Cấp ủy hiện tại cấp ủy kiêm là gì năm 2024

Ngày 27/9/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định số 2866-QĐ/TU về việc cấp ủy viên cấp trên dự sinh hoạt chi bộ.

Mục đích, yêu cầu

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ cấp trên đối với việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đề cao tính giáo dục, tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng và đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, những biếu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát cơ sở của các đồng chí cấp ủy viên, qua đó kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; giữ mối liên hệ mật thiết, gắn bó giữa cấp ủy cấp trên với cán bộ, đảng viên nơi cư trú và nơi phụ trách, nhằm thống nhất trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cấp ủy cấp trên trực tiếp phải nắm tình hình và phân công cấp ủy viên phụ trách, dự sinh hoạt với tổ chức đảng ở cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng. Lấy hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở đảng là một trong những căn cứ đế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy cấp trên trực tiếp và cấp ủy viên được phân công phụ trách.

Phạm vi, đối tượng thực hiện

Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, ủy viên ban chấp hành đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và ủy viên ban chấp hành các đảng bộ cơ sở (gọi chung là cấp ủy viên). Các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và chi bộ cơ sở trong toàn tỉnh.

Nhiệm vụ của cấp ủy viên được phân công dự sinh hoạt chi bộ

Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo sinh hoạt chi bộ theo nội dung Kết luận số 18-KL/TW ngày 22/9/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW của Ban Bí thư khóa X “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên trong giai đoạn mới”; Hướng dẫn số 03-HD/TU ngày 29/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số nội dung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; kịp thời phát hiện những hạn chế, vướng mắc trong sinh hoạt chi bộ để rút kinh nghiệm; phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Thực hiện công tác theo dõi, hướng dẫn việc đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là quan tâm củng cố, giúp đỡ các chi bộ nông thôn vùng khó khăn, những chi bộ còn yếu kém, chi bộ trong các đơn vị kinh tế tư nhân...; nhận xét, góp ý việc tổ chức sinh hoạt chi bộ. Tham gia với chi bộ, cấp ủy, chính quyền hoặc báo cáo, tham mưu đề xuất với cấp ủy cấp trên giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc ở địa phương, đơn vị, nhất là các vấn đề cấp ủy cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo.

Thông qua dự sinh hoạt chi bộ, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng lãnh đạo của cấp ủy cấp trên đến đảng viên và Nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, Nhân dân; nắm chắc tình hình cơ sở, tiếp thu các ý kiến phản ánh, kiến nghị của cán bộ, đảng viên, cấp ủy và tổ chức đảng cấp dưới; thông qua dự sinh hoạt chi bộ để Nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là về đạo đức, lối sống.

Chủ động lập kế hoạch, thời gian dự sinh hoạt với chi bộ gửi đến cấp ủy, cơ quan, địa phương được phân công dự sinh hoạt. Trường hợp có thay đổi thời gian dự sinh hoạt chi bộ theo kế hoạch thì cấp ủy viên thông tin trước đến chi bộ, song vẫn phải đảm bảo quy định tối thiếu về số lần dự sinh hoạt chi bộ trong năm theo Điều 4 Quy định này.

Trách nhiệm của chi bộ, cấp ủy nơi có cấp ủy viên được phân công dự sinh hoạt chi bộ.

Ban thường vụ cấp ủy các cấp có trách nhiệm thông tin về chi bộ, thời điếm sinh hoạt chi bộ đế đồng chí được phân công dự sinh hoạt chi bộ có kế hoạch bố trí thời gian dự sinh hoạt với chi bộ.

Đảng ủy cơ sở có trách nhiệm thông tin đến chi bộ thời điểm sinh hoạt chi bộ, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết khác để tổ chức sinh hoạt chi bộ.

Các chi bộ nơi có cấp ủy viên được phân công dự sinh hoạt thông tin về thời gian, địa điểm sinh hoạt chi bộ với ban thường vụ cấp ủy cấp trên; tồng hợp các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh của cơ sở, những vấn đề đảng viên, quần chúng, Nhân dân quan tâm để thông tin, phản ánh cho các đồng chí cán bộ cấp trên đến dự sinh hoạt; tạo điều kiện thuận lợi để các đồng chí cấp ủy viên được phân công dự sinh hoạt chi bộ hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời duy trì sinh hoạt theo quy định, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức.

Định kỳ dự sinh hoạt chi bộ

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tối thiểu 02 lần/năm.

Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tối thiểu 04 lần/năm.

Ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy tối thiểu 04 lần/năm.

Ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ sở, tối thiểu 06 lần/năm.

Cán bộ tham gia nhiều cấp ủy thì dự sinh hoạt chi bộ theo chức vụ cấp ủy cao nhất.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tăng cường công tác lành đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; tập trung chấn chỉnh và khắc phục ngay những hạn chế, yếu kém trong sinh hoạt chi bộ; củng cố, giúp đỡ các chi bộ gặp khó khăn, những chi bộ còn yếu kém; định hướng nội dung sinh hoạt hằng tháng và sinh hoạt chuyên đề phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu sinh hoạt chi bộ.Ban hành kế hoạch thực hiện quy định này; phân công cấp ủy viên thuộc thẩm quyền dự sinh hoạt chi bộ phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cấp ủy cơ sở và cán bộ được phân công. Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp trên (qua ban tổ chức cấp ủy) trước ngày 01/12.

Các đồng chí cấp ủy viên căn cứ chức trách, nhiệm vụ và Quy định này, chuẩn bị nội dung, kế hoạch (thời gian, địa điểm cụ thể) để thực hiện việc dự sinh hoạt với chi bộ. Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình thực hiện, kết quả dự sinh hoạt chi bộ với ban thường vụ cấp ủy cùng cấp (qua ban tổ chức cấp ủy) trước ngày 01/12.

Giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy việc thực hiện Quy định này.

Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1051-QĐ/TU ngày 01/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cấp ủy kịp thời phản ánh về Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (qua Ban Tồ chức Tỉnh ủy) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Cấp ủy kiêm là gì?

Cấp ủy cơ sở là cơ quan lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng giữa hai kỳ đại hội. Chức năng của cấp ủy cơ sở là lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng để triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội của Đảng bộ cấp cơ sở.

Mẫu 2C Tctw 98 dùng để làm gì?

Hiện nay, có 02 mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức, viên chức. Mẫu 2C/TCTW-98 là sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng song song cùng mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV.

Lý lịch 2C dùng để làm gì?

1. Lý lịch 2c là gì? Mẫu Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức mẫu 2C-BNV/2008là mẫu để cán bộ, công chức khai điền các thông tin cơ bản về cá nhân, ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.