Câu hỏi về khoảng độ tuổi là thang đo gì năm 2024

Lê Đức Kiên - 20DQT1A - 2000000318

Bài kiểm tra cá nhân

1. Cho ví dụ và giải thích các loại thang đo.

2. Có mấy phương pháp chọn mẫu? Giải thích và cho ví dụ 2 phương pháp

3. Giải thích và cho ví dụ câu hỏi đóng và mở

Bài làm

Câu 1:

Thang đo định danh (Nominal scale):

Như chúng ta đã biết thì đặc điểm nổi bật trong thang đo này các con số chỉ

dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác. Về thực chất

thang đo danh nghĩa là sự phân loại và đặt tên cho các biểu hiện và ấn định cho chúng

một ký số tương ứng.

Ví dụ: Vui lòng cho biết giới tính của anh/chị ngay dưới đây?

Nam, Nữ

Thang đo định hạng hoặc thứ bậc (Ordinal scale):

Thang đo định hạng có mức độ đo lường cao hơn so thang đo định danh. Theo

đó có thể thấy đối với loại thang đo định hạng, tất cả các quan sát được gán cho một

trong các phân loại. Sau đó, các phân loại này được sắp xếp thứ tự theo một đặc tính cụ

thể.

Ví dụ, việc xếp hạng tăng trưởng của 1.000 cổ phiếu có vốn hóa nhỏ có thể được

thực hiện bằng cách gán số 1 cho 100 cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất, số 2 cho 100 cổ

phiếu tăng trưởng tốt nhất tiếp theo,…, gán số 10 cho 100 cổ phiếu tăng trưởng kém

nhất.

Thang đo định khoảng (Interval scale):

Thang đo định khoảng cung cấp mối quan hệ thứ bậc như thang đo định hạng, và

bên cạnh đó cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các giá trị giữa các xếp hạng của thang đo có

giá trị bằng nhau. Đo nhiệt độ là một ví dụ điển hình: 11° C nóng hơn 10° C và chênh

lệch nhiệt độ giữa 10° C và 11° C giống như chênh lệch giữa 40° C và 41° C.

Tuy nhiên đối với loại thang đo này còn tồn tại một số nhược điểm của thang đo định

khoảng đó là điểm 0 chỉ là điểm giả định, không mang giá trị tuyệt đối.

Ví dụ cụ thể như 0° C không phải là không có nhiệt độ mà là tại nhiệt độ đó

nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng. Như vậy nên, nếu dùng phép đo tỉ lệ trong thước

đo định hạng sẽ không có ý nghĩa. Ví dụ, 60 C mặc dù lớn gấp năm lần so với 10° C,

nhưng không thể hiện nhiệt độ gấp sáu lần.

Thang đo tỉ lệ (Ratio scale):

Thang đo tỉ lệ là thang đo đã rất quenn thuộc với chúng ta nó đại diện cho mức

độ cao nhất trong các thang đo, có tất cả các đặc điểm của thang đo định danh, định

hạng và định khoảng. Thang đo tỉ lệ cung cấp thứ hạng và sự khác biệt bằng nhau giữa

thứ hạng và chúng cũng có điểm gốc 0 thực sự.

Ví dụ như trường hợp cụ thể ta có 0 đô la có nghĩa là chúng ta không có sức

mua, nhưng nếu chúng ta có 4 đô la, thì chúng ta có sức mua gấp đôi so với một người

có 2 đô la.

Câu 2: có 2 loại phương pháp chọn mẫu là xác xuất và phi xác xuất

Có 4 loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu và thống kê, muốn phân loại dễ dàng các loại này thì cần nắm các khái niệm đặc trưng của chúng đúng không nào. Bạn cảm thấy khó khăn khi đọc định nghĩa? Đừng lo, mỗi khái niệm dưới đây được kèm theo ví dụ cụ thể để dễ hình dung nhé!

Câu hỏi về khoảng độ tuổi là thang đo gì năm 2024

1. 4 loại thang đo thống kê

1.1. Thang đo thống kê thứ nhất: Thang đo danh nghĩa

Trong tiếng anh tên của thang đo này là Nominal Scale, hay còn có tên gọi khác là thang đo định danh hay thang đo phân loại.

Thực chất thang đo này là sự phân loại, đặt tên cho các biểu hiện của đối tượng và gán cho chúng một ký số tương ứng.

Một ví dụ để dễ hiểu:

Tình trạng hôn nhân của Anh/Chị hiện tại là: Lựa chọn mã hóa tương ứng Độc thân 1 Đã có gia đình 2 Ly thân 3 Minh họa thang đo danh nghĩa phân loại các biểu hiện đối tượng

Trong ví dụ trên, mình tạm gán quy ước Độc thân = 1, Đang có gia đình = 2, Ly thân =3. Các con số 1,2,3 chỉ có nhiệm vụ duy nhất là quy ước và phân biệt cho 3 biểu hiện, không thể tính trung bình 3 giá trị để ra trung bình của “Hôn nhân” được (định danh).

Các biến thường áp dụng thang đo này bao gồm:

  • Giới tính
  • Tình trạng hôn nhân
  • Nghề nghiệp

Đừng quên các phép toán thống kê có thể áp dụng được cho trường hợp này gồm:

  • Đếm
  • Thống kê tần suất, Mode
  • Một số phép kiểm định (t-test, anova, crosstable, …)

1.2. Thang đo thống kê thứ hai: Thang đo thứ bậc

Thang đo thứ bậc trong tiếng anh là Ordinal Scale. Các số liệu trong thang đo danh nghĩa được sắp theo một quy ước thứ bậc hơn kém nhưng lại không biết khoảng cách giữa chúng.

Xem ví dụ sau bạn sẽ hiểu rõ hơn:

Xếp loại học lực của bạn trong năm học 2020 – 2021? Lựa chọn mã hóa tương ứng Học lực Giỏi 1 Học lực Khá 2 Học lực TB 3 Minh họa thang đo thứ bậc trong thống kê – dữ liệu được sắp xếp theo thứ bậc

Trong ví dụ trên, 3 loại biểu hiện có quan hệ thứ bậc.

Sự hài lòng của bạn đối với dịch vụ cửa hàng? Lựa chọn mã hóa tương ứng Không hài lòng 1 Bình thường 2 Hài lòng 3 Minh họa thang đo thứ bậc trong thống kê – câu hỏi hài lòng

Ở cả 2 ví dụ đều cho biết mức độ hơn kém của người tham gia khảo sát dựa vào đáp án họ chọn, nhìn vào đó cho biết những người có câu trả lời mã hóa số 3 ở ví dụ 1 thì học lực kém hơn người có mã hóa 1, ở ví dụ 2 thì hài lòng hơn. Tuy nhiên, chúng ta lại không biết học lực kém hơn bao nhiêu lần hay hài lòng hơn bao nhiêu lần.

1.3. Thang đo thống kê thứ ba: Thang đo khoảng

Thang đo khoảng hay còn được biết đến với tên gọi là Thinterval Scale. Là dạng đặc biệt của Thang đo thứ bậc nhưng biết được khoảng cách giữa các thứ bậc này.

Dạng thường gặp là câu hỏi có câu trả lời liên tục, đều đặn từ 1-5, 1 đến 7, 1 đến 10,…Các câu trả lời 2 đầu đáp án là 2 cực trái nghịch nhau. VD: Hoàn toàn không hài lòng, Không hài lòng,…,Hài lòng, Hoàn toàn hài lòng.

Các phép tính có thể dùng cho loại thang đo thống kê này bao gồm:

  • Phép tính cộng trừ
  • Thống kê: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai

1.4. Thang đo thống kê thứ tư: Thang đo tỷ lệ

Loại thang đo này trong tiếng Anh có tên gọi là Ratio Scale.

Thang đo tỷ lệ có tất cả các đặc điểm của thang định danh, thang thứ tự và thang khoảng cách và ngoài ra nó còn có điểm 0 (zero) cố định.

Chính vì vậy, với loại thang đo này người nghiên cứu có thể xác định, xếp hạng thứ tự, so sánh các khoảng cách hay những sự khác biệt và cho phép tính toán tỷ lệ giữa các giá trị của thang đo.