Chất bảo quản 211 202 là gì

Theo đó, Cục ATTP khẳng định, Acid benzoic (INS 201), muối Natri benzoat (INS 211) và Acid sorbic (INS200) và muối Kali (INS 202) là các chất bảo quản được phép sử dụng trong sản phẩm tương ớt với hàm lượng tối đa 1.000mg/kg sản phẩm. Đây cũng là qui định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex gồm 189 nước thành viên. Để một phụ gia thực phẩm có trong danh mục Codex, các nhà khoa học JECFA và WHO phải thực hiện nghiên cứu khoa học, đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe con người để đưa ra được mức sử dụng tối đa với từng phụ gia trong thực phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Như vậy, sản phẩm tương ớt Chin-su của Masan sử dụng chất bảo quản Acid benzoic hoặc muối Natri benzoat và acid sorbic hoặc muối Kali với hàm lượng không quá 1.000 mg/kg sản phẩm phù hợp với qui định của Việt Nam và Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex.

Đối với việc vì sao Nhật Bản cấm phụ gia này trong tương ớt, Bộ Y tế cho rằng, Acid benzoic cũng như Acid sorbic chưa qui định sử dụng trong tương ớt nhưng điều đó không có nghĩa Acid benzoic và Acid sorbic là chất cấm trong sử dụng thực phẩm tại Nhật Bản. Thực tế, hiện Nhật Bản đang cho phép dùng các phụ gia này trong sản phẩm trứng cá muối, bơ thực vật, nước tương, đồ uống không cồn…

Phản bác lại thông tin tiêu chuẩn của Việt Nam thấp hơn Nhật Bản, Bộ Y tế khẳng định, Việt Nam đang sử dụng tiêu chuẩn thực phẩm của Codex. Đây cũng là tiêu chuẩn của Mỹ, các nước châu Âu… đều là những quốc gia phát triển trên thế giới đang sử dụng.

Ngoài ra, việc sử dụng Acid benzoic, Natri benzoat Acid sorbic hoặc Kali sorbat trong tương ớt theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành không yêu cầu ghi cảnh báo, chỉ yêu cầu đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm phải ghi rõ tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có).

– Được Bộ Y tế cho phép sử dụng, thuộc Phụ lục 1 Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 08 năm 2019) (1)

– Được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho phép sử dụng với liều lượng ADI là 0-5 mg / kg thể trọng vào năm 1996.

– Sodium Benzoate có tác dụng gây ức chế, làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình lên men, axit hóa hoặc các hư hỏng khác của thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.

Natri Benzoate chống nấm và vi khuẩn trong trong dược phẩm

– Hoạt tính chống khuẩn của benzoate phụ thuộc rất nhiều vào PH của thực phẩm.

Tỷ lệ sử dụng chất bảo quản E211

– Đối tượng sử dụng và hàm lượng theo quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT về hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm.

– Đối với mỗi nhóm thực phẩm khác nhau, Bộ Y tế đã quy định liều lượng cho phép sử dụng tối đa riêng. Tuân thủ đúng liều lượng này sẽ đảm bảo cho thực phẩm an toàn đối với người dùng, ngoài ra còn không gây mùi vị lạ, không mất mùi tự nhiên của thực phẩm, kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.

– Chất bảo quản Sodium Benzoate được sử dụng trong một số sản phẩm phổ biến với liều lượng cụ thể được quy định như sau:

+ Đồ uống tráng miệng từ sữa (sữa chua trái cây, sữa chua có hương vị,…): tỷ lệ sử dụng không quá 300mg/kg.

+ Mứt, thạch, mứt quả: tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg.

+ Nhân từ quả cho bánh ngọt: tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg.

+ Các sản phẩm tương tự socola, thay thế socola: tỷ lệ sử dụng không quá 1500mg/kg.

+ Các sản phẩm kẹo cứng, kẹo mền, kẹo nuga,…: tỷ lệ sử dụng không quá 1500ng/kg.

+ Mỳ ống, mì sợi đã được làm chín và các sản phẩm tương tự: tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg.

+ Bánh nướng: tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg

+ Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú nguyên miếng, xay nhỏ, đã qua xử lý (kể cả ướp muối) chế biến và sấy khô không qua xử lý nhiệt: tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg.

+ Thủy sản và các sản phẩm thủy sản hun khói, sấy khô, lên men hoặc ướp muối, bao gồm cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai: tỷ lệ sử dụng không quá 200mg/kg.

+ Đường và siro khác (xyloza, siro từ cây thích, đường dùng phủ bánh,…): tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg

+ Đồ gia vị, nước chấm và các sản phẩm tương tự: tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg

+ Thực phẩm ăn kiêng để giảm cân: tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg.

+ Nước ép quả, nước ép quả cô đặc, necta rau, củ, quả cô đặc: tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg.

+ Đồ uống có hương liệu, bao gồm đồ uống “thể thao”, “năng lượng”, “điện giải”, và các đồ uống đặc biệt khác: tỷ lệ sử dụng không quá 250mg/kg

+ Rượu vang, táo, lê, mật ong: tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg

+ Đồ uống có cồn có hương liệu: tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg.

+ Snack khoai tây, ngũ cốc, bột và tinh bột (từ thân, củ, rễ, hạt họ đậu): tỷ lệ sử dụng không quá 1000mg/kg

– Lưu ý: Khi sử dụng với nồng độ vượt quá 0,1%, sẽ gây ảnh hưởng tới mùi vị của sản phẩm.

Quy cách đóng gói

– Khối lượng: 25kg/bao

– Bao bì: Bao PE, bao giấy Kraft đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp quy định của Bộ Y tế về bao gói thực phẩm.