, mèo: Tiêm phòng bệnh Dại.

- Đối với gà: Tiêm phòng vacxin Newcatle, Gumboro, vacxin Cúm, viêm khí quản truyền nhiễm;

- Đối với vịt: Tiêm phòng vacxin Dịch tả vịt, vacxin Cúm.

Người chăn nuôi nên liên hệ với kỹ thuật viên Thú y phường, xã hoặc liên hệ với Trạm Thú y tại địa phương để được hướng dẫn và tiêm phòng vaccine cho vật nuôi nhằm góp phần bảo vệ lợi ích cho chính mình và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Bài viết hướng dẫn kỹ thuật cho các thú y viên khi thực hiện tiêm phòng tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm.

CÁCH TIÊM THUỐC THÚ Y CHO GIA CẦM

      Mua dụng cụ thú y ở các cửa hàng bán thuốc thú y, bao gồm: Xi lanh bằng sắt có ốc định lượng (Trung Quốc sản xuất) dung tích 10ml, panh bằng kim loại, hộp kim tiêm gia súc, gia cầm, các loại kích cỡ số: 7, 9. Loại kim tiêm ngắn, tiêm dưới da 1cm, kim tiêm dài, để tiêm bắp 2cm. Mỗi loại, mỗi cỡ 2-3 chiếc đề phòng tắc, gẫy kim tiêm khi thao tác. 

Khử trùng dụng cụ: Mở hết các bộ phận của xi lanh và lấy một số kim tiêm, panh cho vào nồi nhôm chuyên đun nước sôi (không đun nấu mỡ, muối), cho nước nguội luộc sôi dụng cụ trong 4-5 phút, để nguội.
 

Thao tác lắp xilanh: Lắp xilanh sắt sao cho kín hơi, hút không chảy nước thuốc. Cách thử độ kín hơi như sau, xoáy ốc định vị lên khoảng 0,5-1cm, lấy ngón tay trỏ bịt chặt đầu lắp kim tiêm, tay kia kéo cần pít tông lên 2-4cm, thả tự do tức thì, nếu kín hơi pít tông tự đẩy lại vị trí ban đầu. Chưa kín hơi dùng ốc điều chỉnh pít tông để khắc phục. 
 

Hút thuốc thú y vào xilanh: Hoà thuốc bột, thuốc đông khô vào nước cất hay nước sinh lý theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại, lắc kỹ cho tan đều, thành dung dịch đồng nhất. Giơ lọ thuốc lên cao, dùng kim số 12 loại dài lắp chặt vào xilanh xuyên qua nắp cao su của ống thuốc hút thuốc đầy khoảng 60-70% dung tích xilanh. Để xilanh ở tư thế thẳng đứng rút khỏi ống thuốc, thay kim tiêm hợp lý, dùng tay đẩy nhẹ pít tông, sao cho dung dịch thuốc trong xilanh phun một vài giọt đuổi hết không khí trong xilanh ra ngoài là được vì nếu trong xilanh còn không khí, khi tiêm hay bị áp xe. Dùng loại kim có kích cỡ số 7 và 9 loại ngắn để tiêm cho gia cầm. 
 

Các điểm chú ý khi chích thuốc cho gia cầm
Tiêm dưới da: Xoáy ốc định lượng theo yêu cầy kỹ thuật của từng loại thuốc, để cố định lượng thuốc tiêm. Nếu gia cầm nhỏ, lấy hai ngón tay cái và trỏ nhúm da cổ con vật, dùng kim tiêm chọc theo chiều từ đầu xuống thân vào nơi da nằm giữa hai ngón tay, đẩy pít tông kịch cỡ là được. Gia cầm lớn: Có thể tiêm vị trí dưới da cổ, bụng hay màng da mỏng ở cánh con vật, chỉ cần cố định chặt con vật, sao cho chúng không giẫy dụa khi tiêm là được. 
 

Tiêm bắp: Vị trí tiêm ở bắp thịt, nơi nhiều thịt dưới diều 1-3 cm tuỳ con vật lớn hay nhỏ hoặc phần nhiều thịt bắp đùi gần bụng. Sau khi rút kim tiêm cần dùng ngón tay ấn mạnh vị trí xiên kim tiêm trong 3-5 giây để thuốc không theo kim chảy ra ngoài.
 

Trường hợp tiêm phòng đại trà bằng dụng cụ xilanh lấy thuốc tự động cần lắp ráp chắc chắn xilanh và chai thuốc tiêm phòng, điều chỉnh ốc hiệu chỉnh sao cho liều tiêm là phù hợp nhất, tiêm liên tục cho đàn gia cầm (vị trí dưới da cổ) cho đến khi hết thuốc (chỉ tiêm phòng cho gia cầm khỏe).                

                                                                          

Các điểm chú ý khi chích thuốc cho gia cầm

Cách tiêm vacxin cho gà trong chăn nuôi gà theo hướng quy mô lớn, công nghiệp sẽ đòi hỏi bà con có tay nghề, kỹ thuật khi chăm sóc. Và một trong những kỹ thuật các bà con cần nắm vững đó là quy trình tiêm vắc xin cho gà con. Vậy cách tiêm phòng bệnh cho gà như thế nào là đúng kỹ thuật? Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết.

Các điểm chú ý khi chích thuốc cho gia cầm
Hướng dẫn cách tiêm vacxin cho gà đúng kỹ thuật

Xem thêm Xi lanh thú y

Cách tiêm vacxin cho gà dưới da

Khi chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, việc chích thuốc, chích ngừa, tiêm vắc xin cho gà là một điều bắt buộc. Có nhiều cách tiêm cho gà bà con có thể thực hiện. Và hai cách tiêm thuốc cho gà phổ biến nhất bà con có thể học tập đó là cách tiêm dưới da và cách tiêm bắp đùi.

Cách tiêm dưới da thường áp dụng cho gà trong giai đoạn còn nhỏ. Bà con có thể thực hiện cách tiêm này tại các vị trí như vùng cổ, vùng bụng và vùng cánh của gà. Ưu điểm của cách tiêm cho gà này đó là bà con có thể đưa 1 lượng lớn thuốc vào cơ thể vào dưới da mà không gây tổn thương cho gà.

Các bước thực hiện tiêm dưới da cho gà cụ thể như sau:

  • Bước 1: Bà con dùng hai ngón tay là ngón cái và ngón trỏ để nhúm da phần cổ của gà.
  • Bước 2: Tiếp đến bà con dùng kim tiêm để chọc theo hướng từ phần đầu xuống phần thân vào chỗ da đã thực hiện nhúm sẵn ở bước 1.
  • Bước 3: Bà con đẩy nhẹ pit-tông của ống tiêm để bơm thuốc vào cơ thể gà. Chú ý thực hiện thao tác cách nhẹ nhàng và đều tay cho tới khi thuốc được bơm hết hoàn toàn vào cơ thể gà.

Chú ý:

  1. Khi tiêm xong, vùng da gà chỗ vị trí tiêm sẽ bị phồng lên một chút do thuốc chưa truyền đi hết vào cơ thể gà. Tuy nhiên, bà con đừng quá lo lắng, sau khoảng 3-5 phút hiện tượng này sẽ hết và vùng da chỗ tiêm sẽ trở về như trạng thái ban đầu.
  2. Trước khi thực hiện tiêm thuốc cho gà bà con cần thực hiện việc khử trùng kim tiêm kỹ càng. Đồng thời thực hiện lắc thuốc đều tay để thuốc tan hết và hạn chế tình trạng thuốc bị lắng trong xi lanh.
Các điểm chú ý khi chích thuốc cho gia cầm
Mô phỏng cách tiêm thuốc cho gà bằng cách tiêm dưới da.

Cách tiêm vacxin cho gà trên bắp đùi

Cách tiêm thuốc cho gà thứ hai cũng được rất nhiều bà con áp dụng đó là tiêm bắp đùi. Cách này có thể áp dụng cho gà nuôi công nghiệp cũng như sử dụng khi nuôi gà đá. Đó là lý do nhiều dân chơi chọi gà lựa chọn cách tiêm thuốc cho gà đá theo cách này.

Tiêm bắp đùi cũng là cách tiêm thuốc cho gà thường được dùng khi bà con cần tiêm vacxin hay tiêm thuốc bệnh. Ưu điểm của cách tiêm này là thuốc được hấp thu vào mạch máu nhanh hơn. Sở dĩ có được điều này là bởi hệ thống mạch máu trong các cơ dày đặc cũng như việc co duỗi cơ sẽ giúp cho thuốc lưu thông tốt hơn.

Với cách tiêm này, loại kim thường được dùng là loại kim tiêm 0,5 inch (kim 9). Các bước thực hiện của cách tiêm cho gà bằng cách tiêm bắp như sau:

  • Bước 1: Tùy vào trọng lượng vật nuôi, bà con xác định vị trí bắp thịt cần tiêm. Thông thường, vị trí tiêm thường là phần bắp thịt dưới diều khoảng 1-3cm hoặc bắp thịt tại tại vùng đùi gần bụng.
  • Bước 2: Bà con thực hiện chọc mũi kim theo hướng góc nghiêng 45 độ vào vị trí tiêp. Chú ý khi tiêm vào độ sâu khoảng 0,5 – 1cm và thực hiện việc bơm thuốc.

Trên đây là 2 cách tiêm vacxin cho gà phổ biến nhất bà con có thể tham khảo khi chăn nuôi gà. Ngoài ra, cách này cũng được áp dụng tương tự trên các loài gia cầm khác. Hy vọng những thông tin trên đây giúp ích cho bà con trong quá trình chăn nuôi. Nếu cần thêm thông tin về chăn nuôi, mời bà con tham khảo thêm các bài viết khác trên website. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

Xem thêm: Hướng dẫn cách điều chỉnh nhiệt độ máy ấp trứng chính xác

Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế máng ăn cho gà tự chế thông minh

Xem thêm: Quy trình giết mổ gia cầm | Dây chuyền giết mỗ gia cầm hiện đại

Các điểm chú ý khi chích thuốc cho gia cầm