Cây chó đẻ còn được gọi là cây gì

Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, cây cau trời. Tên Hán Việt khác: trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn) (danh pháp hai phần: Phyllanthus urinaria, đồng nghĩa: Diasperus urinaria (Linnaeus) Kuntze; Phyllanthus alatus Blume; P. cantoniensis Hornemann; P. cantoniensis Schweigger (1812), không Hornemann (1807); P. chamaepeuce Ridley; P. lepidocarpus Siebold & Zuccarini; P. leprocarpus Wight; P. nozeranii Rossignol & Haicour.).

Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cây chó đẻ còn được gọi là cây gì
Diệp hạ châu

Cây thân thảo sống một năm (đôi khi lâu năm), mọc thẳng hay nằm bò, cao tới 80 cm; thân cây tạo nhiều nhánh ở gần gốc; các nhánh nằm sóng soài hay thẳng, có cánh, có lông cứng dọc theo một bên. Các lá xếp thành hai dãy; các lá kèm hình trứng-mũi mác, khoảng 1,5 mm, gốc lá kèm có tai dễ thấy; cuống lá kèm rất ngắn; phiến lá mỏng như giấy, thuôn dài hay thuôn dài-trứng ngược hoặc gần như thẳng, đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm, kích thước 4-10 x 2–5 mm, phần xa trục màu lục xám hoặc nhợt nhạt, hoặc đôi khi nhuốm màu ánh đỏ, phần gần trục màu lục tươi hay sẫm, gốc lá chủ yếu tù, đôi khi không đối xứng dễ thấy, mép lá có lông rung, đỉnh lá thuôn tròn, tù hoặc có chóp nhỏ nhọn đầu; các gân lá bên 4-5 cặp, dễ thấy.

Cây đơn tính cùng gốc. Hoa đực mọc thành chùm 2-4 hoa dọc theo phần ngoại biên của các cành nhỏ, lá đài 6, hình elip tới thuôn dài-trứng ngược, kích thước 0,3-0,6 x 0,2-0,4 mm, màu trắng hơi vàng, đỉnh tù; các tuyến đĩa mật hoa 6, màu lục; nhị hoa 3; chỉ nhị hợp nhất hoàn toàn thành cột mảnh dẻ. Hoa cái dọc theo phần giữa và phần dưới của cành nhỏ, 1 hoa; cuống hoa khoảng 0,5 mm, với 1-2 lá bắc con ở gốc cuống. Cuống hoa khoảng 0,5 mm; lá đài 6, hình trứng tới hình trứng-mũi mác, gần bằng nhau, khoảng 1 mm, mép lá đài dạng màng, màu trắng hơi vàng, không rụng trên quả; đĩa mật hình tròn, nguyên; bầu nhụy hình trứng hay hình cầu, với các vảy nổi dễ thấy; vòi nhụy 3, tự do, chẻ đôi ở đỉnh, các thùy cuốn ngoài. Quả nang hình cầu, đường kính 2-2,5 mm, với các vết nổi hơi đỏ, nốt sần có vảy. Hạt hình 3 mặt, kích thước 1-1,2 x 0,9–1 mm, màu nâu đỏ hơi xám nhạt, với 12-15 lằn gợn ngang rõ nét ở lưng và các mặt, thường với 1-3 vết lõm sâu hình tròn trên mặt. Ra hoa trong khoảng tháng 4-6, kết quả tháng 7-11.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh sống trên các cánh đồng khô, ven đường, vùng đất bỏ hoang, bìa rừng; dưới độ cao 100–600 m. Phân bố: Ấn Độ, Bhutan, Đài Loan, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Nepal, Nhật Bản, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc (các tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết Giang), Việt Nam và Nam Mỹ.

Phân biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra người ta còn dùng cây chó đẻ quả tròn (Phyllanthus niruri Linn), là cây thảo mọc hàng năm, nhẵn. Thân màu hồng nhạt, các cành có góc. Cụm hoa ở nách gồm 1 hoa đực và 1 hoa cái hoặc chỉ có hoa cái. Hoa đực có cuống rất ngắn, đài 5-6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật gồm những tuyến rất bé, nhị 3. Hoa cái cũng có cuống ngắn, đài 5-6 giống ở hoa đực nhưng rộng hơn một ít, đĩa mật hình đấu có 5 thùy sâu, các vòi nhụy rất ngắn, rời nhau chẻ đôi ở đầu, bầu hình cầu. Quả nang hình cầu. Ra hoa từ tháng 1-10. Cây mọc dại trong vườn, gặp khắp nơi ở các miền nhiệt đới.

Cách sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Nhổ toàn cây, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm. Cây có vị hơi đắng ngọt, tính mát. Theo kinh nghiệm dân gian, toàn bộ cây được sử dụng làm thuốc, có tác dụng giảm đau, chữa viêm gan, thông tiểu, có nơi còn sử dụng chữa bệnh viêm gan virus B, trị trẻ con cam tích, phù thũng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.

Cây chó đẻ răng cưa còn có tác dụng bảo vệ gan cho những người uống nhiều bia rượu, làm giảm nguy cơ nhiễm độc gan. Hiện nay cây chó đẻ răng cưa đã được đưa vào sử dụng làm thuốc rất rộng rãi với các tên gọi như HAMEGA, DIHACA...

Có thông tin là uống cây chó đẻ có thể gây vô sinh, tuy nhiên đây là thông tin không có căn cứ. Trong các nghiên cứu chưa tác giả nào đề cập đến nước sắc cây chó đẻ gây tác dụng phụ này.

VOV.VN - Cây chó đẻ răng cưa là loại cây quen thuộc mọc rải rác ở khắp mọi nơi, trừ vùng núi cao, có khí hậu lạnh. Vậy, tác dụng của cây chó đẻ răng cưa như thế nào?

Tổng quan về cây chó đẻ răng cưa

Cây chó đẻ còn gọi là chó đẻ răng cưa, mọc rải rác ở khắp mọi nơi, trừ vùng núi cao, có khí hậu lạnh. Cây chó đẻ chứa chất đắng, ancaloit, flavonoit, tannin, phenol, tritecper, a-xit hữu cơ và nhiều thành phần khác. Người ta sử dụng toàn cây chó đẻ, chỉ bỏ phần rễ, rửa sạch dùng tươi hoặc khô để làm thuốc chữa bệnh.

Cây chó đẻ còn được gọi là cây gì

Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa

Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ vị hơi đắng, tính mát, tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch, lợi tiểu.

Cây chó đẻ được dùng chữa đau và viêm hang, đinh râu, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, đau bụng, trẻ em bị tưa lưỡi, chàm má... đặc biệt, loài cây này còn tác dụng chữa viêm gan.

Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa

Nhân dân ta rất hay dùng cây chó đẻ răng cưa làm thuốc, giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt và dùng chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn.

Ngày uống 20-40g cây tươi, sao khô sắc đặc, uống. Dùng ngoài không có liều lượng.

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa do TTƯT.TS. Nguyễn Đức Quang, Viện Y học cổ truyền Quân đội trả lời trên Báo Sức khỏe & Đời sống.

Thuốc tiêu độc

Bài 1: Diệp hạ châu 1 nắm, giã hoặc xay nát với ít muối, ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau. Chữa nhọt độc sưng đau.

Bài 2: Lá chó đẻ, lá thồm lồm liều lượng bằng nhau; đinh hương 1 nụ. Tất cả giã nát, đắp chỗ đau. Chữa lở loét không liền miệng.

Thanh can, lợi mật

Bài 1: Diệp hạ châu 24g, nhân trần 12g, chi tử 8g, sài hồ 12g, hạ khô thảo 12g. Sắc uống; uống liên tục 3 tháng. Trị viêm gan virus B.

Bài 2: Diệp hạ châu 30g, mã đề thảo 20g, chi tử 12g. Sắc uống. Chữa viêm gan vàng da, viêm ruột tiêu chảy.

Bài 3: Diệp hạ châu 16g, bồ bồ 16g, vỏ bưởi khô 5g, hậu phác 8g; thổ phục linh, tích huyết thảo, chi tử, rễ đinh lăng mỗi vị 12g; vỏ cây đại 8g. Sắc uống. Chữa viêm gan virus.

Thông huyết, hoạt huyết

Bài 1: Lá chó đẻ, mần tưới mỗi thứ 1 nắm, có thể thêm bột đại hoàng 8g. Tất cả giã nhỏ, thêm đồng tiện, vắt lấy nước uống; bã đắp. Chữa vết thương ứ máu.

Bài 2: Lá chó đẻ 1 nắm, giã nhỏ, thêm ít vôi tôi, đắp lên vết thương khi bị thương, bị chảy máu.

Chữa sốt rét

Bài 1: Cây chó đẻ 8g, dạ giao đằng 10g, thường sơn 12g, thảo quả 10g, lá mãng cầu tươi, dây gân 10g, dây cóc 4g, binh lang 4g, ô mai 4g. Sắc uống trước khi lên cơn 2 giờ. Chữa sốt rét.

Bài 2: Diệp hạ châu 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống hàng ngày. Chữa suy gan, sốt rét, nhiễm độc nổi mẩn mụn do nhiệt.

Bài 3: Cây chó đẻ 10g, cỏ nhọ nồi 20g, xuyên tâm liên 10g. Các vị tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 5g. Chữa sốt rét.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng.

Trên đây là những tác dụng của cây chó đẻ răng cưa. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn sử dụng cây chó đẻ răng cưa thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng./.